Cloramin B: Tác dụng, công thức pha nước khử trùng và lưu ý

Số Đo Chiều Cao và Cân Nặng của nam và nữ (BMI) đạt tiêu chuẩn

Top 10 loại cao hồng sâm Hàn Quốc tốt nhất được nhiều người quan tâm

Khám sức khỏe tổng quát bao gồm những gì? Giá bao nhiêu?

Bệnh sán chó: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bác sĩ châm cứu giỏi tại Tp.HCM Trần Thị Hương Lan, “bách châm, bách trúng” 

4 Ứng dụng của Đá muối Himalaya trong đời sống thường ngày

Bác sĩ mát tay “CHỮA BỆNH TỰ NHIÊN” nhờ vật lý trị liệu tại Đông Phương Y Pháp

Phân biệt mật ong rừng nguyên chất, mật ong nuôi, pha trộn đường

Hướng dẫn vệ sinh tai đúng cách vừa sạch vừa an toàn

11 bí quyết chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho gia đình

Để các thành viên trong nhà luôn được khỏe mạnh, áp dụng các bí quyết chăm sóc sức khỏe cho gia đình là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, đây lại là việc không hề đơn giản. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm được các cách chăm sóc sức khỏe cho gia đình và bản thân hiệu quả nhất.

11 bí quyết chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho gia đình bạn

Các bí quyết chăm sóc sức khỏe cho gia đình tốt nhất
Các bí quyết chăm sóc sức khỏe cho gia đình tốt nhất

Thời tiết thay đổi thất thường, môi trường ô nhiễm cùng những căn bệnh truyền nhiễm luôn đe dọa đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Đặc biệt là đối với những người có sức đề kháng yếu, người cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai.. Vì vậy chăm sóc sức khỏe cho gia đình là điều rất quan trọng. Nếu đang băn khoăn chưa biết chăm sóc sức khỏe gia đình như thế nào là đúng cách, bạn có thể tham khảo những bí quyết sau đây:

1. Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, lành mạnh

Các thực phẩm sử dụng hàng ngày ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Do vậy, chị em cần chú ý tới việc lựa chọn thực phẩm và xây dựng thực đơn hàng ngày phù hợp cho gia đình.

Để có thể làm được điều đó, bạn phải quan sát và nắm được tình trạng sức khỏe của mỗi người. Từ đó đảm bảo bổ sung các chất dinh dưỡng cho phù hợp, tránh tình trạng bổ sung thiếu hoặc thừa chất. Đặc biệt là nên tăng cường rau xanh, các loại trái cây tươi và những thực phẩm giàu protein… Chúng sẽ giúp các thành viên trong gia đình tránh được nhiều bệnh lý như: Suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì, thiếu các loại vitamin và khoáng chất, tiểu đường, huyết áp cao …

Tuy nhiên,  để bảo đảm các thực đơn món ăn hàng ngày của gia đình cung  cấp đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, chị em nên tham khảo của các chuyên gia dinh dưỡng để nhận được các lời khuyên hữu ích hơn.

2. Rửa tay đúng cách – bí quyết chăm sóc sức khỏe cho gia đình tốt nhất

Nếu chưa biết cần phải làm gì để bảo vệ sức khỏe gia đình, bạn có thể bắt đầu từ những việc làm nhỏ nhất như rửa tay thường xuyên và đúng cách. Đôi bàn tay là bộ phận tiếp xúc nhiều nhất với các bề mặt xung quanh như điện thoại, cửa, đồ ăn, nhà vệ sinh… Vì vậy, chúng luôn tiềm ẩn nhiều loại vi khuẩn và virus, đặc biệt là các loại virus có khả năng lây nhiễm như cúm, covid – 19… Do đó rửa tay đúng cách và thường xuyên sẽ loại bỏ được những tác nhân gây bệnh.

Rửa tay đúng cách giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh do vi khuẩn, virus gây ra
Rửa tay đúng cách giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh do vi khuẩn, virus gây ra

Tuy nhiên, không ít người mà đặc biệt là trẻ nhỏ lại không biết nên rửa tay như thế nào cho đúng. Lúc này, các bậc phụ huynh nên hướng dẫn cho con, nhất là vào những thời điểm cần thiết như: Sau khi ăn, chơi, hắt hơi, sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi vuốt ve động vật. Để giúp con dễ dàng học hỏi và hình thành thói quen, cả bố mẹ và những thành viên khác trong gia đình hãy cùng nhau rửa tay kỹ theo hướng dẫn 6 bước của Bộ Y tế:

  • Bước 1: Cần làm ướt hai lòng bàn tay, lấy xà phòng và thoa vào lòng bàn tay, chà xát hai lòng bàn tay với nhau.
  • Bước 2: Dùng lòng bàn tay này để chà lên mu, kẽ ngoài của bàn tay và ngược lại.
  • Bước 3: Tiếp tục chà hai lòng bàn tay lại với nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay.
  • Bước 4: Dùng mặt ngoài các ngón tay của bàn tay để chà vào lòng bàn tay bên kia và thực hiện ngược lại.
  • Bước 5: Lấy lòng bàn tay này để xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.
  • Bước 6: Dùng các đầu ngón tay của bàn tay này để xoay vào lòng bàn kia và ngược lại. Sau đó rửa sạch tay từ bàn tay đến cổ tay dưới vòi nước đang chảy và lau khô.

Ngoài ra, chị em nên chuẩn bị cho gia đình các loại nước rửa tay khô để mọi người sử dụng, tránh tình trạng đi ra ngoài mà không có bồn rửa tay.

3. Lau dọn, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ

Để đảm bảo sức khỏe cho gia đình, bạn nên lau dọn nhà cửa thường xuyên mà nhất là nhà vệ sinh. Nếu không được lau dọn, các loại bụi bặm, nấm mốc, lông thú cưng… trong nhà là những nguyên nhân gây mẩn ngứa, hen suyễn, dị ứng cho các thành viên trong gia đình. Vì vậy, lau dọn nhà cửa thường xuyên là một bí quyết chăm sóc sức khỏe gia đình nên thực hiện.

Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên là một cách chăm sóc sức khỏe gia đình
Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên là một cách chăm sóc sức khỏe gia đình

Đặc biệt, nhà vệ sinh là nơi cần phải chú ý vệ sinh thường xuyên. Đây là khu vực các thành viên trong gia đình thường xuyên sử dụng. Nếu có cố gắng đi vệ sinh và ra thật nhanh thì các vi khuẩn cũng có thể bám vào cơ thể, vì chúng tồn tại khắp nhà vệ sinh. Do đó, hãy lau dọn bồn rửa mặt, toilet, bồn tắm, tường nhà tắm… bằng những chất tẩy rửa.

Ngoài ra, các bàn chải đánh răng của mỗi thành viên nên để cách xa nhau, ít nhất là 2,5 cm. Điều này sẽ giúp các lông bàn chải không chạm vào nhau, các vi trùng gây bệnh không thể lây bệnh qua lại. Bàn chải đánh răng cũng cần phải thay mới định kỳ, thường là 3 tháng một lần và nhất là sau khi mắc bệnh.

Trường hợp gia đình có con nhỏ và thường dùng các đồ chơi thả trong bồn tắm, bạn cũng cần phải vệ sinh chúng thường xuyên . Bởi trong các đồ chơi có thể vẫn còn tồn đọng nước bẩn sau khi sử dụng, ngâm chúng trong dung dịch khử trùng khoảng 1 lần mỗi tuần sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn gây hại.

4. Bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể

Uống đủ nước mỗi ngày là một trong những bí quyết chăm sóc sức khỏe rất  đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Trong cơ thể chúng ta chiếm hơn 70% là nước, có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể bằng hệ bài tiết. Đồng thời còn mang lại một làn da căng mịn, mềm mại. Một khi cơ thể bị thiếu nước sẽ làm cho các hoạt động trao đổi chất bị ngưng trệ, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, đau nhức, làn da nhăn nheo, khô ráp. Nghiêm trọng hơn, cơ thể thiếu nước có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý như sỏi thận, nhiễm trùng bàng quang… Vì vậy, uống nhiều nước lọc hàng ngày sẽ giúp các thành viên có một cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy sức sống.

Bên cạnh đó, nên tránh uống các loại nước ngọt có gas hoặc trà sữa. Chúng là những thức uống ưa thích của nhiều trẻ em và thanh thiếu niên nhưng lại rất có hại cho sức khỏe. Các loại nước ngọt đều chứa nhiều đường hóa học, các hóa chất gây tăng cân , béo phì và gây bệnh. Hãy hạn chế cho con sử dụng các loại nước này và thay vào đó là các nước ép trái cây thơm ngon, bổ dưỡng.

5. Tiêm phòng cho gia đình – bí quyết chăm sóc sức khỏe tốt nhất

Nên tiêm phòng cho các thành viên trong gia đình để phòng ngừa bệnh
Nên tiêm phòng cho các thành viên trong gia đình để phòng ngừa bệnh

Tiêm phòng là biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa các loại bệnh nguy hiểm. Nếu gia đình có con nhỏ, đây lại là việc càng làm nên làm. Bởi sức đề kháng của con lúc này chưa hoàn thiện, dễ bị xâm nhập bởi các loại vi khuẩn, virus. Tiêm phòng sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh cho con hoặc có thể ngăn ngừa biến chứng nếu như không may bé mắc bệnh.

Các bậc phụ huynh cần chú ý đưa con đi tiêm chủng đầy đủ theo khuyến nghị của Bộ Y tế như: Tiêm vắc xin kết hợp để phòng ngừa uốn ván, bạch hầu, ho gà, bại liệt… Một điều cần lưu ý là dù tiêm phòng bất cứ bệnh gì cũng cần phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, hãy liên hệ với các cơ sở y tế uy tín để tiêm chủng cho con, tránh gặp phải những nguy cơ không mong muốn.

6. Sử dụng khăn giấy đúng cách

Khăn giấy là thứ vô cùng quen thuộc và được các đình sử dụng thường xuyên. Nhưng nhiều người lại có thói quen vứt khăn giấy bừa bãi mỗi khi dùng khăn giấy để xì mũi, hắt hơi. Điều này không những làm mất vệ sinh mà còn khiến các vi khuẩn, virus dễ dàng lây lan và xâm nhập vào những thành viên khác trong gia đình. Bởi theo nghiên cứu một số vi khuẩn có thể sống ở ngoài môi trường cơ thể đến 2 tiếng hoặc nhiều hơn thế. Do đó, hãy bỏ giấy đã dùng vào thùng rác và đặt chúng đúng chỗ.

Nếu đi ra ngoài mà quên mang theo khăn giấy, hãy tập thói quen hắt hơi vào bên trong khuỷu tay. Đây chính là một bí quyết chăm sóc sức khỏe cho gia đình nên thực hiện, nhất là vào những thời điểm dịch bệnh căng thẳng như hiện nay.

7. Khám sức khỏe định kỳ – bí quyết chăm sóc sức khỏe cho gia đình

Khám sức khỏe định kỳ là bí quyết chăm sóc sức khỏe gia đình tốt nhất
Khám sức khỏe định kỳ là bí quyết chăm sóc sức khỏe gia đình tốt nhất

Nếu chưa biết nên làm gì để bảo vệ sức khỏe gia đình, khám sức khỏe định kỳ là điều nên làm. Cũng như dân gian chúng ta thường nói câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Khi lên kế hoạch khám định kỳ cho các thành viên trong gia đình, bạn sẽ phát hiện được sớm các triệu chứng bệnh hoặc các vấn đề sức khỏe để có biện điều trị sớm. Cụ thể như sau:

  • Đối với trẻ nhỏ: Nên đưa con đi kiểm tra sức khỏe kết hợp với đánh giá các chỉ số phát triển của con. Điều này sẽ giúp bố mẹ kiểm soát được các triệu chứng bệnh, đồng thời còn theo dõi được tình trạng sức khỏe của bé, có biện pháp xử lý nếu con gặp các vấn đề liên quan đến suy dinh dưỡng hoặc béo phì.
  • Với người trưởng thành: Thăm khám sức khỏe định kỳ giúp bạn kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe và nhận được nhiều lời khuyên hữu ích từ bác sĩ. Từ đó hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như: Huyết áp, tim mạch, tiểu đường hoặc ung thư. Thời gian hợp lý để khám sức khỏe là cách 6 tháng một lần. Nhất là đối với những ông bà trên 50 tuổi. Trường hợp có người thân mắc các bệnh lặt, cần kiểm tra thường xuyên 3 tháng một lần.

8. Tập thể dục thường xuyên

Đây là một bí quyết chăm sóc sức khỏe cho gia đình vô cùng hữu ích. Chúng ta đều biết tập thể dục đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe, giúp bản thân khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng và cảm thấy yêu đời hơn. Mỗi ngày, nên hoạt động thể chất từ 30 – 60 phút để cải thiện hệ tuần hoàn, giúp cơ thể giải phóng năng lượng.

Những người trong gia đình có thể cùng nhau đi bộ, đạp xe vừa là để tăng cường sức khỏe, vừa kết nối chia sẻ với các thành viên. Trường hợp dịch bệnh và không thể ra khỏi nhà, bạn có thể tập các bài tập thể dục tại chỗ, tập yoga…

Ngoài ra, làm các công việc nhà cũng là cách giúp cơ thể hoạt động thể lực. Các thành viên trong gia đình có thể cùng nhau dọn dẹp, hút bụi, làm vườn, có thể dắt chó đi dạo… Những hoạt động này vừa giúp giữ gìn vóc dáng, vừa để cơ thể trở nên nhẹ nhàng, năng động hơn.

Bên cạnh đó, cần hạn chế các thời gian thụ động như chơi game, xem tivi. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, chỉ nên cho con chơi dưới game dưới 2 tiếng mỗi ngày. Thay vào đó, hãy khuyến khích con tham gia các hoạt động vui chơi khác.

9. Dự trữ các loại thuốc cần thiết – bí quyết chăm sóc sức khỏe gia đình

Mỗi gia đình nên có một tủ thuốc đựng các dụng cụ và những loại thuốc cần thiết
Mỗi gia đình nên có một tủ thuốc đựng các dụng cụ và những loại thuốc cần thiết

Để chăm sóc tốt cho sức khỏe gia đình, chị em nên chuẩn bị một số dụng cụ y tế và các loại thuốc cần thiết. Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc theo dõi sức khỏe, khắc phục hoặc phòng ngừa những vấn đề dễ gặp. Sau đây là một vài thứ thiết yếu nên có trong tủ thuốc gia đình của bạn:

  • Băng cá nhân, gạc y tế
  • Thuốc kê đơn theo bệnh lý đang có của từng thành viên trong gia đình
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol hoặc NSAIDs
  • Thuốc hỗ trợ tiêu hóa, chữa táo bón, tiêu chảy, thuốc trị viêm loét dạ dày
  • Các loại thuốc giảm ho, thuốc chống dị ứng, thông mũi, chống sung huyết
  • Thuốc kháng nấm, kháng khuẩn
  • Nhiệt kế, máy đo huyết áp tại nhà
  • Hướng dẫn trong những trường hợp khẩn cấp

10. Ngủ đủ giấc

Nếu đang băn khoăn chưa biết chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình như thế nào, ngủ đủ giấc là việc bạn nên làm. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Nếu cơ thể rơi vào tình trạng thiếu ngủ sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, suy nhược, căng thẳng, đau đầu… Lâu dần, chúng sẽ dẫn đến các bệnh nghiêm trọng như đột quỵ, ung thư, rối loạn thần kinh…

Không ngủ đủ giấc còn làm ảnh hưởng đến năng suất làm việc, giảm khả năng tập trung. Đặc biệt, nếu trẻ không được ngủ đủ giấc, con sẽ dễ sa sút tinh thần, hay căng thẳng, làm giảm kết quả học tập. Vì vậy, chị em nên xây dựng thời gian biểu phù hợp cho cả gia đình. Điều này sẽ mang đến những giấc ngủ ngon, đảm bảo sức khỏe và hiệu quả công việc cho mọi người trong nhà.

11. Giữ không khí gia đình hòa thuận, vui vẻ

Một gia đình luôn xảy ra mâu thuẫn, cãi vã sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả các thành viên trong gia đình, nhất là trẻ nhỏ. Nếu cha mẹ thường xuyên cãi nhau, con sẽ dễ cáu gắt, thường bị tự kỷ và thậm chí là gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ. Ngược lại, nếu gia đình luôn tràn ngập tiếng cười, vui vẻ thì tất cả mọi người cũng sẽ vui vẻ, lạc quan, tạo điều kiện cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt.

Tuy nhiên, cuộc sống gia đình đôi lúc sẽ xảy ra va chạm, mâu thuẫn. Trong những trường hợp này, hãy bình tĩnh ngồi lại và nói chuyện nhẹ nhàng với nhau, đảm bảo giữ được hòa khí trong gia đình. Không nên to tiếng hoặc có những hành vi làm tổn thương người thân của mình.

Trên đây là 11 bí quyết chăm sóc sức khỏe cho gia đình tốt nhất. Gia đình là tổ ấm, là nơi cung cấp nguồn năng lượng cho mỗi thành viên trong gia đình sau những giờ làm việc vất vả. Do đó, không còn gì hạnh phúc hơn khi các thành viên trong nhà luôn khỏe mạnh, vui vẻ. Hãy xây dựng cho bản thân và gia đình mình một lối sống lành mạnh để đảm bảo sức khỏe cho mình và cả những người thân yêu.

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết về chăm sóc sức khỏe sinh sản trẻ vị thành niên

Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên – Điều cần biết

Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên là một việc làm quan trọng và cấp thiết. Điều này không những đảm bảo được sức khỏe cho trẻ mà...

Vua Điện Giải và câu chuyện đưa bí quyết sống thọ của người Nhật về Việt Nam

Vua Điện Giải – Hành trình mang bí quyết sống thọ của người Nhật về với Việt Nam

Được thành lập bởi những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sức khỏe, ít ai biết rằng con đường đưa nước ion kiềm đến với thị trường Việt Nam...

Lá đinh lăng được ứng dụng trong lĩnh vực y học, ẩm thực, làm đẹp vì những công dụng tuyệt vời của nó

Nước lá đinh lăng có tác dụng gì ? Uống nhiều có tốt không ?

Nước lá đinh lăng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, giúp bồi bổ cơ thể cho sản phụ, chữa tắc tia sữa, mề đay, dị ứng, phong thấp…...

Chăm sóc sau sinh Spa sau sinh

Có nên thuê dịch vụ chăm sóc sau sinh hay không?

Sau khi sinh con, người mẹ sẽ có nhiều thay đổi lớn cả về cơ thể lẫn tâm sinh lý. Thân hình chảy sệ, làn da thâm rạn,... cùng với...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn