Lưỡi trắng đau họng là dấu hiệu ung thư lưỡi?

Viêm họng hạt có mủ – Hình ảnh, dấu hiệu nhận biết, điều trị

Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì?

Viêm mũi họng xuất tiết có nguy hiểm không? Điều cần biết

Viêm họng xung huyết – Nguy hiểm, dễ gây ung thư vòm họng

7 kẹo ngậm đau họng (dạng thuốc thảo dược) hiệu quả nhanh

Viêm họng mủ là gì, có tự khỏi không? Những thông tin cần biết

Đau rát cổ họng – Nguyên nhân và cách trị tự nhiên + Thuốc

Viêm họng ở trẻ em – Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị, phòng ngừa

Viêm họng kéo dài mãi không khỏi là do đâu? Làm sao khỏi?

Mẹo chữa đau họng bằng gừng hiệu quả hơn uống thuốc

Chữa đau họng bằng gừng là mẹo trị bệnh quen thuộc, có cách thực hiện đơn giản, an toàn và phù hợp với nhiều đối tượng. Với dược tính và công năng đa dạng, mẹo chữa này có thể cải thiện hiện tượng sưng viêm, ngứa ngáy, đau rát hầu họng và hỗ trợ long đờm, giảm ho.

chữa đau họng bằng gừng mật ong
Có thể dùng gừng tươi, trà gừng mật ong, xông hơi bằng gừng,… để giảm đau họng và ho có đờm

Tác dụng trị đau họng của củ gừng

Gừng là loại gia vị quen thuộc đối với người Việt. Ngoài tác dụng gia tăng hương vị món ăn, kích thích vị giác và chống đau bụng khi dùng các thực phẩm có tính “hàn”, gừng còn được sử dụng để phòng ngừa và điều trị các chứng bệnh thường gặp.

Theo y học cổ truyền, gừng (sinh khương) có vị cay nồng, tính ấm, mùi thơm nồng, tác dụng giải biểu, chống ho, kháng viêm, sát trùng, hành khí, tán hàn và tiêu đờm. Với công năng đa dạng, dược liệu này thường được nhân dân sử dụng để trị ho, viêm họng, cảm lạnh, cảm cúm, tiêu chảy, đau bụng và một số bệnh lý do phong hàn gây ra.

Không chỉ được lưu truyền trong dân gian, tác dụng chữa bệnh của gừng đã được công nhận trên cơ sở khoa học. Khi nghiên cứu thành phần hóa học trong dược liệu, các nhà khoa học nhận thấy củ gừng chứa Gingerol – chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng chống viêm và giảm đau. Hoạt chất này có thể cải thiện hiện tượng viêm cấp tính và mãn tính, đồng thời tiêu trừ các gốc tự do và làm chậm quá trình lão hóa.

chữa đau họng với gừng
Hoạt chất Gingerol trong gừng có tác dụng chống viêm và ức chế virus VRS (virus hợp bào hô hấp)

Bên cạnh đó, một số thực nghiệm cũng nhận thấy hoạt chất Gingerol có khả năng ức chế sự phát triển của một số hại khuẩn, virus và nấm gây viêm nướu, viêm nha chu và virus VRS/ virus hợp bào hô hấp (một trong những tác nhân gây nhiễm trùng đường hô hấp).

Chính vì vậy, gừng không chỉ có tác dụng cải thiện đau họng do giao tiếp nhiều, sử dụng thức uống lạnh mà còn hỗ trợ giảm đau rát cổ họng do các viêm nhiễm đường hô hấp trên. Bên cạnh đó, tinh dầu từ thảo dược này còn giúp giải cảm, giảm nghẹt mũi, buồn nôn và mệt mỏi do các bệnh lý hô hấp trên gây ra.

Với những lợi ích kể trên, sử dụng gừng chữa đau họng có thể cải thiện triệu chứng nhanh chóng, hỗ trợ tiêu diệt tác nhân gây nhiễm trùng và thúc đẩy tốc độ hồi phục của cơ thể. Ngoài tác dụng giảm đau rát cổ họng, thảo dược này còn giúp giảm ho, sốt, cải thiện tình trạng khàn giọng, mất tiếng, ứ đờm và sổ mũi.

7 Mẹo chữa đau họng bằng gừng hiệu quả nên thử

Chữa đau họng bằng gừng là mẹo trị bệnh đơn giản, dễ thực hiện, an toàn và phù hợp với nhiều đối tượng. Mặc dù có hiệu quả chậm hơn so với thuốc Tây nhưng mẹo chữa từ gừng hiếm khi gây ra hiện tượng “lờn thuốc” và hầu như không có tác dụng phụ.

Để giảm đau rát cổ họng và một số triệu chứng đi kèm, bạn có thể dùng nước gừng ấm, trà gừng mật ong, xông gừng tươi hoặc bổ sung gừng vào chế độ dinh dưỡng. Dưới đây là 7 cách dùng gừng trị đau họng được áp dụng phổ biến nhất:

1. Giảm đau họng bằng nước gừng ấm

Uống một ly nước gừng ấm ngay khi cổ họng bị đau rát có thể làm dịu niêm mạc hô hấp, hỗ trợ ức chế vi khuẩn, virus và long đờm. Ngoài ra, hoạt chất trong thảo dược này còn giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể trạng và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại.

Bên cạnh tác dụng trị đau họng, uống nước gừng ấm thường xuyên còn giúp phòng ngừa viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản và giảm khàn giọng, mất tiếng,… ở những người phải giao tiếp thường xuyên.

cách pha nước gừng chữa đau họng
Uống nước gừng ấm giúp làm dịu cổ họng, giảm đau rát, ngứa ngáy và cải thiện tình trạng khàn tiếng

Hướng dẫn cách pha nước gừng ấm giảm đau họng:

  • Rửa sạch 1 – 2 củ gừng tươi, cạo vỏ và xắt nhỏ
  • Cho gừng vào tách rồi đổ 200 – 300ml nước sôi vào hãm trong 10 – 15 phút
  • Sau đó dùng nước gừng ấm uống trực tiếp hoặc thêm 1 ít muối biển vào, khuấy đều và uống từng ngụm
  • Nên dùng nước gừng ấm đều đặn 2 lần/ ngày (sáng sớm và tối trước khi đi ngủ)

2. Trà gừng mật ong trị đau họng

Chữa đau họng bằng trà gừng mật ong là mẹo chữa quen thuộc và được áp dụng rộng rãi. So với nước gừng ấm, trà gừng mật ong có vị ngọt thanh, dịu nhẹ, mùi thơm dễ chịu nên có thể sử dụng để trị ho, đau họng cho cả trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú.

Ngoài tác dụng của gừng, mật ong cũng đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Nguyên liệu này chứa hàm lượng dinh dưỡng và chất chống oxy hóa dồi dào, có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường chức năng miễn dịch và hỗ trợ ức chế virus gây nhiễm trùng hầu họng.

Bên cạnh đó, mật ong có giúp giảm viêm, long đờm và làm dịu cảm giác buồn nôn, nôn mửa. Do đó bạn có thể tận dụng mẹo chữa này để cải thiện các triệu chứng do viêm nhiễm đường hô hấp trên gây ra.

trà gừng mật ong chữa đau họng
Uống trà gừng mật ong ấm giúp chữa đau họng, trị ho khan, ho có đờm do cảm lạnh và cảm cúm

Cách thực hiện mẹo chữa đau họng bằng trà gừng mật ong:

  • Thái lát 2 củ gừng tươi (với trẻ nhỏ chỉ nên dùng 1 củ)
  • Cho vào tách rồi hãm với 200 – 300ml nước sôi
  • Sau khoảng 10 phút, thêm vào 4 – 5 thìa cà phê mật ong, khuấy đều và uống trực tiếp
  • Để tăng tác dụng điều trị, nên uống trà và ăn lát gừng tươi để thông cổ họng, long đờm và giảm ho, đau rát

3. Chữa đau họng bằng cách ngậm gừng tươi

Nếu không có nhiều thời gian, bạn nên ngậm trực tiếp vài lát gừng tươi để giảm đau họng, ho và long đờm. Mẹo chữa này tuy đơn giản nhưng có thể tận dụng tối ưu hoàn toàn tinh chất trong dược liệu và giảm nhanh các triệu chứng khó chịu.

Ngoài khả năng chữa đau họng, ngậm gừng tươi còn giúp cải thiện tình trạng hôi miệng, sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu và phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Rửa sạch 1 củ gừng tươi, sau đó xắt thành từng lát (xắt lát dày, mỗi lát khoảng 4mm)
  • Sau đó ngậm trực tiếp lát gừng ở cổ họng đến khi miếng gừng hết vị cay, nhai và nuốt bã
  • Có thể ngậm cùng 1 vài hạt muối biển để tăng hiệu quả điều trị

4. Chữa ho, đau họng bằng trà gừng quế

Quế (quế chi) là thảo dược quý được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh từ y học cổ truyền. Tinh dầu từ thảo dược này có tác dụng long đờm, giảm ho, chống viêm và giảm đau. Bên cạnh đó, quế còn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và virus tích tụ trong hầu họng.

Sử dụng trà gừng quế giúp làm dịu hiện tượng viêm đỏ, nóng rát và đau cổ họng rõ rệt. Ngoài ra, thực hiện mẹo chữa này thường xuyên còn giúp ức chế tác nhân gây nhiễm trùng đường hô hấp trên, hỗ trợ hiệu quả của các phương pháp y tế và rút ngắn thời gian điều trị.

Cách pha trà gừng quế chữa đau họng và ho:

  • Cho vài lát gừng tươi và quế khô vào tách
  • Hãm với 200 – 300ml nước sôi trong 15 phút
  • Sau đó thêm vào 1 ít đường phèn hoặc mật ong, khuấy đều và uống khi trà còn ấm

Trà quế gừng còn giúp giảm mệt mỏi, cải thiện độ tập trung của não bộ và đem lại tinh thần thoải mái. Do đó bạn có thể dùng trà gừng quế vào mỗi buổi sáng nhằm phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp và nâng cao hiệu suất làm việc.

5. Siro gừng mật ong điều trị và ngừa đau họng

Ngoài những mẹo chữa trên, bạn cũng có thể làm siro gừng mật ong để trị đau họng, giảm ho, khàn tiếng,… cho các thành viên trong gia đình. Mẹo chữa này còn giúp bảo vệ cổ họng và phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên như cảm lạnh, viêm amidan, viêm họng và cảm cúm.

Để tăng hiệu quả phòng và trị bệnh, bạn có thể kết hợp gừng, mật ong với chanh hoặc cam. Hàm lượng vitamin C từ các loại trái cây này có khả năng cải thiện hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây nhiễm trùng.

chữa đau họng bằng trà gừng
Siro gừng, mật ong và cam có tác dụng chữa đau họng do các bệnh viêm nhiễm hô hấp trên

Hướng dẫn thực hiện siro gừng, mật ong điều trị và phòng ngừa đau họng:

  • Chuẩn bị 5 – 7 củ gừng, 400ml mật ong và 1 quả cam
  • Rửa sạch gừng và cam, sau đó xắt thành từng lát mỏng
  • Xếp vào bình thủy tinh và đổ mật ong vào
  • Đậy kín và ngâm trong 7 – 10 ngày là dùng được
  • Khi sử dụng, có thể dùng trực tiếp 1 – 2 thìa siro hoặc hòa siro với nước ấm

6. Xông hơi với gừng tươi giảm đau rát cổ họng

Trong trường hợp đau họng đi kèm với tình trạng ứ đờm, sổ mũi và hắt hơi thường xuyên, bạn có thể xông hơi với củ gừng tươi để cải thiện các triệu chứng khó chịu.

Tinh dầu từ thảo dược này có tác dụng ức chế virus và vi khuẩn gây viêm nhiễm đường hô hấp trên. Ngoài ra, xông hơi còn giúp đẩy hơi nước vào khoang mũi, cổ họng nhằm làm dịu niêm mạc, hỗ trợ dẫn lưu dịch tiết hô hấp và loại bỏ tác nhân gây dị ứng. Cách chữa này có thể áp dụng đối với trường hợp bị đau họng do virus, vi khuẩn hoặc do dị ứng thời tiết, phấn hoa.

Cách xông hơi bằng gừng chữa đau họng và sổ mũi:

  • Đun sôi 2 lít nước và cho 3 – 4 củ gừng tươi đập giập vào
  • Đun thêm 5 – 10 phút rồi tắt bếp
  • Dùng khăn trùm kín đầu và tiến hành xông hơi trong 10 – 15 phút
  • Sau khi xông, nên rửa sạch mũi và súc miệng để làm sạch dịch đờm
  • Thực hiện mẹo chữa này 1 lần/ ngày trong 3 – 5 ngày

Mẹo xông hơi bằng gừng không tác động trực tiếp lên niêm mạc hầu họng. Vì vậy bạn nên phối hợp mẹo chữa này với các cách chữa trên để tăng hiệu quả điều trị.

7. Bổ sung gừng vào chế độ ăn uống

Ngoài ra, bạn cũng có thể làm giảm tình trạng đau họng, ngứa cổ, ho và khàn tiếng bằng cách thêm gừng vào chế độ ăn uống.

Với hàm lượng axit amin, khoáng chất và chất chống oxy hóa dồi dào, thảo dược này có khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể, nâng cao hệ miễn dịch, giảm nhẹ các triệu chứng ở đường hô hấp và rút ngắn thời gian điều trị.

chữa đau họng bằng mật ong và gừng
Có thể bổ sung món ăn từ gừng để giảm đau họng và hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị

Bên cạnh những lợi ích đối với cơ quan hô hấp, gừng còn giúp thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, giảm buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, kích thích vị giác và ngừa tiêu chảy.

Khi dùng món ăn từ gừng, nên bổ sung kèm theo các nhóm thực phẩm lành mạnh và giàu dinh dưỡng nhằm cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể, giúp giảm tình trạng mệt mỏi và uể oải do cảm lạnh, cảm cúm và các bệnh lý hô hấp khác gây ra.

Một số lưu ý khi dùng gừng chữa đau họng

Chữa đau họng bằng gừng là mẹo đơn giản, dễ thực hiện và tương đối an toàn. Thực hiện mẹo chữa này đúng cách và áp dụng đều đặn có thể giảm nhanh các triệu chứng khó chịu và hỗ trợ ức chế tác nhân gây viêm nhiễm.

chữa đau họng bằng mật ong và gừng
Nên phối hợp mẹo chữa từ gừng với vệ sinh răng miệng đúng cách và chế độ chăm sóc khoa học

Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao khi thực hiện mẹo chữa từ gừng, bạn cần chú ý một số thông tin quan trọng sau:

  • Dược tính từ gừng và các loại thảo dược tự nhiên thường yếu hơn so với thuốc Tây. Vì vậy trong trường hợp cổ họng đau nhiều, phù nề và cơ thể sốt cao, nên thăm khám và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Nên áp dụng cách chữa đau họng bằng gừng đều đặn để đạt hiệu quả tối ưu. Thực hiện không đều có thể làm giảm tác dụng và khiến bệnh tiến triển dai dẳng.
  • Gừng có tác dụng chống đông máu nên cần tránh sử dụng đồng thời với thuốc chống đông (warfarin, coumarin) và các loại thuốc chống viêm không steroid.
  • Gừng là nguyên liệu từ thiên nhiên, có độ an toàn và phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên thảo dược này có thể gây chảy máu kéo dài và tăng huyết áp. Vì vậy, nên dùng gừng với liều lượng thích hợp và cần tránh tình trạng lạm dụng trong thời gian dài.
  • Bên cạnh cách chữa từ gừng, nên giữ vệ sinh răng miệng và uống nhiều nước để làm dịu niêm mạc, loãng đờm, giảm ho và đau họng. Đồng thời cần nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, ăn uống điều độ và tránh tiếp xúc với gió, không khí lạnh.

Cách chữa đau họng bằng gừng không chỉ được lưu truyền trong phạm vi nhân dân mà đã được công nhận trên cơ sở khoa học. Vì vậy, bạn có thể thực hiện mẹo chữa này để cải thiện đau rát cổ họng, giảm ho và long đờm. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tối ưu, nên phối hợp với chế độ chăm sóc khoa học và sử dụng thuốc khi cần thiết.

Tham khảo thêm: 13 cách giảm đau họng cực nhanh có sẵn tại nhà

Cùng chuyên mục

Sự kết hợp giữa mật ong và tỏi mang lại hiệu quả rất tốt trong việc điều trị viêm họng

12+ cách trị viêm họng cho bà bầu nhanh & an toàn nhất

Viêm họng là tình trạng thường xảy ra ở bà bầu do sức đề kháng yếu, dễ bị ảnh hưởng của thời tiết và môi trường xung quanh. Và trong...

Bệnh viêm họng hạt và các thông tin cần biết

Bệnh Viêm họng hạt – Dấu hiệu và cách điều trị, ngừa tái phát

Viêm họng hạt là một dạng quá phát của viêm họng, có diễn tiến kéo dài và khó điều trị dứt điểm. Để việc áp dụng các biện pháp chữa...

Uống nước dừa mang lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe

Bị viêm họng có uống được nước dừa không, tại sao?

Uống nước dừa đúng cách sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe như tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp năng lượng, giảm cân, làm đẹp...

Bé bị viêm họng sốt cao cần làm gì, khi nào đi viện?

Trẻ viêm họng sốt cao, quấy khóc, chán ăn,... khiến không ít phụ huynh vô cùng lo lắng. Với căn bệnh này, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ thăm...

Nên ăn gì khi bị viêm họng để giúp bệnh mau lành?

Danh sách thực phẩm trị đau họng, hỗ trợ giảm viêm tốt

Chuối, cháo yến mạch, súp, các loại trái cây có múi, cá biển, củ cải trắng, rau củ luộc, trứng gà … là những thực phẩm trị đau họng, hỗ...

Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày và khi nào cần khám?

Viêm họng khiến cho cổ họng của trẻ bị sưng đỏ, niêm mạc họng nhanh chóng bị dày lên kèm theo triệu chứng sốt, đầu đầu, hắt hơi, ngạt mũi,......

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn