Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

9 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

VTV2 chia sẻ bài thuốc “đánh bại” bệnh dạ dày hiệu quả từ thảo dược

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Thuốc dạ dày viện 354 (Bình Vị Nam): Công dụng, cách dùng

Đau dạ dày có nên uống nước dừa, cam, gừng, trà sữa…?

Mẹo chữa dạ dày bằng lá ổi đúng cách, nhanh khỏi

Mẹo dùng chuối xanh chữa đau dạ dày khá tốt bạn nên thử

Cách chữa đau dạ dày bằng chuối xanh có tác dụng kích thích sản sinh dịch nhầy, bảo vệ niêm mạc và phục hồi ổ viêm loét. Tuy nhiên, hiệu quả của cách chữa này phụ thuộc nhiều vào cơ địa và chế độ chăm sóc. Vì vậy, nên chủ động kết hợp cùng với các phương pháp y tế và lối sống khoa học để đạt hiệu quả tối ưu.

chuối xanh chữa đau dạ dày
Dùng chuối xanh chữa đau dạ dày là mẹo trị bệnh khá đơn giản, an toàn và dễ thực hiện

Chuối xanh có chữa đau dạ dày được không?

Chuối xanh (chủ yếu là chuối tiêu) thường được sử dụng để chữa đau dạ dày. Loại chuối này khá quen thuộc với người Việt, được trồng và mọc hoang nhiều ở các địa phương phía Bắc (Hòa Bình, Mai Châu).

Theo lưu truyền từ dân gian, hương tiêu (chuối tiêu) có vị ngọt, tính mát, công năng giải độc, thanh nhiệt, nhuận tràng, nhuận phế và tư âm. Nhân dân thường sử dụng thảo dược này trong bài thuốc an thai, điều trị cao huyết áp, trĩ xuất huyết, táo bón và bệnh đau dạ dày.

Ngoài ra, một số tài liệu cho rằng chuối tiêu xanh có thể chữa viêm loét dạ dày tá tràng. Hoạt chất trong thảo dược này có khả năng kích thích dạ dày sản sinh màng nhầy bảo vệ niêm mạc, ức chế hiện tượng dịch vị ăn mòn mô và ngăn chặn sự tấn công của các vi khuẩn có hại.

chữa đau dạ dày bằng chuối tiêu xanh
Chuối tiêu xanh có khả năng sản sinh màng nhầy, ức chế hại khuẩn và bảo vệ niêm mạc dạ dày

Với cơ chế bảo vệ niêm mạc, chuối tiêu xanh có thể tạo điều kiện cho các vết loét ở dạ dày và ruột non nhanh chóng phục hồi và tái tạo. Ngoài ra, thảo dược này còn chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất và đạm tốt cho sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng.

Tuy nhiên, cách chữa đau dạ dày bằng chuối xanh chỉ có tác dụng hỗ trợ và hiệu quả chưa được nghiên cứu cụ thể. Vì vậy, bệnh nhân nên tránh tình trạng phụ thuộc hoàn toàn vào các mẹo chữa từ thiên nhiên. Thay vào đó, nên chủ động phối hợp với lối sống lành mạnh và áp dụng các biện pháp y tế theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa tiến triển của bệnh.

3 Mẹo dùng chuối xanh trị đau dạ dày từ dân gian

Chuối xanh là thảo dược tự nhiên, dễ kiếm, gần gũi và chi phí thấp. Tuy nhiên để đạt hiệu quả điều trị cao, bệnh nhân cần áp dụng mẹo chữa phù hợp. Dưới đây là 3 cách chữa đau dạ dày bằng chuối xanh được lưu truyền rộng rãi trong dân gian:

1. Dùng chuối xanh tán bột chữa đau dạ dày

Dùng bột chuối xanh uống với nước ấm hằng ngày có tác dụng giảm đau dạ dày, kích thích sản sinh màng nhầy và tái tạo ổ viêm loét. Ngoài ra, một số hợp chất thực vật trong thảo dược này còn có tác dụng kháng viêm và ức chế hoạt động của các vi khuẩn có hại.

Để tăng tác dụng, bệnh nhân có thể dùng kèm chuối xanh tán bột cùng với mật ong. Mật ong có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng, bồi bổ sức khỏe, trung hòa axit dạ dày và thúc đẩy tốc độ làm lành ổ viêm loét ở niêm mạc.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Đem chuối tiêu xanh rửa sạch, cắt lát và phơi hoặc sấy khô
  • Sau đó đem tán bột mịn và bảo quản trong bình thủy tinh
  • Ngày sử dụng 10 – 15g bột uống với nước ấm
  • Hoặc có thể trộn với mật ong theo tỷ lệ 1:1 và ăn trực tiếp
  • Dùng 2 lần/ ngày trong thời gian dài

2. Chuối tiêu xanh luộc giảm đau dạ dày, ngừa táo bón

Nếu đau dạ dày do ăn nhiều thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, gia vị và lạm dụng rượu bia, bệnh nhân có thể dùng chuối tiêu xanh luộc để giảm lượng dịch vị dư thừa, thúc đẩy hoạt động tiêu hóa và hỗ trợ phòng ngừa – điều trị táo bón.

Với lượng chất xơ dồi dào, chuối xanh luộc có khả năng điều hòa nhu động ruột, cung cấp thức ăn cho lợi khuẩn, ức chế vi khuẩn có hại và giảm các triệu chứng khó chịu như đau dạ dày, đầy hơi, chướng bụng, ợ nóng, ợ hơi,…

chuối xanh có chữa được đau dạ dày không
Chuối tiêu xanh luộc có tác dụng hấp thu lượng dịch vị dư thừa, giảm táo bón và đau dạ dày

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị chuối tiêu xanh, đem rửa sạch và cho vào nồi
  • Luộc chín, lột bỏ vỏ và dùng ăn trực tiếp hoặc chấm với muối tiêu
  • Dùng đều đặn trong khoảng 2 – 3 ngày sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm rõ rệt

3. Bài thuốc chữa đau dạ dày mãn tính từ chuối xanh

Nếu đau dạ dày kéo dài, bệnh nhân nên dùng bài thuốc từ chuối xanh với một số thảo dược khác như bông mã đề, rễ cỏ tranh và kim tiền thảo. Các thảo dược này đều có tác dụng kích thích tiêu hóa, giảm đầy hơi, chướng bụng, hỗ trợ giảm đau dạ dày và phục hồi niêm mạc viêm loét.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị kim tiền thảo và bông mã đề mỗi thứ 50g, chuối xanh 12 quả và rễ cỏ tranh 100g
  • Đem chuối xanh rửa sạch, gọt vỏ ngoài và cắt thành từng lát mỏng
  • Cho dược liệu vào nồi, sắc đặc và chia nước sắc thành nhiều lần uống, dùng hết trong ngày

Một số lưu ý khi dùng chuối xanh chữa đau dạ dày

Sử dụng chuối xanh chữa đau dạ dày là mẹo trị bệnh từ dân gian. Cách chữa này có thể hỗ trợ làm giảm đau thượng vị, nóng rát, ợ hơi, ợ chua, đầy hơi, chướng bụng và thúc đẩy hoạt động tiêu hóa.

chuối tiêu xanh chữa đau dạ dày
Bên cạnh mẹo chữa từ chuối xanh, bệnh nhân cần ăn uống điều độ để hỗ trợ quá trình điều trị

Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả điều trị, bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Thực tế, mẹo chữa đau dạ dày bằng chuối xanh chưa được nghiên cứu cụ thể. Vì vậy, nên tham khảo ý kiến thầy thuốc để được tư vấn về liều lượng và thời gian áp dụng.
  • Cách điều trị từ thảo dược tự nhiên thường có dược tính thấp, tác dụng chậm và hiệu quả hạn chế hơn so với tân dược. Do đó, chỉ nên áp dụng mẹo chữa này khi đau dạ dày có mức độ nhẹ. Đối với trường hợp bệnh nặng, nên phối hợp với sử dụng thuốc để kiểm soát tiến triển và triệu chứng của bệnh.
  • Chuối xanh có thể gây dị ứng ở một số trường hợp. Nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường, nên ngưng áp dụng để tránh tình trạng chuyển biến theo chiều hướng xấu.
  • Bên cạnh mẹo chữa từ chuối xanh, bệnh nhân nên ăn uống điều độ, tránh sử dụng rượu bia, kiêng hút thuốc lá và tập thể dục thường xuyên. Đồng thời cần cân đối thời gian làm việc, tránh căng thẳng và lo âu quá mức.

Bài viết đã tổng hợp một số mẹo dùng chuối xanh trị đau dạ dày được lưu truyền trong dân gian. Tuy nhiên, thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để đảm bảo an toàn, bệnh nhân nên tham vấn y khoa trước khi áp dụng mẹo chữa này.

Cùng chuyên mục

Hoa, lá và quả đu đủ đều có công dụng chữa đau dạ dày khá tốt

Lá, hoa và quả đu đủ đều có tác dụng nhuận tràng, kháng viêm, chống loét nên thường được nhân dân tận dụng để chữa đau dạ dày và tăng...

Chữa xuất huyết dạ dày tại nhà bằng thuốc Nam có nên hay không?

Chữa xuất huyết dạ dày tại nhà bằng thuốc Nam có nên hay không?

Với ưu điểm lành tính, an toàn, dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí, chữa xuất huyết dạ dày tại nhà bằng thuốc Nam là phương pháp điều trị...

Xuất huyết dạ dày ở trẻ: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Xuất huyết dạ dày ở trẻ: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Xuất huyết dạ dày ở trẻ em có thể là biến chứng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Có những trường hợp ở mức độ nhẹ không ảnh hưởng...

Lá vú sữa và công dụng chữa đau dạ dày ít ai biết

Dùng lá vú sữa chữa đau dạ dày là mẹo trị bệnh dựa trên kinh nghiệm dân gian. Theo y học cổ truyền, nước sắc từ lá của cây vú...

Hẹp môn vị ở trẻ

Hẹp môn vị ở trẻ có nguy hiểm không? Nhận biết và điều trị thế nào?

Hẹp môn vị ở trẻ em là bệnh lý liên quan đến đến đường tiêu hoá, làm mất cân bằng chất điện giải trong cơ thể gây ảnh hưởng xấu...

Những điều cần biết khi bị nhiễm vi khuẩn hp khi mang thai

Nhiễm vi khuẩn HP khi mang thai mẹ bầu nên cẩn trọng

Nhiễm vi khuẩn HP khi mang thai là một trong những căn bệnh rất phổ biến. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn