Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

9 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

VTV2 chia sẻ bài thuốc “đánh bại” bệnh dạ dày hiệu quả từ thảo dược

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Thuốc dạ dày viện 354 (Bình Vị Nam): Công dụng, cách dùng

Đau dạ dày có nên uống nước dừa, cam, gừng, trà sữa…?

Mẹo chữa dạ dày bằng lá ổi đúng cách, nhanh khỏi

Người bị đau dạ dày, trào ngược có nên ăn dưa hấu?

Dưa hấu là thực phẩm được rất nhiều người yêu thích bởi vị ngọt tự nhiên và thành phần dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, khi bị đau dạ dày, trào ngược có nên ăn dưa hấu? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để trang bị thêm cho bản thân mình những kiến thức hữu ích nhất.

đau dạ dày, trào ngược có nên ăn dưa hấu
Dưa hấu là thực phẩm tốt cho sức khỏe con người.

Đau dạ dày, trào ngược có nên ăn dưa hấu?

Những bệnh nhân bị đau dạ dày, trào ngược dạ dày thường gặp phải triệu chứng đau tức ngực, ợ hơi, ợ chua, khó thở, tăng tiết nước bọt,… Với căn bệnh này, chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng. Việc lựa chọn thức ăn đối với bệnh nhân đau dạ dày hoặc trào ngược cần được cân nhắc kỹ. Một số loại thực phẩm có thể khiến bệnh chuyển biến nặng hơn.

Dưa hấu là một trong những loại trái cây rất tốt cho sức khỏe của con người bởi thành phần dinh dưỡng dồi dào. Những bệnh nhân mắc bệnh đau dạ dày hoặc trào ngược dạ dày thực quản đều có thể bổ sung dưa hấu cho cơ thể của mình. Tuy nhiên, người bệnh không được ăn quá nhiều. Với những người bị đau dạ dày, trào ngược, người bệnh chỉ nên ăn một miếng dưa hấu mỗi ngày.

Đây là loại thực phẩm có chứa rất nhiều nước. Việc bổ sung cho cơ thể quá nhiều dưa hấu sẽ gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu và khiến bàng quang hoạt động nhiều hơn, không tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, dưa hấu có tính hàn, ăn nhiều sẽ gây lạnh bụng khiến triệu chứng bệnh đau dạ dày, trào ngược càng tồi tệ hơn. Ngoài ra, một số chất trong dưa hấu không tốt cho sức khỏe của bệnh nhân. Cụ thể:

  • Lycopene có trong dưa hấu sẽ gây co thắt dạ dày, gây đau tức ngực, ợ hơi, ợ chua,… Với người lớn tuổi, thành phần lycopene dư thừa sẽ khiến cho hệ tiêu hóa nhạy cảm hơn.
  • Dư thừa vitamin C do ăn nhiều dưa hấu sẽ gây tiêu chảy, kích thích đường tiêu hóa
  • Nồng độ kali quá nhiều sẽ khiến cho nhịp tim bất thường và gây rất nhiều biến chứng nguy hiểm.

Ăn dưa hấu đúng cách cho người đau dạ dày, trào ngược

Mặc dù dưa hấu có tác dụng rất tốt cho sức khỏe của con người nhưng việc bổ sung quá nhiều dưa hấu có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Bên cạnh đó, việc ăn dưa hấu không đúng cách có thể gây tác dụng ngược, khiến dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng. Tốt nhất, người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho bản thân mình. Ngoài ra, bệnh nhân bị đau dạ dày, trào ngược nên chú ý một số vấn đề sau khi ăn dưa hấu để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân.

đau dạ dày, trào ngược có nên ăn dưa hấu
Một số lưu ý khi ăn dưa hấu cho bệnh nhân mắc bệnh dạ dày.
  • Mỗi ngày, bạn chỉ nên ăn một lượng dưa hấu vừa phải.
  • Không nên ăn dưa hấu lúc  bụng đói hoặc ăn nhiều khi bụng quá no
  • Không ăn dưa hấu khi ngủ dậy hoặc trước khi đi ngủ
  • Tránh ăn dưa hấu để trong tủ lạnh hoặc sử dụng nước ép dưa hấu lạnh
  • Không được uống nước ép dưa hấu kết hợp với những loại trái cây có vị chua như chanh, cam, quýt,..

Dưa hấu đối với sức khỏe con người như thế nào?

Dưa hấu là thực phẩm có tác dụng rất tốt cho cơ thể con người. Với hơn 90% là nước và các chất dinh dưỡng, loại thực phẩm này được rất nhiều người ưa chuộng. Đặc biệt, vào mùa hè, dưa hấu có tác dụng giải nhiệt, làm đẹp da, bổ sung năng lượng cho cơ thể. Dưới đây là một số thành phần có trong dưa hấu tốt cho sức khỏe con người, nhất là các chất chống oxy hóa mọi người cần biết.

  • Vitamin C: Ngăn ngừa những tổn thương ở tế bào gốc tự do
  • Carotenoit: Đây là hợp chất thực vật (Alpha-carotene và Beta-carotene) có thể chuyển đổi thành vitamin A, tăng cường trao đổi chất cơ thể.
  • Lycopene: Đây là chất chống oxy hóa mạnh, hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho người bệnh.
  • Cucurbitacin E: Thành phần này có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân.
đau dạ dày, trào ngược có nên ăn dưa hấu
Dưa hấu giúp hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày, trào ngược rất tốt.

Những thành phần có trong dưa hấu giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ cải thiện tình trạng đau dạ dày, trào ngược cho người bệnh nếu bệnh nhân sử dụng đúng cách. Bên cạnh đó, dưa hấu còn có một số tác dụng tuyệt vời như sau:

  • Cung cấp chất điện giải: Lượng nước có trong dưa hấu sẽ giúp đảm bảo được chất điện giải cần thiết cho cơ thể.
  • Cung cấp dinh dưỡng: Trong dưa hấu có 90% nước, 10% các chất bổ dưỡng cho cơ thể. Một miếng dưa hấu sẽ bổ sung cho cơ thể con người ⅓  lượng vitamin A và C. Đặc biệt, một số thành phần khác có ở dưa hấu cũng tốt cho sức khỏe bệnh nhân như vitamin B, magie, đồng,…
  • Chống oxy hóa: Lượng vitamin A, C, chất Phytonutrients,… giúp chống lại các gốc tự do, bảo vệ các tế bào trong cơ thể con người.
  • Tăng cường sức khỏe tim mạch: Thành phần lycopene trong dưa hấu giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch. Lượng Kali, khoáng chất dồi dào giúp người bệnh có được một trái tim khỏe mạnh.
  • Chống ung thư: Lượng lycopene dồi dào có trong dưa hấu giúp hỗ trợ chống ung thư rất tốt.
  • Giảm đau nhức cơ bắp: Các chất điện giải và axit amin giúp tăng cường sự dẻo dai xương khớp, cải thiện triệu chứng đau nhức, khó chịu cho người bệnh.
  • Chống viêm: Thành phần lycopene có tác dụng kháng viêm, kiểm soát tình trạng viêm nhiễm hiệu quả.
  • Kiểm soát huyết áp: Axit amin trong dưa hấu giúp điều hòa huyết áp.
  • Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Chỉ số đường trong dưa hấu thấp hơn các loại trái cây khác, thích hợp với bệnh nhân tiểu đường.
  • Phòng ngừa đột quỵ: Lượng nước trong dưa hấu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, ngăn ngừa đột quỵ.

Trên đây là những thông tin giúp người bệnh biết được: Đau dạ dày, trào ngược có nên ăn dưa hấu không? Bên cạnh việc bổ sung dưa hấu cho cơ thể của mình, bệnh nhân nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi phù hợp, xây dựng chế độ ăn hợp lý và chia nhỏ thức ăn ra nhiều bữa, không nên ăn quá nhiều đồ ăn trong một lúc. Ngoài ra, nếu gặp phải các triệu chứng của bệnh dạ dày, người bệnh nên sớm thăm khám, điều trị bệnh, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân.

Cùng chuyên mục

Những phương pháp xét nghiệm trào ngược dạ dày phổ biến 2020

Các xét nghiệm trào ngược dạ dày và lưu ý

Mặc dù trào ngược dạ dày không phải là một bệnh quá nghiêm trọng và cũng không cần điều trị chuyên sâu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần...

Cây thuốc nam chữa bệnh trào ngược dạ dày

7 cây thuốc nam chữa bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả

Chữa bệnh trào ngược dạ dày bằng các bài thuốc Nam có tác dụng giúp làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh và không gây ra bất kỳ tác...

Mẹ bị nhiễm HP có cho con bú được không? Khi nào nên điều trị?

Mẹ bị nhiễm HP có cho con bú được không? Khi nào nên điều trị?

Vi khuẩn HP là dạng xoắn khuẩn gram âm rất dễ lây lan qua đường ăn uống và sinh hoạt. Đây cũng là loại vi khuẩn gây ra căn bệnh...

Trào ngược dạ dày ở trẻ em: Nguyên nhân, cách khắc phục

Trào ngược dạ dày ở trẻ em là tình trạng rối loạn đường tiêu hóa thường xảy ra phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi. Và tình trạng này sẽ...

Viêm hang vị dạ dày nên ăn gì là thắc mắc chung của nhiều người

Viêm hang vị dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?

Viêm hang vị dạ dày là căn bệnh thường gặp, nhất là người ở độ tuổi trung niên và người cao tuổi, xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng phổ...

Mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô tại nhà

Chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô được nhiều người trong dân gian sử dụng. Đây là phương pháp được thực hiện đơn giản với nguyên liệu an...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn