Bị viêm amidan hốc mủ có nên cắt không, khi nào?

Cắt amidan bao lâu thì xong, có phải nằm viện?

Sau khi cắt amidan: Cách chăm sóc, theo dõi, kiêng kỵ

Bệnh viêm Amidan mãn tính có chữa được không?

Cắt amidan bằng Coblator: Quy trình và Ưu – nhược điểm

Bệnh Viêm Amidan – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Cắt amidan tại bệnh viện Tai Mũi Họng: Chi phí, quy trình

Viêm amidan ở trẻ em: dấu hiệu, cách xử lý và điều trị

Viêm amidan hốc mủ – Hình ảnh, dấu hiệu và điều trị

Viêm amidan quá phát là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Sau khi cắt amidan không nên ăn gì?

Sau khi cắt amidan không nên ăn gì là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi vết mổ cần một khoảng thời gian nhất định để tái tạo và hồi phục hoàn toàn. Sử dụng các loại thực phẩm và thức uống không phù hợp có thể gây đau rát, kích ứng, khó chịu và thậm chí làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.

cắt amidan không nên ăn gì
Cắt amidan không nên ăn gì để vết mổ nhanh lành?

Sau khi cắt amidan không nên ăn gì để vết thương nhanh lành?

Cắt amidan là phương pháp điều trị viêm amidan mãn tính và tái phát nhiều lần. Sau khi amidan bị cắt bỏ, niêm mạc cổ họng sẽ bị tổn thương và cần một thời gian để phục hồi hoàn toàn. Vì vậy sau khi thực hiện phương pháp này, bạn cần kiêng một số loại thực phẩm và thức uống để tránh gây kích thích lên vết mổ và thúc đẩy tốc độ tái tạo, phục hồi.

Dưới đây là một số loại thực phẩm và thức uống cần tránh sau khi tiểu phẫu cắt amidan:

1. Thực phẩm khô, cứng

Amidan nằm ở vị trí gần cổ họng và dễ ma sát với thức ăn. Nếu sử dụng các loại thực phẩm có kết cấu khô, cứng như bánh quy, các loại đồ sấy, trái cây khô, hạt,… vết mổ có thể bị chảy máu do ma sát với các vụn thức ăn. Hơn nữa, các thực phẩm khô, cứng còn gây khó khăn khi nhai và nuốt.

cắt amidan không nên ăn gì
Các loại thực phẩm khô, cứng có thể ma sát và gây đau nhức, chảy máu vết mổ

Vì vậy sau khi cắt amidan, cần hạn chế các loại thực phẩm có kết cấu khô và cứng. Thay vào đó nên sử dụng các món ăn có kết cấu mềm và lỏng để dễ nuốt, đồng thời tránh ma sát và kích thích lên vết mổ.

2. Món ăn quá nóng hoặc quá lạnh

Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế các món ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể kích thích vết mổ dẫn đến đau nhức, sưng đỏ hoặc thậm chí là chảy máu. Hơn nữa, việc sử dụng các món ăn này còn khiến vết mổ bị tổn thương và chậm lành hơn so với bình thường.

cắt amidan không nên ăn gì
Sau khi cắt amidan, nên kiêng các món ăn quá nóng hoặc quá lạnh

Theo các bác sĩ, sau khi ăn cắt amidan nên sử dụng các món ăn ở nhiệt độ thường để làm dịu niêm mạc và tránh kích thích lên vết mổ.

3. Thực phẩm chua hoặc có nhiều gia vị

Tương tự như các món ăn quá nóng hoặc quá lạnh, sử dụng thực phẩm có vị chua hoặc chứa nhiều gia vị đều ảnh hưởng đến quá trình phục hồi vết mổ. Hơn nữa, tính axit trong một số loại thực phẩm (chanh, tắc, me,…) có thể gây xót rát và khiến vết mổ chảy máu. Ngoài ra, sử dụng thực phẩm chứa nhiều axit còn kích thích các triệu chứng của trào ngược dạ dày tái phát và tăng nguy cơ viêm nhiễm vết mổ (do ợ chua, nôn trớ thức ăn,…).

cắt amidan không nên ăn gì
Các món ăn chứa nhiều muối đường và gia vị cay nóng có thể khiến vết mổ đau rát và chậm lành

Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh sử dụng các món ăn chứa nhiều gia vị. Muối, đường, bột và gia vị cay nóng có thể gây lở loét vết mổ, dẫn đến chảy máu và mưng mủ. Để vết mổ nhanh lành, nên sử dụng các món ăn nhạt, ít gia vị và mềm để tránh gây kích thích và tổn thương lên niêm mạc cổ họng.

4. Các loại thực phẩm sống, tái

Sau khi phẫu thuật cắt amidan, cần kiêng cử các loại thực phẩm tái, sống. Sử dụng thực phẩm chưa nấu chín hoàn toàn làm tăng nguy cơ viêm nhiễm vết mổ do các món ăn này chứa nhiều loại vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng. Trong trường hợp nhẹ, các tác nhân này chỉ gây viêm nhiễm và mưng mủ. Tuy nhiên, một số loại ký sinh trùng có thể đi qua vết mổ và xâm nhập vào tuần hoàn máu gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

5. Món ăn chứa nhiều dầu mỡ

Dầu mỡ không gây ra cảm giác khó chịu và đau rát ở vết mổ như đường, muối và các loại gia vị cay nóng. Tuy nhiên, chất béo có trong dầu mỡ có thể khiến vết mổ chậm lành và lở loét kéo dài.

Vì vậy để vết mổ nhanh chóng hồi phục, bạn nên tránh sử dụng các món ăn chứa quá nhiều dầu mỡ như đồ ăn nhanh, thức ăn chiên, xào và nướng.

6. Nước ngọt có gas

Nước ngọt có gas là một trong những loại thức uống cần hạn chế sau khi cắt amidan. Thức uống này có tính axit và chứa nhiều đường, dễ gây kích thích vết mổ và khiến vùng niêm mạc ở cổ họng chậm phục hồi. Ở những người có cơ địa nhạy cảm, sử dụng nước ngọt có gas có thể gây chảy máu vết mổ kéo dài.

cắt amidan không nên ăn gì
Để vết mổ nhanh hồi phục, cần tránh sử dụng nước ngọt có gas

Bên cạnh đó, chất bảo quản, hương liệu và phụ gia trong nước ngọt có gas cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng hồi phục của vết mổ. Do đó để niêm mạc nhanh hồi phục, bạn nên tránh sử dụng nước ngọt có gas trong thời gian này.

7. Cà phê và rượu bia

Tương tự như nước ngọt có gas, caffeine và cồn trong rượu bia, cà phê có thể khiến vết mổ chậm phục hồi, lở loét và có nguy cơ chảy máu cao. Hơn nữa, rượu bia còn gây ăn mòn niêm mạc và kích thích bệnh trào ngược dạ dày thực quản bùng phát. Ngoài ra, sử dụng rượu bia thường xuyên làm giảm khả năng phòng vệ của cơ thể và tăng nguy cơ viêm nhiễm vết mổ.

cắt amidan không nên ăn gì
Cồn trong rượu bia có thể gây đau rát, khó chịu và khiến vết mổ chậm lành hơn

Một số vấn đề khác cần kiêng cử sau khi cắt amidan

Bên cạnh việc hạn chế các loại thực phẩm và thức uống nói trên, bạn cũng cần kiêng cử một số vấn đề khác sau khi cắt amidan như:

  • Hạn chế giao tiếp trong thời gian vết mổ amidan chưa phục hồi hoàn toàn – đặc biệt là trong vòng 24 giờ đầu tiên. Áp lực từ các hoạt động như nói chuyện, khạc nhổ, la hét,… có thể làm vỡ mạch máu và gây chảy máu vết thương.
  • Sau khi mổ amidan, cần tránh khạc nhổ và súc miệng với các sản phẩm nước súc miệng trên thị trường. Thay vào đó, nên chải răng 2 lần/ ngày và súc miệng với nước muối sinh lý để sát trùng và làm dịu vết mổ.
  • Trong 1 – 2 ngày đầu sau khi mổ, nên nghỉ ngơi tại nhà và đảm bảo ngủ đủ giấc. Tránh vận động nặng trong thời gian này vì vết mổ có thể bị kích thích, dẫn đến đau nhức và chảy máu.
  • Tránh tiếp xúc với các chất kích ứng và dị ứng như khói thuốc, bụi bẩn, phấn hoa, lông chó mèo,… trong thời gian vết mổ chưa phục hồi. Các yếu tố này có thể gây viêm đỏ, sưng đau và khiến vết mổ chậm hồi phục.
  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc chủ động đến bệnh viện nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường như chảy máu kéo dài, đau họng dữ dội, cơ thể mệt mỏi, sốt cao và ớn lạnh.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc “Sau khi cắt amidan không nên ăn gì?”. Hy vọng qua nội dung trên, bạn có thể dễ dàng xây dựng chế độ chăm sóc khoa học để kiểm soát các triệu chứng khó chịu và thúc đẩy vết mổ nhanh lành.

Cùng chuyên mục

Cẩn trọng với các biến chứng do viêm amidan gây ra

Các biến chứng do viêm amidan gây ra khiến nhiều người vô cùng hoang mang, lo lắng. Với căn bệnh này, người bệnh nên sớm tiến hành thăm khám và...

Mẹo dùng nước muối chữa viêm amidan đúng cách

Thực tế, rất nhiều người dùng nước muối chữa viêm amindan nhưng không phải ai cũng áp dụng đúng cách. Nước muối có tác dụng rất tốt trong việc chữa...

Cách chữa viêm amidan bằng lá đinh lăng an toàn lành tính

Rất nhiều người trong dân gian sử dụng cách chữa viêm amidan bằng lá đinh lăng để cải thiện các triệu chứng ngứa rát, đau đớn, sưng tấy, nuốt nghẹn,…...

Cắt amidan sau nhiều ngày vẫn đau có sao không?

Cắt amidan sau nhiều ngày vẫn đau là tình trạng hay xảy ra ở một số bệnh nhân. Có thể gọi đây là một dạng biến chứng sau khi thực...

Phì đại amidan là gì? Nhận biết và điều trị thế nào?

Phì đại amidan là tình trạng amidan gia tăng kích thước bất thường, đặc trưng với triệu chứng khó nuốt, rối loạn nhịp thở, hôi miệng, ù tai, ngáy khi...

chữa viêm amidan bằng mật ong

Cách chữa viêm amidan bằng mật ong giảm nhanh triệu chứng bệnh

Chữa amidan bằng mật ong là mẹo dân gian nhưng đến này vẫn còn được áp dụng rộng rãi. Kinh nghiệm cho thấy, mẹo này có thể giúp cải thiện...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn