Top 8 Sữa Tăng Cân Cho Bé được lựa chọn nhiều nhất hiện nay

Axit folic là gì? Vì sao cần bổ sung Axit folic khi mang thai?

Mẹ bị dọa sảy thai nên ăn gì để phôi thai bám chắc vào tử cung?

9 Cách trị hôi nách sau sinh siêu đơn giản mẹ nên bỏ túi

Cách tắm, vệ sinh cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn đúng cách

Chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh: Quy trình và chi phí

Mang thai uống nước dừa có được không? Uống bao nhiêu thì tốt?

Top 7+ Thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh an toàn được nhiều mẹ tin dùng

Xét nghiệm Double test là gì? Có cần thiết không? Giá bao nhiêu?

Cách vệ sinh mắt, mũi, tai cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ nên biết

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi chuẩn xác nhất 2021

Bảng cân nặng cho thai nhi chính là thước đo để các mẹ bầu có thể theo dõi được sự phát triển của bé qua từng giai đoạn khác nhau. Từ đó giúp cho người mẹ có thể điều chỉnh chế độ ăn uống, luyện tập và sinh hoạt của mình sao cho bé có thể phát triển được tốt nhất.

Cách tính cân nặng thai nhi qua từng tuần tuổi

Ở mỗi giai đoạn, thai nhi đều sẽ có sự phát triển khác nhau. Và trong từng thời điểm sẽ có chỉ số nhất định về cân nặng để xác định rằng sự phát triển về trọng lượng của trẻ có thật sự đủ hay chưa.

Cách tính cân nặng thai nhi qua từng tuần tuổi
Ở mỗi giai đoạn, thai nhi đều sẽ có sự phát triển khác nhau và trong từng thời điểm sẽ có chỉ số nhất định về cân nặng

Sau đây là cách tính cân nặng cho thai nhi qua từng tuần tuổi mà các mẹ bầu có thể tham khảo để xác định chính xác về trọng lượng của bé:

– Tính cân nặng của thai nhi dựa vào vòng bụng

Đới với cách tính này, các mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà một cách đơn giản. Tuy nhiên, áp dụng cách tính này có thể cho ra tỷ lệ sai số cao vì còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như cơ thể người mẹ, tỷ lệ nước ối,…

Cân nặng thai nhi = [(chiều cao tử cung + chu vi vòng bụng) x 100)/4

Trong đó:

  • Chu vi vòng bụng được đo ở chỗ phình nhất.
  • Chiều cao tử cung được tính từ mu xuống đến đáy tử cung

– Tính cân nặng thai nhi qua kết quả siêu âm 

Siêu âm thai nhi là kỹ thuật ngày nay được nhiều mẹ bầu lựa chọn. Đây chính là một trong những bước không thể thiếu trong giai đoạn mang thai. Bên cạnh đó, tỷ lệ chính xác của kết quả này rất cao và quá trình tiến hành cũng rất nhanh chóng. Để biết được cách tính này thì mẹ bầu cần hiểu rõ các ký hiệu trong giấy siêu âm sau đây:

  • BPD: đường kính lưỡng đỉnh
  • AC: chu vi bụng
  • FL: chiều dài xương đùi
  • HC: chu vi vòng đầu
  • TAD: đường kính ngang bụng

Dựa vào số đo đường kính lưỡng đỉnh:

Trọng lượng thai nhi = [BPD – 60] X 100

Trọng lượng = 88,69 x BPD – 5062

Dựa theo đường kính ngang bụng: 

Trọng lượng thai nhi = 7971 x TAD/100 – 4995

Dựa vào những chỉ số BPD, TAD, FL:

Trọng lượng thai nhi = 13,54 x BPD + 42,32 x TAD + 30,53 x FL – 4212,37

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi chuẩn xác nhất 2020

Sau khi đã biết được cách tính cân nặng cho thai nhi thì các mẹ bầu có thể tham khảo bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi chuẩn xác nhất 2020 sau đây để xem bé có đang phát triển bình thường hay không.

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi chuẩn xác nhất 2020
Bảng cân nặng thai nhi giúp mẹ bầu theo dõi xem bé có đang phát triển bình thường hay không.

Đặc điểm cân nặng của thai nhi qua từng tuần tuổi có thể mang những thay đổi như sau:

  • Cân nặng thai nhi trong giai đoạn từ tuần 1 – 3: Lúc này thai nhi còn ở giai đoạn hình thành và chưa có hình dáng nhất định.
  • Cân nặng thai nhi tuần 4: Trong thời gian này, trứng đã thụ tinh và trải qua quá trình phân bào liên tiếp, phôi đã hình thành và các ống thần kinh cũng bắt đầu hình thành, ở giai đoạn ngày thai nhi chỉ mới nặng khoảnh 1 gram.
  • Cân nặng thai nhi tuần 5: Thai nhi to bằng hạt cam và người mẹ bắt đầu cảm nhận được dấu hiệu mang thai một cách rõ ràng nhất.
  • Cân nặng thai nhi tuần 6: Xuất hiện tim thai và hoạt động có quy luật, thai nhi lúc này to bằng hạt đậu nành.
  • Cân nặng thai nhi tuần 7: Hình ảnh siêu âm có thể cho thấy thai nhi có một cái đầu rất to, mắt có 2 chấm đen nhỏ. Những cơ quan cũng bắt đầu hình thành như tứ chi, tai, mũi, do đó cân nặng lúc này cũng có thể bắt đầu có sự thai đổi.
  • Cân nặng thai nhi tuần 8: Thai nhi nặng trong khoảng 1 gram do lúc này nội tạng có sự phân hóa, sự hình thành các bộ phận cũng đã hoàn thiện và giống với hình dáng của con người. Lúc này cơ thể người mẹ không khác nhiều nhưng tử cung bắt đầu có những thay đổi.
  • Cân nặng thai nhi tuần 9: Thời gian này thai nhi đã có thể tăng lên 2 gram, ngũ quan đã bắt đầu hình thành. Mẹ bầu lúc này có thể sẽ xuất hiện tình trạng thai nghén khá rõ rệt.
  • Cân nặng thai nhi tuần 10: Các tế bào lúc này đã bắt đầu hình thành, hoạt động tuần hoàn máu cũng đang dần hoàn thiện. Thời gian này, thi nhi nặng khoảng 4 gram và giống như người tí hon.
  • Cân nặng thai nhi tuần 11: Thai nhi to bằng quả chanh và có cân nặng tăng rất nhanh so với các tuần vừa rồi. Phần đầu lúc này vẫn to nhưng móng tay, móng chân đã xuất hiện. Thai nhi lúc này đã chiếm trọn tử cung, phần này gây đè nén lên bàng quang nên khiến các mẹ bầu đi tiểu nhiều lần.
  • Cân nặng thai nhi tuần 12: Thai nhi lúc này phát triển vớ tốc độ nhanh chóng mặt và có cân nặng gấp đôi so với tuần trước. Một số vị trí xương đã trở nên cứng cáp hơn và có sự hình thành của các khớp.
  • Cân nặng thai nhi tuần 13: Từ tuần này, mẹ bầu đã bước vào thời gian giữa thai kỳ, cân nặng của thai nhi vẫn đang tăng đều do quá trình hình thành các cơ quan bắt đầu diễn ra mạnh mẽ.
  • Cân nặng thai nhi tuần 14: Cân nặng lúc này đã là 43 gram và trên các ngón tay đã bắt đầu hình thành các vân tay. Phần ngón đã được hoàn thiện và phần xương cũng trở nên cứng cáp hơn.
  • Cân nặng thai nhi tuần 15: Trọng lượng thai nhi không ngừng tăng lên một cách chóng mặt. Lúc này, phần lông và tóc đã bắt đầu hình thành, một mảng lông tơ sẽ được hình thành xung quanh cơ thể. Thai nhi cũng đã bắt đầu có hành động liếc mắt, nhíu mày, mút ngón tay,…
  • Cân nặng thai nhi tuần 16: Lúc này thai nhi to bằng một quả bơ và cân nặng nằng trong khoảng 80 ~ 110 gram, kích thước có thể nằm gọn trong lòng bàn tay. Thời gian này các mẹ bầu có thể bắt đầu cảm nhận được thai máy.
  • Cân nặng thai nhi tuần 17: Hệ thống tuần hoàn, niệu đạo và phổi đang bắt đầu làm việc. Cùng với sự tăng không ngừng về cân nặng của thai nhi, các mẹ bầu cũng đã bắt đầu tăng từ 2 – 5 kg.
  • Cân nặng thai nhi tuần 18: Thai nhi to bằng củ khoai lang và cân nặng đã được 190 gram. Khuôn mặt lúc này được hình thành và bắt đầu có những đường nét rõ ràng hơn. Đồng thời, những biểu cảm trên gương mặt cũng bắt đầu đang dạng hơn.
  • Cân nặng thai nhi tuần 19: Những động tác cử động cơ thể bắt đầu được thể hiện. Lúc này cân nặng tăng thai nhi tăng dần tử cung cũng phải dãn nở nhiều hơn. Những tuần này, tình trạng thai máy thường xuất hiện liên tục và có thể làm mẹ bầu mất ngủ.
  • Cân nặng thai nhi tuần 20: Bé lúc này đã to bằng quả dưa gang và đã phát triển được các giác quan. Trong giai đoạn này những tuần này cân nặng tăng nhanh và tăng rất nhiều nên độ cao của tử cung người mẹ mỗi tuần cũng sẽ tăng lên 1 cm.
  • Cân nặng thai nhi tuần 21: Khi thai nhi bước vào giai đoạn này chất gây cóp màu trắng trơn giống như mỡ bắt đầu hình thành để có thể bảo vệ làn da của bé. Cân nặng lúc này là 360 gram và đang tiếp tục tăng lên không ngừng
  • Cân nặng thai nhi tuần 22: Cân nặng có thể tăng lên khoảng 100 gram so với tuần rồi. Đồng thời, trong giai đoạn này thai nhi đã có thể nghe thấy những âm thanh xung quanh.
  • Cân nặng thai nhi tuần 23: Thai nhi to bằng quả đu đủ. Trong giai đoạn này, trên lợi đã bắt đầu hình thành các mầm răng.
  • Cân nặng thai nhi tuần 24: Trong tuần thứ 24 này cân nặng của thai nhi đã lên đến 600 gram và chiều dài đạt 30 cm.
  • Cân nặng thai nhi tuần 25: Trong thời gian này, trọng lượng của thai nhi tăng lên ở mức ổn định và cơ thể đã chiếm một khoảng không gian khá lớn trong tử cung nên các vết rạn trên bụng mẹ bầu bắt đầu hình thành.
  • Cân nặng thai nhi tuần 26: Tuần này cân nặng của bé xấp xỉ 80 gram và cơ thể trông như một quả cà tím lớn.
  • Cân nặng thai nhi tuần 27: Thai nhi to bằng quả dưa chuột lớn và có cân nặng tăng không ngừng.
  • Cân nặng thai nhi tuần 28: Cân nặng của thai nhi lúc này đã đạt đến mốc 1 kg.
  • Cân nặng thai nhi tuần 29: Sự tăng lên nhanh chóng về trọng lượng của thai nhi tỷ lệ thuận với cân nặng của người mẹ. Lúc này, thai đạt 1,1 kg và người mẹ sẽ tăng từ 5 kg trở lên.
  • Cân nặng thai nhi tuần 30: Tốc độ phát triển trong thời gian này rất nhanh và đã có những phản ứng với âm thanh bên ngoài.
  • Cân nặng thai nhi tuần 31: Trong giai đoạn này, chiều dài của thai nhi có thể phát triển chậm lại nhưng cân nặng thì đang tăng vọt.
  • Cân nặng thai nhi tuần 32: Hình dáng thai nhi lúc này đã giống như một đứa trẻ mới sinh, cân nặng không ngừng tăng để chuẩn bị cho giai đoạn chào đời.
  • Cân nặng thai nhi tuần 33: Các nếp nhăn trên da bé giảm đi, cơ thể bắt đầu lớn dần theo thời gian và khiến cho cân nặng cũng không ngừng thay đổi.
  • Cân nặng thai nhi tuần 34: Trọng lượng lúc này đã sẵn sàng cho việc sinh nở.
  • Cân nặng thai nhi tuần 35: Lúc này cơ thể thai nhi bắt đầu mũm mĩm và tròn trị hơn, cân nặng có thể vào khoảng 2,4 kg.
  • Cân nặng thai nhi tuần 36: Trong tuần này cân nặng đã khoảng 2,6 kg và trọng lượng mẹ bầu cũng tăng lên đáng kể.
  • Cân nặng thai nhi tuần 37: Thai nhi to bằng quả bí ngô lớn và tiếp tục tăng trưởng. Mức cân nặng trung bình là khoảng 2,9 kg. Trong khoảng thời gina này thai nhi có thể chào đời bất cứ lúc nào.
  • Cân nặng thai nhi tuần 38: Thai nhi lúc này nên đảm bảo đạt được 3 kg. Thời gian này đầu của thai nhi đã nằm tại khung xương chậu và được bảo vệ rất an toàn. Lúc này mẹ bầu nên chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho ngày bé chào đời.
  • Cân nặng thai nhi tuần 39: Thai nhi đến tuần này đã đủ tháng và cho đến ngày sinh cân nặng vẫn có thể được tăng lên khoảng 1 gram nữa. Thông thường cân nặng của các bé trai có thể nặng hơn các bé gái một chút.
  • Cân nặng thai nhi tuần 40: Cân nặng lúc này đã hoàn toàn ổn định vào khoảng 3,5 kg và bắt đầu chào đời. Hầu hết các trường hợp dự kiến sinh chỉ có 5% là đúng ngày. Lúc này, mẹ bầu nên đến bệnh viện để được thăm khám và chuẩn bị cho ngày sinh.

Yếu tố nào làm ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi qua từng tuần tuổi?

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, có khá nhiều yếu tố tác động khiến cho cân nặng của thai nhi tăng lên một cách nhanh chóng. Những tác nhân này bao gồm chủ quan và khách quan có thể kể đến như sau:

Yếu tố nào làm ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi qua từng tuần tuổi?
Theo các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, có khá nhiều yếu tố tác động khiến cho cân nặng của thai nhi tăng lên một cách nhanh chóng.

1. Do di truyền và sự khác biệt chủng tộc

Đới với cân nặng của thai nhi có thể tồn tại sự tương đồng với cân nặng của cha mẹ. Dễ thấy rằng đây chính là yếu tố bị ảnh hưởng bởi sự di truyền.

Ngoài ra, đối với mỗi dân tộc khác nhau, thông thường sẽ có chỉ số cân nặng và tuổi thai khác nhau. Điều này cũng đúng trong trường hợp cân nặng của thai nhi so với các nước trên thế giới.

2. Phụ thuộc vào dinh dưỡng của người mẹ

Mức tăng cân của người mẹ trong giai đoạn này cũng có thể là ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng của trẻ. Nếu người mẹ tăng cân quá ít do thiếu dinh dưỡng thì thai nhi cũng có thể sẽ bị hụt cân và suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, tình trạng này diễn biến ngược lại, thai nhi quá to có thể sẽ bị bắt sinh mổ.

3. Thứ tự sinh con

Thứ tự sinh con của các mẹ bầu cũng là một trong những yếu tố tác động đến cân nặng của thai nhi trong bụng quan từng tuần tuổi khác nhau.

Thông thường, đối với con thứ sẽ có cân nặng nhiều hơn so với con đầu. Tuy nhiên, nếu bạn sinh quá nhiều lần và các lần sinh gần sát nhau thì có thể sẽ khiến cho con thứ cũng nhẹ cân hơn.

4. Số lượng thai nhi

Số lượng bào thai cũng là nguyên nhân khiến cho cân nặng của thai nhi bị ảnh hưởng. Theo đó, khi mẹ bầu mang thai đôi thì cân nặng của bé thường sẽ nhẹ hơn mức tiêu chuẩn bình thường.

Thai nhi không đủ cân nặng theo chuẩn thì nên làm gì?

Thai nhi bị thiếu cân, tức là trọng lượng so với mức tỷ lệ chuẩn thấp hơn. Điều này xảy ra khiến cho các mẹ bầu lo lắng và muốn tìm cách để nhanh chóng cải thiện vấn đề này cho con. Cụ thể, bạn có thế áp dụng một số thay đổi trong chế độ ăn uống và sinh hoạt được gợi ý sau đây:

Thai nhi không đủ cân nặng theo chuẩn thì nên làm gì?
Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ và đa dạng hơn các loại thực phẩm hằng ngày để có thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng cần thiết.

1. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng qua các loại thực phẩm đa dạng

Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng không chỉ để cung cấp nguồn năng lượng nuôi cơ thể mà nó còn là nguồn thức ăn quan trọng cho trẻ. Tốt nhất, bạn nên thay đổi khẩu phần ăn của mình đa dạng hơn để có thể hấp thụ được nhiều chất cần thiết.

Nhiều mẹ bầu thường hay gặp phải tình trạng biến ăn vì rất dễ nôn ói. Do đó, bạn có thể chia nhỏ bữa ăn của mình ra thành nhiều lần trong ngày. Có thể bao gồm 5 – 6 bữa để giúp cơ thể hấp thụ được đầy đủ các chất dinh dưỡng.

2. Cung cấp nhiều thức ăn giàu protein

Thức ăn giàu protein cũng là một trong những yếu tố giúp cải thiện cân nặng cho trẻ sơ sinh một cách hiệu quả. Vì thế, mẹ bầu nên lưu ý bổ sung thêm các loại thực phẩm như cá hồi, thịt bò, bơ, chuối, cải bó xôi, lươn,…

3. Thay đổi chế độ sinh hoạt

Đối với phụ nữ đang mang thai nên hạn chế thấp nhất việc sinh hoạt quá nhiều, nhất là thực hiện các cử động mạnh. Đồng thời, bạn cũng nên hạn chế việc suy nghĩ hay lo lắng quá nhiều vì sẽ khiến cho thai nhi khó phát triển cũng như ảnh hưởng đến cân nặng của bé.

Tốt nhất, bạn nên nghỉ ngơi nhiều hơn. Không thức quá khuya, nhất là sau 10 giờ đêm, nên đảm bảo giấc ngủ phải đủ 8 tiếng 1 ngày. Đồng thời, nên kết hợp với các bài tập thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên kiểm tra cân nặng của cả mẹ và bé.

4. Bổ sung thêm các loại vitamin cần thiết

Ngoài cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết thì việc bổ sung vitamin cung đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng trưởng cân nặng của trẻ. Các loại vitamin bạn nên bổ sung bao gồm vitamin B6, B12, axit folic,… Tuy nhiên, để đảm bảo đạt được hiệu quả thì tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về vấn đề này.

5. Tránh xa chất kích thích

Các chất kích thích như rượu, bia thuốc lá hoàn toàn không có tác dụng nào đối với sức khỏe con người mà ngược lại nó còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Đối với các mẹ bầu thì việc tránh xa những chất độc hại này là vô cùng cần thiết.

Do đó, trong thời gian mang thai, bạn nên lưu ý về vấn đề này. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh làm việc trong môi trường khó nhiều khói bụi, ô nhiễm sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và khiến cho bé bị nhẹ cân.

Lưu ý về chuẩn cân nặng của thai nhi

Cân nặng của thai nhi cần được các mẹ bầu quan tâm về sự thai đổi trong từng tuần tuổi nhất định. Đồng thời, bạn nên lưu ý về các vấn đề sau đây:

  • Sau khi siêu âm cho thấy cân nặng của bé có sự khác biệt lớn so với tiêu chuẩn thì mẹ bầu cần hết sức lưu ý bởi đây có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe và sự phát triển của thai nhi bị ảnh hưởng.
  • Thai nhi có tiêu chuẩn cân nặng vượt xa bản tiêu chuẩn, nhất là vào giai đoạn cuối thai kỳ thì có thể là sự phát triển quá mức. Một số trường hợp thai quá lớn buộc phải khiến người mẹ sinh mổ vì nếu sinh thường sẽ gây ra rất nhiều khó khăn và bất lợi.
  • Tình trạng cân nặng của thai nhi thấp hơn mức bình thường thì bạn nên thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và có cách khắc phục hiệu quả nhất.
  • Trẻ bị nhẹ cân nếu không được phát hiện sớm có thể bị suy dinh dưỡng trong từ trong bụng mẹ và có thể là nguyên nhân dẫn đến các chứng bệnh về phổi, sức đề kháng yếu, nghiêm trọng hơn là có thể ảnh hưởng đến trí não của trẻ.

Trên đây là bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi chuẩn xác nhất 2020 và những vấn đề có liên quan. Hy vọng bài viết đã có thể cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Cùng chuyên mục

Bà bầu bị đau nhức xương khớp do nhiều nguyên nhân gây ra

Bà bầu bị đau nhức xương khớp: Nguyên nhân và hướng khắc phục

Bà bầu bị đau nhức xương khớp khi mang thai là tình trạng thường gặp, xảy ra ở hầu hết mọi bà bầu khiến chị em vô cùng khó chịu,...

Hướng dẫn cách xoa bóp bấm huyệt chữa tắt tia sữa hiệu quả

Xoa bóp bấm huyệt chữa tắt tia sữa là một trong những phương pháp điều trị phổ biến trong Y học cổ truyền. Khi thực hiện, vùng vú của mẹ...

Cách thoa phấn rôm cho trẻ đúng cách

Mách mẹ cách thoa phấn rôm cho trẻ đúng lúc và đúng cách

Có rất nhiều tranh cãi xoay quanh việc có nên dùng phấn rôm cho trẻ sơ sinh hay không, bởi vì nếu không dùng phấn rôm đúng cách sẽ ảnh...

Gối lá đinh lăng có tác dụng gì? Có tốt cho trẻ sơ sinh không?

Gối đinh lăng có tác dụng gì? Có tốt cho trẻ sơ sinh?

Không chỉ được dùng như một loại rau ăn hàng ngày, đinh lăng còn có tác dụng chữa bệnh. Trong đó có thể dùng lá đinh lăng làm gối cho...

Tiêm chủng mở rộng cho trẻ gồm những mũi nào?

Hiện nay có khoảng 30 loại vắc xin tiêm chủng được lưu hành trên thế giới và Việt Nam. Vì ngân sách xã hội còn nhiều hạn chế nên danh...

Tiêm vacxin phòng lao cho trẻ sơ sinh và những điều cần lưu ý

Tiêm vacxin phòng lao cho trẻ sơ sinh là một trong những mũi tiêm quan trọng cần được thực hiện đầy đủ. Việc này giúp phòng tránh được nguy cơ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn