Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Bị viêm amidan hốc mủ có nên cắt không, khi nào?

Cắt amidan bao lâu thì xong, có phải nằm viện?

Sau khi cắt amidan: Cách chăm sóc, theo dõi, kiêng kỵ

Lưỡi trắng đau họng là dấu hiệu ung thư lưỡi?

Cà độc dược chữa viêm xoang được không, có an toàn?

Viêm xoang mũi dị ứng: Cách nhận biết & chữa trị

Bệnh viêm Amidan mãn tính có chữa được không?

12 Cách chữa viêm xoang bằng thuốc nam hiệu quả (cây quanh nhà)

Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì?

Bị đau họng và sốt về chiều cần cảnh giác!

Đau họng và sốt về chiều là tình trạng rất nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải thận trọng bởi đây là triệu chứng cảnh báo bạn đang mắc phải những bệnh lý nguy hiểm.

đau họng và sốt về chiều
Tình trạng bị đau họng và sốt về chiều xuất hiện ở nhiều người.

Thận trọng khi bị đau họng và sốt về chiều

Bị đau họng và sốt về chiều là dấu hiệu cho thấy người bệnh đang mắc phải các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Đây là phải ứng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Những cơn sốt diễn ra thường xuyên khiến bệnh nhân vô cùng mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhiều người nghĩ rằng, đây chỉ là triệu chứng viêm họng thông thường. Tuy nhiên, người bệnh cần phải thận trọng vì bởi triệu chứng này cho thấy bạn đang mắc phải một trong những bệnh lý nguy hiểm dưới đây.

1. Viêm họng

Thông thường, người bệnh bị đau họng và sốt về chiều có thể do bị bệnh viêm họng. Khi mắc phải căn bệnh này, bệnh nhân sẽ bị đau rát nhiều ở cổ họng kèm theo tình trạng nuốt vướng, nghẹn họng, khó chịu ở họng, cổ họng sưng đỏ. Trường hợp nặng, bệnh nhân không thể ăn được, cổ họng bị đau, viêm. Nếu không có biện pháp kiểm soát, vi khuẩn gây viêm họng có thể tấn công những cơ quan khác của cơ thể.

2. Lao màng não

Theo thống kê cho thấy, những bệnh nhân mắc bệnh lao mãng não chỉ chiếm 5% tổng số các ca mắc bệnh lao. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể khiến cho người bệnh bị đau họng và sốt về chiều. Kèm theo đó là triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, nôi ói, tiêu chảy, ù tai, suy nhược cơ thể, đau đầu thường xuyên,… Cơn sốt thường kéo dài và tăng dần về chiều. Do đó, người bệnh cần phải thận trọng với căn bệnh này.

3. Ung thư máu và ung thư gan

đau họng và sốt về chiều
Đau họng và sốt về chiều là triệu chứng của bệnh ung thư máu.

Bệnh nhân mắc bệnh ung thư máu cũng có biểu hiện đau họng và sốt về chiều. Người bệnh ung thư có triệu chứng tương tự như bệnh thủy đậu, sốt kéo dài kèm theo đau đầu dai dẳng, chán ăn, sụt cân, da trắng bợt, rối loạn kinh nguyệt. Bên cạnh đó, những người bị ung thư gan cũng có triệu chứng đau họng và sốt về chiều. Bệnh nhân thường bị sụt cân, ớn lạnh, ăn không ngon, vàng da, đầy bụng,…

4. Bệnh nhiễm trùng

Bị đau họng và sốt về chiều cho thấy có khả năng người bệnh mắc các bệnh lý nhiễm trùng. Căn bệnh này có thể chia ra làm nhiều loại với rất nhiều đặc điểm khác nhau. Nếu bị nhiễm trùng do vi trùng, bệnh nhân có thể đối diện với bệnh thương hàn hoặc lao phổi. Nếu bị nhiễm trùng do ký sinh trùng, có thể người bệnh bị sốt rét hoặc mắc bệnh đường ruột. Đặc biệt, bệnh nhân sẽ bị sốt cao đột ngột hoặc sốt từng cơn.

5. Bệnh lý miễn dịch

Một số bệnh lý miễn dịch có thể khiến bệnh nhân bị đau họng và sốt về chiều. Với những người bệnh có hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể dễ dàng bị các loại virus tấn công sẽ rất dễ bị sốt. Các căn bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất là viêm khớp dạng thấp và Lupas ban đỏ. Nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ phải đối diện với nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào.

Đau họng và sốt về chiều – Phải làm sao?

Khi bị đau họng và sốt về chiều diễn ra trong nhiều ngày, người bệnh cần sớm thăm khám, không được chủ quan. Với trường hợp người bệnh bị sốt, bệnh nhân sẽ được áp dụng những phương pháp giúp giảm sốt. Nếu chưa đến bệnh viện, người thân có thể áp dụng cách sau để hạ sốt cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, bạn cần chú ý kiểm tra người bệnh thường xuyên, tránh tình trạng sốt cao.

đau họng và sốt về chiều
Cách giảm sốt cho người bệnh bị đau họng và sốt về chiều.
  • Đầu tiên, bạn cần sử dụng khăn sạch đã thấm nước lạnh hoặc nước ấm.
  • Sau đó vắt sơ và đắp trực tiếp lên vùng trán của người bệnh trong khoảng thời gian 5 – 10 phút.
  • Tiếp đến, bạn lấy khăn ra và tiếp tục ngâm với nước ấm, thực hiện tượng tự khoảng 3 – 4 lần.
  • Riêng các bộ phận như lòng bàn tay, bàn chân cột sống, nách,… bạn có thể sử dụng rượu hoặc cồn 70 độ thấm vào khăn và lau cho họ. Cách làm này sẽ giúp người bệnh giảm sốt hiệu quả.
  • Nếu bệnh nhân bị đau họng và sốt về chiều kèm theo tình trạng ra nhiều mồ hôi, bạn có thể cho người bệnh uống dung dịch oresol từ 2 – 3 lần/ngày để tránh bị mất nước.

Sau khi thăm khám, người bệnh cần phải sử dụng đúng thuốc điều trị của bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Nếu cơ thể không có dấu hiệu giảm sốt, bạn không được tùy tiện thay đổi thuốc mà hãy thông báo với bác sĩ để có phương pháp kiểm soát kịp thời. Bên cạnh đó, người bệnh cần phải chú ý đến chế độ ăn uống, bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, không nên lo lắng, căng thẳng quá mức khiến bệnh chuyển biến nặng hơn.

Đau họng và sốt về chiều – Khi nào cần khám bác sĩ?

Với những bệnh nhân mắc bệnh viêm họng thông thường, người bệnh bị ho, đau họng, có thể sốt từ 37,5 – 38 độ C. Bệnh nhân chỉ cần sử dụng thuốc uống khoảng 3 – 4 ngày bệnh sẽ cải thiện. Tuy nhiên, những trường hợp bị sốt 39 – 40 độ C, người bệnh cần phải thận trọng. Bệnh nhân cần phải được thăm khám, điều trị bệnh sớm, tránh các biến chứng co giật, viêm phổi cấp, nhiễm trùng huyết,…

đau họng và sốt về chiều
Bệnh nhân nên khám bác sĩ khi bị đau họng và sốt về chiều trong thời gian dài.

Nếu người bệnh bị đau họng và sốt về chiều nhưng không có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh viêm họng thì nên đến gặp bác sĩ sớm. Với trẻ nhỏ, những bé bị sốt siêu vi cũng có biểu hiện sốt nhiều về chiều kèm theo triệu chứng sổ mũi, quấy khóc, đỏ niêm mạc họng, nôn trớ, sưng hạch to,… phụ huynh cũng nên nhanh chóng đưa trẻ khám bệnh sớm. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về tình trạng đau họng và sốt về chiều. Triệu chứng này có thể khiến bạn nhầm lẫn với bệnh viêm họng thông thường. Do đó, bệnh nhân nên thận trọng, tránh các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Việc chủ động thăm khám, chữa trị bệnh là rất cần thiết cho bạn lúc này. Nếu sử dụng bất cứ loại thuốc nào cần thông báo bác sĩ chuyên khoa được biết, tránh sử dụng tùy tiện, ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Bị đau họng nên uống nước gì giúp giảm đau nhanh?

Đau họng khiến cho vùng cổ họng của người bệnh bị ngứa rát, sưng tấy, ửng đỏ, khó chịu,... Vậy khi bị đau họng nên uống nước gì? Áp dụng...

Tự pha nước muối rửa mũi và những điều cần lưu ý

Nước muối có tác dụng rất tốt trong việc tiêu diệt các loại vi khuẩn, loại bỏ bụi bẩn và cải thiện các bệnh lý ở mũi. Việc tự pha...

Cổ họng nổi hạt là bệnh gì, nguy hiểm không?

Họng nổi hạt là một trong những biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân. Nếu cổ họng xuất hiện dấu hiệu...

Viêm mũi xoang xuất tiết gây nhiều phiền toái cho người bệnh

Viêm mũi xoang xuất tiết là gì? Những thông tin cần biết

Các bệnh về đường hô hấp ngày càng trở nên phổ biến với nhiều biến chứng khác nhau. Một trong những bệnh lý thường xuyên gặp phải ở những người...

Một ngày nên rửa mũi cho trẻ mấy lần là tốt ?

Hầu hết các bậc phụ huynh đều từng rửa mũi cho trẻ. Tuy nhiên, nếu cha mẹ thực hiện việc làm này thường xuyên sẽ rất dễ khiến cho niêm...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn