Phong thấp ra mồ hôi tay chân nguyên nhân do đâu? Điều trị thế nào?

Bệnh phong thấp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh phong thấp trong Đông y và các bài thuốc chữa trị từ gốc

Bệnh phong thấp ở trẻ em có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

7 Cây thuốc nam chữa bệnh phong thấp theo kinh nghiệm dân gian

Cách chữa bệnh phong thấp đau nhức khớp bằng lá lốt

Mắc bệnh phong thấp nên ăn gì và kiêng gì tốt cho người bệnh?

7 Cây thuốc nam chữa bệnh phong thấp theo kinh nghiệm dân gian

Chìa vôi, vuốt hùm, lá lốt, ngải cứu,…là các cây thuốc nam chữa bệnh phong thấp hiệu quả theo kinh nghiệm dân gian. Phương pháp này vừa cải thiện các triệu chứng do bệnh gây ra, vừa giúp người bệnh tiết kiệm được chi phí và không gây ra tác dụng phụ như một số thuốc tân dược.

Cây thuốc nam chữa bệnh phong thấp theo kinh nghiệm dân gian
Cây thuốc nam chữa bệnh phong thấp theo kinh nghiệm dân gian

7 Cây thuốc nam chữa bệnh phong thấp theo kinh nghiệm dân gian

Phong thấp là bệnh lý về xương khớp phổ biến ở người trung niên, cao tuổi và những người phải thường xuyên lao động nặng, cơ thể suy nhược. Bệnh không chỉ gây đau nhức dữ dội mà còn ảnh hưởng đến vận động và sinh hoạt của người bệnh.

Ngoài chữa trị bằng thuốc tây, nhiều người đã lựa chọn một số cây thuốc nam để khắc phục tình trạng đau nhức do phong thấp gây ra. Phương pháp này tương đối an toàn, không gây tác dụng phụ. Bên cạnh đó, thuốc nam còn giúp bồi bổ sức khỏe, cải thiện một số vấn đề cho người bệnh.

Dưới đây là 7 cây thuốc nam chữa phong thấp theo kinh nghiệm dân gian, bạn có thể tham khảo và áp dụng:

1. Cây chìa vôi chữa bệnh phong thấp

Cây chìa vôi hay dây chìa vôi là một loại cây mọc leo, trên thân cây có sợi tua cuốn nhỏ. Lá của loại cây này là lá đơn, có hình dạng thay đổi, nhưng thường xòe như chân vịt, cuốn lá hình trái tim.

Chìa vôi có tính mát, vị ngọt nhưng đắng, tác dụng thanh nhiệt và giải độc cơ thể, tán kết, hành huyết, được sử dụng để điều trị các bệnh về xương khớp như phong thấp, đau nhức gân, cơ. Ngoài ra, cây chìa vôi còn hỗ trợ khắc phục vấn đề về viêm thận, chữa ung nhọt, hạch bạch huyết hoặc rắn độc cắn.

Cây chìa vôi chữa bệnh phong thấp
Cây chìa vôi chữa bệnh phong thấp

Có thể tận dụng được cả lá, thân và củ cây chìa vôi để điều trị chứng phong thấp kinh niên cho người cao tuổi. Một số cách sử dụng phổ biến loại cây này:

Cách 1: 

  • Người bệnh chuẩn bị nguyên liệu gồm: Dây chìa vôi (20g), cành dâu (15g), quế chi (10g), bạch chỉ (10g).
  • Sau khi rửa sạch tất cả nguyên liệu, cho vào nồi sắc lấy nước uống.
  • Mỗi ngày sử dụng một thang, kiên trì thực hiện mỗi ngày sẽ thấy chứng đau nhức cải thiện rõ rệt.

Cách 2: 

  • Nguyên liệu gồm có: Chìa vôi (50g), đương quy và cẩu tích mỗi loại 20g, ngưu tất (40g), xuyên khung (10g).
  • Rửa sạch tất cả sau đó để cho ráo nước.
  • Cho nguyên liệu vào lọ thủy tinh, đổ 1 lít rượu trắng vào ngâm trong vòng 1 tuần.
  • Khi sử dụng, lấy 30ml nước thuốc để uống, mỗi ngày sử dụng từ 2 – 3 lần.
  • Kiên trì áp dụng một thời gian sẽ thấy bệnh phong thấp thuyên giảm hẳn.

Cách 3:

  • Nguyên liệu gồm có: Dây chìa vôi (20g), dây đau xương và cây lá lốt có rễ mỗi loại 15g.
  • Rửa sạch nguyên liệu, để ráo nước rồi đem sao vàng khử thổ. 
  • Sử dụng nguyên liệu sắc lấy nước thuốc uống, mỗi ngày một thang sẽ thấy các triệu chứng phong thấp dần dần cải thiện.

ĐẶT MUA CÂY CHÌA VÔI GIÁ TỐT, CHẤT LƯỢNG CAO TẠI ĐÂY

2. Cây vuốt hùm chữa bệnh phong thấp

Cây vuốt hùm hay cây móc mèo, nam đà căng là một loại cây mọc hoang, thuộc họ đậu có hình dáng lớn. Thân cây có nhiều gai, lá mọc thành hàng đối xứng, có quả giống như quả đậu nhưng kích thước lớn hơn và có gai. 

Theo Y học cổ truyền, vuốt hùm có tính hàn, vị đắng, có tác dụng trong việc điều trị các chứng bệnh về xương khớp như viêm khớp dạng thấp, phong thấp,…

Đặc biệt, hạt của loại cây này có chứa thành phần chống viêm, giúp cải thiện sức khỏe xương khớp. Bên cạnh đó, loại cây này còn hỗ trợ điều trị khắc phục chứng mất ngủ, giúp bệnh nhân an thần, giảm đau nhức người.

Cây vuốt hùm chữa bệnh phong thấp
Cây vuốt hùm chữa bệnh phong thấp

Tuy nhiên, người bệnh cần tránh nhầm lẫn cây vuốt hùm với cây Mimosa Pigra L mắt mèo xâm thực, vì loại cây này có thể gây ngộ độc nguy hiểm. Nên chú ý hình dáng của chúng trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Dưới đây là cách sử dụng cây vuốt hùm điều trị phong thấp theo kinh nghiệm dân gian:

Cách 1: 

  • Người bệnh sử dụng 20g lá và rễ khô của cây vuốt hùm sắc cùng với 800ml nước đến khi cạn còn 300ml.
  • Chia phần thuốc thu được thành nhiều phần, uống trong ngày.
  • Lưu ý bài thuốc này sẽ có vị hơi đắng, khó uống nên người bệnh có thể cân nhắc thực hiện. Tuy nhiên, bài thuốc này có tác dụng giảm đau xương khớp rất hiệu quả.

Cách 2: 

  • Sử dụng khoảng 50g rễ cây vuốt hùm rửa sạch, sắc thuốc chung với nhân trần và rễ mộc thông, ké hoa mỗi loại khoảng 20g. 
  • Đun nước thuốc từ 800ml còn 300ml, chia đều ra uống trong ngày.
  • Kiên trì thực hiện sẽ thấy tình trạng đau nhức giảm đáng kể.

3. Cây cần tây chữa bệnh phong thấp

Cây cần tây là một loại rau thơm quen thuộc trong các bữa ăn của người Việt. Nó còn được gọi với các cái tên như cần cạn, cần thơm, cần thuốc,…

Trong cần tây có chứa nhiều chất khoáng như Mn, Mg, Ca, K,…và một số vitamin nhóm A, C, B,…Ngoài ra loại rau này còn giàu chất xơ có khả năng bảo vệ tuyến tụy, ngăn ngừa tình trạng xơ cứng mạch.

Chiết xuất tinh dầu từ loại cây này có tác dụng kháng khuẩn, hỗ trợ chữa trị các bệnh về xương khớp, làm vết thương nhanh chóng phục hồi, đồng thời còn lợi tiểu, giúp cơ thể giải nhiệt,…

Cây cần tây chữa bệnh phong thấp
Cây cần tây chữa bệnh phong thấp

Chính vì thế, dân gian đã tận dụng cần tây trong việc điều trị chứng phong thấp, giúp cơ thể giảm đau nhức. Dưới đây là cách sử dụng phổ biến, bệnh nhân có thể tham khảo áp dụng:

  • Người bệnh cần chuẩn bị một nắm cần tây tươi còn nguyên rễ và lá (khoảng 1kg).
  • Rửa sạch nguyên liệu rồi phơi khô trong bóng râm, tránh ánh nắng trực tiếp.
  • Mỗi khi dùng, lấy cần tây khô (150g) nấu chung với 3 chén nước đến khi thuốc sắc lại còn 2 chén.
  • Chia đều phần thuốc thành 3 phần, uống trong ngày, tốt nhất là khi nước thuốc còn ấm.
  • Kiên trì một thời gian sẽ thấy triệu chứng phong thấp được cải thiện dần.

Lưu ý: Không nên kết hợp cần tây với một số thực phẩm có tình hàn sẽ khiến bài thuốc bị giảm tác dụng.

4. Cây ngải cứu chữa bệnh phong thấp

Cây ngải cứu là loại cây đã quá quen thuộc với nhiều người, đa dạng công dụng như trị mụn, khắc phục một số vấn đề phụ khoa, đặc biệt còn hỗ trợ điều trị chứng đau nhức xương khớp do phong thấp.

Loại cây này khá phổ biến, người bệnh có thể dễ dàng tìm kiếm, giúp tiết kiệm được chi phí điều trị mà lại khá hiệu quả. Cách sử dụng đơn giản như sau:

  • Người bệnh cần chuẩn bị một nắm ngải cứu, rửa và ngâm với nước muối pha loãng để đảm bảo loại bỏ sạch bụi bẩn, vi khuẩn.
  • Để ngải cứu ráo nước rồi sao nóng với một ít muối hạt.
  • Đổ hỗn hợp ra một chiếc khăn sạch, sau đó chườm lên vùng bị đau.
  • Khi thuốc nguội thì sao nóng lại, chườm liên tục 2 – 3 lần rồi thay phần ngải cứu khác.
  • Thực hiện mỗi ngày giảm đau hiệu quả.

Lưu ý: Không nên chườm quá nóng, chỉ nên giữ ở nhiệt độ vừa phải, tránh làm bỏng da.

5. Cây mắc cỡ chữa bệnh phong thấp

Cây mắc cỡ hay còn gọi với cái tên là cây xấu hổ, cây trinh nữ, là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên nước ta. Tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc, nhưng phổ biến là phần rễ và cành lá.

Theo Y học cổ truyền, cành và lá cây có tính lành, vị ngọt, đắng, giúp can hỏa, thải độc cơ thể, giảm sưng, viêm dạ dày, an thần,…Rễ cây lại có tính ấm, vị chát thường được sử dụng chữa viêm phế quản, tiêu trừ phong thấp, đau nhức xương khớp hiệu quả.

Cây mắc cỡ chữa bệnh phong thấp
Cây mắc cỡ chữa bệnh phong thấp

Người bệnh có thể tham khảo cách sử dụng cây mắc cỡ như sau:

Cách 1:

  • Sử dụng từ 10g đến 25g rễ cây mắc cỡ rửa sạch.
  • Sắc cùng với nước đến khi nước thuốc ngả màu thì tắt bếp.
  • Uống nước thuốc mỗi ngày, tốt nhất khi nước còn ấm.

Cách 2: 

  • Sử dụng cây mắc cỡ phơi khô, mỗi lần dùng lấy ra 120g mắc cỡ tẩm với rượu rang sao vàng.
  • Sau đó đổ 600ml nước vào, sắc đến khi nước thuốc còn 200ml – 300ml thì dừng lại. 
  • Phần nước thuốc chia ra uống mỗi ngày 2 – 3 lần. Không để qua đêm, sử dụng liên tục 4 – 5 ngày sẽ thấy chứng phong thấp cải thiện đáng kể.

Lưu ý: Phụ nữ mang thai không nên áp dụng phương pháp này.

6. Lá lốt chữa bệnh phong thấp

Lá lốt (Piper) thuộc họ hồ tiêu, được trồng hoặc mọc hoang nhiều nơi trên nước ta, đặc biệt là những nơi ẩm ướt, dọc bờ sông. Cây lá lốt có dạng dây leo, chiều cao trung bình từ 30cm – 40cm, lá có hình như trái tim, mặt lá láng bóng.

Lá lốt có mùi đặc trưng, hơi nồng, the và cay. Các bộ phận đều có thể tận dụng để điều trị bệnh. Đặc biệt, trong chữa bệnh phong thấp, lá lốt có công dụng giảm đau hiệu quả, nhất là tình trạng tê bì chân tay, ngoài ra còn có tác dụng chống phong hàn mức nhẹ.

Theo nghiên cứu của Y học hiện đại, lá lốt có chứa một số thành phần kháng khuẩn và chống viêm, có hiệu quả trong điều trị các bệnh về xương khớp, ít gây tác dụng phụ. Vì thế, người bệnh phong thấp có thể an tâm sử dụng tại nhà.

Lá lốt chữa bệnh phong thấp
Lá lốt chữa bệnh phong thấp

Một số cách sử dụng như sau:

Cách 1: Sắc nước thuốc lá lốt

  • Sử dụng một nắm lá lốt tươi, nấu với 2 chén nước đến khi cạn còn 1 chén.
  • Chia nước thuốc thành 2 phần sử dụng trong ngày.
  • Thực hiện kiên trì trong 10 ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm.

Cách 2: Đắp thuốc lá lốt

  • Người bệnh sử dụng một nắm lá lốt tươi cùng với một ít ngải cứu, rửa sạch.
  • Giã nát nguyên liệu đã sơ chế với một ít muối. 
  • Sau đó đem chưng nóng cùng với một xíu giấm.
  • Đổ hỗn hợp ra một cái khăn sạch đắp lên vùng bị đau, thư giãn cho đến khi thấy thuốc nguội hẳn.
  • Áp dụng biện pháp này hằng ngày sẽ cải thiện được cơn đau xương khớp do phong thấp gây ra.

Cách 3: Ngâm chân với lá lốt

  • Sử dụng một nắm lá lốt tươi, ngải cứu rửa sạch, giã nát như cách bên trên.
  • Sau đó cho một thả vào chậu nước sôi hòa một ít muối.
  • Đợi nước nguội bớt rồi tiến hành ngâm chân, tay đến khi thấy nước nguội hẳn.
  • Có thể thực hiện liên tục trong 5 – 7 ngày để cảm nhận được hiệu quả.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng lá lốt để chế biến món ăn để sử dụng hàng ngày. Cách này vừa giúp cải thiện bệnh phong thấp mà còn cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho người bệnh.

7. Thiên niên kiện chữa bệnh phong thấp

Cây thiên niên kiện còn được gọi với cái tên như củ ráy rừng, sơn thục có tác dụng dược học điều trị các chứng đau mỏi xương khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp, đặc biệt là chứng phong tê thấp ở người cao tuổi.

Thiên niên kiện có chứa linalool, sabinen, acetaldehyde,…có công dụng giảm nhanh triệu chứng đau xương khớp, co quắp tê dại, giúp người bệnh phục hồi chức năng của gân cốt hiệu quả, an toàn.

Theo Y học cổ truyền, thiên niên kiện có tính ấm, vị đắng, cay, mùi thơm đặc trưng. Tinh dầu có chứa các chất có khả năng giảm đau. Chính vì thế, người bị phong thấp có thể tận dụng loại thuốc nam này để điều trị bệnh tại nhà, tiết kiệm được nhiều chi phí mà không lo tác dụng phụ.

Thiên niên kiện chữa bệnh phong thấp
Thiên niên kiện chữa bệnh phong thấp

Cách sử dụng như sau:

Cách 1: Xoa bóp với rượu thuốc thiên niên kiện

  • Sử dụng thân và rễ cây thiên niên kiện tươi giã nát, sau đó ngâm với rượu trắng.
  • Mỗi ngày xoa bóp các vị trí đau nhức với rượu thuốc từ thiên niên kiện sẽ giảm tê, đau nhức xương khớp.

Cách 2: Kết hợp thiên niên kiện

  • Lấy một lượng vừa đủ thiên niên kiện cùng thổ phục linh, độc lực, cây cỏ xước rửa sạch sau đó phơi khô.
  • Sắc thuốc với các nguyên liệu đã chuẩn bị mỗi ngày dùng 2 – 3 bát nước thuốc, dùng mỗi bát sau bữa ăn.
  • Kiên trì thực hiện một thời gian tình trạng đau nhức, tê bì xương khớp sẽ cải thiện rõ rệt.

Lương y Đỗ Minh Tuấn, Thầy thuốc Nam tiêu biểu năm 2020 lưu ý tới bạn đọc: “Các vị thuốc Nam nếu chỉ dùng đơn lẻ chỉ có hiệu quả hỗ trợ giảm triệu chứng, hiệu quả điều trị không cao. Hơn nữa, y học cổ truyền tuân thủ nguyên tắc “biện chứng luận trị”, tùy theo tình trạng bệnh, cơ địa ở từng người, mà sử dụng bài thuốc phù hợp. Triệu chứng khác nhau nhưng bài thuốc chưa chắc đã giống”.

Nếu bệnh nhân muốn dứt điểm bệnh phong thấp, có thể tới Nhà thuốc, Phòng Chẩn trị Y học cổ truyền để thăm khám, sử dụng các bài thuốc Nam phù hợp. Một trong những địa chỉ uy tín, tin cậy hàng đầu trong điều trị phong tê thấp và các bệnh xương khớp nói chung, bệnh nhân có thể tham khảo.

Bài thuốc Nam gia truyền chữa DỨT ĐIỂM phong tê thấp của nhà thuốc Đỗ Minh Đường

Theo Y học cổ truyền, bệnh hình thành khi vệ khí hư hao khiến phong hàn, phong nhiệt và phong thấp xâm nhập vào cơ thể. Từ đó khiến kinh lạc ứ trệ, khí huyết không thông, hình thành cơn đau tại gân, xương khớp, bắp thịt. Từ việc nghiên cứu cặn kẽ căn nguyên gây bệnh, vận dụng y lý, y trị của Y học cổ truyền, các lương y nhà thuốc Nam gia truyền 150 năm Đỗ Minh Đường đã xây dựng thành công bài thuốc chữa DỨT ĐIỂM phong tê thấp bằng thảo dược thiên nhiên Xương khớp Đỗ Minh.

Bài thuốc được phối ngũ từ hàng chục thảo dược quý có công năng hàng đầu trong điều trị bệnh xương khớp như: dây đau xương, hạnh phúc, tơ hồng xanh, phòng phong, ngưu tất… Các lương y đã khéo léo kết hợp các thảo dược, tạo thành 5 bài thuốc nhỏ: Thuốc xương khớp, Thuốc bổ gan giải độc, Thuốc hoạt huyết bổ thận, Thuốc kiện tỳ ích tràng và Thuốc xoa bóp.

Thuốc Nam gia truyền giúp trị bệnh xương khớp hiệu quả tận gốc
Thuốc Nam gia truyền giúp trị bệnh xương khớp hiệu quả tận gốc

Bài thuốc tiến hành khu phong, trừ thấp, cân bằng âm dương, loại bỏ độc tố trong cơ thể. Đồng thời bồi bổ gan, thận, tăng sức đề kháng, làm vững vệ khí. Thuốc còn giúp hoạt huyết, kiện tỳ ích tràng, tăng cường hấp thu dưỡng chất, vận chuyển chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể, phục hồi tổn thương, nuôi dưỡng sụn khớp, tế bào xương, tăng sinh dịch nhầy khớp.

Tùy theo cơ địa, tình trạng bệnh ở từng người, các lương y sẽ gia giảm thành phần, tỷ lệ dược liệu phù hợp, tạo nên phác đồ riêng cho hiệu quả tốt nhất trong thời gian ngắn nhất. Thông thường, các trường hợp phong thấp nhẹ có thể khỏi bệnh sau 2-3 tháng. Trường hợp nặng thì cần 4-6 tháng sẽ dứt điểm bệnh.

XEM THÊM: [Góc người thật việc thật] Hàng ngàn người đã chữa khỏi bệnh xương khớp tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường

Hơn 1 thế kỷ ứng dụng trong điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân, bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh giúp hơn 90% trong số đó thoát khỏi đau nhức xương khớp, khôi phục khả năng vận động.

Nhà thuốc sử dụng nguồn thảo dược sạch, thu hái từ các vườn chuyên canh dược liệu sạch theo hướng hữu cơ, không sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật. Các cây thuốc phát triển thuần tự nhiên, có hàm lượng dược tính cao, an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ, không gây kích ứng cho người dùng. Mọi đối tượng đều có thể sử dụng.

XEM VIDEO: Hàng ngàn bệnh nhân đã chữa khỏi bệnh xương khớp nhờ bài thuốc của Đỗ Minh Đường

Bài thuốc được đơn vị hỗ trợ bào chế thành dạng cao, đựng trong hũ thủy tinh tiện dụng. Người bệnh dùng thuốc không cần lo lằng về quy trình đun sắc phức tạp.

Bên cạnh bài thuốc điều trị, Đỗ Minh Đường còn vận dụng các liệu pháp vật lý trị liệu, xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt giúp rút ngắn thời gian điều trị. Phác đồ chữa xương khớp của Đỗ Minh Đường đã đem lại hiệu quả vượt trội, chứng minh được tính an toàn, được VTV2 giới thiệu tới khán giả truyền hinh.

Bệnh nhân bị phong tê thấp, hãy liên hệ ngay nhà thuốc Đỗ Minh Đường để nhận tư vấn và khám bệnh MIỄN PHÍ:

  • Địa chỉ Hà Nội: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình
  • Địa chỉ Hồ Chí Minh: Số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, quận Bình Thạnh
  • Website: https://dominhduong.org/| https://dominhduong.com/
  • Hotline: 024 6253 6649 – 0963 302 349 (HN)/ 028 3899 1677 – 0938 449 768  (HCM)

Lưu ý khi sử dụng các cây thuốc nam chữa bệnh phong thấp

Mặc dù chữa bệnh phong thấp bằng thuốc nam đảm bảo an hơn so với một số loại thuốc tây, nhưng trong quá trình điều trị bệnh nhân cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Thuốc nam được lưu truyền trong dân gian sẽ có tác dụng chậm hơn tân dược. Chính vì thế, người bệnh phải kiên trì trong thời gian dài, đặc biệt là những người bị phong thấp mãn tính. Bên cạnh đó, phương pháp này không thể hoàn toàn thay thế được thuốc chữa bệnh, và chỉ cho hiệu quả tốt nhất đối với trường hợp bệnh nhẹ.
  • Không nên lạm dụng nhiều bài thuốc cùng một lúc, nên chọn lựa loại thuốc nam phù hợp với điều kiện và cơ địa của bản thân.
  • Không tự ý kết hợp thuốc nam và tân dược khi không có sự hướng dẫn của người có chuyên môn, điều này có thể dẫn đến một số phản ứng gây hại cho cơ thể.
  • Bệnh nhân nên kết hợp luyện tập trị liệu để duy trì vận động của các khớp cơ, phòng ngừa tình trạng xơ cứng. Đồng thời, việc này cũng góp phần cải thiện tình trạng đau nhức do phong thấp gây ra.
  • Không những thế, người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để quá trình hồi phục thuận lợi, nhanh chóng hơn.

Trên đây là 7 Cây thuốc nam chữa bệnh phong thấp được dân gian sử dụng phổ biến, người bệnh có thể tham khảo thực và thực hiện. Tuy nhiên, để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, cần kết hợp thăm khám y tế để kịp thời phát hiện những vấn đề và có biện pháp khắc phục phù hợp.

Cùng chuyên mục

Cách chữa bệnh phong thấp đau nhức khớp bằng lá lốt

Áp dụng cách chữa bệnh phong thấp đau nhức khớp bằng lá lốt, người bệnh sẽ sớm cải thiện được các triệu chứng đau nhức, sưng tấy, ửng đỏ khớp...

Người bệnh phong thấp cần lưu ý trong ăn uống. Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, người bệnh cũng cần kiêng ăn một số loại thức ăn để bệnh không diễn biến nghiêm trọng hơn.

Mắc bệnh phong thấp nên ăn gì và kiêng gì tốt cho người bệnh?

Người bệnh phong thấp nên ăn các loại thực phẩm giàu canxi, giàu omega-3, trái cây tươi,... để giúp sụn khớp được tái tạo, giảm sưng đau. Bên cạnh đó,...

Bệnh phong thấp trong Đông y và các bài thuốc chữa trị từ gốc

Các bài thuốc Đông y chữa bệnh phong thấp có tác dụng chính là trừ thấp, khu phong, tán hàn, bồi bổ khí huyết và hành khí. Áp dụng các...

Bệnh phong thấp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh phong thấp (phong tê thấp) là tên gọi dân gian để chỉ các triệu chứng đau nhức xảy ra ở cơ bắp, gân và khớp. Theo dân gian, chứng...

Phong thấp ra mồ hôi tay chân

Phong thấp ra mồ hôi tay chân nguyên nhân do đâu? Điều trị thế nào?

Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân là bệnh lý xảy ra hầu hết ở mọi lứa tuổi, mặc dù bệnh không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn