12 Cách Trị Sâu Răng Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh, Tận Gốc

Sâu Răng Nặng: Nguyên Nhân và Phương Pháp Điều Trị

Sâu Răng Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

10 Cách Làm Giảm Đau Răng Sâu Hiệu Quả Nhanh Nhất

Sâu Răng Khôn (Răng Số 8) Phải Làm Sao? Trám – Nhổ?

7 Cách Trị Sâu Răng Cho Trẻ Tại Nhà Hiệu Quả Nhất

Răng Cửa Bị Sâu và Cách Trị Thẩm Mỹ (Trám, Bọc…)

12 Cách Trị Đau Răng Sâu Tại Nhà – Giảm Đau Khẩn Cấp

Răng Số 7 Bị Sâu Phải Làm Sao? Có Nên Nhổ Không?

Bé Bị Sâu Răng Sữa Nên Làm Gì? Điều Cần Biết

2 Cách Trị lỗ Sâu Răng Tốt Nhất Hiện Nay và Lưu Ý

Hàn trám răng, bọc răng sứ bịt kín lỗ răng sâu là 2 cách trị lỗ sâu răng tốt nhất hiện nay được nhiều người lựa chọn. Vậy những phương pháp này được thực hiện như thế nào, cần lưu ý những điều gì? Cùng tìm hiểu rõ hơn các vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

Lỗ sâu răng là gì? Hình thành do đâu?

Các cách trị lỗ răng sâu tốt nhất hiện nay và những điều cần lưu ý
Các cách trị lỗ răng sâu tốt nhất hiện nay và những điều cần lưu ý

Lỗ sâu răng là tình trạng răng bị thủng các lỗ do bệnh sâu răng gây ra. Ban đầu, răng bị sâu sẽ chỉ xuất hiện những vết đốm đen trên bề mặt. Tình trạng này càng kéo dài mà không được điều trị khiến vi khuẩn tấn công sâu hơn. Lúc này men răng bị tổn thương nhiều hơn, kèm với đó là mô răng bị phá hủy khiến răng bị thủng lỗ.

Do vậy, nếu còn băn khoăn vì sao răng bị thủng lỗ thì răng bị sâu chính là lời giải đáp. Đây là dấu hiệu cho thấy sâu răng đã tiến triển nặng, men răng và ngà răng bị phá hủy. Từ một lỗ thủng nhỏ, theo thời gian nó sẽ càng to hơn. Kèm với đó là cảm giác đau nhức, ê buốt răng khi sử dụng các thực phẩm nóng, lạnh hoặc thức ăn bị lọt vào những vị trí bị thủng lỗ.

Nếu không được điều trị sớm, vi khuẩn gây sâu răng sẽ tiếp tục xâm nhập, gây hại vào sâu bên trong và lan xuống tủy răng. Người bệnh sẽ thấy những cơn đau dữ dội hơn, kéo dài hơn và gây nhiều biến chứng khác. Càng để lâu, lỗ thủng trên răng càng lớn, ảnh hưởng đến các răng kế cận và gây biến chứng nguy hiểm. Vì vậy cần có những biện pháp điều trị lỗ sâu răng phù hợp để khắc phục tình trạng này.

2 cách trị lỗ sâu răng tốt nhất hiện nay

Tùy vào đặc điểm của lỗ răng bị sâu to hay nhỏ mà các biện pháp chữa trị cũng khác nhau. Nếu bị lỗ sâu nhỏ, bạn có thể áp dụng cách chữa lỗ sâu răng tại nhà. Những biện pháp từ dầu dừa, cây cam thảo, gel nha đam tươi… được xem là an toàn, lành tính. Hơn nữa, chúng có khả năng hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng, lỗ răng sâu cũng vì vậy mà có thể phục hồi. Nhưng khi lỗ sâu lớn dần lên, các biện pháp điều trị tại nhà không còn hiệu quả. Lúc này, cần phải áp dụng các kỹ thuật nha khoa chữa răng bị sâu lỗ to. Dưới đây là 2 cách trị lỗ sâu răng thường được áp dụng:

1. Hàn trám răng

Hàn trám răng là một trong những cách làm liền lỗ sâu răng hiệu quả
Hàn trám răng là một trong những cách làm liền lỗ sâu răng hiệu quả

Hàn trám răng hay trám răng thẩm mỹ là một thuật ngữ nha khoa rất quen thuộc đối với chúng ta. Đây là phương pháp thường được áp dụng để khắc phục các khuyết điểm trên răng, giúp bù đắp các khoảng trống xuất hiện trên răng. Từ đó tái tạo, khôi phục, bảo vệ những chiếc răng bị hư hỏng, giúp khôi phục chức năng nhai và làm tăng tính thẩm mỹ.

Ngoài ra, hàn trám răng còn giúp ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn lên bề mặt răng bị sâu và sứt mẻ. Do không gây ảnh hưởng đến cấu trúc răng, không gây tác động mạnh đến răng nên nó được xem là phương pháp an toàn. Đồng thời, hàn trám răng còn ngăn ngừa được tình trạng sâu răng tái phát, mang lại tính thẩm mỹ. Không chỉ là cách trị sâu răng hàm có lỗ, hàn trám răng còn được chỉ định cho nhiều trường hợp khác như bị sứt mẻ răng, răng thưa, răng bị bào mòn.

Các phương thức hàn trám răng:  

  • Hàn trám răng trực tiếp: Đây là hình thức hàn trám trực tiếp lên răng cần điều trị. Cách thực hiện phương thức này vì thế mà được thực hiện rất đơn giản. Các bác sĩ nha khoa chỉ cần vệ sinh sạch răng cần trám, sau đó cho vật liệu trám lên lỗ răng sâu và trám lại là được.
  • Hàn trám răng gián tiếp hay còn gọi là kỹ thuật trám inlay/ onlay: Nó được chỉ định cho những trường hợp răng bị sâu lỗ to, khuyết nhiều. Cách trị lỗ sâu răng bằng phương thức hàn trám răng gián tiếp sẽ mất nhiều thời gian hơn. Người bệnh trước khi điều trị sẽ được thăm khám, tạo xoang trám và lấy dấu răng. Mẫu dấu răng sau đó sẽ được gửi về phòng labo để chế tạo miếng trám theo mẫu răng của người bệnh. Đến ngày hẹn khám, người bệnh đến bệnh viện để trám cố định trên răng.

Các loại trám răng:

Răng sâu lỗ to có trám được không?
Răng sâu lỗ to có trám được không?

Hiện nay trên thị trường có 4 loại trám răng. Tùy vào nhu cầu và điều kiện kinh tế mà người bệnh có thể lựa chọn vật liệu trám phù hợp. Gồm có:

  • Hàn bằng hỗn hợp bạc: Loại chất liệu này có ưu điểm là chịu lực tốt, ít bị mài mòn, giá cả phải chăng. Nhưng nó lại có nhược điểm là dễ bị lộ khi sử dụng. Vì vậy, bạn chỉ nên trám bằng hỗn hợp bạc khi bị sâu răng hàm có lỗ hoặc những vùng khó thấy.
  • Trám răng bằng vàng: Vật liệu được dùng trong trường hợp này là hợp kim của vàng và một số kim loại quý khác. Khi trám răng bằng phương thức này sẽ giúp mô nướu dung nạp tốt, tuổi thọ của miếng trám có thể kéo dài tận 20 năm. Tuy nhiên, so với hàn trám bằng bạc thì trám răng bằng vàng sẽ tốn kém hơn nhiều.
  • Trám răng Composite: Cách làm liền lỗ sâu răng bằng chất liệu Composite có ưu điểm là màu sắc tương tự như răng thật. Tuy nhiên, do dễ bị mòn, bong tróc và có tuổi thọ thấp nên nó thường chỉ được sử dụng cho các lỗ sâu răng nhỏ.
  • Trám răng sứ thẩm mỹ: Đây là phương pháp hàn trám răng bằng sứ để lấp lỗ hổng trên răng. Nó có ưu điểm lớn về mặt thẩm mỹ, màu răng tự nhiên như răng thật và có tuổi thọ cao hơn những chất liệu khác.

Quy trình thực hiện:

Hàn trám răng là một trong 2 cách trị lỗ sâu răng thường được chỉ định. Tùy vào từng cơ sở nha khoa mà các bước tiến hành có sự khác biệt đôi chút.Tuy nhiên, nhìn chung đều được thực hiện qua các bước sau đây:

  • Bước 1: Thăm khám và tư vấn. Các bác sĩ khám tổng quát răng miệng, đánh giá mức độ và tình trạng lỗ răng sâu. Nếu phải điều trị tủy thì cần phải điều trị trước khi trám.
  • Bước 2: Bệnh nhân được làm sạch răng, loại bỏ cao răng để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn trong quá trình điều trị.
  • Bước 3: Sau khi răng được làm sạch, các nha sĩ sẽ sử dụng các vật liệu hàn trám để trám răng. Lúc đầu, những vật liệu này sẽ ở dạng lỏng để chúng dễ dàng đi sâu vào các khoảng trống, tạo hình thẩm mỹ cho răng. Sau đó, bác sĩ nha khoa sẽ chiếu tia laser để đông cứng vật liệu trám trong khoảng 40 – 50 giây.
  • Bước 4: Bệnh nhân sau khi được trám răng sẽ có thời gian nghỉ ngơi, sau đó được bác sĩ tư vấn cách chăm sóc răng miệng tại nhà.

Nhiều người bị sâu răng thủng lỗ băn khoăn rằng răng sâu lỗ to có trám được không. Bởi sở hữu hàm răng không đẹp khiến họ tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Thật may mắn là răng bị sâu lỗ to hay nhỏ đều có thể xử lý được bằng phương pháp hàn trám răng.

2. Cách trị lỗ răng sâu bằng phương pháp bọc răng sứ

Áp dụng các cách trị răng bị lủng lỗ tại nhà không thể điều trị được lỗ răng sâu to
Áp dụng các cách trị răng bị lủng lỗ tại nhà không thể điều trị được lỗ răng sâu to

Bọc răng sứ cũng là một cách làm liền lỗ sâu răng rất hiệu quả. Nó sẽ giúp che đi những khuyết điểm trên răng, đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào răng, từ đó tránh được nguy cơ bị sâu răng hoặc các bệnh về răng miệng khác như viêm nha chu, viêm nướu

Ai nên bọc răng sứ?

Phương pháp này thường được chỉ định cho những trường hợp như:

  • Răng bị sâu có lỗ
  • Răng bị vỡ lớn, sứt mẻ
  • Răng nhiễm màu nặng không thể phục hồi bằng cách lấy cao răng
  • Những người có hàm răng hô, móm, lệch lạc, móm nhẹ…

Quy trình thực hiện:

Bọc răng sứ chữa sâu răng hàm có lỗ như thế nào?
Bọc răng sứ chữa sâu răng hàm có lỗ như thế nào?

Bọc răng sứ được thực hiện qua các bước sau đây:

  • Kiểm tra răng miệng, chụp X – quang: Bệnh nhân sẽ được khám tổng quát răng miệng, chụp X – quang để kiểm tra tình trạng hư, cấu trúc của răng và cả cung hàm để đưa ra các biện pháp điều trị.
  • Mài răng: Các bác sĩ nha khoa sẽ gây tê để tránh cảm giác đau đớn và khó chịu trong quá trình thực hiện. Sau đó, răng của bệnh nhân sẽ được mài nhỏ lại tạo thành một cùi răng.
  • Lấy dấu răng: Răng sau khi mài sẽ được lấy dấu răng để tạo mão răng sứ. Nha sĩ sẽ sử dụng một khuôn chứa chất dẻo, người bệnh chỉ cần cắn thật chặt vào khuôn là được. Sau đó, bằng việc kết hợp công nghệ CAD/CAM sẽ chế tạo chính xác dưới dạng 3D hàm răng sứ. Điều này sẽ đảm bảo răng sứ vừa khít với cùi răng, có màu sắc và hình dạng giống răng thật. Trong thời gian chờ, người bệnh sẽ được đeo tạm răng có màu sắc, hình dáng gần giống răng thật được làm từ nhựa cứng. Nó sẽ giúp bệnh nhân nhai được bình thường.
  • Lắp mão răng: Khi đã làm xong mão sứ, bác sĩ sẽ cho bạn xem màu sắc, hình dáng và độ lệch lạc nếu có để chỉnh sửa lại. Khi thấy đã hài lòng, chiếc răng sứ sẽ được gắn cố định răng. Kết thúc bước này là quá trình làm răng sứ sẽ hoàn tất.

Cách trị lỗ sâu răng bằng phương pháp bọc răng sứ cũng sẽ giúp làm đầy các lỗ sâu răng. Đồng thời, đem lại cho bạn một hàm răng trắng sáng, đều đặn. Từ đó mang lại sự tự tin trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày.

Vài điều cần lưu ý khi điều trị răng sâu thủng lỗ

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp các cách trị lỗ sâu răng mang lại hiệu quả tốt
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp các cách trị lỗ sâu răng mang lại hiệu quả tốt

Hàn trám răng hoặc bọc răng sứ thẩm mỹ đều là những phương pháp được áp dụng phổ biến để điều trị sâu răng. Tuy nhiên, để bảo đảm chúng mang đến hiệu quả tốt và lâu dài, bạn cần chú ý một số điều sau đây:

Trước và trong khi thực hiện:

  • Nên làm sạch răng miệng bằng cách đánh răng, súc miệng. Điều này sẽ giúp răng miệng sạch khuẩn để bảo đảm cho quá trình hàn răng hoặc bọc răng sứ được diễn ra một cách an toàn.
  • Cần báo với bác sĩ nếu như bạn bị dị ứng với thuốc tê hoặc bất cứ chất gì có liên quan trong quá trình thực hiện hàn trám hoặc bọc răng sứ.
  • Trong quá trình thực hiện, nếu cảm thấy khó chịu cần nói với bác sĩ.

Sau khi hàn trám hoặc bọc răng bị sâu lỗ to:

  • Khoảng 2 giờ đầu sau khi thực hiện, bạn không nên ăn uống. Nếu là trám răng sứ thì cần phải có thời gian để các vật liệu đông đặc và khô hoàn toàn. Vì vậy, nếu ăn uống ngay sau khi điều trị sẽ làm cho các chất không thể liên kết chặt. Tuy nhiên, nếu làm trám laser thì có thể ăn ngay.
  • Tránh ăn các đồ ăn quá cứng. Vì nếu ăn các thức ăn cứng sẽ khiến cho răng phải làm việc nhiều, lực nhai mạnh dễ làm cho miếng trám bị bong tróc hoặc khiến răng sứ bị vỡ. Do đó, hãy hạn chế ăn những đồ ăn này.
  • Không nên sử dụng các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh như nước đá, đồ chiên rán sẽ làm răng nhạy cảm hơn. Nó cũng làm ảnh hưởng không tốt đến miếng trám.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, đồ uống có cồn, có gas. Vì đây đều là những nguyên nhân khiến cho răng bị ố vàng, suy yếu. Hoặc trong các loại nước có chất acid sẽ làm hư hại men răng, gây sâu răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng thay cho tăm tre. Ngoài ra, nên dùng các loại nước súc miệng để làm sạch khoang miệng. Đây cũng là biện pháp hiệu quả trong việc phòng ngừa các bệnh về răng miệng thường gặp.
  • Nên chọn kem đánh răng có chứa chất fluoride để ngăn ngừa sâu răng. Đây cũng là cách có thể phục hồi những vết răng sâu nhỏ, mới chớm. Vì thế, dùng những sản phẩm có chứa chất này để đánh răng 2 lần mỗi ngày cũng là cách để hạn chế sâu răng.

Trên đây là 2 cách trị lỗ sâu răng hiệu quả nhất hiện nay thường được áp dụng. Nếu là bệnh sâu răng mới chớm, bạn có thể áp dụng các cách cách trị răng bị lủng lỗ tại nhà từ thiên nhiên. Nhưng khi điều trị bằng phương pháp này thường ít khi mang lại hiệu quả điều trị triệt để bệnh lý. Do đó, tốt nhất là bạn nên đến các cơ sở nha khoa để áp dụng các cách làm liền lỗ sâu răng hiệu quả hơn.

Cùng chuyên mục

Sâu Răng Hàm Ở Trẻ Em (3-4-5 Tuổi ) Phải Làm Sao?

Sâu răng hàm ở trẻ em gặp nhiều nhất ở trẻ 3, 4 và 5 tuổi. Bởi đây là giai đoạn trẻ chưa ý thức được việc phải giữ vệ...

Con Sâu Răng Là Gì? Có Thật Không? Điều Cần Biết

Rất nhiều người trong dân gian truyền tai nhau về việc bắt con sâu răng. Tuy nhiên, việc này có thật hay không? Con sâu răng thực chất là gì?...

trẻ bị sâu răng ăn vào tủy

Trẻ Bị Sâu Răng Ăn Vào Tủy và Giải Pháp Điều Trị

Các bậc phụ huynh cần đặc biệt cẩn trọng khi trẻ bị sâu răng ăn vào tủy. Bởi đây là giai đoạn tiến triển nặng của bệnh sâu răng tiềm...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn