Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

9 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

VTV2 chia sẻ bài thuốc “đánh bại” bệnh dạ dày hiệu quả từ thảo dược

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Thuốc dạ dày viện 354 (Bình Vị Nam): Công dụng, cách dùng

5 thuốc đau dạ dày của Nhật Bản tốt nhất có ở nước ta

Kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày thực quản dứt điểm

Mách bạn cách chữa đau dạ dày bằng bột sắn dây

Chữa đau dạ dày bằng bột sắn dây là phương pháp dân gian và được áp dụng tương đối phổ biến. Theo y học cổ truyền, mẹo chữa này có tác dụng tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc, làm dịu cơn đau dạ dày, giảm ợ hơi và nóng rát ở vùng thượng vị.

chữa đau dạ dày bằng bột sắn dây
Chữa đau dạ dày bằng bột sắn dây là phương pháp dân gian và được áp dụng khá phổ biến

Bột sắn dây có chữa đau dạ dày được không?

Sắn dây (cát căn) là thảo dược quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Theo y học cổ truyền, dược liệu này có vị ngọt, hơi cay, tính mát, tác dụng giải biểu, tán nhiệt, chỉ khát, sinh tân dịch và thoái nhiệt. Nhân dân thường sử dụng sắn dây để trị sốt cao, tiêu chảy, vai gáy sưng đau và giảm chứng đau dạ dày do ăn nhiều thực phẩm cay nóng.

Cách chữa đau dạ dày bằng bột sắn dây được khá nhiều người áp dụng vì tương đối an toàn, dễ thực hiện và phù hợp với nhiều đối tượng. Ngoài tác dụng làm dịu vùng thượng vị và trung hòa axit dạ dày, mẹo chữa này còn có tác dụng thanh nhiệt và giải khát.

Cách uống bột sắn dây chữa đau dạ dày
Hoạt chất Daidzein trong bột sắn dây có tác dụng thư giãn và chống co thắt cơ dạ dày

Không chỉ được sử dụng trong y học cổ truyền, sắn dây (cát căn) còn được nghiên cứu trên cơ sở khoa học. Thực nghiệm lâm sàng cho thấy, hoạt chất Daidzein trong thảo dược này có tác dụng thư giãn cơ tương tự hoạt chất Spasmaverine. Với tác dụng này, sắn dây có khả năng thư giãn thành dạ dày và giảm tình trạng co bóp quá mức.

Bên cạnh đó các nhà khoa học còn nhận thấy, dược liệu này có tác dụng tiêu viêm và thu liễm nên có thể tận dụng để giảm viêm và làm lành ổ loét ở dạ dày. Tuy nhiên, mẹo chữa đau dạ dày từ sắn dây chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm triệu chứng, trung hòa axit và thúc đẩy ổ viêm loét tái tạo, phục hồi. Để điều trị bệnh dứt điểm, bệnh nhân nên kết hợp giữa các biện pháp y tế và điều chỉnh thói quen ăn uống – sinh hoạt.

Hướng dẫn 3 cách chữa đau dạ dày bằng bột sắn dây đơn giản

Uống nước sắn dây là cách chữa đau dạ dày phổ biến nhất. Tuy nhiên ngoài cách này, nhân dân còn kết hợp sắn dây cùng với một số dược liệu khác như đan sâm, cam thảo, bạch linh, đường phèn,… để tăng hiệu quả điều trị.

Dưới đây là 3 cách chữa đau dạ dày bằng sắn dây được lưu truyền rộng rãi:

1. Uống nước sắn dây chữa đau dạ dày

Uống nước sắn dây là mẹo chữa đau dạ dày và hạ sốt đơn giản, dễ thực hiện và được áp dụng tương đối phổ biến. Nước sắn dây có thể làm dịu vùng thượng vị nóng rát, trung hòa axit dạ dày, giảm đầy hơi và chướng bụng. Vì có tính mát nên mẹo chữa này thích hợp với người bị đau dạ dày do dùng nhiều thức ăn cay nóng, uống nhiều rượu bia, có thói quen hút thuốc lá,…

Ngoài ra, nước sắn dây còn đem lại một số lợi ích khác cho cơ thể như hỗ trợ giảm cân, cải thiện làn da, thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, trị nhiệt miệng, giảm đau đầu và điều hòa huyết áp.

Cách uống bột sắn dây chữa đau dạ dày
Uống bột sắn dây là cách chữa đau dạ dày phổ biến nhất

Hướng dẫn pha nước sắn dây chữa đau dạ dày:

  • Chuẩn bị 3 thìa cà phê bột sắn dây, đường trắng vừa đủ và 1 ít nước cốt chanh
  • Cho bột sắn dây vào ly, sau đó đổ thêm khoảng 300ml nước sôi để nguội
  • Khuấy đều, cho thêm đường và nước cốt chanh vào
  • Nên uống sau khi ăn để giảm cảm giác ợ nóng, đầy hơi và nóng rát dạ dày

2. Trà sắn dây hỗ trợ giảm đau dạ dày

Nếu đau dạ dày do nhiệt đi kèm với chứng đau đầu, huyết áp cao, cơ thể nóng, bức bối,… bệnh nhân có thể sử dụng sắn dây cùng với một số thảo dược khác như bạch linh, cam thảo và đan sâm. Trong đó, cam thảo có tác dụng ức chế sản xuất dịch vị, giảm co bóp dạ dày quá mức và thúc đẩy phục hồi ổ viêm loét ở niêm mạc.

Bạch linh có vị ngọt nhạt, tính bình, tác dụng hoà vị, an thần và kiện tỳ. Nghiên cứu dược lý còn nhận thấy thảo dược này có khả năng chống loét dạ dày, tăng cường miễn dịch và ức chế vi khuẩn. Ngoài ra, trà sắn dây còn bổ sung đan sâm – dược liệu có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, thanh nhiệt và an thần.

Với sự kết hợp giữa sắn dây, cam thảo, bạch linh và đan sâm, loại trà này có tác dụng chống loét, phục hồi niêm mạc dạ dày, thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, giảm co bóp dạ dày quá mức và ức chế bài tiết axit. Đồng thời hỗ trợ giảm căng thẳng, áp lực lên cơ quan tiêu hóa và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Cách uống bột sắn dây chữa đau dạ dày
Trà sắn dây, bạch linh, cam thảo, đan sâm,… có tác dụng chống loét dạ dày và tăng cường tiêu hóa

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị củ sắn dây 200g, bạch linh 90g, cam thảo 60g và đan sâm 180g
  • Đem tất cả sấy khô, tán vụn và bảo quản trong lọ kín dùng dần
  • Mỗi lần dùng khoảng 40g trà hãm với nước sôi trong 20 phút là sử dụng được
  • Có thể uống hàng ngày thay trà để giải khát, giảm đau dạ dày và điều hòa huyết áp

3. Trà sắn dây đường phèn giảm đau dạ dày

Đường phèn (băng đường) là loại đường được bào chế ở dạng rắn có vị ngọt nhẹ hơn so với đường mía thông thường. Theo y học cổ truyền, đường phèn có tính mát, tác dụng giải độc và thanh nhiệt. Vì vậy, loại đường này thường được dùng để nấu chè và chế biến một số loại thức uống nhằm làm mát cơ thể, chỉ khát và sinh tân dịch.

Nếu đau dạ dày có mức độ nhẹ, cơn đau không đáng kể và chỉ xảy với tần suất thấp, bệnh nhân có thể sử dụng trà sắn dây đường phèn để làm dịu vùng dạ dày nóng rát, giảm độ axit trong dịch vị và thư giãn thành dạ dày.

bột sắn dây có chữa đau dạ dày không
Nước sắn dây đường phèn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và hỗ trợ giảm cơn đau dạ dày

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị một lượng sắn dây vừa đủ, đem rửa sạch và để ráo
  • Sau đó thái phiến, phơi hoặc sấy khô và đựng trong lọ kín để dùng dần
  • Mỗi lần sử dụng khoảng 20 – 30g hãm với nước sôi trong 20 phút là dùng được
  • Thêm 1 ít đường phèn vào để tạo vị ngọt và dùng uống thay trà trong ngày

Ngoài tác dụng hỗ trợ giảm đau dạ dày, các mẹo chữa từ sắn dây còn giúp thanh nhiệt, giải độc, chỉ khát, giảm mệt mỏi và sinh tân dịch.

Có nên dùng sắn dây chữa đau dạ dày?

Bột sắn dây được sử dụng khá phổ biến để làm thức uống thanh nhiệt, giải độc, trị nóng sốt và cảm nắng. Đồng thời hỗ trợ giảm đau đầu, mệt mỏi và điều hòa huyết áp. Loại thảo dược này tương đối lành tính, an toàn và có thể sử dụng được cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, cách chữa đau dạ dày từ bột sắn dây chỉ được lưu truyền trong dân gian và hiện tại chưa được ứng dụng vào lâm sàng. Chính vì vậy, bệnh nhân không nên quá phụ thuộc vào cách chữa này.

Thực tế, đa phần các mẹo chữa đau dạ dày từ thiên nhiên chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm triệu chứng và cải thiện hoạt động tiêu hóa. Để điều trị bệnh dứt điểm, nên phối hợp cùng với các biện pháp y tế cùng với chế độ dinh dưỡng khoa học và sinh hoạt điều độ.

Mặc dù hiệu quả chữa đau dạ dày chưa được nghiên cứu cụ thể nhưng sắn dây đã được công nhận về hiệu quả thanh nhiệt, hạ sốt, giải khát, giảm mệt mỏi và giải độc do uống nhiều bia rượu. Vì vậy, bệnh nhân hoàn toàn có thể sử dụng nước bột sắn dây để nâng cao thể trạng và cải thiện một số vấn đề sức khỏe thường gặp.

Một số lưu ý khi dùng sắn dây chữa đau dạ dày

Sắn dây là thảo dược tự nhiên không chứa độc tính và khá an toàn. Vì vậy, cách chữa đau dạ dày từ thảo dược này có thể áp dụng cho nhiều đối tượng – kể cả người cao tuổi và trẻ nhỏ. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả của phương pháp và phòng ngừa rủi ro phát sinh, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:

bột sắn dây có chữa đau dạ dày không
Không áp dụng mẹo chữa từ bột sắn dây cho người bị đau dạ dày thể hàn
  • Người thượng thực hạ hư và âm hư hỏa vượng tuyệt đối không sử dụng bài thuốc từ sắn dây (cát căn).
  • Cách chữa đau dạ dày từ bột sắn dây chưa thực sự được công nhận trên cơ sở khoa học. Vì vậy, bệnh nhân không nên quá phụ thuộc vào cách chữa này.
  • Các mẹo chữa từ thiên nhiên không thể thay thế hiệu quả của các biện pháp chuyên sâu. Do đó, cần kết hợp với sử dụng thuốc, điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt để điều trị bệnh dứt điểm.
  • Hiện nay, bột sắn dây chủ yếu được chế biến thủ công. Để đảm bảo hiệu quả điều trị, cần lựa chọn dược liệu có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh và có nguồn gốc – xuất xứ rõ ràng.
  • Bột sắn dây có tính mát nên không thích hợp với người bị đau dạ dày thể hàn, người bị tiêu chảy, đau bụng do dùng hải sản và các loại thực phẩm có tính hàn khác.
  • Ngoài mẹo chữa đau dạ dày từ bột sắn dây, bệnh nhân cũng có thể áp dụng một số mẹo chữa từ thiên nhiên khác như dùng nghệ vàng, lá mơ lông, lá trầu không, mật ong,… để hỗ trợ giảm đau dạ dày và tăng cường tiêu hóa.

Cách chữa đau dạ dày bằng bột sắn dây có thể làm dịu cơn đau thượng vị, giảm nóng rát, ợ hơi và ợ nóng. Tuy nhiên, mẹo chữa này chỉ có tác dụng hỗ trợ và chưa thực sự được công nhận trên cơ sở khoa học. Vì vậy trước khi áp dụng, bệnh nhân nên tham vấn y khoa để đảm bảo hiệu quả điều trị.

Cùng chuyên mục

Phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa mới nhất theo Bộ Y Tế

Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng loét dạ dày tá tràng bị chảy máu bởi các ổ loét ăn thủng mạch máu ở thành dạ dày. Do đó, việc...

Top 7 thuốc trị vi khuẩn HP của Nhật được đánh giá cao hiện nay

Các loại thuốc trị vi khuẩn HP của Nhật Bản đang được nhiều người đón nhận và đánh giá cao bởi những công dụng hiệu quả mà nó mang lại....

Bị xuất huyết dạ dày có ăn được sữa chua không?

Sữa chua là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của con người, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Vậy bị xuất huyết dạ dày có...

Mẹo chữa đau dạ dày bằng gừng theo kinh nghiệm dân gian

Với đặc tính tiêu viêm, chống buồn nôn và kích thích tiêu hóa, gừng thường được nhân dân tận dụng để chữa đau dạ dày. Mẹo chữa từ gừng có...

Chữa đau dạ dày bằng lá trầu không

Hướng dẫn chữa đau dạ dày bằng lá trầu không đúng cách

Chữa đau dạ dày bằng lá trầu không là một phương pháp dân gian được nhiều người biết đến và áp dụng phổ biến nhằm kiểm soát các triệu chứng...

Xuất huyết dạ dày ở trẻ: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Xuất huyết dạ dày ở trẻ: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Xuất huyết dạ dày ở trẻ em có thể là biến chứng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Có những trường hợp ở mức độ nhẹ không ảnh hưởng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn