Mẹo chữa tổ đỉa bằng lá bàng đơn giản dễ làm

Hướng dẫn chữa tổ đỉa bằng muối đúng cách

Mẹo chữa bệnh tổ đỉa bằng rau răm bạn nên thử

Bệnh tổ đỉa có lây không? Có di truyền không?

Dùng tỏi chữa bệnh tổ đỉa theo cách dân gian thường dùng

Mẹo chữa bệnh tổ đỉa bằng các phương pháp dân gian lưu truyền

Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt đơn giản dễ thực hiện

Bệnh tổ đỉa: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả

Bệnh tổ đỉa theo Đông y và cách điều trị từ gốc rễ

Mẹo hay chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không có thể bạn chưa thử

Mẹo hay chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không có thể bạn chưa thử

Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không được áp dụng khá phổ biến do có nguyên liệu dễ tìm, chi phí thấp, dễ thực hiện và tương đối an toàn. Tùy vào mức độ triệu chứng và tổn thương da, bạn có thể dùng lá trầu đơn lẻ hoặc phối hợp với một số nguyên liệu tự nhiên khác như phèn chua, gừng, muối biển.

lá trầu không chữa bệnh tổ đỉa
Mẹo chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không có thật sự hiệu quả?

Tác dụng chữa bệnh tổ đỉa của lá trầu không

Lá trầu không là thảo dược quen thuộc đối với người Việt. Thảo dược này có vị cay nồng, tính ấm và mùi thơm, có tác dụng tán hàn, khu phong, chống ngứa, chỉ thống (giảm đau) và tiêu thũng. Với những đặc tính này, trầu không thường được sử dụng nhân dân dùng để giảm ngứa da, chống viêm và hỗ trợ cải thiện đau nhức xương khớp.

Mẹo dùng lá trầu không chữa bệnh tổ đỉa được lưu truyền rộng rãi trong y học cổ truyền. Cách chữa này có thể giảm ngứa ngáy, chống viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng.

chữa tổ đỉa bằng lá trầu không
Thành phần hóa học trong lá trầu giúp giảm ngứa, phục hồi vết loét và phòng ngừa viêm nhiễm

Bên cạnh đó một số nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, các hoạt chất trong thảo dược này như estragol, methyl eugenol, cineol và allylcatechol,… có thể diệt virus, nấm và kháng khuẩn tốt. Vì vậy sử dụng lá trầu không có thể giảm nhanh bệnh tổ đỉa do nấm và hỗ trợ phòng ngừa nhiễm trùng. Ngoài ra, lá trầu còn chứa tannin có đặc tính làm săn da và giúp vết thương nhanh lành.

Với những công dụng nói trên, cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không có thể cải thiện thương tổn da, phục hồi vết thương, giảm ngứa, chống viêm và ngăn ngừa viêm nhiễm ở vùng da bị chàm tổ đỉa.

5 Mẹo dùng lá trầu không chữa bệnh tổ đỉa có thể bạn chưa thử

Lá trầu không chứa thành phần hóa học và đặc tính dược lý đa dạng. Để cải thiện các triệu chứng của bệnh tổ đỉa, bạn có thể sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với một số nguyên liệu khác để gia tăng tác dụng.

Dưới đây là một số cách dùng lá trầu chữa chàm tổ đỉa được áp dụng phổ biến, bao gồm:

1. Ngâm rửa da với lá trầu không

Dùng lá trầu không nấu nước ngâm rửa vùng da tổn thương là mẹo chữa dễ thực hiện và được áp dụng khá phổ biến. Mẹo chữa này giúp làm mềm vùng da khô ráp, bong tróc, đồng thời giảm ngứa ngáy và phòng ngừa viêm nhiễm.

Bạn nên áp dụng biện pháp ngâm rửa da với lá trầu không vào buổi tổi nhằm giảm nhanh triệu chứng và hạn chế tình trạng ngứa bùng phát vào ban đêm.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 1 nắm lá trầu không tươi và vò xát nhẹ
  • Đun sôi 2 lít nước, sau đó thả lá trầu vào
  • Đun thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp
  • Đổ nước ra thau và hòa thêm 1 ít nước lạnh vào đến khi nước có nhiệt độ ấm vừa phải
  • Dùng nước ngâm rửa chân tay trong khoảng 15 – 20 phút

2. Giảm ngứa và lở loét da với lá trầu không và phèn chua

Phèn chua (muối sunfat kali nhôm) có tác dụng làm săn da, sát trùng và giảm ngứa. Vì vậy nhân dân thường kết hợp phèn chua với lá trầu để làm tăng tác dụng sát trùng da, thúc đẩy làm lành vết loét và cầm máu.

Ngoài ra theo một số nghiên cứu khoa học, phèn chua còn có khả năng ức chế vi nấm – một trong những yếu tố thuận lợi gây bùng phát bệnh chàm tổ đỉa.

chữa tổ đỉa bằng lá trầu không
Kết hợp phèn chua và lá trầu giúp làm săn da, giảm ngứa và tăng tốc độ hồi phục thương tổn da

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 5 – 6 lá trầu không và chuẩn bị 1 ít phèn chua
  • Vò xát lá trầu và cho vào nồi nước đang sôi
  • Đun thêm 5 phút rồi tắt bếp và cho phèn chua vào
  • Đợi nước nguội bớt, sau đó dùng ngâm rửa chân tay

Ngoài tác dụng chữa tổ đỉa, mẹo dùng trầu không và phèn chua còn được sử dụng để trị bệnh chốc lở, thấp chẩn (bệnh eczema), ung nhọt và viêm da cơ địa.

3. Trị tổ đỉa bằng cách đắp lá trầu và muối biển

Muối biển có tác dụng sát trùng và giảm ngứa nhẹ. Kết hợp nguyên liệu này với lá trầu giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh như ngứa ngáy, sưng đỏ, khô ráp và khó chịu. Ngoài ra cả lá trầu và muối biển đều có tác dụng sát trùng và ngăn ngừa bội nhiễm ở vùng da tổn thương.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Rửa sạch 3 – 4 lá trầu không và để ráo nước
  • Sau đó cho vào cối giã với muối biển
  • Làm sạch lòng bàn chân/ bàn tay và đắp trực tiếp hỗn hợp lên da
  • Khi áp dụng cách chữa này, da sẽ có cảm giác nóng ran. Tuy nhiên đây là phản ứng bình thường khi tiếp xúc với tinh dầu có trong thảo dược.

Lưu ý: Mẹo chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không và muối có thể gây khó chịu, nóng rát và xót da. Vì vậy tránh áp dụng mẹo chữa này khi mụn nước chưa liền lại hoàn toàn, da có vết xước hoặc lở loét.

4. Kết hợp lá trầu không và gừng tươi

Với những trường hợp ngứa dữ dội và bùng phát mạnh vào ban đêm, nhân dân thường sử dụng mẹo chữa từ lá trầu và gừng tươi.

Theo ghi chép từ y học dân gian, gừng tươi (sinh khương) có tác dụng sát trùng, chống viêm và giảm đau. Ngoài ra nghiên cứu khoa học còn cho thấy, hoạt chất trong gừng có thể ức chế các khuẩn gây nhiễm trùng da thường gặp và hỗ trợ làm giảm tổng hợp các chất trung gian gây viêm.

chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không
Mẹo chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không và gừng có tác dụng kháng khuẩn mạnh

Hướng dẫn thực hiện:

  • Rửa sạch 4 – 5 lá trầu không và 1 củ gừng tươi
  • Sau đó cho lá trầu và gừng vào giã nát
  • Thêm 100ml nước vào và ép lấy nước
  • Dùng nước ép thoa lên lòng bàn tay, bàn chân và các vùng da bị ảnh hưởng
  • Nên thoa từ 3 – 5 lớp và để trong khoảng 10 phút
  • Sau đó rửa lại với nước sạch và lau khô bằng khăn

5. Ngâm chân với lá trầu và tỏi

Tỏi cũng là thảo dược có đặc tính sát trùng và kháng khuẩn mạnh. Kết hợp thảo dược này với lá trầu có thể tăng tác dụng ức chế nấm và vi khuẩn ở vùng bị tổ đỉa.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 2 – 3 lá trầu và 4 tép tỏi
  • Đun sôi 2 lít nước, sau đó cho tép tỏi đập dập và lá trầu đã được vò xát vào
  • Đun thêm khoảng 5 phút và tắt bếp
  • Đổ nước ra thau và hòa thêm nước lạnh vào
  • Dùng để ngâm rửa tay chân

Chữa tổ đỉa bằng lá trầu không có thật sự hiệu quả?

Mẹo dùng lá trầu không điều trị tổ đỉa là biện pháp có nguồn gốc từ dân gian. Đến nay, chưa thực sự có các nghiên cứu cụ thể về tác dụng và mức độ cải thiện của biện pháp này. Trên thực tế, một số bệnh nhân nhận thấy mức độ ngứa ngáy, khô ráp và sưng viêm ở vùng da bị tổ đỉa có thuyên giảm sau khi áp dụng.

Tuy nhiên để giảm thiểu rủi ro phát sinh, bạn nên tham vấn người có chuyên môn trước khi thực hiện cách chữa từ lá trầu không. Ngoài ra cần lưu ý mẹo chữa này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. Vì vậy bạn nên áp dụng đồng thời với biện pháp điều trị chuyên sâu và cách chăm sóc khoa học nhằm kiểm soát triệu chứng và tiến triển của bệnh.

Một số điều cần lưu ý khi thực hiện

Lá trầu không là thảo dược tự nhiên, dễ tìm và có độ an toàn cao. Tuy nhiên thực hiện mẹo chữa này không đúng cách có thể gây kích ứng và giảm hiệu quả điều trị.

chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không
Trong thời gian điều trị, cần tránh gãi và chà xát lên vùng da tổn thương

Vì vậy khi áp dụng, bạn nên lưu ý những thông tin sau:

  • Tránh phụ thuộc vào cách trị bệnh tổ đỉa bằng lá trầu. Mẹo chữa này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị và không thể kiểm soát hoàn toàn các triệu chứng của bệnh.
  • Cần ngâm rửa thảo dược với nước muối trước khi sử dụng. Xác động vật, bụi bẩn và hóa chất chưa được làm sạch có thể gây viêm nhiễm vùng da thương tổn.
  • Tránh áp dụng các bài thuốc đắp và bôi từ lá trầu lên vùng da có vết thương hở, xây xước và lở loét.
  • Nếu nhận thấy có dấu hiệu kích ứng da, bạn nên ngưng áp dụng và tìm gặp bác sĩ nếu triệu chứng nghiêm trọng dần theo thời gian.
  • Hạn chế gãi và chà xát lên vùng da thương tổn. Nếu triệu chứng ngứa ngáy không thuyên giảm khi áp dụng mẹo chữa dân gian, bạn có thể sử dụng thuốc kháng histamine H1 để cải thiện.
  • Trong thời gian điều trị, tránh để da tiếp xúc với ánh nắng, hóa chất, kim loại, phấn hoa và mỹ phẩm.

Thực hiện mẹo chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không kết hợp với chế độ chăm sóc và các biện pháp điều trị chuyên sâu có thể làm giảm triệu chứng và kiểm soát tiến triển của bệnh. Tuy nhiên thảo dược này có thể gây kích ứng, đau rát và xót da, vì vậy bạn cần tham vấn y khoa trước khi áp dụng.

Tham khảo thêm: Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt đơn giản dễ thực hiện

Cùng chuyên mục

Bệnh tổ đỉa: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả

Bệnh tổ đỉa (Chàm tổ đỉa) là một thể của bệnh chàm - Eczema. Thể bệnh này đặc trưng bởi tổn thương da có dạng mụn nước sâu, mọc khu...

Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt đơn giản dễ thực hiện

Theo ghi chép từ y học cổ truyền, mẹo chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt có tác dụng giảm ngứa ngáy, làm mềm da, cải thiện tình trạng bong...

Mẹo chữa bệnh tổ đỉa bằng các phương pháp dân gian lưu truyền

Chữa bệnh tổ đỉa bằng phương pháp dân gian có thể cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, sưng đỏ và giảm nguy cơ lạm dụng thuốc điều trị. Áp dụng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn