Giời leo ở miệng, môi: Nhận biết và cách chữa trị

Hướng dẫn chữa giời leo bằng mật ong hay nhất

Dùng kem đánh răng trị giời leo có hiệu quả không?

Top 7 thuốc kem bôi trị bệnh Zona thần kinh hiệu quả nhất

Bệnh Zona bội nhiễm là gì? Có nguy hiểm không?

Bị zona thần kinh khi mang thai: Cách điều trị và lưu ý

Bệnh zona có tự khỏi không? Bao lâu khỏi?

Bệnh Zona thần kinh có để lại sẹo không?

Bị Zona thần kinh có được tắm không? Có cần kiêng nước?

Bệnh zona thần kinh có lây không?

Bệnh Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Bệnh Zona thần kinh là tình trạng viêm nhiễm cấp tính do virus thần kinh herpes zoster gây ra. Bệnh lý này có thể bùng phát quanh năm, xuất hiện ở mọi lứa tuổi (nhất là người trưởng thành và người cao tuổi) và dẫn đến nhiều tổn thương thần kinh ngoại biên.

Bệnh Zona thần kinh là gì?

Bệnh Zona thần kinh (giời leo) có tên tiếng Anh là Shingles (với ý nghĩa thắt lưng, đai lưng trong tiếng Pháp và tiếng Latin). Tên gọi này phản ánh đặc điểm phân bố thành nhiều dải phát ban của bệnh Zona thần kinh. Thông thường, các dải phát ban chỉ tập trung một bên của cơ thể hoặc một khu vực được chi phối bởi dây thần kinh cảm giác đơn độc nào đó.

Bệnh Zona thần kinh là gì?
Bệnh Zona thần kinh là gì?

Các chuyên gia cho biết, sự hoạt động trở lại của virus thủy đậu herpes zoster (varicella-zoster hay VZV) chính là khởi nguồn của tình trạng này. Khi xâm nhập vào cơ thể, chủng virus herpes zoster trú ngụ ở dây thần kinh cảm giác trong trạng thái ngủ yên. Sau khoảng vài năm bệnh thủy đậu được điều trị dứt điểm, chúng sẽ “thức giấc” và di chuyển dọc dây thần kinh cảm giác để đi sâu vào da, sau đó hình thành nhiều mảng phát ban gây đau đỏ.

Theo thống kê, những đối tượng dễ bị bệnh Zona thần kinh bao gồm:

  • Những người từng mắc thủy đậu
  • Người lớn tuổi (từ 50 tuổi trở lên)
  • Bệnh nhân bị sang chấn tinh thần
  • Người bệnh dùng thuốc kéo dài hoặc từng bị ung thư và được chữa bệnh bằng phương pháp hóa trị – xạ trị

Triệu chứng của bệnh Zona thần kinh

Bệnh Zona thần kinh được phân chia thành 3 giai đoạn cụ thể:

  • Giai đoạn tiền triệu chứng: Giai đoạn này kéo dài khoảng 1 – 5 ngày trước khi bệnh lý khởi phát. Bệnh nhân cảm thấy nóng rát, bỏng rát, tê dại một vùng da bất kỳ, sợ ánh nắng và nhức đầu khó chịu.
  • Giai đoạn khởi phát: Khoảng 12 – 24 giờ sau, vùng da bị bỏng rát, tê dại xuất hiện nhiều nốt đỏ tập trung thành từng mảng dọc đường đi của một dây thần kinh ngoại biên nào đó và rộng khoảng vài cm.
  • Giai đoạn toàn phát: Sau đó vài ngày, những mảng đỏ, dát đỏ này bắt đầu nổi mụn nước, sắp xếp thành từng đám tương tự chùm nho. Ban đầu, mụn nước căng phồng, chứa đầy dịch trong. Theo thời gian, vị trí trung tâm mụn nước hơi lõm, đục dần, hóa mủ và đóng vảy tiết.

Thời gian trung bình từ lúc bệnh Zona thần kinh khởi phát đến khi lành sẹo là khoảng 2 – 4 tuần. Thông thường, tuy tiến triển nhanh ở trẻ em nhưng bệnh lý hình thành ít mụn nước.

Ngược lại, tình trạng này ảnh hưởng đến làn da các bệnh nhân lớn tuổi trên diện rộng với nhiều tổn thương, mụn nước nghiêm trọng. Chúng có thể xuất huyết, nhiễm khuẩn kéo dài, thậm chí hoại tử.

Nguyên nhân gây bệnh Zona thần kinh

Hiện nay, cơ chế hình thành và nguyên nhân phát sinh bệnh lý chưa được giới khoa học hiểu biết thực sự rõ ràng, cặn kẽ. Nhiều chuyên gia khẳng định tình trạng này liên quan đến sự suy giảm khả năng miễn dịch khi về già của người cao tuổi.

Nguyên nhân gây bệnh Zona thần kinh
Hiện nay, cơ chế hình thành và nguyên nhân phát sinh bệnh lý chưa được giới khoa học hiểu biết thực sự rõ ràng, cặn kẽ.

Trong khi đó, một số ý kiến cho rằng, bệnh Zona thần kinh bắt nguồn từ sự tái hoạt động của virus herpes zoster (varicella-zoster hay VZV). Cụ thể, sau khi người bệnh được chữa khỏi bệnh thủy đậu, virus vẫn tiếp tục trú ẩn bên trong hệ thống thần kinh cảm giác để âm thầm chờ đợi “thời cơ”.

Nhiều năm sau, chúng có thể bất ngờ “thức giấc”, sau đó di chuyển dọc theo dây thần kinh, tới bề mặt da và gây ra triệu chứng.

5 dạng bệnh Zona thần kinh phổ biến

Mặt, mắt, tai, miệng, tay, chân, lưng, bụng và liên sườn là những vị trí tổn thương thường gặp nhất của căn bệnh này.

  • Bệnh Zona thần kinh ở mặt tập trung xung quanh trán và mắt, dẫn đến triệu chứng nhức đầu, đau ngứa, nổi mụn rộp.
  • Bệnh Zona thần kinh ở mắt chiếm 10 – 15% tổng số trường hợp, có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm ở củng mạc, kết mạc, giác mạc, thậm chí đe dọa thị lực (hiện tượng hoại tử võng mạc cấp).
  • Bệnh Zona thần kinh ở tai đi kèm biểu hiện bỏng rát, đau nhức vùng tai, sau đó lan rộng ra sau gáy và thái dương, nghe kém, rối loạn cảm giác vùng mặt và liệt mặt ngoại biên (ở cấp độ nặng).
  • Bệnh Zona thần kinh ở miệng gây tổn thương các mô mềm hoặc mô cứng xung quanh cửa vòm miệng.
  • Bệnh Zona thần kinh ở tay, chân, bụng, lưng và liên sườn là dạng bệnh thường gặp nhất với dấu hiệu nhận biết điển hình là phát ban và nổi mụn rộp thành một hoặc nhiều vệt trải dài trên da.

Biến chứng của bệnh Zona thần kinh

Mức độ nguy hiểm của bệnh Zona thần kinh phụ thuộc vào thể trạng, cơ địa và tình hình sức khỏe của bệnh nhân. Nếu bạn có hệ miễn dịch ổn định, bình thường, các triệu chứng sẽ nhanh chóng biến mất chỉ sau 3 – 4 tuần.

Biến chứng của bệnh Zona thần kinh
Mức độ nguy hiểm của bệnh Zona thần kinh phụ thuộc vào thể trạng, cơ địa và tình hình sức khỏe của bệnh nhân.

Bệnh lý này có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu bệnh nhân phát hiện từ sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu mụn nước bị một loại vi trùng khác tấn công, người bệnh có thể bị viêm mô tế bào và nhiễm trùng da.

Dấu hiệu nhận biết của tình trạng nhiễm trùng da là vùng da tổn thương trở nên sưng bóng, nóng đỏ và đau đớn. Bên cạnh đó, bạn có thể quan sát một số vệt đỏ xung quanh sang thương. Tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng bệnh Zona thần kinh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

  • Tổn thương giác mạc, suy giảm thị giác
  • Nhiễm trùng da
  • Đau dây thần kinh sau Zona với những cơn đau nóng, bỏng rát âm ỉ hoặc dữ dội ở vị trí vết thương đã lành sẹo trong vòng vài tháng đến vài năm
  • Hội chứng Ramsay Hunt xuất hiện khi virus gây bệnh xâm nhập vào các dây thần kinh mặt chịu trách nhiệm về khả năng nghe, từ đó dẫn đến triệu chứng đau đớn, tê liệt mặt, thậm chí mất đi thính giác
  • Viêm gan, viêm phổi, viêm màng não (hiếm gặp)

Do đó, ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường, độc giả cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác và chăm sóc cẩn thận.

Giải đáp một số thắc mắc xoay quanh bệnh Zona thần kinh

Bệnh Zona thần kinh chỉ ảnh hưởng đến người lớn tuổi là một trong những quan niệm sai lầm phổ biến nhất về bệnh lý này. Trên thực tế, tuy nhóm người từ 50 tuổi trở lên có tỷ lệ mắc phải bệnh lý cao hơn nhưng vấn đề này hoàn toàn có thể xuất hiện ở trẻ em và những người trẻ tuổi.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng bệnh Zona thần kinh khá hiếm gặp. Tuy nhiên, điều này không đúng. Tổ chức Quốc gia về Bệnh truyền nhiễm cho biết, khoảng 50% những người sống đến 85 tuổi từng mắc bệnh này ở tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời.

Bệnh thần kinh Zona có lây nhiễm không?

Các chuyên gia cho biết, Zona thần kinh là một bệnh lý truyền nhiễm, có thể lây lan khi bạn trực tiếp tiếp xúc hay sử dụng chung đồ dùng (quần áo, khăn tắm) với bệnh nhân. Tình trạng này thường khởi phát vào mùa hè và mùa mưa (tức các thời điểm chuyển mùa).

Bệnh thần kinh Zona có lây nhiễm không?
Bệnh thần kinh Zona có lây nhiễm không?

Những người trước đây chưa từng mắc thủy đậu và chưa tiêm phòng loại vắc xin này sẽ dễ nhiễm virus varicella zoster hơn hẳn. Đầu tiên, họ bị bệnh thủy đậu. Sau khi chữa khỏi bệnh thủy đậu, rất có thể, họ sẽ bị bệnh Zona thần kinh.

Bệnh Zona thần kinh có kỵ nước không?

Nếu không được vệ sinh thường xuyên, cẩn thận, vùng da tổn thương rất dễ bị nhiễm trùng, từ đó kéo theo nhiều biến chứng phức tạp. Như vậy, người bệnh không cần kiêng nước. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc và điều trị, bạn cần đảm bảo:

  • Luôn dùng riêng khăn mặt, khăn tắm nhằm hạn chế lây nhiễm
  • Không thoa xà phòng, sữa tắm vào vị trí tổn thương
  • Tắm nước ấm ở nơi kín gió
  • Bôi kem calamine lên vết thương sau khi tắm xong

Bệnh Zona thần kinh có tự khỏi không?

Trong đa số trường hợp, bệnh lý này sẽ tự khỏi trong khoảng 3 – 4 tuần. Thế nhưng, khoảng thời gian này có thể thay đổi tùy theo thể trạng, cơ địa, tình hình sức khỏe và chế độ chăm sóc của mỗi bệnh nhân. Thông thường, những người có sức đề kháng kém cần đến 3 tháng để đẩy lùi bệnh Zona thần kinh.

Dấu hiệu khỏi bệnh là mụn nước hợp lại, hình thành bọng nước chứa nhiều dịch trong, hóa đục, sau đó vỡ ra, khô lại và đóng thành vảy, để lại sẹo.

Biện pháp chẩn đoán bệnh Zona thần kinh

Bệnh lý này có thể gây suy giảm miễn dịch đáng kể. Do đó, để phòng tránh biến chứng nguy hiểm, khi phát hiện các biểu hiện sau, độc giả cần chủ động thăm khám bác sĩ ngay lập tức:

  • Sưng đau, nổi ban thành dải ở một bên cơ thể
  • Vết ban xuất hiện tại mũi và xung quanh mắt
  • Sốt cao, mệt mỏi
  • Vết phồng lan nhanh sang các vùng khác, thậm chí sang đến phía bên kia của cơ thể
Biện pháp chẩn đoán
Đa số ca bệnh đều có thể được chẩn đoán thông qua quá trình thăm khám lâm sàng.

Đa số ca bệnh đều có thể được chẩn đoán thông qua quá trình thăm khám lâm sàng. Nếu bác sĩ chuyên khoa nghi ngờ bạn đang mắc bệnh Zona thần kinh, họ sẽ kiểm tra mụn nước và nốt ban đỏ, đồng thời thu thập thông tin bệnh sử và yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm như:

  • Phết Tzanck: Bác sĩ rạch nhẹ vết phồng, thu lấy chất dịch cùng một số tế bào da tại vị trí tổn thương, đặt lên slide, nhuộm màu bằng một loại thuốc đặc biệt rồi quan sát bằng kính hiển vi để tìm kiếm một số biến đổi ở tế bào do virus gây ra. Vì không thể phân biệt herpes simplex virus (HSV) và VZV nên hiện nay, kỹ thuật này ít được áp dụng.
  • Cấy virus và cấy kháng thể đặc biệt (chẳng hạn DFA – direct fluorescent antibody – kháng thể huỳnh quang trực tiếp): Cả hai xét nghiệm này có thể vừa giúp xác định chính xác sự tồn tại của VZV vừa phân biệt được VZV và HSV.
  • Sinh thiết da: Bác sĩ trích lấy một mẫu da ở sang thương để xem xét dưới kính hiển vi. Nếu không thu được mẫu sang thương nguyên vẹn, họ có thể tiến hành cấy mô sinh thiết. Ngoài ra, người ta còn có thể phát hiện DNA của virus gây bệnh trong mẫu mô được đem sinh thiết nếu sử dụng PCR (polymerase chain reaction).

Phương pháp điều trị bệnh Zona thần kinh

Như bài viết đã trình bày, bệnh lý sẽ tự khỏi chỉ sau 3 – 4 tuần. Trong khoảng thời gian này, để hỗ trợ quá hồi phục, bệnh nhân cần sử dụng thuốc Tây và tuân thủ chế độ chăm sóc tại nhà, cụ thể:

Sử dụng thuốc Tây

Hiện nay, chúng ta vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh Zona thần kinh. Để đẩy lùi triệu chứng và phòng ngừa biến chứng, bác sĩ sẽ kê toa một số loại thuốc kháng sinh như: acyclovir, famciclovir, valacyclovir… Trong khi đó, những cơn đau nặng sẽ được cải thiện nhờ:

  • Kem capsaicin
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng (amitriptylin)
  • Thuốc chống co giật (gabapentin)
  • Thuốc tê (lidocain dạng gel, kem, miếng dán hay thuốc xịt)
  • Thuốc tê tại chỗ và thuốc tiêm corticosteroid
  • Chế phẩm chứa thuốc giảm đau gây nghiện (codein)
Phương pháp điều trị
Hiện nay, chúng ta vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh Zona thần kinh.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể chủ động giảm đau và xoa dịu những cơn ngứa ngáy do bệnh Zona thần kinh gây ra bằng cách đắp gạc mát lên bóng nước, tắm rửa với nước mát và tránh xa căng thẳng, mệt mỏi.

Sau khi thăm khám, người bệnh cần uống thuốc đúng chỉ định và tuân thủ mọi hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Hãy thông báo ngay với bác sĩ nếu bạn ghi nhận thêm triệu chứng mới hoặc không thể kiểm soát cơn đau ngứa khó chịu.

Chăm sóc tại nhà

Mật ong và nha đam là hai vị thuốc thiên nhiên an toàn, lành tính có thể hỗ trợ chữa bệnh Zona thần kinh vô cùng hiệu quả.

Mật ong

  • Chuẩn bị 1 muỗng cà phê mật ong nguyên chất và 1 muỗng cà phê dầu dừa
  • Trộn đều dầu dừa với mật ong
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da tổn thương
  • Bôi hỗn hợp lên da và giữ nguyên trong vòng 1 tiếng đồng hồ
  • Rửa sạch bằng nước ấm
  • Áp dụng 2 lần/ngày cho tới khi vết ban khô lại và bong vảy

Nha đam 

  • Chuẩn bị nha đam và đường phèn
  • Rửa sạch nha đam, tách lấy phần ruột, xay nhuyễn
  • Nấu sôi phần nha đam thu được với 150ml nước
  • Thêm một chút đường phèn vào nồi nước, khuấy đều rồi tắt bếp
  • Chờ dung dịch nguội đi
  • Uống 1 lần/ngày cho đến khi triệu chứng thuyên giảm
Chăm sóc tại nhà
Mật ong và nha đam là hai vị thuốc thiên nhiên an toàn, lành tính có thể hỗ trợ chữa bệnh Zona thần kinh vô cùng hiệu quả.

Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị bệnh Zona thần kinh tại nhà, bạn cần ghi nhớ những vấn đề sau:

  • Không động chạm và gãi ngứa tại vị trí tổn thương
  • Lấy băng ép ngâm trong nước lạnh để băng sang thương rỉ mủ trong vòng 20 phút, thực hiện 7 – 8 lần/ngày nhằm làm khô sang thương, xoa dịu cơn đau, loại bỏ lớp vảy và giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng vết thương. Ngưng dùng băng ép khi sang thương đã khô đi
  • Vệ sinh các vết phồng đỏ thường xuyên và cẩn thận bằng nước mát, xà phòng cùng dung dịch sát khuẩn y tế
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát
  • Tránh tiếp xúc da chạm da với những người từng hoặc đang bệnh thủy đậu hoặc những người ốm yếu, có sức đề kháng kém
  • Tăng cường bổ sung nước, nhóm thực phẩm giàu vitamin (bơ, cam, gan động vật…) và nhóm thực phẩm giàu lysin (cá, sữa, phô mai, các loại đậu…)
  • Kiêng kỵ các món ăn nhiều gia vị – giàu chất béo, thức ăn nhanh, đồ đóng hộp, hải sản (tôm, ốc, cua, sò, nghêu…), ngũ cốc (yến mạch, mầm lúa mì), các chế phẩm từ chocolate, thuốc lá, rượu bia, cà phê, trà đặc và các chất kích thích
  • Xoa dịu cơn đau, thư giãn tinh thần bằng cách nghe nhạc, xem phim, tập thiền, tránh xa áp lực, căng thẳng
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi
  • Hạn chế làm việc vất vả, quá sức
  • Tuyệt đối không để xà phòng hay nước bẩn ứ đọng ở sang thương
  • Không kích thích, làm vỡ mụn nước
  • Rửa tay sạch sẽ trước – sau khi chăm sóc vết thương
  • Tránh tiếp xúc với trẻ sơ sinh, trẻ em, phụ nữ mang thai, bệnh nhân HIV, những người ốm yếu hoặc chưa từng mắc thủy đậu, chưa được tiêm phòng vắc xin thủy đậu
  • Uống thuốc đúng chỉ định, tuân thủ mọi hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa và tái khám đúng hẹn

Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh Zona thần kinh có thể khiến bệnh nhân đau đớn, khó chịu và làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Vì vậy, độc giả cần điều trị tích cực, kịp thời trước khi xuất hiện biến chứng. Bên cạnh đó, việc ngăn ngừa sự truyền nhiễm của bệnh lý này cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cách phòng bệnh tốt nhất dành cho mọi người chính là tiêm phòng vắc xin thủy đậu.

Cùng chuyên mục

7 cách chữa bệnh giời leo tại nhà bằng mẹo dân gian

7 cách chữa bệnh giời leo tại nhà bằng mẹo dân gian

Hiện nay, cách chữa bệnh giời leo tại nhà bằng mẹo dân gian được nhiều bệnh nhân tin tưởng áp dụng. Với thành phần thảo dược tự nhiên lành tính,...

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh Zona thần kinh

"Bệnh Zona thần kinh có nghiêm trọng không?", "Các biến chứng nguy hiểm của bệnh Zona thần kinh là gì?", "Làm thế nào để điều trị hiệu quả?" Bài viết...

Giời leo là bệnh gì? Có tự khỏi không?

Giời leo là bệnh gì? Có tự khỏi không? Điều trị như thế nào?

Giời leo là bệnh lý phổ biến, do virus nhóm Herpes gây ra. Các triệu chứng của bệnh không những làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn có...

Người bị Zona thần kinh nên ăn gì cho mau khỏi?

Người bị Zona thần kinh nên ăn và kiêng ăn gì?

Là bệnh lý tương đối nguy hiểm, bệnh Zona thần kinh có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường như: nhiễm trùng da, viêm gan, viêm tụy, viêm màng...

Bệnh Zona ở tay chân: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Bệnh Zona ở tay chân là bệnh lý da liễu thường gặp. Tình trạng này khiến bệnh nhân cảm thấy đau ngứa và mệt mỏi, khó chịu. Mời độc giả...

Top 7 thuốc kem bôi trị bệnh Zona thần kinh hiệu quả nhất

Top 7 thuốc kem bôi trị bệnh Zona thần kinh hiệu quả nhất

Thuốc gây tê tại chỗ, thuốc mỡ kháng sinh, dung dịch sát trùng... là những loại kem bôi trị bệnh Zona thần kinh hiệu quả nhất hiện nay. Các loại...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn