Bệnh viêm khớp dạng thấp có mấy giai đoạn?

Chữa viêm khớp dạng thấp theo Đông y và bài thuốc hay nên biết

Viêm khớp gối nên ăn gì và kiêng ăn gì để cải thiện bệnh

Chữa viêm khớp dạng thấp bằng nọc ong có hiệu quả không?

Viêm đa khớp dạng thấp là gì? Có nguy hiểm không?

Bị viêm khớp dạng thấp nên ăn và kiêng ăn gì mau khỏi?

Viêm khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Phương pháp xoa bóp bấm huyệt chữa viêm khớp dạng thấp

Chữa viêm khớp dạng thấp bằng lá lốt: Bài thuốc hay nên áp dụng

Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không?

Bị đau khớp vai khi tập gym: Nguyên nhân và cách xử lý

Bị đau khớp vai khi tập gym do dây chằng, cơ bị tổn thương hoặc người thực hiện tập sai tư thế, kỹ thuật,…gây ra. Những cơn đau có thể xuất hiện trong chốc lát hoặc kéo dài. Để khắc phục, người tập cần xác định nguyên nhân hình thành và có biện pháp điều trị phù hợp. Tránh tình trạng tổn thương lâu ngày có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khớp vai và sức khỏe.

Bị đau khớp vai khi tập gym: Nguyên nhân và cách xử lý
Bị đau khớp vai khi tập gym

Các dạng chấn thương vai khi tập gym thường gặp nhất

Tập gym, thể hình là bộ môn thể dục giúp nam giới có cơ thể săn chắc, giúp nữ giới duy trì vóc dáng. Nhưng chung quy lại, mục đích chính của việc luyện tập vẫn là giúp cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong quá trình tập gym, người tập cũng dễ gặp phải một vài chấn thương khớp, đặc biệt là khớp vai.

Sở dĩ khu vực này thường xuyên gặp “sự cố” là vì đây là bộ phận có nhiều dây chằng, bao khớp, gân cơ. Ngoài ra, do cấu tạo nối liền giữa xương bả vai, xương đòn và xương cánh tay, nên khi gặp áp lực khớp vai sẽ rất dễ bị tổn thương. Các trường hợp thường gặp như:

  • Trật khớp cùng: Trường hợp này xảy ra khi người tập bị ngã, tay chống đỡ thân người dẫn đến khớp cùng bị trật.
  • Gãy xương vùng vai: Khi vai bị va đập mạnh do té ngã, các bộ phận như xương đòn, xương bả vai, cánh tay có thể bị gãy. Người tập lúc này phải kết hợp nghỉ ngơi, điều trị để tránh gây lệch hoặc phạm khớp ở khu vực này.
  • Viêm rách gân, chóp xoay: Khớp vai được giữ vững nhờ vào bốn gân cơ cùng với chóp xoay. Tuy nhiên, nhóm gân này rất dễ bị rách, viêm hay chấn thương nếu trong lúc tập gym gặp vấn đề.
  • Rách sụn viền, bao khớp vai: Khớp vai có thể dính liền với xương là nhờ sụn viền và ổ chảo. Nếu người tập gym xoay chuyển mạnh hoặc té ngã trong lúc tập có thể khiến chúng bị rách, tróc ra khỏi xương bất cứ lúc nào.

    Các dạng chấn thương vai khi tập gym thường gặp nhất
    Trong quá trình tập gym có thể xảy ra chấn thương khớp vai

Các bệnh nhân bị chấn thương khớp vai sẽ không tham gia được các môn thể thao như cầu lông, quần vợt,…(các môn thể thao có tư thế vung tay qua khỏi đầu). Trường hợp sụn viền, bao khớp bị tổn thương hay thoái hóa lâu ngày rất khó để điều trị khỏi hoàn toàn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Nguyên nhân bị đau khớp vai khi tập gym

Chấn thương khi tập gym, thể hình khá phổ biến, đặc biệt là tình trạng bị đau khớp vai. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên vấn đề này, điển hình như:

Tổn thương cơ

Các hoạt động liên quan đến khớp vai như xoay tay, giang cánh tay được thực hiện nhờ vào nhóm cơ Delta. Tuy nhiên, người tập trong lúc vận động có thể sử dụng lực quá mạnh khiến cho dây chằng của nhóm cơ này bong ra. Tình trạng này dẫn đến hiện tượng người tập gym bị đau khớp vai dữ dội. Đặc biệt, thường xảy ra ở người tập tạ nhiều hơn những người luyện tập các bài tập khác.

Tổn thương dây chằng

Tổn thương dây chằng là một trong số nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau khớp vai khi tập gym. Các cơn đau hình thành khiến hoạt động của cánh tay gặp nhiều trở ngại. Tổn thương này được xếp vào loại khá nghiêm trọng. Bởi, để phục hồi cần rất nhiều thời gian cũng như việc cung cấp dinh dưỡng cho dây chằng phải thông qua đường mạch máu.

Do đó, trong quá trình luyện tập, bạn nên thực hiện theo hướng dẫn của người có kinh nghiệm. Không những thế, chỉ nên luyện tập vừa sức, bổ sung thực phẩm để bồi bổ cho dây chằng dẻo dai, khỏe mạnh.

Không khởi động trước khi tập gym

Nhiều người không chú trọng bước khởi động trước mỗi buổi tập khiến cho các khớp vai cứng và dễ bị tổn thương. Việc khởi động sẽ giúp các cơ quen dần với việc co giãn, chuyển động, như vậy khi vào tập sẽ không bị đau khớp vai. Bạn đọc nên lưu ý đến vấn đề này.

Nguyên nhân bị đau khớp vai khi tập gym
Bỏ qua bước khởi động sẽ làm tăng nguy cơ bị đau khớp vai khi tập gym

Tập sai kỹ thuật

Bên cạnh vấn đề bỏ qua bước khởi động mà tiến hành luyện tập ngay, thì việc tập sai kỹ thuật cũng là nguyên nhân làm khớp vai bị đau khi tập gym. Người tập thực hiện sai động tác có thể bị chấn thương. Nhất là những động tác liên quan đến khớp vai.

Do đó, đa phần các phòng tập đều có người hướng dẫn để giúp bạn chỉnh sửa tư thế sao cho đúng và chính xác nhất. Nhờ đó mà người tập hạn chế được những chấn thương không mong muốn xảy ra.

Sử dụng tạ quá nặng

Như trên cũng đề cập, người tập tạ sẽ có nguy cơ bị đau khớp vai hơn so với những người thực hiện các bài tập khác. Việc lựa chọn mức tạ cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên đau cơ. Nếu người tập chọn loại tạ phù hợp, luyện tập đúng kỹ thuật sẽ tránh được nguy cơ chấn thương.

Mắc bệnh về xương khớp

Trường hợp bạn đã khởi động cẩn thận, lựa chọn tạ và luyện tập đúng tư thế nhưng khớp vai vẫn bị đau, rất có thể là do bạn đang mắc bệnh lý về xương khớp. Bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị sớm.

Một số bệnh lý phổ biến gây đau khớp vai như: viêm quanh khớp vai, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp,…Do đó, trong quá trình tập gym, bạn nên chú ý đến những bất thường trên cơ thể để kịp thời khắc phục, tránh bệnh chuyển biến nặng nguy hại sức khỏe.

Nguyên nhân bị đau khớp vai khi tập gym
Các bệnh về xương khớp là một trong những nguyên nhân gây đau khớp vai khi tập gym

Không chỉ có những nguyên nhân bên trên gây nên tình trạng đau khớp vai khi tập gym. Thực tế còn nhiều yếu tố khác tác động như cường độ luyện tập, thiếu dưỡng chất, thiếu nước,…Lúc này, cơ thể của bạn dễ bị mệt mỏi, yếu cơ dẫn đến những tổn thương không mong muốn.

Mức độ nguy hiểm khi tập gym bị đau khớp vai

Đau khớp vai khi tập gym ở mức độ nhẹ có thể nghỉ ngơi, điều chỉnh lịch tập và bổ sung dinh dưỡng để cải thiện. Tuy nhiên, nếu các tổn thương ở vai gây sưng, đau nhức dữ dội, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám sớm.

Trường hợp, bệnh nhân đã có chấn thương vai nhưng không điều trị có thể khiến tình trạng viêm, tổn thương biến chứng nặng nề. Cụ thể, người bệnh dễ bị lệch xương, lỏng khớp,…thậm chí là biến dạng khớp hoặc tàn tật vĩnh viễn.

Bị đau khớp vai khi tập gym là tình trạng không nên chủ quan. Bởi như trên cũng đã nói, một trong những nguyên nhân gây ra triệu chứng này có thể là do cơ thể bạn đang mắc các bệnh lý tiềm ẩn về xương khớp. Chúng không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn khiến sức khỏe giảm sút.

Để tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra. Các chuyên gia khuyến cáo người khi tập gym khi gặp tình trạng đau khớp vai nên có biện pháp điều chỉnh, khắc phục càng sớm càng tốt.

Bị đau khớp vai khi tập gym nên xử lý như thế nào?

Dựa vào tình trạng đau nhức khớp vai khi tập gym cũng như nguyên nhân gây ra nó mà người tập có thể áp dụng cách xử lý cho phù hợp. Dưới đây là gợi ý cho bạn đọc một số biện pháp giảm nhẹ cơn đau:

Mẹo giảm đau khớp vai khi tập gym tại nhà

Nếu đau nhức nhẹ ở vùng khớp vai mỗi khi luyện tập tại phòng gym về, bạn có thể tham khảo và áp dụng các mẹo giảm đau đơn giản như:

  • Chườm nóng – lạnh

Chườm nóng hoặc chườm lạnh là biện pháp giảm đau khớp vai hiệu quả. Phù hợp cho những anh chàng, cô nàng vừa tập gym xong có cảm giác đau nhẹ khu vực này. Trong đó, chườm nóng thường được áp dụng cho đau nhức không có hiện tượng sưng viêm. Và chườm lạnh được thực hiện khi người luyện tập đau vai kèm theo triệu chứng sưng.

Bị đau khớp vai khi tập gym nên xử lý như thế nào?
Chườm nóng – lạnh giảm đau khớp vai khi tập gym

Nhiệt độ nước thích hợp cho chườm nóng là từ 60 – 70 độ C. Đổ nước vào túi chườm chuyên dụng sau đó áp lên vị trí đau. Các mô cơ của khớp sẽ được giãn nở, làm mềm và cải thiện tình trạng đau nhức hiệu quả. 

Đối với biện pháp chườm lạnh, bạn có thể sử dụng một vài viên đá cho vào túi chườm và áp và khớp vai bị đau. Nhiệt độ thấp của nước sẽ giúp giảm sưng, đau. Chú ý, biện pháp này nên thực hiện trong khoảng 20 phút. Không nên chườm quá lâu làm ảnh hưởng đến phần thịt mềm của cơ thể.

  • Thư giãn khớp vai

Việc để khớp vai có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn sẽ giúp giảm đau khá hiệu quả. Đặc biệt, biện pháp này phù hợp cho những người luyện tập hơi quá sức và đã tạo nhiều áp lực cho khớp vai. Bạn có thể thả lỏng khớp hoặc xoay chuyển, vận động nhẹ nhàng để bộ phận này được giãn cơ, giãn gân, giảm đau.

Thực hiện trong khoảng 5 – 10 phút, cơ bắp và các khớp được thư giãn. Cách này còn giúp cơ thể giảm áp lực lên các dây thần kinh, dây chằng. Đau nhức sẽ nhanh chóng được cải thiện. Ngoài ra, tình trạng căng cứng cơ cũng được khắc phục hiệu quả, an toàn.

  • Massage

Massage là biện pháp giúp người tập gym bị đau khớp vai cải thiện tình trạng tại nhà. Sử dụng bàn tay tác động lên các huyệt đạo, khớp cơ sẽ giúp chúng được thư giãn, ức chế những cơn đau. Trường hợp vị trí đau không với tay tới, bạn có thể nhờ người thân hoặc huấn luyện viên hỗ trợ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một ít dầu nóng để quá trình massage được hiệu quả hơn. Việc nắn, bóp các cơ chỉ nên tác động lực nhẹ nhàng, nhất là vị trí mô mềm hoặc vùng da bên ngoài khớp vai, tránh làm tổn thương nghiêm trọng hơn.

Khắc phục đau khớp vai khi tập gym bằng thuốc Tây

Nếu tình trạng đau nhức khớp vai khi tập gym không cải thiện, mặc dù đã áp dụng các biện pháp tại nhà. Bạn nên thăm khám bác sĩ để được điều trị chuyên sâu hơn. Bác sĩ sẽ dựa vào những triệu chứng và vị trí đau để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Bị đau khớp vai khi tập gym nên xử lý như thế nào?
Sử dụng thuốc tân dược theo chỉ định của bác sĩ giảm đau khớp vai khi tập gym

Trong đó, các loại thuốc giảm đau, kháng viêm thường được đưa vào đơn thuốc, giúp người bệnh giảm nhẹ triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo không gây tác dụng phụ không mong muốn đối với cơ thể.

Phẫu thuật chỉnh hình đau khớp vai khi tập gym

Trường hợp bị đau khớp vai khi tập gym hình thành do những chấn thương nghiêm trọng hoặc do mắc bệnh lý xương khớp nặng cần phải tiến hành phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ cân nhắc áp dụng khi việc điều trị nội khoa không còn tác dụng, tình trạng khớp có nguy cơ bị biến dạng, teo cơ.

Biện pháp này cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro trong và sau khi đã tiến hành giải phẫu. Chính vì thế, cả bác sẽ lẫn bệnh nhân phải xem xét, thảo luận thật kỹ trước khi đưa ra quyết định thực hiện.

Áp dụng thuốc Đông y chữa đau khớp vai khi tập gym

Ngoài sử dụng thuốc tân dược, bạn cũng có thể tham khảo thêm cách sử dụng thuốc Đông y. Với các loại thảo dược thiên nhiên, phương pháp này đảm bảo được độ lành tính và an toàn, ít tác dụng phụ cho người bệnh.

Bạn nên lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín. Ngoài ra, có thể kết hợp giữa uống thuốc Đông y với châm cứu, bấm huyệt, cấy chỉ,..nhằm nhanh chóng cải thiện tình trạng đau nhức. Thực hiện theo hướng dẫn của thầy thuốc để đạt hiệu quả tối ưu.

Một trong những bài thuốc nổi tiếng của nền y học nước nhà phải kể tới thuốc Nam gia truyền 150 năm tuổi của dòng họ Đỗ Minh Đường – Xương Khớp Đỗ Minh. Phương thuốc với nhiều ưu điểm nổi bật đã mang lại hiệu quả trị bệnh xương khớp cho hàng ngàn người. 

ĐẬP TAN cơn đau khớp vai nhờ bài thuốc Xương Khớp Đỗ Minh 150 năm tuổi của dòng họ Đỗ Minh Đường

Xương Khớp Đỗ Minh là thuốc gia truyền lâu đời của dòng họ Đỗ Minh Đường đã có 150 năm tuổi và lưu truyền qua 5 đời. Tới nay, bài thuốc được kết tục và phát triển bởi lương y Đỗ Minh Tuấn – truyền nhân đời thứ 5. 

Xương Khớp Đỗ Minh được đánh giá cao với khả năng điều trị tất cả các bệnh xương khớp như thoái hóa khớp, viêm đau khớp, thoát vị đĩa đệm,…. nhờ những ưu điểm nổi bật sau:

Tác động toàn diện với phác đồ “5 trong 1”

Thuốc Nam gia truyền Xương Khớp Đỗ Minh hoạt động theo nguyên lý tác động vào sâu bên trong cơ thể, điều trị từ căn nguyên. Ưu điểm nổi bật của bài thuốc là được kết hợp từ 5 bài thuốc nhỏ, trong đó có 1 bài đặc trị xương khớp và 4 bài bổ trợ. 

Xương Khớp Đỗ Minh gồm 5 bài thuốc nhỏ
Xương Khớp Đỗ Minh gồm 5 bài thuốc nhỏ

Điểm sáng của bài thuốc là có khả năng trị bệnh tận gốc, phục hồi chức năng xương khớp nhanh nhờ cơ chế tác động sau:

  • Bài trừ phong thấp, tà khí, lưu thông khí huyết, tăng cường khí mạnh, làm tiêu viêm, giảm đau nhức, bổ gân, cường cốt, tăng sinh dịch khớp. 
  • Bổ can thận, tăng cường dưỡng huyết từ đó giúp ích tuỷ sinh huyết, tăng cường máu tới tái tạo mô cơ, xương khớp. 
  • Làm mát gan, bổ gan, tăng cường hoạt động đào thải độc tố, thúc đẩy gan sung mãn từ đó gân cơ hoạt động linh hoạt.
  • Tăng cường hệ tiêu hóa, trao đổi dưỡng chất, giúp hấp thụ dược chất tốt hơn. 
  • Giảm đau, làm mềm cơ khớp giúp máu trong cơ thể dễ dàng lưu thông góp phần phục hồi xương khớp nhanh. 

Hiệu quả AN TOÀN nhờ thành phần 100% thảo dược

Xương Khớp Đỗ Minh là thuốc gia truyền có thành phần 100% thảo dược tự nhiên. Đặc biệt, trong quá trình thừa kế phương thuốc lương y Đỗ Minh Tuấn đã vận dụng kiến thức chuyên sâu về thảo dược của mình bằng cách kết hợp thêm nhiều dược liệu quý trong bài thuốc. Nhờ vậy giúp tăng cường dược tính của bài thuốc phát huy công dụng trị bệnh xương khớp tối ưu. 

Xem ngay: Thoát khỏi bệnh xương khớp, không tái phát trở lại nhờ bài thuốc quý 150 năm

Bài thuốc được bào chế hoàn toàn từ thảo dược sạch
Bài thuốc được bào chế hoàn toàn từ thảo dược sạch

Một số vị thảo dược quý có trong Xương Khớp Đỗ Minh tiêu biểu như Vương cốt đằng, Đỗ trọng, Ngưu tất, Thiên niên kiện,…. Nguồn dược liệu đều được thu hái từ vườn dược liệu hữu cơ do nhà thuốc Đỗ Minh Đường phát triển. Chất lượng cây thuốc đảm bảo SẠCH, theo quy tắc 3 không, KHÔNG thuốc trừ sâu, KHÔNG chất kích thích, KHÔNG chất bảo quản. Do vậy, bài thuốc mang lại hiệu quả an toàn, không tác dụng phụ cho người sử dụng. 

Hiệu quả rõ ràng qua từng giai đoạn, được kiểm chứng lâm sàng

Xương Khớp Đỗ Minh được sử dụng chính trong liệu trình trị bệnh xương khớp tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Cùng với liệu trình, nhà thuốc còn kết hợp với châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt đã giúp mang lại hiệu quả tích cực cho người bệnh. Nhờ vậy liệu trình hiệu quả bài thuốc rõ ràng qua từng giai đoạn. 

Hiệu quả của bài thuốc qua từng giai đoạn
Hiệu quả của bài thuốc qua từng giai đoạn

Trải qua 150 năm tuổi, bài thuốc Xương Khớp Đỗ Minh giúp hàng nghìn người trị bệnh xương khớp thành công. Đặc biệt, trong đợt khảo sát tại nhà thuốc với 500 bệnh nhân xương khớp năm 2018 kết quả là: 

  • Có 377 người (tương đương 75,4%) đã phục hồi dứt điểm bệnh xương khớp chỉ sau liệu trình 2 – 3 tháng, phần lớn là bệnh nhân có bệnh lý vừa tới trung bình. 
  • 109 người (tương đương 21,8%) chữ trị khỏi bệnh sau 4 – 6 tháng, trong đó chủ yếu là người bệnh xương khớp nặng, lâu năm. 
  • 14 bệnh nhân (đương đương 2,8%) giữ nguyên tình trạng do cơ địa không hợp hoặc sử dụng thuốc không đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

Trong số những bệnh nhân đã may mắn “thoát khỏi” chứng bệnh tiêu biểu phải kể tới Nghệ Sĩ Xuân Hinh và Nghệ Sĩ Văn Báu. Sau khi bị chứng bệnh xương khớp “tấn công”, hai nghệ sĩ đã tin tưởng lựa chọn phác đồ điều trị tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường và đã chữa khỏi bệnh chỉ sau 2 – 3 liệu trình. 

[NGHỆ SĨ VĂN BÁU CHIA SẺ VỀ QUÁ TRÌNH TRỊ BỆNH XƯƠNG KHỚP TẠI NHÀ THUỐC ĐỖ MINH ĐƯỜNG]

Nếu bạn đang gặp bất kỳ vấn đề xương khớp nào hay liên hệ ngay tới nhà thuốc Đỗ Minh Đường để được tư vấn về phác đồ điều trị hiệu quả:

Cơ sở Hà Nội

Cơ sở Hồ Chí Minh

  • Địa chỉ: Số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
  • Hotline/Zalo: 028 3899 16770938 449 768

Website: https://dominhduong.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/nhathuocdominhduong/

Cách phòng tránh tình trạng bị đau khớp vai khi tập gym

Để tránh khớp vai bị chấn thương gây đau nhức khi tập gym, bạn đọc nên lưu ý những vấn đề dưới đây:

  • Chú ý đến việc khởi động trước khi bước vào buổi tập. Dành ra ít nhất 15 phút để thực hiện những động tác thả lỏng, căng, giãn cơ để các khớp quen dần, giảm nguy cơ cứng cơ, sưng đau khớp khi luyện tập.
  • Thực hiện đúng theo hướng dẫn của huấn luyện viên. Nếu cảm thấy đau nên báo với người hướng dẫn hoặc nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ.

    Cách phòng tránh tình trạng bị đau khớp vai khi tập gym
    Bổ sung đủ dinh dưỡng, đủ nước, luyện tập với cường độ phù hợp,…phòng ngừa bị đau khớp vai khi tập gym
  • Duy trì cường độ vừa phải, phù hợp. Không nên tập luyện quá sức khiến cơ thể mệt mỏi dễ gây tổn thương cho xương khớp.
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đối với những người luyện tập thể hình, tập gym thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Đặc biệt, nếu bạn tập nặng nên bổ sung protein, năng lượng bằng đa dạng thực phẩm để bù vào lượng năng lượng đã tiêu hao.
  • Ăn nhẹ trước mỗi buổi tập, không nên để cơ thể trong trạng thái quá đói hoặc quá no sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe.
  • Chú ý thời gian tập, không nên tập quá sớm hoặc quá muộn. Tốt nhất nên để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, hồi sức.
  • Uống đủ nước mỗi ngày là cách cung cấp năng lượng tuyệt vời cho cơ thể.
  • Sau khi tập, không tắm ngay mà nên dành thời gian nghỉ ngơi. Tắm nước ấm, tránh tắm nước lạnh có thể gây đột quỵ nguy hiểm.

Bị đau khớp vai khi tập gym là tình trạng khá phổ biến, nhất là với những người mới bắt đầu luyện tập bộ môn này. Thông tin trong bài viết hy vọng đã mang đến cho bạn đọc kiến thức cần thiết. Bạn nên chú ý đến những thay đổi trên cơ thể để có những biện pháp ứng phó kịp thời. Tránh đau nhức khớp vai biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.

Cùng chuyên mục

Bài thuốc nam chữa viêm khớp dạng thấp

8 Bài thuốc nam chữa viêm khớp dạng thấp tại nhà bạn nên thử

Ngày nay, chữa bệnh viêm khớp dạng thấp bằng các bài thuốc nam được nhiều người đánh giá là phương pháp điều trị ít tốn kém bởi các nguyên liệu...

Viêm khớp dạng thấp là một chứng bệnh khó chữa.

Bệnh viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không? Chữa khỏi được không?

Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh xương khớp ẩn chứa nhiều nguy hiểm tiềm ẩn. Tác hại trước mắt của bệnh là sưng đau, gây khó khăn trong sinh...

Bệnh viêm khớp liên cầu khuẩn: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm khớp liên cầu khuẩn là một loại viêm khớp nhiễm khuẩn xảy ra do Streptococcus (vi khuẩn liên cầu). Bệnh thường khởi phát sau nhiễm trùng mô mềm, chấn...

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Corticoid và những lưu ý khi dùng

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Corticoid được chỉ định trong giai đoạn tiến triển và thường được dùng đồng thời với thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm...

Các loại xét nghiệm xác định viêm khớp dạng thấp chuẩn xác

Các loại xét nghiệm xác định viêm khớp dạng thấp chuẩn xác

Xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm CRP, xét nghiệm Anti CCP, chụp X - quang,...là các loại xét nghiệm xác định viêm khớp dạng thấp chuẩn xác nhất hiện...

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc sinh học

Phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc sinh học

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc sinh học được đánh giá cao hiện nay. Thuốc có tác dụng làm chậm quá trình hủy hoại khớp, bảo tồn chức...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn