Nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu?

Kế hoạch chăm sóc và điều dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường type 2

Tiểu đường thai kỳ sinh xong có tự hết không? Bao lâu hết?

Chỉ số đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường?

Bị tiểu đường thai kỳ có uống sữa được không? Loại nào tốt?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn được hoa quả gì?

Phân biệt tiểu đường type 1 và type 2: Cái nào nguy hiểm hơn?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Bị tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn rau gì tốt?

Bệnh tiểu đường có lây không? Có di truyền không?

Tiểu đường là căn bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Bệnh lý này do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Vậy bệnh tiểu đường có lây không? Đây có phải là căn bệnh di truyền? Vấn đề này sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.

Bệnh tiểu đường có lây không
Đo đường huyết kiểm soát bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường có lây không?

Nhắc đến bệnh tiểu đường, nhiều người rất hoang mang, lo lắng vì tỉ lệ những bệnh nhân tử vong do căn bệnh này ngày càng tăng nhanh. Việc thiếu kiến thức về bệnh cũng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh tiểu đường trở nên tồi tệ hơn. Không giống như những căn bệnh lây nhiễm khác như cảm cúm, sởi, ho lao, viêm gan B,… bệnh tiểu đường không bị lây nhiễm.

Tiểu đường không phải là bệnh lý do virus, vi khuẩn, nấm gây ra nên căn bệnh này không lây lan sang cho người khác. Những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường do sự rối loạn nột tiết, thiếu hụt insulin. Nếu cơ thể có lượng insulin quá ít sẽ khiến cho glucose không kịp chuyển hóa thành năng lượng và tích tụ vào máu gây bệnh.

Những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thường có cảm giác mệt mỏi, suy nhược cơ thể, chán ăn, buồn nôn, khát nước liên tục, tụt huyết áp, tim mạch,… Tiểu đường lại không phải là căn bệnh lây lan sang đường máu. Khác với các căn bệnh lây truyền quá đường máu như viêm gan, ung thư cổ tử cung, HIV,… bệnh tiểu đường không bị lây lan từ đường máu. Bạn có thể nhận máu của người bệnh bình thường.

Bên cạnh đó, bệnh tiểu đường cũng không lây qua đường ăn uống. Thực chất căn bệnh này không bị ảnh hưởng bởi đường hô hấp hoặc tuyến nước bọt. Những người trong gia đình có thể ăn uống với bệnh nhân bình thường. Do đó, mọi người có thể an tâm khi tiếp xúc trực tiếp với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Người bệnh nên có chế độ ăn uống phù hợp để sớm cải thiện các triệu chứng do bệnh gây ra.

Ngoài ra, bệnh tiểu đường cũng không lây lan sang đường tình dục. Mọi quan hệ vợ chồng đều có thể thực hiện bình thường. Tuy nhiên, khi mắc bệnh tiểu đường, sức khỏe của bệnh nhân không tốt, người bệnh nên tiết chế, không nên quan hệ tình dục quá nhiều. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cơ thể và quá trình phục hồi, cải thiện bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường có di truyền không?

Có rất nhiều thông tin cho rằng, nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tiểu đường là do di truyền. Những người trong cùng một gia đình sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường từ thế hệ trước. Thực tế, rất khó xác định người bệnh bị tiểu đường là do di truyền hoặc do thói quen ăn uống. Bởi sống cùng một nhà sẽ có chế độ ăn uống và sinh hoạt giống nhau thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường khá cao.

Bệnh tiểu đường có lây không
Tiểu đường có thể di truyền từ mẹ sang con.

Hiện tại, nghiên cứu của Trung tâm sức khỏe Cộng đồng Harvard cho thấy, con cái có cha hoặc mẹ mắc bệnh tiểu đường type 1 thì khả năng mắc bệnh lần lượt là 10% và 4%. Những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 2 thì nguy cơ cao hơn. Nếu bố mắc bệnh tiểu đường type 2, phát hiện trước 50 tuổi thì nguy cơ con mắc bệnh khoảng 14%.

Riêng căn bệnh tiểu đường type 2, nếu bố mẹ mắc bệnh nhưng có lối sống và thói quen sinh hoạt lành mạnh thì khả năng con cái mắc bệnh sẽ được hạn chế rất nhiều. Chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng đối với căn bệnh này. Bên cạnh đó, nếu bố mẹ không mắc bệnh tiểu đường nhưng thói quen sinh hoạt không tốt thì khả năng con cái bị tiểu đường vẫn có thể xảy ra.

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, các cặp vợ chồng nếu mắc bệnh tiểu đường, bạn nên sớm tiến hành chữa trị bệnh trước khi có con. Ngoài ra, người bệnh cần tuân thủ đúng các hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Điều này rất cần thiết, giúp cho bệnh nhân hạn chế thấp nhất mức độ ảnh hưởng, di truyền cho con cái. Đồng thời, các bé sinh ra được khỏe mạnh, phát triển bình thường.

Thay đổi lối sống giảm nguy cơ bị tiểu đường

Tiểu đường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân với hàng loạt các biến chứng nguy hiểm. Thay vì quá lo lắng, căng thẳng vì bệnh tiểu đường, mọi người hãy chủ động phòng ngừa bệnh. Đây là giải pháp tuyệt vời giúp bệnh nhân có thể kiểm soát căn bệnh này và tránh các nguy cơ biến chứng do bệnh gây ra. Dưới đây là một số lưu ý giúp mọi người có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường có lây không
Chế độ ăn uống cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
  • Ăn nhiều chất xơ, rau quả, hạn chế những thực phẩm ngọt, giàu bột đường.
  • Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Giảm ăn mỡ, nội tạng động vật và hạn chế những thực phẩm chiên, rán, không tốt cho sức khỏe.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với các bài tập đơn giản, nhẹ nhàng. Người bệnh không nên bỏ tập quá 2 ngày liên tiếp.
  • Kiểm tra đường huyết định kỳ. Khoảng 3 tháng, người bệnh nên đi đo đường huyết theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa hoặc thực hiện đo đường huyết tại nhà.
  • Tuyệt đối không được tự ý điều chỉnh thuốc hoặc mua thuốc uống khi không có bất cứ chỉ định nào của bác sĩ chuyên khoa
  • Không nên mang vác vật nặng hoặc ngồi quá lâu tại một chỗ.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, bổ sung thêm nước trái cây cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng.
  • Tránh lo lắng, căng thẳng quá mức, gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên ăn với lượng vừa phải, không được ăn quá nhiều.
  • Duy trì, kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng béo phì, tăng cân quá mức.
  • Ngủ đúng giờ, đủ giấc, không được thức quá khuya, làm việc quá sức.
  • Tiêm thuốc insulin theo đúng lịch và hướng dẫn của bác sĩ.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc biết được: Bệnh tiểu đường có lây không? Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tốt nhất, người bệnh nên thực hiện đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, xây dựng cho bản thân chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp. Tích cực điều trị bệnh là điều cần thiết cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Cùng chuyên mục

Tiểu đường thai kỳ: Nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý an toàn

Tiểu đường thai kỳ là bệnh thường gặp trong giai đoạn mang thai của chị em phụ nữ. Đây được cho là chứng bệnh khá phổ biến xuất hiện trong...

Trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường

Các loại trái cây người bị tiểu đường nên và không nên ăn

Trái cây là loại thực phẩm giàu dưỡng chất, tốt cho sức khỏe lại ngon miệng nên được rất nhiều người yêu thích. Khi bị tiểu đường, người bệnh thường...

Bệnh tiểu đường type 1: Tiêu chuẩn chẩn đoán và phác đồ điều trị

Bệnh tiểu đường type 1 là một dạng của bệnh tiểu đường. Nó xảy ra khi lượng glucose trong máu không được được chuyển hóa mà tích tụ một thời...

Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường

Mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Tiểu đường là bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa glucose trong máu, có thể  hiểu đơn giản là tình trạng lượng đường trong máu cao quá mức gây...

Bệnh tiểu đường: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh tiểu đường là một bệnh lý tương đối phổ biến ở Việt Nam. Bệnh khởi phát ở nhiều nguyên nhân khác nhau. Người bệnh có thể nhận biết bệnh...

Nước dừa mặc dù tốt nhưng không nên lạm dụng, cần uống đúng cách để có được tác dụng tốt nhất cho sức khỏe

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không?

Nước dừa là thức uống yêu thích của nhiều chị em nhất là trong những ngày thời tiết nắng nóng, thân nhiệt lên cao. Thế nhưng khi mắc bệnh tiểu...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn