Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

9 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

VTV2 chia sẻ bài thuốc “đánh bại” bệnh dạ dày hiệu quả từ thảo dược

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Thuốc dạ dày viện 354 (Bình Vị Nam): Công dụng, cách dùng

Bị đau dạ dày có uống được chè vằng không, tại sao?

Đau dạ dày có nên uống nước dừa, cam, gừng, trà sữa…?

Mẹo chữa đau dạ dày bằng gừng theo kinh nghiệm dân gian

Với đặc tính tiêu viêm, chống buồn nôn và kích thích tiêu hóa, gừng thường được nhân dân tận dụng để chữa đau dạ dày. Mẹo chữa từ gừng có thể làm dịu cơn đau và hiện tượng nóng rát ở vùng thượng vị, đồng thời hỗ trợ cải thiện tình trạng đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn và nôn mửa sau khi ăn.

chữa đau dạ dày bằng gừng
Chữa đau dạ dày bằng gừng là mẹo trị bệnh theo kinh nghiệm dân gian

Gừng có tác dụng chữa đau dạ dày không?

Gừng là loại gia vị quen thuộc và thường được sử dụng để tăng hương vị món ăn. Ngoài ra với dược tính đa dạng, thảo dược này còn được tận dụng để điều trị một số bệnh lý thường gặp. Theo y học cổ truyền, gừng (sinh khương) có tính ấm, vị cay nồng, mùi thơm, tác dụng giảm buồn nôn, nôn mửa, kích thích tiêu hóa và trị đau bụng do trúng hàn hoặc do dị ứng hải sản.

Với tính ấm, đặc tính hành khí và tán hàn, thảo dược này thường được dùng để chữa một số vấn đề thường gặp ở đường tiêu hóa như lạnh bụng, đầy hơi, khó tiêu và tiêu chảy. Bên cạnh đó, gừng còn được sử dụng để giảm đau dạ dày và một số triệu chứng đi kèm.

Không chỉ được lưu truyền trong phạm vi nhân dân, cách chữa đau dạ dày bằng gừng cũng đã được nghiên cứu và chứng minh trên cơ sở khoa học. Các hợp chất thực vật trong thảo dược này như Zingiberol, Tecpen, Methadone và Oleoresin có khả năng trung hòa dịch vị, chống viêm và ức chế hại khuẩn.

chữa đau dạ dày bằng gừng tươi
Gừng tươi có tác dụng làm dịu cơn đau dạ dày, giảm buồn nôn và thúc đẩy hoạt động tiêu hóa

Bên cạnh đó, gừng còn giúp thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, từ đó làm giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu. Hơn nữa, tinh dầu từ thảo dược này còn có mùi thơm nhẹ nhàng, dễ chịu, giúp loại bỏ cảm giác buồn nôn và nôn mửa thường gặp ở người mắc các bệnh lý về dạ dày.

Tuy nhiên, mẹo chữa đau dạ dày bằng gừng là biện pháp hỗ trợ, chỉ giúp cải thiện các triệu chứng có mức độ nhẹ và không thể điều trị bệnh hoàn toàn. Vì vậy nếu tình trạng kéo dài hoặc có mức độ nghiêm trọng, bạn nên phối hợp với sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Hướng dẫn 5 mẹo chữa đau dạ dày bằng gừng theo dân gian

Gừng tươi là thảo dược tự nhiên, gần gũi với người Việt và thường có sẵn trong căn bếp. Theo kinh nghiệm dân gian, ngậm gừng tươi, dùng trà gừng ấm hoặc sử dụng gừng ngâm với mật ong có thể làm dịu cơn đau dạ dày, kích thích hoạt động tiêu hóa và hỗ trợ cải thiện một số triệu chứng đi kèm.

Dưới đây là thông tin chi tiết về 5 cách chữa đau dạ dày bằng gừng theo kinh nghiệm dân gian:

1. Ngậm gừng tươi – Cách chữa đau dạ dày đơn giản

Ngậm gừng tươi là cách chữa đau dạ dày đơn giản. Cách chữa này có tác dụng giảm nhanh cảm giác buồn nôn, hạn chế nôn mửa và kích thích tiêu hóa. Vì vậy sau khi bữa ăn, bạn có thể ngậm 1 lát gừng mỏng để hạn chế tình trạng buồn nôn (một trong những triệu chứng thường gặp của người bị viêm loét dạ dày).

cách chữa đau dạ dày bằng gừng
Ngậm gừng tươi là cách chữa đau dạ dày đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà

Ngoài ra, tinh chất từ gừng tươi còn thẩm thấu vào sâu bên trong cổ họng, thực quản và dạ dày giúp chống viêm, sát trùng, ức chế vi khuẩn có hại và hỗ trợ trung hòa dịch vị. Bên cạnh đó, cách chữa này còn có tác dụng thúc đẩy hoạt động tiêu hóa và hạn chế tình trạng đầy hơi, chướng bụng sau khi ăn.

2. Trị đau dạ dày bằng trà gừng ấm

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng trà gừng ấm khi đau dạ dày bùng phát để làm dịu cơn đau, cải thiện nóng rát thượng vị, giảm buồn nôn và kích thích tiêu hóa. Khi pha trà, có thể kết hợp với quế, mật ong hoặc đường phèn để tăng hương vị. Các nguyên liệu này còn giúp nâng cao hiệu quả giảm đau dạ dày, làm dịu niêm mạc nhanh chóng và hấp phụ lượng axit dư thừa.

Bên cạnh tác dụng chữa đau dạ dày, uống trà gừng ấm còn có thể giảm đau đầu, hỗ trợ kiểm soát trào ngược dạ dày thực quản, giảm căng thẳng, mệt mỏi và tăng cường chức năng miễn dịch.

chữa đau dạ dày bằng gừng tươi
Uống 1 tách trà gừng ấm có tác dụng làm dịu cơn đau, trung hòa axit dư thừa và giảm buồn nôn

Hướng dẫn thực hiện:

  • Rửa sạch 1 củ gừng tươi, cắt thành lát và cho vào tách
  • Đổ 250 – 300ml nước sôi vào tách và hãm trong 5 – 10 phút
  • Thêm 1 ít mật ong hoặc đường phèn vào, khuấy đều và uống từng ngụm

3. Gừng ngâm mật ong giảm đau dạ dày, kích thích tiêu hóa

Để tăng hiệu quả giảm đau dạ dày, bạn có thể kết hợp gừng cùng với mật ong. Mật ong không chỉ có tác dụng chống viêm mà còn hỗ trợ trung hòa dịch vị và ức chế xoắn khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn Hp).

Ngoài ra, gừng ngâm mật ong còn giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường chức năng miễn dịch, kích thích tiêu hóa và hỗ trợ phòng ngừa các vấn đề tiêu hóa thường gặp. Bạn cũng có thể áp dụng mẹo chữa này để cải thiện tình trạng đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn,… do dị ứng thức ăn hoặc ăn quá nhiều thực phẩm có tính hàn.

chữa đau dạ dày bằng gừng và mật ong
Gừng ngâm mật ong không chỉ có tác dụng giảm đau dạ dày mà còn giúp cải thiện sức khỏe

Cách thực hiện:

  • Ngâm rửa khoảng 200g gừng, sau đó để ráo nước hoàn toàn
  • Cắt thành từng lát và xếp vào bình thủy tinh
  • Đổ đầy mật ong vào và đậy kín nắp
  • Đặt bình ngâm ở nơi thoáng mát và ngâm trong 10 ngày là có thể dùng được
  • Khi dùng, ăn trực tiếp 1 thìa mật ong cùng với 1 lát gừng để giảm đau dạ dày hoặc cũng có thể pha với nước ấm
  • Sử dụng 2 – 3 lần/ ngày

Gừng ngâm mật ong có mùi thơm nhẹ và vị ngọt thanh dễ chịu. Vì vậy, cách chữa này cũng có thể áp dụng cho cả trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người cao tuổi.

4. Trà gừng, chanh và đường phèn

Nếu thường xuyên bị đau dạ dày kèm theo chứng khó tiêu, bụng đầy trướng sau khi ăn, bạn có thể dùng trà gừng kết hợp với đường phèn và chanh. Ngoài tác dụng của gừng, mẹo chữa này còn tận dụng dược tính của chanh và đường phèn để tăng hiệu quả điều trị.

Chanh chứa hàm lượng axit citric dồi dào có khả năng thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, giảm buồn nôn, đầy hơi và chướng bụng rõ rệt. Ngoài ra, vitamin C trong chanh còn có đặc tính chống oxy hóa, hỗ trợ phục hồi và tái tạo ổ viêm loét. Trong khi đó, đường phèn có vị ngọt thanh, tác dụng giải nhiệt và giải độc. Vì vậy, uống 1 tách trà chanh, gừng và đường phèn sau khi ăn có thể giảm đau dạ dày, buồn nôn và cải thiện một số triệu chứng đi kèm.

chữa đau dạ dày bằng gừng
Kết hợp gừng với chanh tươi và đường phèn giúp làm tăng hiệu quả giảm đau dạ dày

Hướng dẫn thực hiện:

  • Xắt lát 1 củ gừng tươi cho vào tách
  • Đổ 250ml nước sôi vào hãm trong 5 phút
  • Thêm đường phèn, khuấy đều cho đường tan hoàn toàn và vắt 1/3 quả chanh vào
  • Sau đó, uống từng ngụm nhỏ để tinh chất thẩm thấu sâu vào niêm mạc đường tiêu hóa

5. Bổ sung các món ăn từ gừng

Ngoài những mẹo chữa trên, bạn cũng có thể sử dụng các món ăn từ gừng để kích thích vị giác, thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, giảm đau dạ dày và cải thiện một số triệu chứng đi kèm. Gừng không chỉ có dược tính đa dạng mà còn cung cấp cho cơ thể nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa mạnh.

Tuy nhiên khi chế biến món ăn từ gừng, nên hạn chế sử dụng dầu mỡ và gia vị. Thay vào đó, nên ưu tiên các phương thức chế biến có thể bảo toàn được giá trị dinh dưỡng của thực phẩm và dễ tiêu hóa như hấp, luộc, nấu canh, súp, cháo,… Một số món ăn từ gừng tốt cho người bị đau dạ dày bao gồm cá kho gừng, cháo thịt bằm gừng tươi, mực hấp gừng, canh cải thịt bằm + gừng xắt sợi, thỉ ba chỉ kho gừng,…

Lưu ý khi dùng gừng chữa đau dạ dày

Gừng là thảo dược tự nhiên, lành tính và có độ an toàn cao. Tận dụng thảo dược này để chữa đau dạ dày có thể giảm nhanh các triệu chứng khó chịu, thúc đẩy hoạt động tiêu hóa và hỗ trợ làm phục hồi ổ viêm loét ở niêm mạc dạ dày, tá tràng.

trà gừng chữa đau dạ dày
Bên cạnh mẹo chữa đau dạ dày bằng gừng, cần ăn uống khoa học và sinh hoạt điều độ

Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả của quá trình điều trị, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cách chữa dạ dày bằng gừng chỉ là biện pháp hỗ trợ có tác dụng giảm nhẹ một số triệu chứng như đau thượng vị, buồn nôn, đầy hơi, chướng bụng, nôn mửa,… Cách chữa này và một số mẹo từ thảo dược tự nhiên khác đều không có tác dụng điều trị đau dạ dày dứt điểm. Do đó, cần kết hợp với các biện pháp y tế trong trường hợp cần thiết.
  • Gừng tươi là thảo dược tự nhiên không chứa độc tính, an toàn và có thể sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng một lượng gừng vừa phải/ ngày. Dùng quá nhiều gừng có thể làm tăng huyết áp, nóng rát cổ họng và gây kích thích hệ tiêu hóa.
  • Người bị rối loạn đông máu, đang sử dụng thuốc chống đông, Aspirin hoặc bị cao huyết áp nên thận trọng khi áp dụng cách chữa từ gừng. Thảo dược này có tác dụng chống đông máu nên có thể gây chảy máu kéo dài khi sử dụng trong những trường hợp kể trên.
  • Mẹo chữa từ gừng có tác dụng chậm hơn so với các phương pháp y tế. Vì vậy, bạn nên kiên trì áp dụng trong ít nhất 1 – 3 tháng để nhận thấy cải thiện rõ rệt.
  • Đau dạ dày là hệ quả do thói quen ăn uống không lành mạnh, stress, lạm dụng thuốc,… Do đó bên cạnh mẹo chữa từ gừng, cần thay đổi lối sống để hỗ trợ kiểm soát và điều trị bệnh dứt điểm.
  • Ngoài cách chữa từ gừng, bạn cũng có thể tận dụng một số nguyên liệu tự nhiên khác như nghệ, lá mơ lông, lá trầu không, mật ong,… để cải thiện hoạt động tiêu hóa và giảm đau dạ dày.

Mẹo chữa đau dạ dày bằng gừng có thể giảm nhẹ một số triệu chứng khó chịu và hỗ trợ thúc đẩy hoạt động tiêu hóa. Tuy nhiên, mẹo chữa này chỉ đem lại cải thiện rõ rệt đối với những trường hợp bệnh mới phát và có mức độ nhẹ. Nếu đau dạ dày có xu hướng kéo dài, cần kết hợp cùng với lối sống khoa học và các biện pháp chuyên sâu để chữa trị bệnh dứt điểm.

Cùng chuyên mục

Mách bạn cách chữa đau dạ dày bằng bột sắn dây

Chữa đau dạ dày bằng bột sắn dây là phương pháp dân gian và được áp dụng tương đối phổ biến. Theo y học cổ truyền, mẹo chữa này có...

Phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa mới nhất theo Bộ Y Tế

Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng loét dạ dày tá tràng bị chảy máu bởi các ổ loét ăn thủng mạch máu ở thành dạ dày. Do đó, việc...

Top 7 thuốc trị vi khuẩn HP của Nhật được đánh giá cao hiện nay

Các loại thuốc trị vi khuẩn HP của Nhật Bản đang được nhiều người đón nhận và đánh giá cao bởi những công dụng hiệu quả mà nó mang lại....

Chữa đau dạ dày bằng lá trầu không

Hướng dẫn chữa đau dạ dày bằng lá trầu không đúng cách

Chữa đau dạ dày bằng lá trầu không là một phương pháp dân gian được nhiều người biết đến và áp dụng phổ biến nhằm kiểm soát các triệu chứng...

Xuất huyết dạ dày ở trẻ: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Xuất huyết dạ dày ở trẻ: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Xuất huyết dạ dày ở trẻ em có thể là biến chứng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Có những trường hợp ở mức độ nhẹ không ảnh hưởng...

Chữa xuất huyết dạ dày tại nhà bằng thuốc Nam có nên hay không?

Chữa xuất huyết dạ dày tại nhà bằng thuốc Nam có nên hay không?

Với ưu điểm lành tính, an toàn, dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí, chữa xuất huyết dạ dày tại nhà bằng thuốc Nam là phương pháp điều trị...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn