Khi nào nên phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng?

Cách khắc phục đau lưng do thoát vị đĩa đệm đơn giản

Tìm hiểu phương pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân và cách khắc phục

Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Lời khuyên từ bác sĩ

Bị thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không?

Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc

Phương pháp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Bệnh thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Triệu chứng và cách điều trị

9 bài tập chữa thoát vị đĩa đệm đơn giản, hiệu quả

Bài tập chữa thoát vị đĩa đệm đơn giản, hiệu quả sẽ hỗ trợ người bệnh giảm được tình trạng đau nhức, khó chịu,… và sớm hồi phục lại sức khỏe. Tuy nhiên, cần lưu ý lựa chọn bài tập phù hợp và thực hiện đúng phương pháp để hạn chế gặp tác dụng phụ và đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

Lợi ích khi thực hiện các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà

Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý liên quan đến xương khớp. Thường xảy ra khi đĩa đệm của vùng cột xuống đã bị tổn thương hoặc nhân nhầy thoát được ra ngoài và chèn ép lên rễ thần kinh và tủy sống. Khiến cơ thể người bệnh bị đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội trong suốt thời gian dài.

Thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bên cạnh đó, nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, đúng cách sẽ có thể gây ra một số biến chứng – tác động xấu đến sức khỏe. Tùy theo mức độ bệnh, cơ địa,… người bệnh có thể lựa chọn uống thuốc tây, thuốc nam, châm cứu và hoặc thực hiện các bài tập hỗ trợ tại nhà.

bài tập chữa thoát vị đĩa đệm
Tùy theo mức độ bệnh, cơ địa,… người bệnh có thể lựa chọn thực hiện các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà

Trong đó, thực hiện các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm là được ứng dụng rộng rãi nhất. Bởi đơn giản, an toàn, dễ làm và cho kết quả điều trị khá cao. Theo một số tại liệu, khi tập luyện đều đặn, sức mạnh cơ thắt lưng, cơ mông, cơ bụng sẽ cải thiện rõ rệt và giúp cho sức khỏe vùng cột sống được khôi phục nhanh chóng. Ngoài ra, còn khiến khoảng trống tại vùng giữa đĩa đệm được tăng lên và tạo điều kiện thuận lợi để đĩa đệm có thể quay trở về vị trí như ban đầu.

Đặc biệt, khi kết hợp các bài tập và dùng thuốc điều trị phù hợp còn đẩy nhanh được quá trình chữa lành và làm lành tổn thương tại khu vực bị thoát vị đĩa đệm. Giúp cơ thể người bệnh khỏe khoắn, linh hoạt hơn và giảm hiệu quả tình trạng đau nhức, khó chịu do bệnh gây ra.

9 bài tập chữa thoát vị đĩa đệm đơn giản, hiệu quả

Ôm gối nghỉ ngơi, nằm sấp, đứng cuối gập người, căng cổ, gập bụng một nửa, chống đẩy, rắn hổ mang, đạp xe và bird dog là 9 bài tập chữa thoát vị đĩa đệm đơn giản, hiệu quả. Trong đó, mỗi bài tập sẽ phù hợp với từng tình trạng và mức độ bệnh khác nhau. Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc bác sĩ chuyên khoa trước khi tự tập luyện tại nhà để tránh các tác dụng phụ và đạt được hiệu quả điều trị cao.

1. Bài tập ôm gối nghỉ ngơi

bài tập chữa thoát vị đĩa đệm
Bài tập ôm gối nghỉ ngơi chữa thoát vị đĩa đệm đơn giản, hiệu quả và an toàn
  • Nằm ngửa, thẳng trên sàn tập và đặt hai chân song song.
  • Co hai chân lên và giữ cho đầu gối được ép sát vào bụng.
  • Hai tay ôm hai đầu gối và kéo dần hai đầu gối về phía bụng.
  • Giữ nguyên tư thế trong 3 – 5 nhịp đếm, sau đó duỗi thẳng chân.
  • Thực hiện liên tục trong khoảng 10 đến 15 lần thì kết thúc bài tập.

2. Bài tập nằm sấp

  • Nằm úp người trên sàn tập, hai chân và hai tay duỗi thẳng.
  • Nhẹ nhàng hít vào và nâng dần cổ lên cao.
  • Thở ra và hạ cổ xuống một cách từ từ.
  • Thực hiện đều đặn 10 – 15 lần/ngày để đạt được kết quả chữa trị tốt nhất.

3. Bài tập đứng cuối gập người

  • Đứng trên sàn tập theo tư thế ngực ưỡn, lưng thẳng và hai chân chạm đất.
  • Hít thở sâu, từ từ đưa hai tay lên cao.
  • Cúi gập chậm rãi phần trên cơ thể về trước và khi hai tay chạm đất thì bắt đầu thở ra.
  • Duy trì tư thế trong 5 giây. Sau đó quay trở lại tư thế ban đầu.
  • Tiếp tục làm lại các động tác trong khoảng thời gian thích hợp để đạt được hiệu quả chữa thoát vị đĩa đệm cao nhất.

4. Bài tập căng cổ

bài tập chữa thoát vị đĩa đệm
Bài tập căng cổ đã được nhiều người bị thoát vị đĩa đệm cổ áp dụng thành công
  • Ngồi thẳng lưng trên sàn tập (có thể dựa vào ghế hoặc tường) và bắt chéo hai chân.
  • Duỗi thẳng tay trái và tay phải đặt tại vùng đỉnh đầu (thuộc phần phía trên mang tai).
  • Đẩy đầu từ từ về bên phải và không di chuyển (giữ yên) khoảng 5 – 20 giây.
  • Nâng đầu thẳng một cách nhẹ nhàng về vị trí ban đầu.
  • Thực hiện các động tác tương tự với bên ngược lại.
  • Duy trì liên tục bài tập trong vài tuần, người bệnh sẽ thấy tình trạng đau nhức, khó chịu do thoát vị đĩa đệm được cải thiện rõ rệt.

5. Bài tập gập bụng một nửa

  • Nằm ngửa với tư thế hai gối cong, lưng và lòng bàn chân áp lên sàn tập.
  • Kéo cằm từ từ về phía ngực. Đồng thời, phần trên cơ thể cong về phía trước và nâng hai vai khỏi mặt sàn tập, đặt song song hai tay và úp hai lòng bàn tay vào nhau (hướng về phía trước), kết hợp hít sâu ở những dịp lên.
  • Giữ nguyên tư thế trong 3 giây rồi hạ dần xuống, kết hợp thể ra nhẹ nhàng.
  • Thực hiện đều đặn bài tập 3 hiệp/ngày và 1 hiệp/10 lần. Sau một thời gian ngắn, bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ được kiểm soát hiệu quả hơn.

6. Bài tập chống đẩy

  • Nằm sấp và đặt hai khủy tay xuống mặt sàn tập.
  • Kiểng ngón chân và nâng dần tay để đưa cơ thể lên trên.
  • Giữ nguyên tư thế trong khoảng 30 giây và kết hợp thở nhẹ, hít sâu.
  • Hạ dần cơ thể, ngón chân và tay về tư thế ban đầu.
  • Tiếp tục thực hiện đủ 10 lần/ngày thì kết thúc bài tập.
  • Duy trì trong khoảng 4 tuần sẽ thấy tình trạng thoát vị đĩa đệm cải thiện dần.

7. Bài tập rắn hổ mang

bài tập chữa thoát vị đĩa đệm
Bài tập rắn hổ mang giúp giảm cải thiện các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Nằm úp và chống hai tay xuống mặt sàn tập.
  • Nâng thân trước lên cao hết mức có thể và giữ cho cẳng tay duỗi thẳng. Đồng thời, chân, đầu và lưng cũng phải thẳng tuyệt đối.
  • Giữ nguyên trong 5 giây. Sau đó quay trở lại tư thế ban đầu.
  • Lặp lại động tác theo đúng các bước. Sau 6 – 8 lần/ngày thì kết thúc bài tập.
  • Lưu ý thực hiện đều đặn và liên tục thì sau một thời gian ngắn, bệnh tình sẽ có những bước chuyển biến khả quan.

8. Bài tập đạp xe

  • Nằm ngửa và hai tay thả lỏng hai bên sàn tập.
  • Hai gối gập lại. Sau đó hai chân làm động tác đạp xe hình tròn trên không.
  • Thực hiện liên tục đến khi mỏi thì dừng lại. Sau đó, tiếp tục thực hiện đủ 10 – 15 lần/ngày thì kết thúc bài tập.
  • Sau vài tuần duy trì đều đặn bài tập, tình trạng khó chịu và đau nhức do thoát vị đĩa đệm gây ra sẽ cải thiện rõ rệt.

9. Bài tập bird dog

  • Quỳ & chống 2 bàn tay xuống mặt sàn tập. Đồng thời giữ cột sống thẳng.
  • Đưa tay phải hướng về phía trước và chân trái đẩy ra sau để tay, cổ và lưng tạo thành một đường thẳng.
  • Trở lại tư thế ban đầu. Trong đó, đầu gối có thể chạm vào sàn tập nhưng không được dừng lại lâu.
  • Thực hiện tiếp tục động tác đến khi đủ 10 – 15 lần thì đổi bên.
  • Mỗi ngày thực hiện bài tập 1 lần (tốt nhất là vào buổi sáng) để cơ thể khỏe khoắn và hỗ trợ bệnh thoát vị đĩa đệm cải thiện rõ ràng hơn.

Một số lưu ý đặc biệt về bài tập chữa thoát vị đĩa đệm

Thực hiện các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà được đánh giá là an toàn và tiết kiệm. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng mà phải thực hiện đúng phương pháp và tần suất để đạt kết quả tốt và tránh đối đa các tác dụng phụ không mong muốn.

bài tập chữa thoát vị đĩa đệm
Thực hiện các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà phải đúng phương pháp và có tần suất phù hợp

Bên cạnh đó, khi thực hiện bài tập, người bị thoát vị đĩa đệm cũng cần lưu ý thêm những điều đặc biệt sau đây:

  • Các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm thường cho hiệu quả chậm nên đòi hỏi người bệnh phải kiên trì và thực hiện đều đặn mỗi ngày.
  • Bài tập không thay thế các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm khác (thuốc tây, thuốc nam, châm cứu,…). Thay vào đó, được ứng dụng như một cách để hỗ trợ bệnh nhanh cải thiện và sức khỏe sớm hồi phục.
  • Một số người bị thoát vị đĩa đệm có thể sẽ không phù hợp với những bài tập trên. Tốt nhất, nên tham khảo trước ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia. Trường hợp cố tình thực hiện tại nhà, có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và cơ thể.
  • Sau một thời gian dài áp dụng bài tập, nếu tình trạng đau nhức, khó chịu do thoát vị đĩa đệm gây ra không cải thiện, người bệnh nên đổi sang các bài tập khác phù hợp hơn. Hoặc đổi phương pháp hay lựa chọn đến bệnh viện, cơ sở y tế thăm khám để có phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
  • Trong quá trình thực hiện các bài tập, nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường không kiểm soát được nên ngưng ngay bài tập. Sau đó đến bác sĩ hoặc chuyên gia trong lĩnh vực điều trị thoát vị đĩa đệm để xin lời khuyên.

Trên đây là 9 bài tập chữa thoát vị đĩa đệm đơn giản và hiệu quả. Người bệnh sau khi tham khảo nếu thấy phù hợp có thể tìm hiểu sâu hơn và áp dụng tại nhà khi đã tham khảo qua ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia. Bên cạnh đó, đừng quên kết hợp thêm chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý để đạt kết quả điều trị cao nhất.

Cùng chuyên mục

Mổ thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất? 8 BV hàng đầu

Mổ thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất là mối bận tâm hàng đầu của nhiều người bệnh. Bởi hiệu quả của ca phẫu thuật phụ thuộc nhiều vào...

Sau mổ thoát vị đĩa đệm

Sau mổ thoát vị đĩa đệm – Cách phục hồi và lưu ý

Điều trị phục hồi sau mổ thoát vị đĩa đệm là một việc làm quan trọng và cần thiết. Quá trình này giúp bệnh nhân nhanh chóng lấy lại trạng...

Hướng dẫn tập gym cho người thoát vị đĩa đệm đúng cách

Tập gym cho người thoát vị đĩa đệm đúng cách có thể giúp ổn định cột sống, hạn chế cơn đau, nâng cao sức cơ, tăng cường sức khỏe, giảm...

Phồng đĩa đệm L4 - L5 là tình trạng thường gặp, chiếm tỷ lệ cao trong cộng đồng, có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi

Phồng đĩa đệm l4-l5 nguy hiểm không? Cách điều trị

Phồng đĩa đệm L4-L5 là tình trạng thường gặp, có tỷ lệ rất cao trong cộng đồng, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, bởi đây là vùng dễ...

mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện Viết Đức

Tìm hiểu “mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện Việt Đức”

Tìm hiểu mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện Việt Đức sẽ giúp người bệnh có được sự chủ động trong lựa chọn địa chỉ điều trị bệnh. Các...

Phồng (Lồi) đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Phồng (Lồi) đĩa đệm là một hiện tượng xảy ra khi cột sống bị suy yếu do quá trình bị lão hóa. Tình trạng này sẽ khiến cho người bệnh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn