Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

9 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

VTV2 chia sẻ bài thuốc “đánh bại” bệnh dạ dày hiệu quả từ thảo dược

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Thuốc dạ dày viện 354 (Bình Vị Nam): Công dụng, cách dùng

Kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày thực quản dứt điểm

Bị đau dạ dày có uống được chè vằng không, tại sao?

Bị đau dạ dày có uống được cà phê không?

Chế độ ăn uống đối với bệnh nhân bị đau dạ dày vô cùng quan trọng. Vậy bị đau dạ dày có uống được cà phê không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp điều đó.

Bị đau dạ dày có uống được cà phê không
Đau dạ dày khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi.

Bị đau dạ dày có uống được cà phê không?

Đau dạ dày là căn bệnh rất phổ biến hiện nay. Những bệnh nhân mắc bệnh đau dạ dày thường gặp phải một số triệu chứng điển hình như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, khó tiêu,… Với căn bệnh này, bệnh nhân nên có chế độ ăn uống phù hợp để giúp bệnh nhanh chóng khỏi. Bên cạnh đó, người bệnh cần phải kiêng một số loại thực phẩm chứa chất kích thích như cà phê, rượu, bia,…

Cà phê là thức uống được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, với những bệnh nhân mắc bệnh đau dạ dày, người bệnh không nên uống cà phê. Một số nghiên cứu cho thấy, trong cà phê có chứa thành phần kích thích sản xuất axit trong dạ dày như axit chlorogen, N-alkanoyl-5-hydroxytryptamide. Do đó, nếu bệnh nhân uống cà phê sẽ khiến cho bệnh đau dạ dày ngày càng trầm trọng hơn. Người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng như buồn nôn, khó tiêu, ợ nóng,…

Thực tế, cà phê là thực phẩm không tốt cho dạ dày, làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày. Đồng thời, mọi người uống cà phê thường xuyên khi bụng đang đói sẽ làm hỏng niêm mạc dạ dày, co thắt đường ruột. Tốt nhất, những bệnh nhân đang bị đau dạ dày nên lựa chọn các loại thực phẩm lành mạnh, để giúp cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh chuyển biến xấu hơn.

Thành phần cà phê gây hại cho dạ dày

Các tài liệu nghiên cứu cho thấy, cà phê là chất gây nghiện. Uống cà phê thường xuyên sẽ nhanh chóng thay đổi thành phần hóa học của não bộ. Dần dần, cơ thể con người sẽ đòi hỏi cung cấp một lượng cà phê lớn hơn. Tuy nhiên, khi mọi người uống cà phê quá nhiều sẽ gây bồn chồn, lo lắng, tim đập nhanh, đau đầu, cao huyết áp,…

Bị đau dạ dày có uống được cà phê không
Cà phê không tốt cho bệnh nhân mắc bệnh đau dạ dày.

Hầu hết, các chuyên gia sức khỏe đều cho rằng, con người không nên uống cà phê nhiều. Bạn nên giới hạn lượng cà phê hàng ngày của mình ở mức 400 mg (tương đương 4 – 5 cốc). Một số thành phần có trong cà phê rất dễ gây hại cho dạ dày của con người, nhất là ở người mẹ mang thai. Cụ thể như sau:

# Caffeine

Đây là chất có thể kích thích, giúp cho đầu óc con người tỉnh táo hơn. Một cốc cà phê 8 ounce (240 ml) sẽ chứa khoảng 95 mg caffeine. Thành phần này sẽ làm tăng tần suất co thắt ở hệ tiêu hóa, thủng dạ dày. Theo đó, các nghiên cứu đã chỉ ra, caffeine có khả năng kích thích mạnh với các cơ quan phía ở hệ tiêu hóa, gây đau dạ dày khi mang thai. Đây là chất có thể gây kích thích đại tràng nhiều hơn 23% so với decaf và hơn 60% so với nước.

# Axit cà phê

Uống nhiều cà phê sẽ làm tăng chất dịch axit trong dạ dày và nhanh chóng gây đau dạ dày. Thành phần của cà phê chứa rất nhiều axit như N-alkanoyl-5-hydroxytryptamide, axit chlorogen. Loại axit này sẽ nhanh chóng di chuyển xuống đường ruột và gây hại cho hệ tiêu hóa, viêm loét dạ dày. Nếu mọi người uống cà phê thường xuyên sẽ gây ra hiện tượng ợ nóng, ợ hơi, khó chịu ở dạ dày.

# Hợp chất Tanin gây thiếu máu dạ dày

Đây là hợp chất có thể hấp thụ chất sắt trong cơ thể con người khiến cho người bệnh bị thiếu sắt, thiếu máu. Đặc biệt, hợp chất Tanin còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan nội tạng, trong đó có dạ dày. Nếu bệnh nhân bị thiếu máu kéo dài sẽ khiến cho người bệnh bị loét dạ dày và hàng loại biến chứng nguy hiểm khác

# Các thành phần khác

Một số thành phần khác có trong dạ dày như chất làm ngọt, đường, kem, sữa,… sẽ khiến cho dạ dày trở nên khó chịu hơn. Theo thống kê, có khoảng 65% những người trên thế giới không thể tiêu hóa đường lactose. Đây là một loại đường sữa khiến cho dạ dày con người hoạt động không ổn định, dễ bị tiêu chảy, co thắt dạ dày, đầy hơi,…

Bên cạnh đó, các thành phần khác trong cà phê còn làm giảm sự hấp thu magie. Đây là chất quan trọng đối với hệ miễn dịch cơ thể. Nếu thiếu hụt thành phần này sẽ gây rối loạn hệ tiêu hóa, viêm loét dạ dày, viêm tá tràng. Đặc biệt, cà phê còn giống như một loại thuốc lợi tiểu khiến người uống đi tiểu nhiều hơn và đứng trước nguy cơ bị mất nước. Bệnh nhân sẽ thường xuyên bị mất ngủ nếu uống cà phê quá nhiều trong ngày.

Cách uống cà phê để không đau dạ dày

Cà phê là thức uống được rất nhiều người ưa chuộng hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể uống cà phê mỗi ngày. Uống cà phê sẽ tăng nguy cơ đau dạ dày gấp 3 lần so với người bình thường. Với những ai yêu thích cà phê và không thể từ bỏ được việc uống cà phê, bạn có thể áp dụng một số bí quyết sau để tránh bị đau dạ dày và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bị đau dạ dày có uống được cà phê không
Một số lưu ý khi uống cà phê cho bệnh nhân bị đau dạ dày.
  • Chỉ nên uống từng ngụm ít để dạ dày dễ chịu hơn
  • Không nên uống cà phê khi bụng đang đói
  • Uống cà phê vào thời gian sau khi ăn trưa sẽ giúp giảm mức độ hấp thụ loại thức uống này cho dạ dày.
  • Nên lựa chọn hạt cà phê có màu tối vì chúng ít lượng axit hơn cà phê sáng màu.
  • Uống cà phê lạnh sẽ giảm thiểu được lượng axit tạo ra khi hấp thụ vào dạ dày.
  • Chọn cà phê có kích thước lớn sẽ ít tính axit hơn
  • Hạn chế sử dụng đường lactose khi uống cà phê vì sẽ gây khó chịu cho dạ dày
  • Nên uống với liều lượng vừa phải, không được uống quá nhiều
  • Bổ sung các loại nước ép trái cây khác thay thế cà phê, tốt cho dạ dày.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc: Bị đau dạ dày có uống được cà phê không? Vì cà phê không tốt cho sức khỏe con người, nhất là những bệnh nhân mắc bệnh đau dạ dày nên bạn cần hạn chế sử dụng. Để đảm bảo an toàn cho cơ thể, người bệnh nên xây dựng cho bản thân mình chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp. Đồng thời, tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để bệnh nhanh chóng khỏi.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Cùng chuyên mục

Người bị đau dạ dày có nên uống vitamin C không?

Bị đau dạ dày có nên uống vitamin C không? Bổ sung thế nào?

Vitamin C có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe như giúp tăng cường hệ miễn dịch, thải độc… Nhưng bị đau dạ dày có nên uống vitamin C...

Viêm loét dạ dày khi mang thai và cách điều trị

Viêm loét dạ dày khi mang thai và cách xử lý an toàn

Viêm loét dạ dày khi mang thai có thể là do mất cân bằng của dịch tiêu hóa trong dạ dày tá tràng, nhưng cũng có thể do vi khuẩn...

Các triệu chứng đau dạ dày cấp

Triệu chứng đau dạ dày cấp và cách xử lý

Đau dạ dày cấp là tình trạng các cơn đau đột ngột bùng phát ở vùng thượng vị, đi kèm triệu chứng buồn nôn, nôn ói, ợ hơi, đau bụng,...

Chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ và những điều cần lưu ý

6 cách chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ bạn nên thử

Chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ có tác dụng làm giảm triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Tuy nhiên, nó thường chỉ có tác dụng đối với...

Người bị đau dạ dày có thể uống vitamin E nhưng cần sử dụng đúng cách, đúng liều lượng, tránh dùng trong thời gian dài

Bị đau dạ dày có uống vitamin E được không?

Vitamin E là chất chống oxy hóa có vai trò quan trọng với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe làn da, không chỉ giúp chăm sóc, bảo vệ làn...

Viêm loét dạ dày dương tính vi khuẩn HP có nguy hiểm không?

Rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày dương tính vi khuẩn HP vô cùng lo lắng bởi các biến chứng của bệnh. Vậy viêm loét dạ dày...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn