Tóc bạc sớm: Nguyên nhân và cách điều trị

Nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ sơ sinh cha mẹ cần chú ý

Bị rụng tóc nhiều khi gội đầu phải làm sao?

Mẹo dân gian chữa rụng tóc bằng mè đen

Công thức chữa rụng tóc bằng lá ổi lưu truyền dân gian

Hà thủ ô và công dụng trị rụng tóc lưu truyền ngàn năm

Đừng nhầm lẫn giữa rụng tóc sinh lý và rụng tóc bệnh lý

Rụng tóc nhiều ở trẻ: Nguyên nhân và cách xử lý

8 cách trị rụng tóc từ lá trà xanh sẽ khiến bạn bất ngờ

Chân tóc yếu gây rụng tóc: Nguyên nhân và cách chăm sóc

Chân tóc yếu gây rụng tóc: Nguyên nhân và cách chăm sóc

Chân tóc yếu gây rụng tóc có thể bắt nguồn từ chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thói quen sấy tóc, ép – duỗi – uốn – nhuộm, cột tóc quá chặt hoặc tâm lý căng thẳng kéo dài. Nếu không xử lý kịp thời và đúng cách, tình trạng này có thể khiến bạn bị thưa tóc, thậm chí hói đầu.

Nguyên nhân dẫn đến chân tóc yếu gây rụng tóc
Nguyên nhân dẫn đến chân tóc yếu gây rụng tóc

Nguyên nhân dẫn đến chân tóc yếu gây rụng tóc

Với nhiệm vụ giúp sợi tóc bám chặt vào da đầu, chân tóc (nang tóc) nằm sâu phía bên dưới lớp da đầu. Mỗi chân tóc chứa 1 bầu nhú mang các tế bào sống. Những tế bào này được nhiều mạch máu nhỏ nuôi dưỡng, sau đó phân chia, phát triển và hình thành thân tóc (phần tóc mà chúng ta có thể quan sát).

Chân tóc bao gồm một số tuyến bã nhờn. Chúng có khả năng bài tiết chất lỏng giúp mái tóc luôn bóng mượt, mềm mại và không thấm nước. Khi hoạt động của tuyến bã nhờn bị rối loạn, mái tóc sẽ có biểu hiện khô xơ, hư tổn, gãy rụng.

Theo các chuyên gia, tình trạng chân tóc yếu gây rụng tóc thường liên quan đến những tác nhân sau:

Rối loạn nội tiết

Quá trình hình thành và phát triển của mỗi sợi tóc đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của một số hormon nội tiết. Khi nồng độ hormon bên trong cơ thể bắt đầu mất cân bằng, quá trình tổng hợp dưỡng chất thiết yếu cho da đầu sẽ bị gián đoạn tạm thời.

Theo thống kê, sự gia tăng nồng độ hormon dihydro testosteron (DHT) liên quan đến hơn 80% trường hợp rụng tóc ở cả đàn ông lẫn phụ nữ.

  • Đối với nam giới: Sự suy giảm nồng độ testosteron và sự gia tăng nồng độ dihydro testosteron gây ra hiện tượng rụng tóc nhiều và có thể dẫn đến hói đầu.
  • Đối với nữ giới: Sự suy giảm nồng độ estrogen sẽ làm tăng sinh hormon dihydro testosteron và kéo theo triệu chứng rụng tóc bất thường.

Các nhà khoa học cho biết, nồng độ dihydro testosterone dư thừa bên trong cơ thể sẽ kích thích tuyến bã nhờn hoạt động quá mức. Điều này dẫn đến tình trạng mái tóc hư tổn và gãy rụng. Ngoài ra, sự liên kết tự nhiên giữa các thụ thể đặc biệt trong chân tóc và hormon dihydro testosterone cũng góp phần cản trở quá trình phát triển của chân tóc, khiến tóc suy yếu và biến mất.

Thiếu hụt chất dinh dưỡng

Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến vấn đề chân tóc yếu gây rụng tóc. Các dưỡng chất cần thiết đối với quá trình hình thành và phát triển của mỗi sợi tóc bao gồm: biotin (vitamin B7/vitamin H), protein, collagen, vitamin C, vitamin E, sắt, đồng, kẽm… Do đó, nếu thiếu hụt những chất dinh dưỡng này, chân tóc của chúng ta sẽ dễ dàng suy yếu, tổn thương.

Bên cạnh đó, sự thiếu hụt dưỡng chất nuôi dưỡng mái tóc có thể xuất phát từ tình trạng tuần hoàn máu kém. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, máu cung cấp đến hơn hơn 95% chất dinh dưỡng nuôi dưỡng mái tóc. Thế nên, nếu khí huyết lưu thông không thuận lợi, mái tóc cũng trở nên yếu ớt, nhạy cảm, khô xơ và dễ gãy rụng.

Sấy tóc, tạo kiểu quá nhiều

Lượng nhiệt năng lớn thoát ra từ các thiết bị làm tóc như: máy sấy, máy duỗi, máy ép, máy uốn… sẽ khiến đầu ngọn và chân tóc hư tổn nhanh chóng. Bởi khi tiếp xúc với nguồn nhiệt độ cao, lớp keratin bao phủ toàn bộ sợi tóc đã bị triệt tiêu. Lúc này, mái tóc bắt đầu chẻ ngọn, giòn gãy và xơ rối.

Sấy tóc, tạo kiểu quá nhiều
Thói quen sấy tóc, tạo kiểu quá nhiều khiến mái tóc dễ dàng hư tổn, gãy rụng.

Thường xuyên gội đầu

Đa số dầu gội đều chứa một lượng xà phòng vừa đủ để làm sạch da đầu và loại bỏ triệt để bã nhờn, vi khuẩn, bụi bẩn. Thế nhưng, thói quen gội đầu quá thường xuyên có thể khiến tóc của bạn dễ bị tổn thương và gãy rụng.

Búi tóc quá cao, cột tóc quá chặt

Khi phụ nữ búi tóc quá cao hoặc cột tóc quá chặt, phần chân tóc sẽ bị kéo căng quá mức, gây ra tình trạng tổn thương và suy yếu. Ngoài ra, thói quen này còn vô tình tạo thành nếp gấp ở vị trí cột tóc, dẫn đến hiện tượng gãy rụng, khó có thể duy trì mái tóc suôn mượt, bồng bềnh.

Ngủ không đủ giấc, ngon giấc

Chất lượng giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình trao đổi – chuyển hóa chất dinh dưỡng bên trong cơ thể. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe mái tóc nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung, độc giả cần ngủ đủ 7 – 8 tiếng ngày.

Đặc biệt, bạn nên hạn chế thức khuya bởi thói quen này sẽ khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, uể oải vào sáng hôm sau, đồng thời dẫn đến tình trạng căng thẳng, mất tập trung, thiếu máu, mất cân bằng nội tiết tốt, chân tóc yếu gây rụng tóc.

Áp lực, căng thẳng kéo dài

Vấn đề này có thể tác động tiêu cực đến hệ tuần hoàn và toàn bộ vùng dưới đồi của bộ não. Nếu chúng ta bị căng thẳng liên tục và kéo dài, số lượng hồng cầu sẽ giảm đi đáng kể, gây thiếu hụt lượng máu tuần hoàn tới từng chân tóc và mất cân bằng nồng độ hormon. Đây chính là những yếu tố hàng đầu dẫn đến tình trạng suy yếu, hư tổn, khô xơ, gãy rụng.

Mắc phải bệnh lý toàn thân

Tình trạng chân tóc yếu gây rụng tóc có thể bắt nguồn từ bệnh suy giáp hoặc hội chứng rối loạn chán ăn tâm thần.

  • Bệnh suy tuyến giáp là tình trạng suy giảm chức năng của tuyến giáp. Lúc đó, nồng độ hormon mà tuyến giáp sản sinh không đủ đáp ứng yêu cầu của cơ thể. Điều này dẫn đến hiện tượng mất cân bằng nội tiết tố bên trong cơ thể.
  • Hội chứng rối loạn chán ăn tâm thần khiến người bệnh bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Do đó, chân tóc không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho quá trình phát triển bình thường.
Mắc phải bệnh lý toàn thân
Hội chứng rối loạn chán ăn tâm thần khiến người bệnh bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng.

Các nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, tình trạng chân tóc yếu gây rụng tóc có thể bị tác động bởi một số yếu tố sau:

  • Thời tiết khô hanh
  • Giảm cân đột ngột
  • Nghỉ ngơi khi tóc ướt
  • Đang mang thai
  • Chải tóc quá mạnh hoặc chải tóc khi vừa gội đầu
  • Để tóc thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
  • Mắc một số vấn đề về da đầu

Hướng dẫn chăm sóc, phục hồi mái tóc hư tổn, dễ gãy rụng

Chân tóc yếu gây rụng tóc vốn là một hiện tượng phổ biến. Tuy nhiên, nếu độc giả không chăm sóc kịp thời và điều trị đúng cách, số lượng tóc rụng sẽ tăng dần theo thời gian, đồng thời mái tóc trở nên khô giòn, chẻ ngọn, xơ rối, gãy rụng, thiếu sức sống, thậm chí dẫn đến hói đầu. Bạn có thể chủ động khắc phục vấn đề này bằng cách:

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt không khoa học, lành mạnh sẽ khiến chân tóc yếu gây rụng tóc. Vì vậy, để duy trì mái tóc chắc khỏe, óng mượt, độc giả cần tích cực thay đổi một số thói quen sinh hoạt như:

  • Không búi tóc quá cao hoặc cột tóc quá chặt, tốt nhất, bạn hãy thả tóc tự nhiên hay sử dụng kẹp tóc. Điều này góp phần giảm thiểu áp lực lên da đầu và mái tóc.
  • Hạn chế sấy tóc, tạo kiểu (uốn – duỗi – ép – nhuộm). Để ngăn ngừa tình trạng hư tổn, bạn chỉ nên sấy tóc  1 lần/tuần và tạo kiểu 6 tháng/lần.
  • Đảm bảo mái tóc không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, luôn đội nón, mang dù, che chắn cẩn thận trước khi ra ngoài.
  • Không gội đầu quá quá thường xuyên. Tần suất gội đầu lý tưởng là 3 – 4 lần/tuần. Bên cạnh đó, bạn nên dùng thêm các loại dầu xả dịu nhẹ, lành tính với chiết xuất tinh chất thiên nhiên.
  • Khi gội đầu xong, hãy lau ráo mái tóc bằng khăn bông, sau đó để khô tự nhiên, tránh sử dụng máy sấy và không nghỉ ngơi khi tóc còn ướt hay tạo kiểu tóc trước khi đi ngủ
  • Kiêng cữ thuốc lá, rượu bia
  • Đảm bảo ngủ đủ giấc (7 – 8 tiếng/ngày), đúng giờ (trước 11 giờ đêm) và tuyệt đối không thức khuya
  • Làm việc – nghỉ ngơi hợp lý, dành thời gian thư giãn tinh thần, xoa dịu căng thẳng, tránh xa áp lực

Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học

Nếu tình trạng chân tóc yếu gây rụng tóc liên quan đến chế độ ăn uống thì bạn hãy tích cực thay đổi càng sớm càng tốt bằng cách tăng cường bổ sung các loại thực phẩm sau:

  • Trái bơ chứa hơn 14 loại vitamin và axit amin. Những dưỡng chất này có khả năng thúc đẩy quá trình sản sinh collagen bên trong cơ thể, cải thiện sức khỏe, nuôi dưỡng làn da và chăm sóc mái tóc.
  • Trái chuối giàu kali, vitamin và các loại khoáng chất quan trọng. Loại hoa quả này có thể cung cấp nhiều dưỡng chất phong phú, góp phần chữa lành tổn thương, kích thích quá trình phát triển của chân tóc, đồng thời hạn chế hiện tượng hư tổn, xơ rối, gãy rụng.
  • Thịt bò là nguồn chất đạm và chất sắt dồi dào. Loại thực phẩm này giúp tăng cường số lượng hồng cầu nuôi dưỡng chân tóc từ tận sâu bên trong, duy trì mái tóc óng mượt, chắc khỏe và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
  • Trứng gà rất giàu biotin. Thành phần đặc biệt này giúp cải thiện tình trạng rụng tóc, phòng chống hư tổn, kích thích mọc tóc và nuôi dưỡng – tái tạo da đầu.
  • Các loại hạt (hạt lanh, hạt hướng dương, hạt bí ngô…) chứa nhiều vitamin E và chất chống oxy hóa. Những chất dinh dưỡng này có tác dụng giữ ẩm da đầu, ức chế quá trình lão hóa, ngăn ngừa tổn thương và bảo vệ chân tóc khỏi các tác động tiêu cực đến từ thời tiết và môi trường bên ngoài.
Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học
Hãy chủ động thay đổi chế độ dinh dưỡng càng sớm càng tốt để cải thiện tình trạng chân tóc yếu gây rụng tóc.

Thêm vào đó, để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể và đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, bạn cũng cần dung nạp một số loại thực phẩm lành mạnh khác như: ổi, bưởi, cá, hàu, cải bó xôi, khoai lang, sữa và các chế phẩm từ sữa, yến mạch, cà rốt, quế, nha đam, cải thìa, thịt gà vịt, gan động vật, ngũ cốc…

Ngoài ra, độc giả hãy hạn chế bổ sung những loại thực phẩm có hại, cản trở quá trình mọc tóc như:

  • Thực phẩm chiên xào, giàu dầu mỡ, chứa nhiều chất béo bão hòa (snack, gà rán, khoai tây chiên, thức ăn nhanh…)
  • Thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn hoặc có chất bảo quản (lạp xưởng, xúc xích, thịt xông khói…)
  • Thức ăn quá ngọt, nhiều đường (bánh kẹo, socola, nước ngọt có ga…)

Áp dụng một số mẹo dân gian ngừa rụng tóc tại nhà

Bên cạnh việc điều chỉnh thói quen lành mạnh và duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, phái đẹp có thể nuôi dưỡng mái tóc và phòng tránh tình trạng chân tóc yếu gây rụng tóc bằng cách:

  • Thoa lòng đỏ trứng gà lên da đầu và chân tóc: Hàm lượng vitamin H và protein dồi dào từ loại thực phẩm này có thể thẩm thấu dễ dàng vào tế bào, từ đó cải thiện tình trạng khô xơ, giòn gãy.
  • Bôi dầu dừa nguyên chất lên chân tóc và da đầu: Thành phần axit béo, vitamin E và chất chống oxy hóa dồi dào của nguyên liệu làm đẹp này có thể cung cấp độ ẩm, ức chế quá trình lão hóa, hạn chế gãy rụng, ngăn ngừa chẻ ngọn.
  • Làm mặt nạ dưỡng tóc từ gel nha đam: Với đặc tính kháng viêm tự nhiên, nha đam giúp đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm, hạn chế hiện tượng kích ứng, hồi phục tổn thương, phòng tránh gãy rụng, nuôi dưỡng mái tóc và kích thích quá trình lưu thông máu.

Ngoài ra, bạn có thể áp dụng nhiều bí quyết chữa rụng tóc khác theo kinh nghiệm dân gian từ: sả, tỏi, gừng, hành tây, giấm táo, vỏ bưởi, bồ kết, hà thủ ô, khế chua, lá ổi, mè đen, cỏ mần trầu…

Điều trị các bệnh lý về da đầu từ sớm

Tình trạng chân tóc yếu gây rụng tóc có thể là hệ quả của một số vấn đề về da đầu như: vảy nến, nấm da đầu, viêm tiết bã nhờn… Những căn bệnh này khiến cấu trúc tự nhiên của tế bào da đầu và chân tóc thay đổi, từ đó xuất hiện tình trạng hư tổn, xơ rối, gãy rụng.

Nhìn chung, các bệnh lý về da đầu không quá nguy hiểm hay nghiêm trọng. Chúng thường chỉ tác động tiêu cực đến vùng thượng bì da đầu và phần chân tóc. Thế nhưng, nếu không điều trị dứt điểm, tình trạng gãy rụng có thể diễn biến tồi tệ, dẫn đến hiện tượng rụng tóc từng mảng, thậm chí hói đầu.

Do đó, ngay khi phát hiện triệu chứng chân tóc yếu gây rụng tóc, độc giả hãy chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính và điều trị dứt điểm, từ đó củng cố – nâng cao mức độ chắc khỏe của mái tóc.

Điều trị các bệnh lý về da đầu từ sớm
Việc điều trị các bệnh lý về da đầu từ sớm có thể giúp bạn phòng ngừa tình trạng chân tóc yếu gây rụng tóc.

Điều trị y tế

Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định bệnh nhân cải thiện tình trạng chân tóc yếu gây rụng tóc bằng cách sử dụng những loại thuốc sau:

  • Spironolactone phù hợp với những người đang bị mất cân bằng hormon.
  • Tretinoin (dẫn xuất của vitamin A) là một trong những hoạt chất thiết yếu đối với sự tăng trưởng – phát triển của tế bào. Khi bạn dùng thêm tretinion trong quá trình điều trị, số lượng tóc hư tổn, gãy rụng sẽ giảm đi đáng kể, đồng thời tóc mọc lên nhanh chóng, óng ả và suôn mềm hơn.
  • Viên sắt bổ sung dành riêng cho các bệnh nhân bị thiếu máu ở chân tóc. Loại thuốc này có thể thúc đẩy quá trình lưu thông máu, hỗ trợ tổng hợp hồng cầu và hạn chế tối đa hiện tượng hư tổn, gãy rụng.

Bên cạnh đó, liệu pháp hormon sẽ được cân nhắc cho những trường hợp bị suy giảm nồng độ hoặc mất cân bằng hormon bên trong cơ thể. Liệu pháp này có thể bổ sung lượng estrogen và testosteron cần thiết. Tuy nhiên, liệu pháp hormon cũng làm phát sinh một số tác dụng không mong muốn. Vì vậy, bạn cần trao đổi cặn kẽ với bác sĩ chuyên khoa trước khi lựa chọn phương án này.

Trong khi đó, nếu không đáp ứng tốt với thuốc điều trị, độc giả sẽ được chỉ định cấy tóc. Với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ cấy chân tóc khỏe mạnh từ các khu vực tóc mọc dày (thường ở sau gáy) rồi trực tiếp cấy vào những vị trí bị thưa tóc, mất tóc như: thái dương, đỉnh đầu…

Thông thường, phương pháp cấy tóc được áp dụng phổ biến ở đàn ông hơn phụ nữ. Bởi tình trạng rụng tóc ở nữ giới thường xuất hiện dọc theo da đầu. Thế nhưng, vấn đề rụng tóc ở nam giới thường chỉ tập trung tại thái dương, trước trán, đỉnh đầu. Nhược điểm lớn nhất của giải pháp này là chi phí điều trị khá cao.

Tình trạng chân tóc yếu gây rụng tóc vốn là nỗi lo lắng chung của rất nhiều bệnh nhân. Nếu không chủ động chữa trị kịp thời, bạn có thể bị mất tóc, thậm chí hói đầu vĩnh viễn. Để cải thiện triệu chứng rụng tóc một cách hiệu quả, độc giả cần tuân thủ mọi chỉ định sử dụng thuốc Tây của bác sĩ chuyên khoa, đồng thời kết hợp điều chỉnh thói quen sinh hoạt, duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng và áp dụng các mẹo dân gian hỗ trợ điều trị rụng tóc tại nhà.

Cùng chuyên mục

Kem kích thích mọc tóc Zhair Cream

Top 15 loại thuốc mọc tóc tốt và an toàn nhất hiện nay

Tóc rụng nhiều, tóc ít bẩm sinh dù đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng không thấy cải thiện là nguyên nhân khiến nhiều người tìm đến các loại thuốc...

Top 8 dầu gội ngăn rụng tóc và kích thích mọc tóc hiệu quả

Rụng tóc hay tóc thưa là một trong những mối lo ngại của nhiều người. Theo đó, những phương pháp cải thiện vấn đề này từ các nguyên liệu thiên...

Rụng tóc từng mảng lớn là bị gì? Có nguy hiểm không?

Rụng tóc từng mảng lớn là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề bất ổn. Tuy tình trạng này không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức...

tóc bạc sớm

Tóc bạc sớm: Nguyên nhân và cách điều trị

Thông thường, khi bước qua tuổi 40 tóc chúng ta mới bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu lão hóa như tóc mảnh đi, sợi tóc thô, bạc màu… Thế...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn