Khớp gối kêu nhưng không đau khi co duỗi có nguy hiểm không?

Thay khớp gối nhân tạo và những thông tin người bệnh cần biết

Thoái Hóa Khớp: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay: Nguyên nhân và hướng điều trị

Các tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối mới nhất

Cứng khớp gối – Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị

Bị thoái hóa khớp gối nên khám ở đâu? Bệnh viện nào tốt?

Thoái hóa khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách chữa trị

Thoái hóa khớp vai: Nguyên nhân và cách điều trị

Cách điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y, Y học cổ truyền

[Tuyệt vời] Cách chữa đau nhức xương khớp bằng lá lốt bạn nên thử

Trong lá lốt có các thành phần dược tính giúp chữa đau nhức xương khớp rất hiệu quả và lành tính, có nhiều cách sử dụng như làm nước ép, phối hợp cùng các thảo dược khác, chườm hay chỉ đơn giản là nấu cùng các món ăn bổ dưỡng hằng ngày. Vậy sử dụng lá lốt như thế nào cho tốt nhất, mời tham khảo bài viết dưới đây.

Lá lốt được trồng quanh năm ở nhiều nơi, các bộ phận của lá lốt đều dùng được như hoa, lá, thân và rễ.

Lá lốt có vị cay, nồng, tính ấm, quy kinh tỳ, vị, gan, mật có chứa các dược tính kháng khuẩn cao, lá lốt có các công dụng sau đây:

  • Tán hàn (giải hàn)
  • Hạ khí  (Đưa khí đi xuống)
  • Ôn trung (ấm bụng)
  • Chỉ thống (Giảm đau)
  • Tỵ uyên (giảm nước mũi chảy)
  • Yêu cước thống (Giảm đau lưng, đau chân)

Do đó có thể dùng để chữa đau nhức xương khớp hiệu quả.

Có thể dùng lá lốt riêng lẻ hoặc phối hợp với các vị thuốc khác như lá xương sông, cỏ xước… dùng sắc lấy nước uống, ngâm rượu hoặc dùng ngâm tay chân, xông hơi sẽ giảm các bệnh đau nhức do lạnh, làm ấm người, giảm đau.

Lá lốt chữa đau nhức khớp xương hiệu quả
Lá lốt chữa đau nhức khớp xương hiệu quả

Cách chữa đau nhức xương khớp bằng lá lốt

1. Nước lá lốt

Bài thuốc 1

Đây là bài thuốc phổ biến trị đau nhức xương khớp mọi người hay dùng, giúp giảm đau, giảm viêm tại khớp, làm ấm người.

Nguyên liệu

  • 15 gram lá lốt phơi khô (khoảng 20-30 gram lá lốt tươi)
  • 2 chén nước

Cách làm

  • Lá lốt tươi đem về rửa sạch, sau đó phơi khô trong bóng râm.
  • Nấu lá lốt với 2 chén nước sắc còn 1/2 chén trong khoảng 30 phút.

Uống thuốc sau bữa ăn tối. Nên dùng liên tục trong vòng 10 ngày để cho kết quả tốt nhất.

Bài thuốc 2

Có thể sao vàng hạ thổ lá lốt giúp cho bài thuốc được cân bằng âm dương, phát huy hết dược tính có trong lá lốt.

Nguyên liệu

  • 30 gram lá lốt tươi
  • 3 chén nước

Cách làm

  • Lá lốt mua về rửa sạch, thái nhỏ, sau đó sao vàng, hạ thổ
  • Nấu lá lốt với 3 chén nước sắc còn 1 chén

Uống 2 lần trong ngày và uống liên tục trong 7 ngày liền. Sau đó ngưng 4,5 ngày rồi uống tiếp tục như liệu trình cho tới khi hết bệnh.

Có thể sao vàng hạ thổ lá lốt để cho bài thuốc được cân bằng âm dương
Có thể sao vàng hạ thổ lá lốt để cho bài thuốc được cân bằng âm dương

2. Nước lá lốt cùng các nguyên liệu khác

Bài thuốc 3

Nguyên liệu

  • 30 gram lá lốt
  • 30 gram vòi voi
  • 30 gram cỏ xước
  • 30 gram bưởi cung

Cách thực hiện

  • Cho tất cả các nguyên liệu rửa sạch, sau đó thái mỏng, sao vàng.
  • Nấu các nguyên liệu trên với 600ml, sau đó sắc còn 200ml.

Uống một ngày 3 lần vào các buổi sáng trưa chiều. Dùng liên tục trong vòng 7 ngày để thấy kết quả.

Bài thuốc 4

Nguyên liệu

  • 12 gram sơn thục
  • 16 gram quýt gai
  • 20 gram lá lốt

Cách thực hiện

  • Cho các nguyên liệu trên vào ấm thuốc sắc cùng 400ml nước còn 100ml. Mỗi ngày dùng 2 lần, dùng liên tục trong 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.

Bài thuốc 5

Nguyên liệu

  • 12 gram lá lốt
  • 12 gram đơn gốc hạc
  • 12 gram bạch phấn đằng
  • 12 gram rễ quýt rừng
  • 12 gram ngưu tất nam
  • 12 gram ba tiêu

Cách thực hiện

  • Cho tất cả các nguyên liệu vào ấm thuốc sắc uống 1 thang, mỗi ngày dùng 2 lần. Dùng hằng ngày cho tới khi tình trạng đau khớp được cải thiện.

Bài thuốc 6

Nguyên liệu

  • 16 gram lá lốt
  • 12 gram sâm nam
  • 12 gram tầm gửi cây dâu

Cách thực hiện

  • Cho tất cả các nguyên liệu vào ấm thuốc sắc uống 1 thang, mỗi ngày dùng 2 lần. Dùng hằng ngày cho tới khi tình trạng đau khớp được cải thiện.
Lá lốt phối hợp cùng các loại thảo dược có công dụng chữa đau nhức khớp xương hiệu quả
Lá lốt phối hợp cùng các loại thảo dược có công dụng chữa đau nhức khớp xương hiệu quả

Bài thuốc 7

Nguyên liệu

  • 20 gram lá lốt
  • 20 gram chó đẻ hoa vàng
  • 20 gram ngưu tất nam
  • 20 gram lông cu li
  • 16 gram rễ quýt rừng
  • 16 gram rễ si
  • 12 gram cà vạnh

Cách thực hiện

  • Cho tất cả các nguyên liệu vào ấm thuốc sắc uống 1 thang, mỗi ngày dùng 2 lần. Dùng hằng ngày cho tới khi tình trạng đau khớp được cải thiện.

Bài thuốc 8

Nguyên liệu

  • 16 gram lá lốt
  • 12 gram tầm gửi cây dâu
  • 12 gram tục đoạn

Cách thực hiện

  • Cho tất cả các nguyên liệu trên sắc uống 2 lần trong ngày.

Bài thuốc 9

Nguyên liệu

  • 12 gram lá lốt
  • 12 gram dây chìa vôi
  • 12 gram rễ cỏ xước
  • 12 gram rễ quýt rừng
  • 12 gram đơn gối hạc
  • 12 gram hoàng lực

Cách thực hiện

  • Cho tất cả nguyên liệu trên sắc thuốc uống mỗi ngày 1 lần.

Bài thuốc 10

Nguyên liệu

  • 20 gram lá lốt
  • 20 gram cỏ xước
  • 20 gram hy thiêm
  • 20 gram cẩu tích
  • 16 gram rễ si
  • 16 gram rễ quýt rừng
  • 12 gram cà gai leo
  • 10 gram thiên niên kiện

Cách thực hiện

  • Cho tất cả nguyên liệu trên sắc thuốc uống mỗi ngày 1 lần.

3. Chườm lá lốt giúp giảm đau khớp

Ngoài việc uống các bài thuốc chữa đau khớp từ bên trong cơ thể, thì có thể dùng lá lốt đắp ngoài làm trợ phương, giúp căn bệnh đau khớp được chữa khỏi nhanh hơn.

Bài số 1

Nguyên liệu

  • 20 gram lá lốt
  • Một chút muối hột

Cách thực hiện

  • Lá lốt tươi rữa sạch, giã nát sau đó sao vàng cùng muối hột.
  • Lấy miếng vải mỏng cho tất cả nguyên liệu vào sau đó đắp lên vùng bị viêm vào mỗi buổi tối khoảng 30 phút sẽ cho kết quả tốt nhất.

Đây là bài thuốc phổ biến chữa đau khớp hiệu quả, có công dụng giảm đau, giảm viêm tại khớp.

Lá lốt rang muối sau đó đắp vào các khớp xương có công dụng giảm đau
Lá lốt rang muối sau đó đắp vào các khớp xương có công dụng giảm đau

Bài số 2

Nguyên liệu

  • 20 gram lá lốt
  • 20 gram ngải cứu
  • 1 ít giấm gạo

Cách làm

  • Lá lốt, ngải cứu rửa sạch, sau đó đem giã nát, thêm giấm chưng nóng.
  • Sau đó đắp vào nơi bị đau khớp.

Bài thuốc này dùng trị đau nhức xương khớp rất hiệu quả đối với người lớn tuổi bị thoái hóa khớp xương, thấp khớp, viêm khớp.

Lưu ý:

  • Không chườm thuốc khi đầu gối bị viêm nhiễm, trầy xước, có vết thương hở.
  • Khi chườm chỉ nên chườm tối đa 30 phút, trong lúc chườm nếu thấy nguội thì có thể lấy ra xào nóng lại rồi chườm tiếp.
  • Mỗi ngày chỉ nên thực hiện từ 3-4 lần, không nên chườm quá nhiều lần, khoảng cách tối thiểu là 3 giờ sau mỗi lần chườm.

4. Lá lốt ngâm rượu xoa bóp khớp xương bị đau nhức

Đây là cách mà mọi người hay sử dụng, cách làm rất đơn giản nhưng cho hiệu quả cao. Các dược tính có trong lá lốt sẽ phát huy hơn nữa khi kết hợp với rượu. Có thể dùng rượu này xoa bóp tất cả các nơi cảm thấy bị đau nhức.

Nguyên liệu

  • 2-4 m cây lá lốt chứa thân, rễ
  • 1 lít rượu trắng 40 độ

Cách làm

  • Cây lá lốt đem về rửa sạch, sau đó cắt thành những đoạn nhỏ 3m rồi đem phơi khô.
  • Ngâm với rượu trắng trong 1 tháng.

Dùng ở nơi đau nhức mỗi ngày 2-3 lần. Không dùng ở khu vực có vết thương hở, bị trầy xước, viêm nhiễm. Nếu thấy da có hiện tượng nóng đỏ, bị dị ứng thì ngưng dùng.

5. Dùng lá lốt ngâm chân giúp tán hàn giảm đau khớp

Lá lốt ngâm chân, tay giúp tán hàn, hỗ trợ máu lưu thông khắp cơ thể, làm ấm người do đó có tác dụng giảm đau nhức khớp xương do lạnh gây ra.

Nguyên liệu

  • 30 gram lá lốt tươi
  • Ít muối

Cách thực hiện

  • Lá lốt đem về rửa sạch sau đó cho vào 1 lít nước đun sôi trong 3 phút.
  • Khi nước sôi thì cho thêm một chút muối.
  • Để nước nguội bớt khoảng 50-60 độ rồi dùng ngâm tay, chân, có tác dụng tán hàn.

Mỗi ngày chỉ ngâm 1 lần trước khi đi ngủ, mỗi lần ngâm khoảng 15-20 phút. Nước ngâm tới mắt cá chân, tuy nhiên những người bị suy giãn tĩnh mạch, phụ nữ mang thai, đái tháo đường không được ngâm chân bằng lá lốt.

Ngâm chân bằng lá lốt giúp tán hàn chữa đau nhức khớp do lạnh
Ngâm chân bằng lá lốt giúp tán hàn, chữa đau nhức khớp do lạnh

6. Xông hơi bằng lá lốt hỗ trợ giảm đau nhức

Ngoài ra có thể dùng lá lốt xông hơi để giảm đau, ngoài công dụng giảm đau, thì xông hơi bằng lá lốt còn trị các bệnh về cảm lạnh, viêm xoang do hàn.

Nguyên liệu

  • 40 gram lá lốt
  • 40 gram cây xấu hổ
  • 30 gram hoắc hương
  • 30 gram lá tía tô
  • 30 gram ngải cứu
  • 30 gram chó đẻ hoa vàng
  • 30 gram đơn tướng quân
  • 20 gram lá long não
  • 15 gram quế chi

Cách thực hiện

  • Cho tất cả nguyên liệu vào nấu với 3 lít nước trong 10-15 phút. Sau đó lấy một cái khăn trùm kín người rồi bắt đầu xông.

1 tuần xông từ 2-3 lần, mỗi lần xông hơi trong khoảng 15 phút cho tới khi tình trạng đau nhức xương khớp được cải thiện, tuy nhiên nếu sau 2 tuần không thấy có hiệu quả thì nên nghỉ 1 tuần rồi bắt đầu xông tiếp vào tuần tiếp theo.

ngoài công dụng giảm đau, thì xông hơi lá lốt còn trị các bệnh về cảm lạnh do hàn
Ngoài công dụng giảm đau, thì xông hơi lá lốt còn trị các bệnh về cảm lạnh do hàn

7. Các món ăn có lá lốt giúp hỗ trợ trị đau nhức khớp xương

7.1 Bò xào lá lốt

Thịt bò có chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất sắt. Dùng bò xào lá lốt sẽ là một món ăn chữa bệnh, làm ấm người, chữa các bệnh ra mồ hôi tay chân, đau nhức khớp xương, làm cơ thể khỏe mạnh, tăng cường hệ thống miễn dịch…

Nguyên liệu

  • 15 lá lốt tươi
  • 1 lạng thịt bò
  • 1 củ hành
  • 1 củ tỏi
  • Gia vị: muối, tiêu, bột nêm, nước mắm…

Cách thực hiện

  • Rửa sạch lá lốt, sau đó cắt sợi vừa ăn; thịt bò rửa sạch, thái miếng vừa ăn, đập dập cho mềm, sau đó ướp thịt bò với gia vị theo ý thích trong vòng 15 phút, hành, tỏi băm nhỏ.
  • Bắt chảo lên bếp cho 2 thìa dầu ăn rồi cho hành, tỏi vào phi thơm, sau đó vặn lửa lớn cho thịt bò vào xào nhanh tay để thịt bò không bị dai.
  • Cho lá lốt vào xào chung với thịt bò, nêm nếm gia vị vừa ăn.
Bò xào lá lốt giúp làm ấm người, trị các bệnh đau nhức khớp xương do lạnh
Bò xào lá lốt giúp làm ấm người, trị các bệnh đau nhức khớp xương do lạnh

7.2 Lá lốt cuộn thịt băm

Nguyên liệu

  • 300 gram thịt ba chỉ
  • 1 bó lá lốt tươi
  • 1 quả trứng gà
  • 3 củ hành tím
  • 1 quả ớt
  • Gia vị: muối, tiêu, đường, nước nắm, bột nêm,…
  • Que xiên

Cách thực hiện

  • Thịt heo rửa sạch bằng nước muối loãng, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Sau đó để ráo rồi cho vào cối xay nhuyễn.
  • Hành tím bóc vỏ, rửa sạch rồi băm nhỏ; ớt tươi băm nhỏ, lá lốt rửa sạch, để ráo nước rồi lấy 5 lá lốt tươi băm nhỏ; tách lấy lòng đỏ trứng gà.
  • Cho thịt heo, hành tím, lá lốt, ớt đã băm nhỏ vào một cái tô lớn sau đó cho các gia vị muối, tiêu, đường, nước mắm, hạt nêm theo ý thích. Sau đó cho lòng đỏ trứng gà để tạo độ kết dính. Ướp hỗn hợp này trong vòng 15-20 phút.
  • Đặt 1 lượng thịt heo vào nhân trên mặt lá lốt rồi bắt đầu cuốn, sau đó dùng que tăm xiên ngang miếng chả.
  • Cho dầu ăn vào chảo rồi lần lượt rán từng miếng chả cho đến khi chín vàng thì gắp ra đĩa để ráo dầu.
Lá lốt cuộn thịt viên là món ăn rất được nhiều người ưa chuộng trong việc sử dụng chữa viêm khớp
Lá lốt cuộn thịt băm là món ăn rất được nhiều người ưa chuộng trong việc sử dụng chữa đau khớp

7.3 Canh lá lốt

Nguyên liệu

  • 20 gram lá lốt tươi
  • Vài lát gừng
  • Gia vị: muối, đường, hành, tiêu, nước nắm

Cách thực hiện

  • Lá lốt mua về rửa sạch, thái nhỏ. Gừng thái nhỏ.
  • Cho lá lốt vào nấu canh. Nêm nếm cho vừa ăn, sau khi chín cho gừng băm nhỏ vào. Dùng nóng.

7.4 Cháo lá lốt

Nguyên liệu

  • 100 gram gạo tẻ
  • 30 gram cành, nụ lá lốt khô
  • 30 gram hồ tiêu
  • 12 gram quế

Cách thực hiện

  • Cành, nụ lá lốt khô, hồ tiêu, quế tán mịn.
  • Nấu cháo chín sau đó cho bột thuốc này vào, mỗi lần dùng khoảng 9 gram.

7.5 Sữa bò sắc lá lốt

Nguyên liệu

  • 30 gram lá lốt tươi
  • 200ml sữa bò

Cách thực hiện

  • Lá lốt tươi rửa sạch , thái nhỏ sau đó cho vào ấm sắc cùng sữa bò.

Dùng món này khi bụng đói.

7.6 Đầu, chân dê hầm lá lốt

Nguyên liệu

  • 4 chân dê
  • 1 đầu dê
  • 50 gram hành trắng
  • 30 gram lá lốt
  • 30 gram gừng
  • 10 gram đậu xị
  • 10 gram hạt tiêu

Cách thực hiện

  • Đầu, chân dê mua về rửa sạch sau đó cho vào nước sôi luộc chín.
  • Cho tất cả nguyên liệu còn lại vào nồi rồi đun nhỏ lửa cho tới khi nhừ.

Dùng ăn nhiều lần trong ngày. Món này dùng rất tốt cho các bệnh nhân đau khớp, viêm khớp, ngoài ra những người bị các bệnh thuộc về dương hư như tỳ vị hư hàn, rêu lưỡi mỏng, kém ăn, chậm tiêu dùng bổi bổ sức khỏe rất tốt.

Đầu, chân, dê hầm lá lốt rất hữu ích cho bệnh nhân bị đau khớp và các bệnh về dương hư
Đầu, chân, dê hầm lá lốt rất hữu ích cho bệnh nhân bị đau khớp và các bệnh về dương hư

Lưu ý khi dùng các bài thuốc và món ăn chứa lá lốt

  • Lá lốt có tính ấm, không được dùng trong các trường hợp bị nhiệt như táo bón, nóng trong, môi lưỡi khô, rêu luỡi đỏ… Ăn nhiều lá lốt sống sẽ làm ảnh hưởng dạ dày và đường ruột, ngoài ra còn bị nôn mửa, choáng váng.
  • Không dùng lá lốt cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
  • Không dùng lá lốt cho người âm hư hỏa vượng. Không dùng quá 100 gram lá lốt tươi một ngày.

Có nhiều cách chữa đau nhức khớp xương bằng lá lốt bằng cách dùng trực tiếp lá lốt hoặc qua dùng chung với các thảo dược khác để tăng cường tính năng chữa bệnh. Tuy nhiên dù là bài thuốc hay món ăn nào tốt cũng không được lạm dụng và chỉ nên sử dụng lá lốt trong một thời gian ngắn, không được dùng trong thời gian dài sẽ gây ra mất cân bằng âm dương, gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

Dành tặng bạn đọc: Thoái hóa khớp háng không cần phẫu thuật nếu biết bài thuốc này sớm

Cùng chuyên mục

Thân cành đinh lăng tác động mạnh hơn so với việc dùng lá

Cách chữa đau lưng bằng lá và cây đinh lăng bạn nên thử

Lá và cây đinh lăng có tác dụng trị bệnh đau lưng, ngoài ra còn có khả năng tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh...

Vôi hóa đốt sống đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa.

Vôi hóa cột sống: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Vôi hóa cột sống có thể gây bại liệt suốt đời. Đáng lưu ý hơn là đối tượng mắc bệnh đang có dấu hiệu trẻ hóa. Hầu hết các phương...

Nghệ sĩ xuân hinh chữa xương khớp tại đỗ minh đường

[Góc người thật việc thật] Hàng ngàn người đã chữa khỏi bệnh xương khớp tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường

Giữa năm 2019, nghệ sĩ Xuân Hinh “Vua hài đất Bắc” đã đăng tải video chia sẻ kinh nghiệm điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà thuốc gia truyền...

Cứng khớp ngón tay

Cứng khớp ngón tay: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Cứng khớp ngón tay là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến. Bệnh thường xảy ra ở người lớn tuổi kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu như...

Xẹp đĩa đệm là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

Xẹp đĩa đệm là bệnh lý về xương khớp có nguyên nhân bắt nguồn từ yếu tố tuổi tác, công việc, cân nặng,.... Thời gian đầu, sẽ không có biểu...

Jointlab

Review Viên Uống Bổ Khớp Jointlab Có Tốt Không? Giá Bao Nhiêu

Viên uống bổ khớp Jointlab là thực phẩm chức năng rất phù hợp với những người gặp các vấn đề về cơ xương khớp. Sản phẩm này có thể thúc...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn