Sau khi khoét chóp cổ tử cung nên ăn gì và cần kiêng gì?

Viêm cổ tử cung: Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị

Khoét chóp cổ tử cung là gì? Khi nào nên thực hiện?

Phụ nữ bị viêm cổ tử cung có mang thai được không?

Mẹo dân gian chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung tại nhà bạn nên thử

Viêm cổ tử cung mãn tính có chữa được không? Có nguy hiểm không?

Cắt Leep cổ tử cung là gì? Theo dõi và chăm sóc sau khi cắt Leep

Cắt Leep cổ tử cung là gì? Theo dõi và chăm sóc sau khi cắt Leep

Cắt Leep cổ tử cung là gì? Khái niệm này vẫn còn khá xa lạ với nhiều người, nếu nắm phương pháp này một cách cụ thể, bạn sẽ trở nên chủ động hơn trong việc điều trị hiệu quả các bệnh lý liên quan đến cổ tử cung.

Sự sơ xuất trong thủ thuật nạo hút thai hay đặt vòng tránh thai có thể gây ra các ảnh hưởng khó lường đến khả năng sinh sản của nữ giới. Phương pháp cắt Leep cổ tử cung là một trong những cách thức điều trị mà các bác sĩ phụ khoa thường xuyên áp dụng.

Cắt Leep cổ tử cung là gì?

Cắt Leep cổ tử cung là kỹ thuật khoét bỏ phần mô đã bị tổn thương bằng vòng điện có chức năng như một con dao phẫu thuật rất sắc và mảnh.

Bằng việc sử dụng sóng điện cao tần ở mức 3.8 MHz, phương pháp này có khả năng loại bỏ các tế bào viêm nhiễm có độ sâu từ 4 – 8 mm. Đồng thời, nó vừa giúp tái tạo các tế bào mới, đưa cổ tử cung dần trở về trạng thái bình thường.

Kỹ thuật cắt Leep sẽ loại bỏ phần tế bào đã tổn thưởng ở cổ tử cung
Kỹ thuật cắt Leep sẽ loại bỏ phần tế bào đã tổn thưởng ở cổ tử cung.

Sự xuất hiện của thủ thuật cắt Leep cổ tử cung đã đánh dấu sự phát triển không ngờ của giới y khoa, nó khắc phục được nhiều thiếu sót ở các phương pháp truyền thống như áp lạnh hay đốt điện laser. Phương pháp này có thể áp dụng với các đối tượng đang gặp chứng viêm cổ tử cung, naboth cổ tử cung hoặc thích hợp để điều trị các tổn thương tiền ung thư từ mức độ loạn sản nhẹ đến nặng.

Thêm vào đó, phương pháp cắt Leep cổ tử cung có giá thành tương đối thấp, thời gian phục hồi sau phẫu thuật được rút ngắn. Nó sẽ không gây ra đau đớn lẫn ngăn chặn được tình trạng mất máu nhiều nếu được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và những cở sở y tế có hệ thống máy móc hiện đại.

Giới thiệu quá trình cắt Leep cổ tử cung chi tiết

Sau khi chẩn đoán, các bác sĩ sẽ tiếp tục hỗ trợ tư vấn để bệnh nhân đi đến quyết định điều trị bằng phương pháp cắt Leep cổ tử cung về các vấn đề như sau.

Các bác sĩ có thâm niên trong nghề sẽ trao đổi các thông tin về thủ thuật cắt Leep cổ tử cung với bệnh nhân một cách đầy đủ nhất
Các bác sĩ có thâm niên trong nghề sẽ trao đổi các thông tin về thủ thuật cắt Leep cổ tử cung với bệnh nhân một cách đầy đủ nhất.

Khâu chuẩn bị

  • Kỹ thuật cắt Leep chỉ được tiến hành khi cơ thể đã hoàn toàn sạch kinh sau khoảng 1 tuần. Vì nếu thực hiện trong giai đoạn kinh nguyệt cách điều trị này có thể gây ra các biến chứng ở khu vực phần mô bị cắt bỏ.
  • Người bệnh phải thông báo với bác sĩ các loại thuốc mình đang sử dụng trước ngày phẫu thuật bao gồm những gì. Bởi các loại như aspirin, naproxen, hay warfarin có thể khiến cơ thể bạn khó mà kiềm máu được.
  • Bệnh nhân phải nhịn ăn trước giờ phẫu thuật khoảng 8 tiếng. Không thụt rửa âm đạo, không dùng viên đặt âm đạo hay quan hệ tình dục trong 24 tiếng trước lúc chữa trị.
  • Bác sĩ sẽ kiểm tra danh sách những loại thuốc tê phù hợp nào phù hợp với cơ thể bệnh nhân để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra khi tiêm trước khi phẫu thuật.

Các bước tiến hành

  • Trước hết, chị em sẽ được yêu cầu cởi bỏ quần và mặc váy sản khoa vào, nằm ngửa trên bàn với tư thế 2 chân kê cao.
  • Sau đó, bác sĩ mới bắt đầu tiêm thuốc tê, đưa mỏ vịt vào âm đạo để sát trùng và làm cổ tử cung lộ rõ hơn dưới ánh sáng của đèn phẫu thuật.
  • Kế đến, bác sĩ sẽ tiến hành đưa phần mô bất thường đã được xác định trước đó ra ngoài bằng vòng điện Leep. Thời gian cắt bỏ chỉ mất khoảng 10 – 20 phút.
  • Sau đó, bạn còn được tiêm thêm một loại thuốc để kiểm soát sự di chuyển của máu. Phương pháp điều trị này có thể giữ lại mẫu bệnh phẩm nguyên vẹn sau khi thực hiện. Điều đó giúp các bác sĩ dễ dàng đưa ra những chẩn đoán về dấu hiệu của ung thư sau này chuẩn xác hơn.
  • Phẫu thuật xong, bệnh nhân sẽ được đưa về phòng hồi sức, nghỉ ngơi khoảng 1- 2 tiếng. Nếu cơ thể người bệnh không có phản ứng lạ nào xuất hiện trong thời gian này, bác sĩ sẽ kê toa, căn dặn về cách chăm sóc vết thương và cho phép bệnh nhân xuất viện.

Theo dõi và chăm sóc sau khi cắt Leep như thế nào là hợp lý?

Trên thực tế có rất nhiều ca phẫu thuật diễn ra không thành công, phần lớn nguyên nhân là do người bệnh quá bất cẩn trong việc theo dõi tiến trình hồi phục của cổ tử cung tại phần mô đã bị loại bỏ. Do vậy, bạn cũng nên lưu ý những điều sau đây.

Phương pháp cắt Leep cổ tử cung chỉ mang lại hiệu quả khi bạn biết theo dõi và chăm sóc đúng cách sau phẫu thuật
Phương pháp cắt Leep cổ tử cung chỉ mang lại hiệu quả khi bạn biết theo dõi và chăm sóc đúng cách sau phẫu thuật.
  • Tuần đầu tiên sau khi cắt Leep, âm đạo của người bệnh sẽ rỉ ra dịch vàng hoặc ngả nâu. Bước sang tuần thứ 2 và tuần thứ 3, chị em có thể gặp phải hiện tượng ra máu tương tự như giai đoạn hành kinh. Vì lúc này, khu vực mô vừa bị cắt đã bắt đầu bong vảy.
  • Lượng máu và chất dịch chảy ra nhiều hay ít còn phụ thuộc vào độ rộng và sâu của vùng vừa bị cắt đi. Bạn đừng quên chuẩn bị băng vệ sinh để giữ cho vùng kín luôn sạch sẽ.
  • Bạn không nên mang vác đồ vật cồng kềnh hay tập luyện các động tác đòi hỏi vận động mạnh trong vòng 6 tuần sau phẫu thuật.
  • Chị em cũng nên tránh thụt rửa vào âm đạo, không nên tắm bồn, không dùng tampon hay viên đặt âm đạo. Ngoài ra, bạn cần kiêng quan hệ tình dục trong khoảng 6 tuần nếu muốn vết thương nhanh lành.
  • Không ăn đồ cay nóng hay dùng các chất kích thích như bia, rượu, cà phê, thuốc lá…
  • Nếu gặp phải những tình trạng bất thường như dịch ra có mùi hôi, đau bụng dữ dội, sốt, chóng mặt… thì cần liên hệ ngay với các bác sĩ.
  • Bác sĩ sẽ hẹn bệnh nhân tái khám sau 8 tuần để kiểm tra cổ tử cung đã lành hẳn chưa, nếu không có vấn đề gì lạ, bạn chỉ cần khám định kỳ 1 lần/năm.

Những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra sau khi cắt Leep

Những biểu hiện như chảy máu hay tiết dịch ra ngoài âm đạo trong giai đoạn khu vực đã cắt Leep đang tái tạo lại chỉ kéo dài khoảng vài tuần nên bệnh nhân không cần quá lo lắng. Trường hợp chảy máu nặng, bác sĩ sẽ khắc phục bằng cách khâu hoặc cắt bỏ tử cung.

Trong quá trình phẫu thuật, nếu bác sĩ không điều chỉnh chính xác lượng thuốc tê cần tiêm thì bệnh nhân sẽ nhiều cơn đau khủng khiếp, khiến cho cơ thể cọ quậy liên tục gây ảnh hưởng đến việc xác định vị trí vùng mô cần cắt.

Hơn nữa, phương pháp này không nên áp dụng với các đối tượng đã mắc sẵn nhưng bệnh lý như đái tháo đường, huyết áp cao hay có vấn đề về tim mạch. Vì khi thực hiện, cơ thể bệnh nhân sẽ phản ứng kịch liệt, các bác sĩ khó mà xử lý được các rủi ro phát sinh.

Phương pháp cắt Leep có thể gây ra nhiều đau đớn nếu vùng cổ tử cung bị nhiễm trùng
Phương pháp cắt Leep có thể gây ra nhiều đau đớn nếu vùng cổ tử cung bị nhiễm trùng.

Sau thời gian phẫu thuật, khả năng tiết dịch nhầy của cổ tử cung cũng rất dễ bị suy yếu. Bên cạnh đó, đối với các bệnh nhân đã bị viêm nhiễm vùng chậu trước đó mà chưa khắc phục triệt để thì tình trạng nhiễm khuẩn sẽ diễn biến theo chiều hướng tồi tệ hơn nếu lựa chọn phương pháp cắt Leep.

Thủ thuật cắt Leep còn có thể dẫn đến tình trạng cổ tử cung bị thu hẹp, kinh nguyệt không đều. Đặc biệt, phương pháp này sẽ làm bệnh nhân có tổn thương tiền ung thư hoặc ung thư đối diện với nguy cơ sinh non hoặc vô sinh về sau.

Nhìn chung, cắt Leep tử cung là một phương pháp tân tiến có khả năng hạn chế sự xâm lấn của các tế bào ung thư nhanh chóng. Tuy nhiên, nó vẫn còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu bạn không tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi quyết định điều trị cũng như không tuân theo các hướng dẫn mà bác sĩ căn dặn hậu phẫu thuật.

Bạn có thể xem thêm:

Cùng chuyên mục

Phụ nữ bị viêm cổ tử cung có mang thai được không?

Phụ nữ bị viêm cổ tử cung có mang thai được không?

Bệnh viêm cổ tử cung ảnh hưởng không nhỏ đến thiên chức làm mẹ  của nhiều chị em. Trong một số trường hợp, viêm cổ tử cung mãn tính có...

Khoét chóp cổ tử cung và những thông tin cần biết

Khoét chóp cổ tử cung là gì? Khi nào nên thực hiện?

Để chẩn đoán hoặc điều trị ung thư cổ tử cung, khoét chóp cổ tử cung bằng vòng điện là một phương pháp thường được áp dụng. Tuy là một...

Viêm cổ tử cung: Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị

Viêm cổ tử cung là bệnh lý khá phổ biến ở nữ giới. Bệnh thường xảy ra do nhiễm vi khuẩn, virus, nấm hoặc do một số nguyên nhân không...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn