Viêm phế quản co thắt là gì? Có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Bệnh viêm phế quản uống thuốc gì nhanh khỏi?

Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Phác đồ điều trị viêm phế quản cấp mới nhất theo Bộ Y tế

8 cây thuốc nam chữa bệnh viêm phế quản hay theo dân gian

Viêm phế quản ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

5 Cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không tại nhà

Viêm phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bị viêm phế quản nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Viêm phế quản cấp là gì? Chẩn đoán và điều trị thế nào?

Bị viêm phế quản nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Dinh dưỡng là yếu tố tác động không nhỏ đến tiến độ phục hồi và thời gian điều trị viêm phế quản. Ăn uống điều độ giúp giảm nhẹ triệu chứng, nâng đỡ thể trạng và hỗ trợ hiệu quả của các phương pháp y tế. Tuy nhiên trước khi xây dựng chế độ ăn, bạn cần nắm bắt vấn đề Bị viêm phế quản nên ăn gì và kiêng gì?

Bị viêm phế quản nên ăn gì
Người bị viêm phế quản nên ăn gì, kiêng gì để hỗ trợ quá trình điều trị?

Bị viêm phế quản nên ăn gì?

Viêm phế quản là tình trạng các ống dẫn khí ở hệ hô hấp dưới bị viêm lớp niêm mạc. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng này là do virus, vi khuẩn hoặc do thường xuyên hút thuốc lá, tiếp xúc với khói bụi, sinh sống trong điều kiện không khí ô nhiễm,… Bệnh gây ho dai dẳng, ho có đờm, khó thở, tức ngực, mệt mỏi, sốt và thở khò khè.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống để hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh và nâng đỡ thể trạng. Thực tế cho thấy, dinh dưỡng là một trong những yếu tố tác động đến quá trình hồi phục của bệnh viêm phế quản.

Do đó để đẩy nhanh tốc độ phục hồi và rút ngắn thời gian điều trị, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm sau:

1. Uống đủ nước

Khi bị viêm phế quản cấp, cơ thể có thể bị sốt, mệt mỏi và dẫn đến tình trạng mất nước. Để cân bằng điện giải, bạn nên uống đủ 2 – 2.5 lít nước/ ngày. Đối với trẻ nhỏ, nên bổ sung nước theo độ tuổi hoặc cân nặng của bé. Uống đủ nước giúp điều hòa thân nhiệt, hạn chế tình trạng mệt mỏi và choáng do mất cân bằng điện giải.

Bị viêm phế quản nên ăn gì
Nên uống nhiều nước để làm dịu cổ họng, bù điện giải và giảm tình trạng mệt mỏi

Ngoài ra, bổ sung nước có tác dụng làm loãng dịch đờm, từ đó cải thiện tình trạng thở khò khè, nghẹn cổ họng và khàn tiếng. Đồng thời lạm dịu niêm mạc họng, cải thiện tình trạng ho có đờm và dai dẳng. Để giúp cơ thể phục hồi nhanh, bạn có thể sử dụng nước khoáng bên cạnh nước lọc thông thường hoặc có thể bổ sung thêm nước ép từ rau củ, trái cây.

2. Rau xanh, trái cây – Nhóm thực phẩm tốt cho người bị viêm phế quản

Rau xanh, trái cây là nhóm thực phẩm được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày. Khoáng chất và vitamin trong nhóm thực phẩm này có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe và nâng cao khả năng phòng vệ của cơ thể đối với các tác nhân từ môi trường như bụi bẩn, không khí ô nhiễm, khói thuốc,…

Theo các chuyên gia, bệnh nhân bị viêm phế quản nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C. Vitamin C giúp tăng hoạt động của các tế bào miễn dịch, hỗ trợ hoạt động bắt giữ và tiêu diệt virus, nấm, vi khuẩn. Thường xuyên bổ sung vitamin C có thể giảm nhanh các triệu chứng của viêm phế quản và giúp rút ngắn thời gian điều trị đáng kể.

bị viêm phế quản không nên ăn gì
Người bị viêm phế quản nên bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất bằng các loại rau củ, trái cây

Ngoài ra, chất xơ và nước có trong các loại củ, trái cây còn giúp làm loãng dịch đờm, giảm sưng đỏ và ngứa cổ họng. Khi bị viêm phế quản, nên sử dụng các loại rau củ và trái cây chứa nhiều nước, vitamin C và khoáng chất thiết yếu như cam, quýt, dưa leo, xà lách, dưa hấu, nho,…

3. Tăng cường bổ sung sữa chua

Sữa chua là loại thực phẩm tốt cho đường ruột và hệ thống xương khớp. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này cũng được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn của người bị viêm phế quản, viêm họng và bệnh nhân mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp khác. Sữa chua có kết cấu mềm, dễ nuốt và mát. Khi ăn, sữa chua có thể làm dịu vùng cổ họng ngứa ngáy, nóng rát và hỗ trợ làm dịu cơn ho.

Hơn nữa, loại thực phẩm này còn cung cấp cho cơ thể nhiều thành phần dinh dưỡng thiết yếu như vitamin D, canxi, magie,… Các chất dinh dưỡng trong sữa chua giúp phục hồi thể trạng, giảm mệt mỏi và hỗ trợ hoạt động miễn dịch của cơ thể. Mặc dù giàu dinh dưỡng nhưng sữa chua dễ tiêu hóa nên hoàn toàn không gây tình trạng đầy hơi và chướng bụng.

bị viêm phế quản nên ăn gì
Sữa chua – Loại thực phẩm tốt cho người bị viêm họng, viêm amidan và viêm phế quản

Bên cạnh đó, sữa chua còn chứa nhiều probiotic (lợi khuẩn). Tăng cường lợi khuẩn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt và hỗ trợ cơ thể chống lại vi khuẩn, virus và các tác nhân có hại. Khi sử dụng sữa chua, bạn có thể ăn kèm với trái cây, hạt chia để bổ sung thêm chất xơ, vitamin, nguyên tố vi lượng,… cho cơ thể.

4. Thực phẩm chứa hàm lượng đạm vừa phải

Khi bị viêm nhiễm đường hô hấp, hệ tiêu hóa có thể hoạt động kém hơn so với bình thường. Điều này lý giải vì sao sử dụng các món ăn giàu dinh dưỡng ở thời điểm này có thể gây khó tiêu, chướng bụng và nôn trớ – đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Do đó trong quá trình điều trị viêm phế quản, bạn nên bổ sung các món ăn chứa hàm lượng đạm vừa phải để cơ thể tiêu hóa và hấp thu tốt.

bị viêm phế quản không nên ăn gì
Các loại thực phẩm chứa hàm lượng đạm vừa phải giúp nâng đỡ thể trạng và tăng khả năng đề kháng

Protein (đạm) là thành phần dinh dưỡng quan trọng tham gia vào quá trình trao đổi chất và tạo ra enzyme xúc tác các phản ứng sinh hóa. Bên cạnh đó, protein còn có vai trò miễn dịch. Bổ sung đạm giúp tăng số lượng bạch cầu (tế bào máu có chức năng đề kháng), đồng thời sản xuất một loại protein có tên interferon giúp sản sinh kháng thể chống lại virus và vi khuẩn gây bệnh.

Do đó trong thời gian điều trị viêm phế quản và các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm chứa lượng đạm vừa phải như thịt gà, thịt lợn, cá, đậu, nấm, súp lơ,… Nên ưu tiên chế biến ở dạng canh, cháo để dễ nuốt và tiêu hóa hơn.

5. Các loại thực phẩm chứa Omega 3

Omega 3 được biết đến là axit béo không no tốt cho tim mạch, thị lực và trí não. Loại axit béo này có nhiều trong các loại cá có nhiều mô mỡ (fatty fish) như cá hồi, cá trích, cá tuyết, cá bơn, cá voi, cá thu,… Trên thực tế ngoài những lợi ích đối với những cơ quan kể trên, Omega 3 còn mang lại nhiều công dụng đối với sức khỏe.

bị viêm phế quản không nên ăn gì
Các loại cá chứa Omega có thể làm giảm hiện tượng viêm ở ống dẫn khí (phế quản)

Cụ thể, EPA có trong Omega 3 có tác dụng thanh lọc prostaglandin – chất trung gian trong phản ứng gây viêm. Nồng độ prostaglandin tăng lên khiến niêm mạc phế quản phù nề, dẫn đến thở khò khè, khó thở và ho nhiều. Bổ sung thực phẩm giàu Omega 3 có thể kiểm soát phản ứng viêm và giữ phế quản thông thoáng.

Với tác dụng chống viêm tự nhiên, các loại thực phẩm giàu Omega 3 còn được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn của bệnh nhân mắc các bệnh lý mãn tính như vẩy nến, viêm khớp, hen phế quản,… Bên cạnh đó, loại axit béo này còn giúp bảo vệ cơ thể và làm chậm quá trình lão hóa.

6. Gia vị có đặc tính kháng sinh

Ngoài những thực phẩm giàu dinh dưỡng, bạn nên bổ sung thêm các loại gia vị có đặc tính kháng sinh vào chế độ ăn hằng ngày. Với tác dụng kháng khuẩn tự nhiên, các loại gia vị này có thể ức chế virus, nấm và vi khuẩn gây viêm niêm mạc ống dẫn khí. Khi hiện tượng viêm nhiễm được cải thiện, các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể.

bị viêm phế quản không nên ăn gì
Gừng tươi có tác dụng tiêu đờm, giảm ho và ức chế vi khuẩn có hại

Một số loại gia vị có đặc tính kháng sinh bạn nên bổ sung:

  • Tỏi: Tỏi là loại gia vị quen thuộc với người Việt. Với vị cay nồng, tính ấm, tỏi thường được dùng trong các món xào để tăng hương vị. Loại gia vị này có chứa allicin, fitonxit và glucogen có tác dụng tăng cường sức đề kháng và kháng khuẩn mạnh. Tỏi đã được chứng minh có tác dụng đối với trực khuẩn mủ xanh – loại vi khuẩn thường gây viêm nhiễm đường hô hấp dưới.
  • Hành: Tương tự như tỏi, hành cũng có chứa hoạt chất allicin có tác dụng kháng khuẩn mạnh. Bên cạnh đó, hành tây, hành hoa còn chứa nhiều loại vitamin và chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe. Để giảm nhanh các triệu chứng của bệnh, bạn có thể ăn món cháo hành hoặc thêm hành các món ăn thông thường.
  • Gừng: Gừng có mùi thơm đặc trưng thường được dùng trong các món súp, canh hoặc được dùng để pha nước chấm. Loại gia vị này chứa hoạt chất Gingerol có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau tại chỗ. Ngoài ra, sử dụng các món ăn từ củ gừng còn hạn chế được tình trạng hơi thở có mùi do viêm nhiễm đường hô hấp, đồng thời giúp tiêu đờm và giảm ho hiệu quả.
  • Nghệ: Nghệ là loại gia vị không có mùi nên hoàn toàn không gây khó chịu như tỏi, hành,… Nghệ chứa hoạt chất curcumin có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm tự nhiên. Bạn có thể thêm nghệ vào các món ăn hằng ngày để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm phế quản.

Ngoài những loại gia vị này, bạn có thể bổ sung thêm quế, tiểu hồi, đại hồi,… vào chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên với những loại loại gia vị cay nồng hành và tỏi, nên hạn chế sử dụng quá nhiều vì có thể gây rát cổ họng và trào ngược thực quản.

7. Mật ong – Thực phẩm tốt cho bệnh nhân viêm phế quản

Mật ong được ví như kháng sinh tự nhiên. Các nghiên cứu khoa học được thực hiện cho thấy, loại thực phẩm này có khả năng ức chế đến 60 chủng vi khuẩn.

Khi nghiên cứu cụ thể hơn, các chuyên gia nhận thấy hệ miễn dịch của loài ong sản sinh ra defensing-1 có trong mật. Thành phần này có tác dụng diệt khuẩn và giảm viêm mạnh. Cũng chính vì vậy mà mật ong thường được phái nữ tận dụng để điều trị mụn trứng cá và giảm mẩn đỏ, ngứa ngáy do dị ứng.

Bị viêm phế quản nên ăn gì
Mật ong có tác dụng ức chế 60 chủng vi khuẩn có hại nhờ vào chất defensing-1

Chất defensing-1 có trong mật ong được chứng minh có hiệu quả với các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh. Do đó, bổ sung mật ong vào chế độ ăn có thể đẩy lùi hiện tượng viêm ở ống dẫn khí, giảm sưng đỏ và ngứa ngáy ở cổ họng. Đồng thời hỗ trợ hiệu quả của thuốc kháng sinh và phòng ngừa hiện tượng “nhờn thuốc”.

Khi sử dụng, nên pha mật ong với nước ấm uống nhiều lần trong ngày để làm dịu cổ họng, giảm ho và làm loãng dịch đờm. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này còn cung cấp glucose, vitamin, axit amin cần thiết cho sức khỏe và hệ miễn dịch.

Người bị viêm phế quản nên kiêng gì?

Bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh có thể giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh và đẩy nhanh tiến độ hồi phục đáng kể. Tuy nhiên bên cạnh đó, bạn nên kiêng cử hoặc tránh tuyệt đối một số loại thực phẩm, đồ uống tác động xấu đến quá trình điều trị viêm phế quản.

Dưới đây là một số loại thực phẩm và đồ uống bạn cần hạn chế khi điều trị viêm phế quản:

1. Rượu bia, cà phê và nước ngọt có gas

Khi mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, bạn phải tránh tuyệt đối các loại thức uống như rượu bia, nước ngọt có gas và cà phê. Các loại thức uống này đều kích thích niêm mạc họng, làm nghiêm trọng triệu chứng của bệnh và giảm tốc độ hồi phục. Cụ thể:

bị viêm phế quản kiêng ăn gì
Tránh tuyệt đối đồ uống chứa cồn trong thời gian điều trị viêm phế quản và các bệnh hô hấp khác
  • Ethanol (cồn) trong rượu bia gây kích thích cổ họng khiến họng ngứa ngáy và làm cơn ho bùng phát mạnh. Hơn nữa, đồ uống chứa cồn còn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể, từ đó làm giảm khả năng phục hồi của cơ thể sau viêm nhiễm.
  • Cà phê là thức uống quen thuộc – đặc biệt là với những người phải làm việc và học tập với cường độ cao. Tuy nhiên khi đang bị viêm phế quản, bạn nên hạn chế thức uống này. Caffeine trong cà phê có thể khiến cơ thể mất nước, gây mệt mỏi, làm đặc dịch đờm và kích thích cơn ho bùng phát.
  • Nước ngọt có gas chứa hàm lượng đường rất cao. Đường không chỉ gây tăng cân, béo phì mà còn làm tăng độ đặc quánh của dịch tiết hô hấp. Tình trạng này dẫn đến triệu chứng thở khò khè, khó thở, ho nhiều và ho dai dẳng. Vì vậy để bệnh thuyên giảm nhanh, nên hạn chế thức uống này trong thời gian điều trị.

2. Các món ăn khô cứng, nhiều dầu và gia vị

Ngoài các loại thức uống trên, bạn cũng cần hạn chế các món ăn khô cứng, nhiều gia vị và dầu mỡ. Bởi thức ăn có kết cấu cứng, khô có thể gây khó nuốt và vô tình kích thích niêm mạc cổ họng. Khi bị viêm phế quản, bản thân cổ họng đã nhạy cảm hơn bình thường. Vì vậy, sử dụng món ăn cứng, khô có thể gây ngứa họng, sưng đỏ và khiến tình trạng ho trở nên nghiêm trọng hơn.

bị viêm phế quản kiêng ăn gì
Hạn chế món ăn chứa nhiều dầu mỡ và gia vị khi điều trị viêm phế quản

Trong khi đó, các món ăn chứa nhiều dầu mỡ tăng mức độ phù nề và viêm ở các cơ quan hô hấp. Từ đó gây ra tình trạng thở khò khè, đau thắt ngực, mệt mỏi,… Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế món ăn chứa nhiều gia vị như muối, mì chính, bột ngọt, đường. Các loại gia vị này đều gây kích ứng niêm mạc, khiến cơ thể mất nước, mệt mỏi và chậm phục hồi hơn so với bình thường. Thay vào đó trong thời gian điều trị viêm phế quản, nên chế biến món ăn mềm, lỏng, dễ nuốt và ít gia vị.

3. Sữa và phô mai

Sữa và phô mai có thể khiến dịch đờm trở nên đặc hơn. Điều này gây khó khăn trong quá trình làm sạch dịch tiết hô hấp và khiến dịch ứ trọng lâu ngày bên trong ống dẫn khí. Nguyên nhân là do sau khi được dung nạp, sữa sẽ giải phóng ra một loại protein có tác dụng tăng sản sinh dịch nhầy.

Vì vậy, sử dụng sữa, phô mai trong thời gian điều trị viêm phế quản có thể làm nghiêm trọng các triệu chứng như ho, đờm, thở khò khè, khó thở và đau thắt ngực. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể bổ sung sữa chua hoặc các loại sữa đã được tách béo. Các chế phẩm này đã được chứng minh không ảnh hưởng đến quá trình sản sinh dịch nhầy của cơ quan hô hấp.

4. Thực phẩm gây dị ứng

Dị ứng thực phẩm là tình trạng cơ thể phản ứng lại với protein có trong một số loại thực phẩm. Sau khi dung nạp các loại thực phẩm dị ứng, hệ miễn dịch sẽ sản sinh IgE, từ đó phóng thích histamine và các thành phần hóa học trung gian vào niêm mạc và da.

Ngoài các vấn đề da liễu như mề đay, phát ban, tình trạng này còn có thể gây viêm đường hô hấp, sưng cổ họng và khó thở. Dị ứng thực phẩm xảy ra trong thời gian điều trị viêm phế quản có thể làm nghiêm trọng các triệu chứng của bệnh và ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ phục hồi.

bị viêm phế quản kiêng ăn gì
Dị ứng thực phẩm có thể làm nghiêm trọng các triệu chứng của bệnh viêm phế quản

Do đó khi đang điều trị các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, bạn nên tránh dùng các loại thực phẩm có tiền sử dị ứng. Ngoài ra cũng nên thận trọng với các nhóm thực phẩm có khả năng dị ứng cao như hải sản, mè, đậu phộng,…

5. Các loại thực phẩm gây ho, sinh đờm

Thực tế, một số loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe nhưng không được khuyên dùng trong thời gian điều trị viêm phế quản. Bởi các loại thực phẩm này có thể sinh đờm và gây ho nhiều.

bị viêm phế quản kiêng ăn gì
Hạn chế các loại thực phẩm sinh đờm và gây ho như đậu phộng, mè, snack, rau củ sấy, bánh quy,…
  • Mè: Mè chứa lượng chất béo khá cao và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, dùng mè trong thời gian bị ho có thể khiến tình trạng nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, mè còn là loại thực phẩm dễ gây dị ứng.
  • Đậu phộng: Tương tự như mè, đậu phộng cũng có thể sinh đờm và kích thích cơn ho bùng phát. Do đó trong thời gian điều trị, bạn nên hạn chế đậu phộng, bơ đậu phộng và các món ăn từ loại đậu này.
  • Một số loại thực phẩm khác: Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế một số loại thực phẩm có thể gây ho nhiều và tăng độ đặc quánh dịch đờm như các loại hạt sấy khô, trái cây sấy, củ quả sấy, bánh quy, snack,…

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Bị viêm phế quản nên ăn gì và kiêng gì?’. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn có thể xây dựng thực đơn ăn uống khoa học để hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng và rút ngắn thời gian điều trị. Bên cạnh phương pháp y tế và chế độ dinh dưỡng, nên chú ý ngủ nghỉ đúng giờ, giữ ấm cơ thể và hạn chế stress.

Cùng chuyên mục

8 Cách chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá đơn giản hiệu quả

Chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá đã và đang được rất nhiều áp dụng bởi đơn giản, dễ thực hiện tại nhà, đặc biệt là cho hiệu quả...

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm: Bệnh chớ xem thường

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là tình trạng ống dẫn khí nhỏ bị viêm nhiễm bởi virus và vi khuẩn. Bệnh có thể gây suy hô hấp, xẹp phổi,...

6 Cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không tại nhà

Chữa viêm phế quản bằng lá trầu không tại nhà là một trong những cách điều trị bệnh được lưu truyền phổ biến trong dân gian. Cách chữa này vừa...

5 Cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không tại nhà

Chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không tại nhà là phương pháp dân gian vừa an toàn vừa mang lại hiệu quả trị bệnh rất cao. Loại...

Ho nghẹt mũi, khó thở là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh

Viêm phế quản ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Viêm phế quản ở trẻ em là căn bệnh thường gặp nhất là khi thời tiết thời đổi, có thể khỏi bệnh trong thời gian ngắn nếu kịp thời chăm...

Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh chủ yếu là do khí hậu thay đổi đột ngột, không khí lạnh làm cho cơ quan hô hấp của trẻ nhỏ bị...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn