Khi nào nên phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng?

Cách khắc phục đau lưng do thoát vị đĩa đệm đơn giản

Tìm hiểu phương pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân và cách khắc phục

Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Lời khuyên từ bác sĩ

Bị thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không?

Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc

Phương pháp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Bệnh thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Triệu chứng và cách điều trị

Cách khắc phục đau lưng do thoát vị đĩa đệm đơn giản

Đau lưng do thoát vị đĩa đệm thường khởi phát thành từng đợt, mỗi đợt kéo dài từ 1 – 2 tuần. Mức độ đau có thể âm ỉ đến dữ dội và có xu hướng tăng lên khi vận động mạnh, xoay người đột ngột, ho và hắt hơi. Để cải thiện triệu chứng này, nên thực hiện các biện pháp đơn giản (chườm ấm/ chườm lạnh, xoa bóp, tập thể dục, thay đổi tư thế,…) hoặc tìm gặp bác sĩ khi cần thiết.

đau lưng do thoát vị đĩa đệm
Vì sao thoát vị đĩa đệm gây đau lưng? Cách nhận biết và khắc phục

Vì sao thoát vị đĩa đệm gây đau lưng?

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý cột sống khá phổ biến. Bệnh thường xảy ra ở người trung niên và cao tuổi do hệ quả của quá trình thoái hóa sinh lý (tuổi tác cao) và thoái hóa bệnh lý (yếu tố cơ học, rối loạn chuyển hóa, miễn dịch,…). Bệnh lý này có tiến triển chậm, dai dẳng và khó nhận biết ở giai đoạn mới phát.

Theo các chuyên gia Cơ xương khớp, thoát vị đĩa đệm là bệnh lành tính và hầu như không đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên đĩa đệm bị tổn thương có thể ảnh hưởng đến cấu trúc cột sống và gây đau nhức, khó khăn khi di chuyển, vận động.

Đau lưng là triệu chứng điển hình của bệnh lý này – đặc biệt là thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Triệu chứng này có thể xảy ra do những nguyên nhân sau:

  • Đĩa đệm thoát vị chèn ép rễ thần kinh xung quanh gây đau nhức, tê bì, nóng ran, giảm trương lực chi dưới, tê yếu cơ và khó khăn khi vận động.
  • Đĩa đệm bị phồng lồi, thoát vị khiến cấu trúc cột sống mất ổn định. Lúc này, các hoạt động như cúi gập, xoay người, đi lại,… đều có thể chèn ép dây thần kinh, mạch máu, mô mềm xung quanh và gây đau nhức lưng.

Mức độ đau nhức lưng do thoát vị đĩa đệm phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh và tình trạng sức khỏe của từng cá thể. Ngoài ra, tần suất và mức độ của triệu chứng này có thể tăng lên đáng kể nếu duy trì các thói quen xấu như tư thế sai lệch, thừa cân – béo phì, thường xuyên mang vác nặng, lao động quá sức, ngồi quá nhiều, ít vận động,…

Nhận biết đau lưng do thoát vị đĩa đệm

Đau lưng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm nguyên nhân sinh lý và bệnh lý. Đối với tình trạng đau nhức lưng do thoát vị đĩa đệm, cơn đau thường đi kèm với các triệu chứng chèn ép rễ dây thần kinh.

đau lưng do thoát vị đĩa đệm
Đau lưng do thoát vị đĩa đệm thường đi kèm với các triệu chứng chèn ép dây thần kinh

Dấu hiệu nhận biết đau nhức vùng lưng do bệnh thoát vị đĩa đệm:

  • Xuất hiện cơn đau buốt ở vùng thắt lưng, mức độ đau có thể âm ỉ đến dữ dội
  • Cơn đau có tính chất tái phát thường xuyên, mỗi đợt đau kéo dài từ 1 – 2 tuần hoặc có thể khởi phát trong vòng vài ngày
  • Mức độ đau tăng lên khi ho, cúi gập người, lao động nặng, hắt hơi
  • Đau lưng có thể lan tỏa sang các vùng lân cận như hông, đùi, bắp chân (thoát vị đĩa đệm thắt lưng) và cổ, gáy, bả vai, cánh tay (thoát vị đĩa đệm cổ)
  • Thường đi kèm với rối loạn cảm giác do dây thần kinh bị chèn ép (có cảm giác nóng lạnh bất thường, mất cảm giác, tê bì, châm chích,…)
  • Vùng lưng cứng, khó khăn khi vận động và di chuyển

Ngoài những triệu chứng tại chỗ, thoát vị đĩa đệm còn gây ra một số triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ, người gầy sút, mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn và suy giảm chức năng tình dục. Các triệu chứng này đều là hệ quả do bệnh tiến triển trong thời gian dài.

Cách khắc phục đau lưng do thoát vị đĩa đệm

Đau lưng thường xuyên và kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng lao động, các hoạt động sinh hoạt, chất lượng giấc ngủ,… Hơn nữa, triệu chứng này còn tác động không nhỏ đến đời sống tình dục và yếu tố tâm lý.

Vì vậy, nên chủ động cải thiện đau nhức lưng do thoát vị đĩa đệm với các biện pháp đơn giản sau:

1. Thay đổi tư thế

Tư thế sai lệch là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau nhức lưng. Hơn nữa, các tư thế này còn làm tăng áp lực lên cột sống gây chèn ép đĩa đệm, dây thần kinh và các cơ quan xung quanh. Nếu không thay đổi các tư thế sai lệch, đĩa đệm có thể bị tổn thương nghiêm trọng, xẹp lún, nứt rách bao xơ hoàn toàn và gây đau lưng dữ dội.

đau lưng dưới thoát vị đĩa đệm
Điều chỉnh tư thế ngồi có thể làm giảm áp lực lên đĩa đệm, cải thiện đau nhức lưng, tê bì,…

Vì vậy nên thay đổi tư thế ngồi, nằm và đứng để giảm mức độ cơn đau và tránh tác động tiêu cực đến đĩa đệm bị tổn thương.

  • Khi ngồi, nên điều chỉnh ghế ngồi phù hợp với chiều cao cơ thể, ngồi thẳng lưng, giữ vai thoải mái và tránh bắt chéo chân. Đồng thời nên đi lại và vận động nhẹ nhàng sau 1 – 2 giờ làm việc.
  • Nên đứng thẳng lưng, phân tán lực đều ở 2 chân.
  • Theo các bác sĩ Cơ xương khớp, người bị vấn đề về cột sống nên nằm ngửa và nằm gối thấp để tránh làm tăng áp lực lên vị trí đốt sống, đĩa đệm bị tổn thương. Ngoài ra, ngủ đúng tư thế còn làm giảm chèn ép lên vùng cổ – vai – gáy.

Đối với những trường hợp đau lưng nhẹ, thay đổi các tư thế sai lệch có thể đem lại cải thiện rõ rệt. Ngoài khả năng giảm mức độ đau nhức lưng, biện pháp này còn hỗ trợ điều chỉnh cấu trúc cột sống, giảm chèn ép lên dây thần kinh và làm chậm quá trình thoái hóa đĩa đệm.

2. Chườm lạnh, chườm ấm

Chườm lạnh và chườm ấm là biện pháp giảm đau an toàn, đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà. Phương pháp này giúp cải thiện đau lưng, giảm tê bì, cứng cột sống,…

  • Chườm lạnh: Chườm lạnh thích hợp với những trường hợp đau lưng kèm hiện tượng sưng đỏ và nóng rát. Nhiệt độ lạnh từ túi chườm giúp co mạch, giảm lưu lượng máu tuần hoàn, từ đó giúp giảm viêm và đau nhức rõ rệt. Sau khi chườm lạnh, nên chườm ấm trong 5 – 10 phút để thúc đẩy tuần hoàn máu và cải thiện hiện tượng co cứng cơ.
  • Chườm ấm: Đối với trường hợp đau nhức kèm tê cứng cột sống, nên chườm ấm trong 10 – 20 phút. Khác với chườm lạnh, chườm ấm tận dụng nhiệt độ cao từ túi chườm nhằm làm giãn mao mạch, thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện khả năng vận động và giảm đau nhức.

Ngoài chườm ấm và chườm lạnh đơn thuần, có thể chườm đắp với lá ngải cứu, muối biển, lá trầu không hoặc lá lốt để giảm đau lưng do thoát vị đĩa đệm, thời tiết thay đổi và một số nguyên nhân khác.

3. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe – đặc biệt là người mắc các bệnh lý xương khớp. Tác động từ hoạt động thể chất giúp ổn định cột sống, giảm chèn ép lên đĩa đệm, hỗ trợ giải phóng rễ thần kinh, mạch máu và hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa.

đau lưng dưới thoát vị đĩa đệm
Tập thể dục thường xuyên giúp giảm đau, cải thiện độ dẻo dai và chắc khỏe của cột sống

Bên cạnh đó, tập thể dục thường xuyên còn giúp tăng độ dẻo dai của cột sống, giảm đau nhức lưng, tê bì và các triệu chứng do chèn ép dây thần kinh.

Theo các chuyên gia Cơ xương khớp, người bị thoát vị đĩa đệm nên bơi lội, tập yoga hoặc thực hiện các bài tập vật lý trị liệu để kéo giãn cột sống, giảm đau nhức và tê bì. Tránh tập các bộ môn có cường độ mạnh và làm tăng áp lực lên đĩa đệm như nâng tạ, tennis, chạy bộ,…

4. Xoa bóp giảm đau lưng

Xoa bóp là liệu pháp tận dụng lực từ bàn tay nhằm thúc đẩy tuần hoàn máu, thư giãn cơ và giảm đau nhức. Ngoài ra, liệu pháp này còn hỗ trợ cải thiện tình trạng cứng cột sống, tê bì, ê mỏi và ngứa ran do rễ thần kinh bị chèn ép.

Khi xoa bóp, nên sử dụng cùng với dầu khuynh diệp, cam thảo hoặc các loại dầu xoa bóp xương khớp khác nhằm tăng hiệu quả giảm đau, cải thiện co cứng cơ và phục hồi chức năng vận động.

5. Sử dụng thuốc

Trong trường hợp đau lưng kéo dài, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng và hiệu suất lao động, có thể sử dụng một số loại giảm đau không kê toa để cải thiện triệu chứng.

đau lưng dưới thoát vị đĩa đệm
Có thể sử dụng một số loại thuốc không kê toa để giảm đau nhức lưng do thoát vị đĩa đệm

Các loại thuốc thường được sử dụng để giảm đau nhức lưng do thoát vị đĩa đệm:

  • Miếng dán Salonpas: Miếng dán Salonpas chứa thành phần chính L-Menthol 5.71%, Methyl salicylate 6.29% và dl-Camphor 1.24%. Loại thuốc này được sử dụng bằng cách dán trực tiếp lên vùng lưng bị đau nhức nhằm giảm đau, chống viêm. Thuốc giảm đau dạng dán có độ an toàn cao nhưng cần tránh lạm dụng quá mức. Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất, chỉ sử dụng thuốc tối đa 3 lần/ ngày và không dùng quá 7 ngày.
  • Thuốc giảm đau Voltaren Emulgel: Voltaren Emulgel là thuốc giảm đau dạng bôi ngoài. Thuốc chứa hoạt chất Diclofenac diethylamine có tác dụng chống viêm và giảm đau nhức. So với thuốc giảm đau dạng dán, Voltaen Emulgel có hiệu quả giảm đau mạnh hơn.
  • Capsaicin cream: Capsaicin cream là thuốc giảm đau dạng bôi ngoài. Thuốc được bào chế từ hoạt chất Capsaicin có trong quả ớt. Hoạt chất này có tác dụng gây tê, giảm đau và chống viêm. Thuốc Capsaicin cream được sử dụng 3 – 4 lần/ ngày trong tối đa 7 – 10 ngày.
  • Thuốc Paracetamol: Paracetamol thường được sử dụng ở dạng uống (viên nén, bột cốm pha hỗn dịch,…). Thuốc có tác dụng giảm cơn đau có mức độ nhẹ đến trung bình. Loại thuốc này tương đối an toàn ở liều điều trị nên có thể sử dụng trong 3 – 5 ngày mà không cần kê toa. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng thuốc nếu có tiền sử nghiện rượu bia, suy gan và thiếu hụt men G6PD.

Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều loại thuốc giảm đau có hoạt tính mạnh như thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và thuốc giảm đau gây nghiện (opioid). Tuy nhiên, các loại thuốc này tiềm ẩn nhiều rủi ro và tác dụng phụ nên chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

Đau lưng do thoát vị đĩa đệm – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đối với những trường hợp nhẹ, tình trạng đau nhức lưng có thể thuyên giảm sau khi áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà. Tuy nhiên trong một số trường hợp, cơn đau có thể nghiêm trọng dần theo thời gian và đi kèm với các triệu chứng có mức độ nặng nề.

đau lưng dưới thoát vị đĩa đệm
Nên tìm gặp bác sĩ nếu đau lưng do thoát vị đĩa đệm kéo dài và nghiêm trọng dần theo thời gian

Vì vậy, nên chủ động tìm gặp bác sĩ khi nhận thấy các triệu chứng sau:

  • Đau lưng nghiêm trọng dần theo thời gian và không có đáp ứng với các biện pháp tại nhà
  • Xuất hiện các triệu chứng có mức độ nặng như cứng cột sống, tê bì, nóng ran và không thể/ khó khăn khi đi lại, vận động,…
  • Tê yếu chi dưới
  • Các triệu chứng khởi phát với tần suất thường xuyên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống

Bài viết đã tổng hợp các biện pháp khắc phục đau nhức lưng do thoát vị đĩa đệm đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên nếu cơn đau có mức độ nặng và tiến triển dai dẳng, cần chủ động tìm gặp bác sĩ để được đánh giá tình trạng bệnh lý và can thiệp điều trị kịp thời.

Tham khảo thêm: 9 cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà hiệu quả không dùng thuốc

Cùng chuyên mục

Phương pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm

Tìm hiểu phương pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm

Ngày nay có rất nhiều phương pháp được sử dụng để chữa bệnh thoát vị đĩa đệm từ việc sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, phẫu thuật,... Trong đó...

Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Lời khuyên từ bác sĩ

Thoát vị đĩa đệm khiến người bệnh thường xuyên bị đau nhức, khó chịu, sưng tấy,… ở vị trí nhân nhầy bị thoát vị. Vậy bị thoát vị đĩa đệm...

Phương pháp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Phương pháp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng vật lý trị liệu là phương pháp hiệu quả được nhiều người quan tâm. Nó có tác dụng giảm đau,...

Khi nào nên phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng?

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng khiến người bệnh bị đau nhức, tê buốt, sưng tấy ở vùng lưng, thậm chí gây bại liệt, teo cơ. Phẫu thuật...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn