Viêm phế quản co thắt là gì? Có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Bệnh viêm phế quản uống thuốc gì nhanh khỏi?

Phác đồ điều trị viêm phế quản cấp mới nhất theo Bộ Y tế

8 cây thuốc nam chữa bệnh viêm phế quản hay theo dân gian

Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Viêm phế quản ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

5 Cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không tại nhà

Viêm phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bị viêm phế quản nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Viêm phế quản cấp là gì? Chẩn đoán và điều trị thế nào?

10 Cách chữa bệnh viêm phế quản tại nhà hiệu quả

Thay vì sử dụng kháng sinh, nhiều người chọn cách chữa bệnh viêm phế quản tại nhà để hỗ trợ điều trị, vì không gây tác dụng phụ lại an toàn, hiệu quả chi phí thấp. Viêm phế quản là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp, nhất là khi thời tiết thay đổi do virus, vi khuẩn gây ra, có thể tự khỏi sau 1 – 2 tuần. Vì vậy, khi bệnh mới khởi phát, ở giai đoạn nhẹ, thay vì sử dụng kháng sinh, bạn có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc, hỗ trợ điều trị tại nhà.

Hiểu đúng về bệnh viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản cấp tính có thể điều trị bằng các phương pháp tại nhà mà không cần dùng thuốc
Bệnh viêm phế quản cấp tính có thể điều trị bằng các phương pháp tại nhà mà không cần dùng thuốc

Phân biệt viêm phế quản cấp tính và mãn tính

Viêm phế quản là một trong những bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp, xuất hiện khi các đường dẫn khí trong phổi bị viêm, có thể gây viêm mãn tính hoặc cấp tính. Mỗi trường hợp sẽ có cách điều trị khác nhau, do đó người bệnh cần phân biệt chúng để có biện pháp xử lý phù hợp. Sự khác nhau cụ thể giữa viêm phế quản cấp tính và mãn tính như sau:

  • Viêm phế quản cấp tính: Thường do virus gây ra, các triệu chứng như ho, sốt, nghẹt mũi, sổ mũi, khò khè, tiết đờm… không kéo dài quá 7 – 10 ngày. Với trường hợp này người bệnh có thể tự khỏi sau một thời gian hoặc có thể điều trị tại nhà bằng các phương pháp hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, giảm thiểu triệu chứng mà không cần dùng thuốc kê đơn.
  • Viêm phế quản mãn tính: Là bệnh thường gặp chủ yếu ở người thường xuyên hút thuốc lá hoặc làm việc trong môi trường bụi bẩn. Viêm phế quản mãn tính là một trong những bệnh góp phần gây bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính. Khi bị viêm phế quản mãn tính, bạn không nên tự ý điều trị, hơn nữa việc điều trị tại nhà không thể mang lại hiệu quả ngược lại còn khiến bệnh kéo dài, tiến triển nặng, có nguy cơ gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Các triệu chứng của bệnh viêm phế quản

Nếu muốn điều trị viêm phế quản hiệu quả, người bệnh cần nắm được các triệu chứng của bệnh, tránh nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh cảm lạnh hoặc nhiễm trùng xoang. Các triệu chứng của bệnh như sau:

  • Viêm phế quản có các triệu chứng khá giống với cảm lạnh thông thường như đau họng, hắt hơi, thở khò khè, sốt, mệt mỏi. Tuy nhiên, bệnh viêm phế quản thường có các cơn ho ra đờm vàng hoặc xanh. 
  • Nếu các triệu chỉ kéo dài 7 – 10 ngày là viêm phế quản cấp tính, nếu kéo dài lâu hơn thì có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phế quản mãn tính.
  • Viêm phế quản cấp tính có thể điều trị tại nhà, các triệu chứng thường giảm dần trong vòng 7 – 10 ngày mà không cần có sự hỗ trợ của thuốc kháng sinh. 

Các yếu tố nguy cơ

Nếu không thể xác định được bạn có đang mắc bệnh viêm phế quản dựa trên các triệu chứng bệnh, hãy dựa vào các yếu tố nguy cơ để tự chẩn đoán. Các yếu tố này bao gồm:

  • Hệ miễn dịch yếu dẫn đến sự xâm nhập của virus gây viêm phế quản cấp tính, thường ở những đối tượng như người cảm lạnh kéo dài hoặc người mắc các bệnh lý khiến hệ miễn dịch suy yếu. Các đối tượng như trẻ nhỏ, người lớn tuổi cũng có nguy cơ mắc viêm phế quản cao.
  • Tính chất, môi trường làm việc khiến bạn phải thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng phổi như ammonia, chlorine, axit, hydro sulfide, brom, sulfur dioxide… Các tác nhân này dễ gây kích thích phổi và dễ xâm nhập vào phổi gây viêm hoặc tắc nghẽn đường dẫn khí. 
  • Cổ họng bị kích thích do bạn bị trào ngược axit hoặc mắc các bệnh lý về dạ dày gây ra tình trạng viêm phế quản.
  • Thường xuyên hút thuốc lá rất dễ gây viêm phế quản cấp và mãn tính. Nếu rơi vào trường hợp này, việc điều trị tại nhà sẽ rất khó mang lại hiệu quả, tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

10 Cách chữa bệnh viêm phế quản tại nhà

Các phương pháp điều trị viêm phế quản tại nhà chỉ phù hợp với người mắc viêm phế quản cấp tính, các triệu chứng của bệnh còn ở mức độ nhẹ, mới khởi phát. Một số phương pháp điều trị có thể kể đến như:

1. Dùng mật ong chữa  bệnh viêm phế quản tại nhà

Cách chữa bệnh viêm phế quản tại nhà
Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ làm lành các tổn thương rất tốt cho người bị viêm phế quản

Mật ong vị ngọt, có tác dụng bồi bổ tỳ vị, dưỡng huyết, thanh nhiệt giải độc, nhuận phế, hành khí tiêu đàm… hỗ trợ điều trị viêm phế quản rất tốt. Theo nghiên cứu y học hiện đại, trong mật ong chứa hoạt chất hydro peroxide có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm. Mật ong cũng có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, chống oxy hóa, giảm cholesterol trong máu.

Trong một nghiên cứu, khi dùng mật ong để điều trị ho cho các bệnh nhân có triệu chứng cảm lạnh. Người ta nhận thấy rằng, sử dụng mật ong hỗ trợ điều trị là một liệu pháp tốt, đem đến kết quả khả quan. 

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Lấy mật ong pha với nước ấm uống vào buổi tối trước khi đi ngủ để giảm ho, đờm ở cổ họng, cải thiện tình trạng nghẹt mũi.
  • Cách 2: Hãm mật ong với cam thảo, giấm ăn để uống hàng ngày
  • Cách 3: Lấy 30g mật ong cho vào chén nhỏ, đun sôi trên lửa nhỏ, thêm ít nước, đập trứng vào nấu chín, dùng 1 lần/ngày.

Lưu ý: Mặc dù ho là quá trình cần thiết để loại bỏ chất nhầy ra khỏi đường hô hấp, vì vậy ho không phải là không tốt. Do đó, bạn không nên sử dụng mật ong cả ngày chỉ để không bị ho, tốt nhất chỉ nên dùng trước khi đi ngủ để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.

2. Cách chữa bệnh viêm phế quản tại nhà bằng tỏi

Có thể dùng tỏi để hỗ trợ điều trị viêm phế quản
Có thể dùng tỏi để hỗ trợ điều trị viêm phế quản

Tỏi chứa hoạt chất allicin, được xem như một hoạt chất kháng sinh tự nhiên mạnh, có tác dụng tiêu diệt, ngăn ngừa các loại vi khuẩn, virus gây bệnh, từ đó đẩy lùi các triệu chứng bệnh hiệu quả. Tỏi còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có chứa lượng lớn selen, germanium… không chỉ tốt với người bệnh viêm phế quản mà còn có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh như ho khạc đờm, cúm, tiểu đường, thấp khớp, cao huyết áp…

Cách thực hiện: 

  • Cách 1: Lấy 1 – 2 tép tỏi, bóc sạch vỏ, ngày dùng 1 – 2 lần sẽ thấy các triệu chứng ho đờm ở cổ họng cải thiện.
  • Cách 2: Dùng 500g tỏi bóc sạch vỏ; 500g gừng tươi rửa sạch; nghiền tỏi và gừng lấy nước, cho vào bát, thêm ít mật ong vào để dùng. 
  • Cách 3: Dùng một ít tỏi, bóc sạch vỏ, cho vào máy xay nhuyễn, cho vào nồi, đổ mật ong vào cho ngập tỏi rồi nấu thành cao. Bảo quản trong hũ thủy tinh sạch, ở ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.
  • Cách 4: Dùng 200g tỏi tươi, xay nhuyễn, đắp vào huyệt dũng tuyền trước khi đi ngủ, cố định bằng gạc y tế, rửa lại chân vào sáng hôm sau.

3. Dùng trà hoa cúc La Mã chữa viêm phế quản

Trà hoa cúc La Mã có thể xoa dịu cảm giác khó chịu ở cổ họng
Trà hoa cúc La Mã có thể xoa dịu cảm giác khó chịu ở cổ họng

Trà hoa cúc xuất hiện từ lâu ở thời La Mã Hy Lạp, được nhiều quốc gia biết đến rộng rãi, được sử dụng như một vị thuốc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh. Sử dụng trà hoa cúc có thể giúp làm giảm các triệu chứng sốt, ho, chảy nước mũi, nhức đầu… Đồng thời, thảo dược này còn có tác dụng ngăn ngừa virus tấn công, giúp an thần, ngủ ngon giấc và hỗ trợ phục hồi sức khỏe. 

Nguyên liệu: 10g trà hoa cúc, 10ml mật ong, 200 – 300ml nước sôi

Cách thực hiện:

  • Đun sôi nước hoặc dùng nước đã đun sôi trong bình giữ nhiệt
  • Cho trà hoa cúc vào cốc hoặc ấm pha trà, tráng qua với nước sôi, đổ nước đầu
  • Cho nước sôi từ từ vào ấm, nhiệt độ nước pha trà thích hợp là 70 – 80 độ C
  • Đậy nắp, sau 2 phút thì cho mật ong vào, đợi thêm 5 phút là có thể thưởng thức.

Lưu ý: Nếu có tiền sử hen suyễn hoặc đang sử dụng các loại thuốc chống đông máu như Clopidogrel, Heparin… thì không nên sử dụng trà hoa cúc. 

4. Cách chữa viêm phế quản tại nhà bằng hành tây

Củ hành tây có thể đặt ở góc phòng để làm sạch không khí
Củ hành tây có thể đặt ở góc phòng để làm sạch không khí, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh về hô hấp

Hành tây có tác dụng long đờm, có hiệu quả tốt với các nhóm bệnh do lạnh, sổ mũi, nghẹt mũi hoặc các chứng sốt siêu vi. Trong hành tây có chứa một số phytoncide, có tính chất giống allicin, có khả năng kháng khuẩn mạnh, có thể tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm bao gồm cả Salmonella và E.coli. Với đặc tính chống viêm mạnh mẽ, hành tây có thể giảm các triệu chứng ho hen, giảm xuất tiết dịch phế quản, giảm phù nề thanh quản. Với tác dụng này, tại một số nước, hành tây được sản xuất thành siro để trị ho và bệnh về đường hô hấp cho trẻ em.

Cách thực hiện:

  • Dùng 1 củ hành tây, rửa sạch ép lấy nước
  • Mỗi ngày dùng 3 – 4 thìa cà phê nước ép hành tây pha với mật ong

Công dụng: Tiêu đờm, ngăn ngừa quá trình tạo đờm trong cơ thể, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh cảm lạnh thông thường, viêm phế quản. Ngoài ra, bạn có thể lấy một củ hành tây to, bóc đi lớp vỏ ngoài chỉ để lại lớp trắng bên trong, cắt đầu củ bỏ đi rồi đặt trong góc phòng. Đến khi củ héo thì lại thay bằng củ khác. 

5. Mẹo chữa viêm phế quản bằng vỏ bưởi

Cách chữa bệnh viêm phế quản tại nhà
Vỏ bưởi có tác dụng giảm sưng viêm, tốt cho người bị viêm phế quản

Vỏ bưởi chứa một lượng lớn tinh dầu limonene, có tác dụng chống viêm, giảm sưng viêm, cải thiện tình trạng tổn thương ở các tế bào. Chứa một lượng lớn naringin, hesperidin, có tác dụng ức chế, làm chậm sự lây lan các khối y trong đường tiêu hóa. Theo y học cổ truyền, vỏ bưởi vị hơi cay, đắng, có mùi thơm nhẹ, tác dụng tiêu viêm, hoa đờm, tiêu báng tích, tiêu phù thũng, có hiệu quả tốt trong điều trị viêm phế quản. 

 Nguyên liệu: 15g vỏ bưởi, 10g đường phèn

Cách thực hiện:

  • Vỏ bưởi rửa sạch, thái thành từng sợi nhỏ, trộn với đường phèn trong bát
  • Đem đi chưng cách thủy cho đến khi vỏ bưởi chín mềm, đường phèn tan hết thì tắt bếp
  • Dùng nước này uống 3 – 4 lần/ngày, mỗi lần 2 – 3 thìa
  • Liên tục trong 4 – 6 ngày sẽ thấy các triệu chứng của bệnh viêm phế quản được cải thiện.

6. Cách chữa bệnh viêm phế quản tại nhà bằng củ nghệ

Các hoạt chất trong nghệ rất tốt cho sức khỏe, có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm phế quản
Các hoạt chất trong nghệ rất tốt cho sức khỏe, có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm phế quản

Nghệ chứa nhiều hoạt chất chống viêm, có tác dụng hỗ trợ làm lành các tổn thương. Ngoài ra, nghệ cũng chứa các hoạt chất chống oxy hóa, có tác dụng giảm kích ứng, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Lấy 1 thìa bột nghệ, pha với 1 ly sữa ấm, uống 2 – 3 lần/ngày
  • Cách 2: Lấy ½ thìa bột nghệ trộn với 1 thìa cà phê mật ong thành hỗn hợp sền sệt, uống mỗi ngày 1 lần.
  • Cách 3: Dùng nghệ tươi, rửa sạch, cắt lát, thái nhỏ để pha trà uống mỗi ngày.

Lưu ý: Không dùng nghệ cho người rối loạn máu, bị chảy máu, thiếu máu, người có vấn đề về túi mật. Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú chỉ nên dùng với lượng nhỏ. 

7. Sử dụng dầu khuynh diệp

Tinh dầu khuynh diệp có thể dùng để xông hơi hỗ trợ điều trị
Tinh dầu khuynh diệp có thể dùng để xông hơi hỗ trợ điều trị

Tinh dầu khuynh diệp có tác dụng xoa dịu cổ họng, xoa dịu cơn ho, giảm tắc nghẽn ở mũi, cổ họng do viêm phế quản gây ra. Loại tinh dầu này có bán ở hầu hết các hiệu thuốc, cửa hàng chăm sóc sức khỏe, là liệu pháp điều trị tự nhiên mang lại hiệu quả tốt cho người sử dụng.

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Dùng 5 – 10 giọt tinh dầu khuynh diệp nhỏ 2 cốc nước sôi, trùm chăn hoặc khăn tắm lên đầu, hướng mặt xuống cốc nước để hít hơi nước bốc lên. Cố gắng hít càng nhiều càng tốt sẽ thấy các triệu chứng của bệnh viêm phế quản được cải thiện.
  • Cách 2: Dùng tinh dầu khuynh diệp pha loãng với dầu hạnh nhân hoặc dầu oliu, rồi thoa lên da. Nên kết hợp cả 2 phương pháp để có hiệu quả tốt nhất cho việc điều trị viêm phế quản.

Lưu ý: Không được uống tinh dầu khuynh diệp nếu không có chỉ định của bác sĩ. Thông thường, tinh dầu khuynh diệp chỉ phù hợp để sử dụng gián tiếp, uống hoặc sử dụng với liều cao có thể gây ngộ độc. 

8. Súc miệng bằng nước muối

Súc miệng với nước muối sinh lý để sát khuẩn, giảm đờm
Súc miệng với nước muối sinh lý để sát khuẩn, giảm đờm

Dùng nước muối chữa viêm phế quản cũng là một trong những cách chữa bệnh viêm phế quản tại nhà đơn giản, an toàn, được nhiều người áp dụng. Biện pháp này có thể giúp giảm triệu chứng đau rát cổ họng, đồng thời giảm đờm ở họng, cải thiện chứng nghẹt mũi do bệnh viêm phế quản gây ra. 

Cách thực hiện:

  • Dùng nước muối sinh lý hoặc pha một muỗng cà phê muối với một ly nước ấm
  • Lấy nước muối này ngậm và khò ở cổ họng, tuyệt đối không nuốt
  • Nhổ ra ngoài, thực hiện liên tục nhiều lần rồi súc lại miệng bằng nước
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày để thấy các triệu chứng của bệnh viêm phế quản thuyên giảm.

9. Xông hơi bằng tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà giúp giảm nghẹt mũi
Tinh dầu bạc hà giúp giảm nghẹt mũi

Tinh dầu bạc hà kết hợp với hơi nước giúp phá vỡ, làm loãng chất nhầy trong mũi và cổ họng từ đó giúp tống khứ chất nhầy ra ngoài cơ thể dễ dàng. Không chỉ vậy, hơi nước nóng cũng giúp kích thích mạch máu dưới da hoạt động từ đó giúp các cơ thư giãn và giảm ho. 

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Mở vòi nước nóng hoặc xả nước vào bồn tắm thêm ít tinh dầu, đóng cửa cho hơi nước bốc lên. Hít lấy hơi nước bốc lên để hơi nước đi qua mũi, miệng, làm dịu niêm mạc, từ đó giúp giảm đờm tốt hơn.
  • Cách 2: Cho tinh dầu bạc hà vào bát nước ấm, dùng khăn trùm kín đầu, hít lấy hơi nước bốc lên. Nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ, nên chú ý kiểm tra nước trước khi thực hiện, việc sử dụng nước quá nóng có thể gây kích ứng niêm mạc mũi và họng. 

10. Cách chữa bệnh viêm phế quản bằng trà gừng

Trà gưng tươi với mật ong
Trà gưng tươi với mật ong

Một trong những cách chữa bệnh viêm phế quản tại nhà được nhiều người áp dụng là sử dụng trà gừng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, gừng có tác dụng kháng viêm, tiêu viêm, chống nhiễm trùng đường hô hấp. Sử dụng trà gừng sẽ giúp trị ho, giải cảm, chống lại các virus hợp bào hô hấp gây các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Gừng cũng giúp giảm đau, giảm cholesterol xấu, điều hòa đường huyết, hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa. 

 Cách thực hiện:

Cách 1: Trà gừng mật ong

  • Đun sôi nước; gừng rửa sạch thái lát mỏng
  • Đổ nước ra cốc, cho gừng vào sau 5 – 10 phút thì thêm ít mật ong
  • Khuấy đều rồi thưởng thức khi còn nóng
  • Uống chậm, nhấm nuốt từng ngụm vào mỗi buổi sáng hoặc tối để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Cách 2: Trà gừng đường trắng

  • Chuẩn bị gừng tươi, đường trắng, nước lọc
  • Gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch với nước, nạo thành sợi nhỏ
  • Lấy 1 cái nồi nhỏ, cho nước vào đun sôi
  • Khi nước sôi thì cho gừng vào cốc, đổ nước vào
  • Hãm nước gừng trong 10 phút thì thêm đường trắng vào
  • Khuấy đều, thưởng thức khi còn nóng. 

Cách 3: Trà gừng, chanh, mật ong

  • Nguyên liệu: Gừng tươi, chanh, mật ong, nước lọc
  • Gừng cạo sạch vỏ, rửa sạch, cắt thành lát mỏng
  • Cho nước lọc vào nồi, thêm gừng vào, đun sôi ở lửa nhỏ trong 10 phút
  • Sau 10 phút thì tắt bếp, rót nước gừng ra cốc, vắt thêm ½ quả chanh, 1 – 2 thì mật ong
  • Khuấy đều, thưởng thức khi còn nóng để cảm nhận mùi thơm của gừng. 

Lưu ý: Không nên uống quá nhiều trà gừng trong ngày, chỉ nên uống 1 cốc trà gừng nếu có các vấn đề sức khỏe như giảm huyết áp, ợ nóng. Không dùng trà gừng cho phụ nữ mang thai để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Các biện pháp chăm sóc khi bị viêm phế quản

Khi bị viêm phế quản, bên cạnh các cách chữa bệnh viêm phế quản tại nhà, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ chăm sóc để nhanh chóng hồi phục. Cụ thể như sau:

1. Ngủ đủ giấc

Với bệnh nhân viêm phế quản, các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên ngủ nghỉ đầy đủ để cơ thể được phục hồi tốt nhất từ đó nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân thường rất khó ngủ do các triệu chứng bệnh ảnh hưởng. Để có giấc ngủ ngon, bạn nên:

  • Có thói quen cải thiện giấc ngủ ngay cả khi khỏe mạnh, nên tạo môi trường ngủ yên tĩnh, trước khi đi ngủ 1 – 2 tiếng nên tắt các thiết bị điện tử, không sử dụng điện thoại hay laptop trước khi đi ngủ.
  • Có thể dùng các phương pháp đã đề cập trên hoặc các loại siro thảo dược, trà giảm ho để tránh tình trạng ho ảnh hưởng đến giấc ngủ. 
  • Để giảm áp lực xoang đến tai đồng thời giúp bạn dễ thở hơn, hãy nâng cao đầu khi ngủ, tốt nhất nên đặt thêm gối hoặc đặt một vật đỡ dưới đầu khi ngủ.
  • Để giúp cơ thể thư giãn, giảm đờm, an thần, bạn có thể uống một tách trà hoa cúc trước khi đi ngủ.

2. Uống nhiều nước

Uống nước không chỉ giúp quá trình điều trị viêm phế quản hiệu quả mà còn tốt cho sức khỏe. Khi bị viêm phế quản, người bệnh thường dễ mất nước do sốt, uống nhiều nước sẽ giúp giảm ho, làm loãng chất nhầy, giảm hắt hơi. Tốt nhất nên bổ sung nước, khi đi đâu cũng nên mang theo một chai nước bên người và cần nhớ luôn đổ nước đầy chai. Có thể thay thế bằng súp và trà nóng, chất lỏng ấm sẽ giúp xoa dịu cổ họng tốt hơn. Không nên uống sữa đặc nhất là sữa bò vì làm đặc chất nhầy hơn nữa cũng không bổ sung nước như các loại chất lỏng khác.

3. Tạo ẩm cho môi trường

Có thể dùng máy tạo ẩm giúp không khí bớt khô tránh gây kích ứng niêm mạc mũi
Có thể dùng máy tạo ẩm giúp không khí bớt khô tránh gây kích ứng niêm mạc mũi

Không khí ẩm rất cần thiết cho người bệnh viêm phế quản vì có thể làm giảm các triệu chứng như ho và hắt hơi. Để tạo ẩm, bạn nên đặt máy tạo ẩm trong nhà, nếu không muốn dùng máy tạo ẩm, có thể hít hơi nước từ bát nước nóng, đóng kín cửa phòng tắm khi tắm để tăng độ ẩm. Ngoài ra, có thể mua máy tạo ẩm tại các siêu thị điện máy, tuy nhiên cần vệ sinh thường xuyên và đúng cách để tránh ẩm mốc làm các triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn.

4. Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích

Khi bị viêm phế quản, để không làm các triệu chứng thêm nghiêm trọng hơn, người bệnh cần tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích phổi. Cụ thể:

  • Nếu bạn hút thuốc, cần ngưng hút cho đến khi các triệu chứng không còn nữa. Nếu sống chung với người hút thuốc, nên yêu cầu họ ra ngoài hút để tránh hít phải khói thuốc
  • Hạn chế tiếp xúc với các sản phẩm vệ sinh nhà cửa hoặc sơn mới vì chúng có thể gây kích thích phổi
  • Tránh tiếp xúc với các dị nguyên gây ho hắt hơi như phấn hoa, nước hoa, bụi bẩn, bụi phấn, lông động vật…

5. Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp hỗ trợ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng giúp các triệu chứng viêm phế quản của bạn nhanh lành hơn. Do đó, bạn nên bổ sung các thực phẩm giúp giảm triệu chứng, tốt cho tình trạng bệnh. Các thực phẩm này là:

  • Chanh, gừng, tỏi có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, giảm ho, xoa dịu cổ họng, giảm tiết chất nhầy. Có thể dùng tỏi ăn sống, dùng chanh và gừng pha trà hoặc làm nước để xoa dịu cổ họng.
  • Nên ăn nhiều hạnh nhân vì thực phẩm này chứa nhiều vitamin và dưỡng chất, có tác dụng tốt với sức khỏe, hỗ trợ quá trình hồi phục khi bị nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Thức ăn cay, mặc dù có thể gây chảy nước mũi nhưng chúng lại khiến chất nhầy tiết ra loãng hơn. Ngoài ra, thức ăn cay nóng còn giúp cải thiện hơi thở, làm sạch đường hô hấp.

Một số lưu ý khi bị viêm phế quản

Khi bị viêm phế quản, người bệnh tuyệt đối không để cơ thể thiếu nước
Khi bị viêm phế quản, người bệnh tuyệt đối không để cơ thể thiếu nước

Khi điều trị viêm phế quản tại nhà, để tránh ảnh hưởng đến tình trạng bệnh, giúp các triệu chứng bệnh nhanh chóng biến mất, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nên vệ sinh răng miệng, súc họng bằng nước muối pha loãng thường xuyên. Có thể nhỏ mũi, rửa mũi với dụng cụ chuyên dụng để giảm dịch nhầy.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cần tránh xa rượu bia, đồ ngọt, nước đá, đồ uống có gas, thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh…
  • Nên giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ ngực và bàn chân, nên đeo khẩu trang khi ra ngoài
  • Vệ sinh tay chân sạch sẽ, không đưa tay lên mắt mũi miệng, không ngoáy mũi trong bất cứ trường hợp nào
  • Uống ít nhất 2 lít nước mỗi người, tốt nhất là nước ấm, có thể bổ sung thêm một ít nước ép trái cây
  • Ngủ đúng giờ, đủ giấc, tập luyện, vận động thích hợp để cải thiện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng.

Có nhiều cách chữa bệnh viêm phế quản tại nhà đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp lại an toàn. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng của bệnh không thuyên giảm, bệnh trở nặng, xảy ra tình trạng như mệt mỏi quá mức, sốt, đau tai, ho ra đờm có máu, khó thở dữ dội thì nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ. Bệnh viêm phế quản nếu kéo dài không được điều trị sẽ gây ra viêm phổi. 

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

8 Cách chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá đơn giản hiệu quả

Chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá đã và đang được rất nhiều áp dụng bởi đơn giản, dễ thực hiện tại nhà, đặc biệt là cho hiệu quả...

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm: Bệnh chớ xem thường

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là tình trạng ống dẫn khí nhỏ bị viêm nhiễm bởi virus và vi khuẩn. Bệnh có thể gây suy hô hấp, xẹp phổi,...

6 Cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không tại nhà

Chữa viêm phế quản bằng lá trầu không tại nhà là một trong những cách điều trị bệnh được lưu truyền phổ biến trong dân gian. Cách chữa này vừa...

5 Cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không tại nhà

Chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không tại nhà là phương pháp dân gian vừa an toàn vừa mang lại hiệu quả trị bệnh rất cao. Loại...

Ho nghẹt mũi, khó thở là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh

Viêm phế quản ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Viêm phế quản ở trẻ em là căn bệnh thường gặp nhất là khi thời tiết thời đổi, có thể khỏi bệnh trong thời gian ngắn nếu kịp thời chăm...

Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh chủ yếu là do khí hậu thay đổi đột ngột, không khí lạnh làm cho cơ quan hô hấp của trẻ nhỏ bị...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn