Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

9 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

VTV2 chia sẻ bài thuốc “đánh bại” bệnh dạ dày hiệu quả từ thảo dược

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Thuốc dạ dày viện 354 (Bình Vị Nam): Công dụng, cách dùng

Mẹo chữa dạ dày bằng lá ổi đúng cách, nhanh khỏi

Sau sinh, đang cho con bú bị đau dạ dày – Cách trị an toàn

Đau thượng vị kèm ợ chua, buồn nôn là bị gì?

Đau thượng vị kèm theo ợ chua buồn nôn là cảm giác đau nhức, nóng rát khó chịu ở vùng bụng trên rốn và hai khung sườn, kèm theo tình trạng ợ chua, buồn nôn, đau âm ỉ hoặc quặn thắt diễn ra vài phút hoặc vài giờ. Các triệu chứng này có thể xảy ra khi người bệnh bị rối loạn tiêu hoá, gặp vấn đề trong ăn uống hoặc cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc bệnh lý cần được sớm thăm khám và điều trị.

Đau thượng vị kèm ợ chua, buồn nôn do nhiều nguyên nhân gây ra thường liên quan đến vấn đề tiêu hoá
Đau thượng vị kèm ợ chua, buồn nôn do nhiều nguyên nhân gây ra thường liên quan đến vấn đề tiêu hoá

Nguyên nhân gây đau vùng thượng vị kèm theo ợ chua, buồn nôn

Đau vùng thượng vị kèm theo ợ chua, buồn nôn, nôn, ợ hơi, chướng bụng thường xảy ra sau khi ăn hoặc khi đói, làm việc lao lực, khiến người bệnh toát mồ hôi, mệt mỏi. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do cơ thể đang mắc một bệnh lý nào đó về đường tiêu hoá hoặc do dạ dày hay đại tràng bị tổn thương. Lý do là thượng vị là vùng nằm trên rốn dưới xương ức, đây là nơi tập trung nhiều cơ quan quan trọng của con người như dạ dày, tá tràng, đại tràng, tuyến tụy, gan… 

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng đau thượng vị kèm theo ợ chua, buồn nôn có thể kể đến như:

1. Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là hiện tượng thường gặp, hầu hết chúng ta có thể đã bị ngộ độc nhưng ở mức độ nhẹ nên thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngộ độc ở mức độ nghiêm trọng, nếu không được kịp thời phát hiện và điều trị sẽ gây nguy hiểm đến sức khoẻ thậm chí đe doạ tính mạng. Ngộ độc thực phẩm thường xảy ra khi người bệnh ăn phải thức ăn ôi thiu, nhiễm khuẩn hay ăn phải thực phẩm chứa nhiều hoá chất độc hại.

Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm hoặc nguồn nước

  • Đau bụng nghiêm trọng, đau quặn thắt ở vùng bụng trên rối, dưới xương ức, thậm chí có thể xuất hiện cơn đau co rút ở vùng bụng
  • Ợ chua, buồn nôn và nôn vài giờ sau khi bị ngộ độc, có thể kèm theo triệu chứng khó nuốt
  • Cơ thể người bệnh nóng lên, sốt hoặc tăng nhiệt độ lên đến 40 độ
  • Ngộ độc thực phẩm đôi khi có thể gây tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng, có máu trong phân, kéo dài 2 – 3 ngày
  • Mất người, cảm thấy rất khát, khô miệng, người mệt mỏi, tiểu tiện ít
  • Chóng mặt, đầu óc quay cuồng, có thể kéo dài trong vài giờ.

Khi bị ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng buồn nôn, khó nuốt, nôn liên tục mà không thấy giảm dần hoặc bị sốt đến 40 độ, đi ngoài có máu, nôn ra máu, có dấu hiệu mất nước thì bạn cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

2. Trào ngược dạ dày thực quản

Đau vùng thượng vị kèm ợ chua, buồn nôn được nhận định là triệu chứng điển hình của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản hay trào ngược axit dạ dày (GERD) là tình trạng axit dịch vị dạ dày cùng thức ăn, men tiêu hóa, pepsin… trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Thường xảy ra sau bữa ăn, khi đói, khi làm việc quá sức khiến thực quản tổn thương, nếu không được sớm thăm khám và điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như barrett thực quản, viêm loét chảy máu thực quản, ung thư thực quản.

Một số dấu hiệu nhận biết trào ngược dạ dày thực quản bao gồm:

  • Đau thượng vị, nóng rát giữa ngực, đau ở vùng sau xương ức giữa ngực, thường xảy ra sau khi ăn, nhất là lúc bạn nằm ngửa, cúi mình về phía trước
  • Đau khi đói, nóng rát khu trú ở bụng trên
  • Ợ chua, buồn nôn, ợ hơi có thể xảy ra nôn và khó nuốt
  • Có biểu hiện về tai mũi họng như nuốt nghẹn, cảm giác vướng, có dị vật, họng mất cảm giác
  • Khản tiếng, viêm họng hay tái phát, sáng dậy khản đặc nhưng hết nhanh
  • Khó thở về đêm do hít phải dịch vị acid, đôi khi đau ngực, có cơn ho như hen suyễn
  • Đau thượng vị sau khi ăn hoặc ban đêm, kéo dài nhiều giờ, khởi phát đau thường có liên quan đến một đợt trào ngược dịch vị acid.

3. Viêm loét dạ dày – tá tràng

Đau vùng thượng vị kèm ợ chua, buồn nôn cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang bị viêm loét dạ dày tá tràng. Đây cũng là bệnh lý về tiêu hoá thường gặp ở người Việt và đang có xu hướng trẻ hoá do nguyên nhân chính là vi khuẩn HP kết hợp với các yếu tố như tính chất công việc, thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ, thiếu khoa học của người trẻ. Viêm loét dạ dày cần được sớm điều trị để tránh các biến chứng như hẹp môn vị dạ dày, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày, nhiễm trùng phúc mạc – niêm mạc của ổ bụng… 

Viêm loét dạ dày -  tá tràng cũng là nguyên nhân gây đau thượng vị thường gặp
Viêm loét dạ dày –  tá tràng cũng là nguyên nhân gây đau thượng vị thường gặp

Các triệu chứng thường gặp:

  • Đau rát vùng thượng vị đặc biệt là khi bụng đói, đau giảm đi khi uống thuốc kháng acid, khi ăn. 
  • Cơn đau thượng vị thường kéo dài khoảng vài phút đến vài giờ, có thể lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày, trong tuần hoặc trong tháng
  • Các triệu chứng không điển hình có thể kể đến như ợ chua, buồn nôn, nôn, chán ăn
  • Khi có biến chứng xuất huyết tiêu hoá, người bệnh có thể có các dấu hiệu như thiếu máu, xanh xao, đi ngoài phân đen, nôn ra máu.

4. Đau thượng vị kèm ợ chua buồn nôn do viêm thực quản

Một trong những bệnh lý có thể gây ra tình trạng đau thượng vị kèm ợ chua buồn nôn mà bạn không thể bỏ qua chính là viêm thực quản. Đây là bệnh lý thường gặp, xảy ra khi lớp lót niêm mạc thực quản bị các phản ứng viêm tấn công, rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Khi niêm mạc thực quản bị viêm nhiễm, tổn thương, tuỳ thuộc vào thời gian và tần suất tiếp xúc với chất trào ngược mà mức độ viêm cũng không giống nhau. 

Triệu chứng thường gặp:

  • Đau vùng thượng vị, ợ nóng (nóng rát sau xương ức), ợ chua, ợ hơi, buồn nôn
  • Đắng miệng, khó nuốt, cảm giác vướng cổ, nuốt đau, hôi miệng, chua miệng
  • Mòn răng, ho mạn tính, đau họng, khàn tiếng, tiết nhiều nước bọt.

5. Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày không thường gặp, là bệnh xảy ra khi có khối u ác tính xuất hiện bên trong niêm mạc dạ dày. Ban đầu, khối u gần như không gây ra các triệu chứng bất thường, nhưng khi khối u lớn dần sẽ gây áp lực cho dạ dày. Nếu không sớm can thiệp và điều trị, bệnh sẽ gây các biến chứng nghiêm trọng về sức khoẻ và nguy cơ tử vong cao.

Triệu chứng thường gặp:

  • Đau tức thượng vị, đau lan ra vùng ngực, sau lưng, dưới bụng khi âm ỉ khi dữ dội
  • Ợ chua, buồn nôn, nôn ói, chán ăn, khó nuốt, khó thở, đau thắt ngực
  • Người mệt mỏi, gầy yếu, sụt cân bất thường, ăn nhanh no, có máu lẫn trong phân.

6. Đau ruột thừa

Đau thượng vị kèm ợ chua buồn nôn cũng là một biểu hiện của bệnh đau ruột thừa mà ít ai biết. Tuy không thường gặp nhưng vẫn có những trường gặp xảy ra hiện tượng này, do đó bạn không nên chủ quan.

Triệu chứng thường gặp:

  • Đau vùng bụng quanh rốn hoặc trên rốn, đau tăng lên và di chuyển xuống vùng hố chậu phải
  • Đau âm ỉ liên tục, tăng lên khi ho hay khi thay đổi tư thế
  • Các vị trí đau có thể là đau hông lưng, đau hạ vị, đau dưới sườn phải kèm theo sốt nhẹ khoảng 38 độ
  • Rối loạn tiêu hoá gồm ợ chua, buồn nôn hoặc nôn, chán ăn, ăn không ngon, tiêu chảy
  • Thứ tự xuất hiện của các triệu chứng thường là chán ăn – đau ruột thừa – ợ chua, nôn ói. Khi tình trạng nôn ói xuất hiện trước khi đau thì cần xem xét đến bệnh lý khác.

7. Xuất huyết tiêu hoá trên

Xuất huyết tiêu hoá là hiện tượng ống tiêu hoá từ thực quản đến hậu môn bị chảy máu. Theo thống kê, tỷ lệ nam giới gặp phải tình trạng này thường cao hơn nữ giới chủ yếu do ăn uống không điều độ, sử dụng rượu bia, thuốc lá.

Xuất huyết tiêu hoá trên là hiện tượng nguy hiểm, bạn tuyệt đối không nên lơ là chủ quan bỏ qua các triệu chứng của tình trạng này
Xuất huyết tiêu hoá trên là hiện tượng nguy hiểm, bạn tuyệt đối không nên lơ là chủ quan bỏ qua các triệu chứng của tình trạng này

Triệu chứng xuất huyết tiêu hoá:

  • Đau dữ dội vùng thượng vị, cơn đau hay xuất hiện đột ngột
  • Cảm giác nóng rát, cồn cào ở vùng thượng vị, người mệt mỏi
  • Ợ chua, buồn nôn, nôn, hoa mắt, chóng mặt, lợm giọng, mệt mỏi
  • Nôn ra máu, tuỳ vào mức độ chảy máu mà lượng máu nôn ra khác nhau
  • Màu máu hồng hoặc đỏ tươi hay màu nâu sẫm, có thể là máu tươi, thành cục hay gợn đen
  • Đi ngoài ra máu, phân đen lẫn máu
  • Mất máu gây hoa mắt, chóng mặt, người xanh xao, yếu ớt đôi khi dẫn đến khó thở, tụt huyết áp, ngất xỉu.

8. Vấn đề về túi mật

Khi gặp vấn đề về túi mật, người bệnh cũng có thể xuất hiện tình trạng đau thượng kèm ợ chua buồn nôn. Thông thường, vấn đề về túi mật hay gặp là bệnh viêm đường dẫn mật, xảy ra khi ống mật chủ bị nhiễm trùng do sỏi đường mật hoặc nhiễm khuẩn do các vi khuẩn như streptococci, E.Coli… gây ra. 

Triệu chứng thường gặp:

  • Đau vùng thượng vị, đau ở hạ sườn phải, cứng cơ thượng vị, đau có thể lan lên ngực, ra sau lưng, lên vùng vai phải
  • Sốt cao khoảng 39 – 40 độ do viêm, người ra nhiều mồ hôi
  • Ứ dịch mật, các sắc tố mật ngấm vào máu gây vàng da, vàng mắt, vàng niêm mạc, nước tiểu
  • Đầy bụng, ợ chua, buồn nôn, ăn uống không ngon miệng, người mệt mỏi, ngứa toàn thân.

9. Viêm tuỵ cấp

Tuỵ là cơ quan nằm ngay vùng thượng vị, phía sau dạ dày và bên cạnh ruột non. Nhiệm vụ chính của tuyến tụy là giải phóng hormone insulin và glucagon vào máu đồng thời giải phóng enzyme tiêu hoá vào ruột non. Nguyên nhân gây viêm tụy cấp là do sỏi mật, chấn thương, nhiễm trùng, thuốc, sử dụng quá nhiều rượu bia… 

Tuyến tụy nằm ở vùng thượng vị do đó đau thượng vị cũng có thể liên quan đến tuyến tụy
Tuyến tụy nằm ở vùng thượng vị do đó đau thượng vị cũng có thể liên quan đến tuyến tụy

Các triệu chứng thường gặp:

  • Đau thượng vị, đau bụng, đau lan ra sau lưng
  • Chướng bụng, ợ chua, buồn nôn, nôn mửa
  • Sốt, tăng nhịp tim.

10. Đau thượng vị kèm ợ chua buồn nôn do nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng đau thượng vị kèm ợ chua, buồn nôn có thể là:

  • Hội chứng ruột kích thích: Là tình trạng rối loạn chức năng tiêu hoá tái đi tái lại nhiều lần nhưng lại không tìm thấy tổn thương ở ruột. Các triệu chứng điển hình có thể kể đến như đau tức vùng thượng vị, vùng bụng, vùng ngực, đau quặn bụng, thay đổi số lần đi đại tiện, có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón; ợ chua, co thắt dạ dày, buồn nôn, ăn không ngon…
  • Nhiễm giun sán: Thường do thói quen ăn uống không tốt, đi chân đất, ăn các thực phẩm không rõ nguồn gốc… Các triệu chứng thường gặp là đau vùng thượng vị, vùng rốn tái đi tái lại nhiều lần, ợ chua, buồn nôn, rối loạn tiêu hoá, người gầy yếu, có biểu hiện thiếu hụt vitamin và khoáng chất.
  • Bệnh về gan: Các bệnh lý về gan mật có thể gây ra các triệu chứng ợ chua, buồn nôn, đau thượng vị có thể kể đến như viêm gan, xơ gan, u gan, polyp túi mật, sỏi mật… 
  • Hội chứng Zollinger-Ellison: Là bệnh lý hiếm gặp, xảy ra khi xuất hiện một hoặc nhiều khối u ở hệ tiêu hoá. Bệnh có thể gây ra các triệu chứng như đau tức nóng rát thượng vị, đau bụng đau phần bụng dưới sườn bên phải; ợ chua, ợ hơi, trào ngược dạ dày, buồn nôn, nôn mửa; ăn không ngon miệng, ăn uống kém, rối loạn tiêu hoá…
  • Do mang thai: Một trong những trường hợp có triệu chứng ợ chua, buồn nôn, đau tức ngực và vùng thượng vị điển hình là mang thai. Nếu bạn đang mang thai mà xuất hiện các triệu chứng này thì đừng quá lo lắng vì thai nhi đang phát triển gây chèn ép lên các cơ quan tiêu hoá mà thôi.

Cách xử lý khi bị đau thượng vị kèm ợ chua, buồn nôn

Khi bị ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đau nóng rát ở vùng thượng vị, tuỳ vào mức độ, các triệu chứng liên quan và tình hình sức khoẻ mà bạn có cách xử lý phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý về cách xử lý khi gặp tình trạng này cho bạn:

1. Giảm đau tại nhà

Các biện pháp giảm đau tại nhà chỉ áp dụng với trường hợp tình trạng đau thượng vị, ợ chua, buồn nôn ở mức độ nhẹ, chỉ mới xuất hiện không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Có thể kể đến như:

  • Dùng trà hoa cúc: Hoa cúc tính mát, vị cay hơi đắng, có tác dụng xoa dịu thần kinh, chống viêm, giảm kích ứng, thanh nhiệt giải độc và hỗ trợ giảm đau rất tốt. Mỗi ngày, bạn lấy 1 nắm hoa cúc khô, hãm với 250ml nước sôi trong 5 – 10 phút, thấy còn ấm thì cho 1 – 2 thì mật ong vào khuấy đều để uống. 
  • Dùng trà gừng: Gừng vị cay, tính ấm, có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng, chống oxy , giảm đau, có thể làm giảm cơn đau quặn thắt ở thượng vị. Bạn lấy 1 củ gừng tươi rửa sạch, để ráo nước rồi cắt thành lát mỏng, cho gừng vào tách hãm với 200ml nước sôi. Khoảng 10 phút sau thêm vào 1 – 2 thìa mật ong, uống từ từ từng ngụm nhỏ.
Trà gừng có thể giúp giảm đau, cải thiện tình trạng đau thượng vị kèm ợ chua buồn nôn
Trà gừng có thể giúp giảm đau, cải thiện tình trạng đau thượng vị kèm ợ chua buồn nôn
  • Dùng bắp cải: Bắp cải cũng có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau bụng, đau dạ dày, hỗ trợ làm liền vết loét dạ dày. Bạn lấy 1kg bắp cải, tách lấy phần lá, rửa sạch, chần nước sôi, ép nhuyễn rồi lấy nước để uống. 
  • Chườm nóng: Chườm nóng giúp tăng tuần hoàn máu tại chỗ, làm giãn mạch máu, xoa dịu cơn đau co thắt tại vùng thượng vị và vùng bụng, giúp tình trạng đau thuyên giảm. Bạn có thể dùng một túi chườm ấm, chườm lên vị trí đau 15 – 20 phút sẽ thấy cơn đau được cải thiện.

2. Thay đổi chế độ ăn uống, lối sống

 Một chế độ ăn uống khoa uống khoa học hợp lý sẽ giúp cải thiện chứng đau thượng vị và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về tiêu hoá như dạ dày, thực quản, đại tràng rất tốt. Bạn nên:

  • Tích cực uống nhiều nước, tốt nhất đủ 2 – 2,5 lít nước/ngày
  • Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt để bổ sung vitamin, trung hoà acid dạ dày và cải thiện hoạt động của nhu động ruột
  • Ăn chậm, nhai kỹ, tránh vừa ăn vừa nói, nên ăn đúng bữa, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ tránh tạo áp lực cho hệ tiêu hoá
  • Kiêng dùng rượu bia, chất kích thích, các thực phẩm gây đầy bụng, khó tiêu, chứa nhiều acid
  • Tránh đồ ăn nhanh, thức ăn cay nóng nhiều dầu mỡ, các gia vị như ớt, tiêu, mù tạt…

Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cũng cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, tránh căng thẳng mệt mỏi. Việc căng thẳng, stress kéo dài sẽ khiến dạ dày tiết ra nhiều axit dịch vị làm các triệu chứng đau thượng vị, ợ chua, buồn nôn xảy ra thường xuyên hơn. Tránh thức khuya, ngủ đủ giấc, có thể giải tỏa căng thẳng bằng cách đọc sách, nghe nhạc, thiền, tập yoga… 

3. Thăm khám bác sĩ

Nếu tình trạng đau thượng vị kèm ợ chua, buồn nôn của bạn ở mức độ nhẹ, không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bạn có thể áp dụng các biện pháp giảm đau và theo dõi tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xuất hiện cùng các triệu chứng khác, nghi ngờ liên quan đến bệnh lý thì tốt nhất bạn nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp. Đặc biệt cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt khi:

  • Đau thượng vị buồn nôn kèm sụt cân đột ngột, cơn đau tăng dần, đau dữ dội kèm theo cảm giác nóng rát, cồn cào khó chịu
  • Nôn ra máu, đi ngoài ra máu, phân đen lẫn máu
  • Chóng mặt, người xanh xao, yếu ớt, có dấu hiệu mất nước.

Tóm lại, tình trạng đau thượng vị kèm ợ chua buồn nôn do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể liên quan đến các bệnh lý tiêu hoá như đau dạ dày, viêm thực quản, đại tràng co thắt… Do đó, khi các triệu chứng này thường xuyên xuất hiện, không có dấu hiệu thuyên giảm, cách tốt nhất là bạn cần sớm thăm khám bác sĩ để có hướng xử lý phù hợp nhất.

Cùng chuyên mục

Đau vùng thượng vị khi đói do nhiều nguyên nhân gây ra thường liên quan đến các bệnh lý về dạ dày

Bị đau vùng thượng vị khi đói và cách xử lý

Bị đau vùng thượng vị khi đói là hiện tượng thường gặp ở nhiều người, do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng chủ yếu là do acid dịch vị trong...

Đau vùng thượng vị

Đau vùng thượng vị: Nguyên nhân, triệu chứng và chữa trị

Đau vùng thượng vị là một loại bệnh lý phổ biến hiện nay. Tình trạng bệnh kéo dài có nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến ung thư. Để hiểu rõ...

Nóng rát vùng thượng vị nên uống thì nhanh khỏi?

Nóng rát vùng thượng vị nên uống thuốc gì nhanh khỏi?

Khi bị nóng rát vùng thượng vị, người bệnh có thể uống các loại thuốc kháng acid, thuốc chẹn H2…hoặc áp dụng các bài thuốc Đông y để điều trị....

Bị viêm loét dạ dày ăn sữa chua được không?

Viêm loét dạ dày khiến người bệnh thường xuyên gặp phải các triệu chứng khó chịu như ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, ăn không tiêu,… Vậy bị viêm loét...

Dạ dày ăn vào là đau có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng

Dạ dày ăn vào là đau cảnh báo bệnh gì?

Dạ dày ăn vào là đau có thể là do đại tràng co thắt, viêm loét dạ dày, viêm ruột thừa, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa… Đây đều là những...

Các triệu chứng đau dạ dày cấp

Triệu chứng đau dạ dày cấp và cách xử lý

Đau dạ dày cấp là tình trạng các cơn đau đột ngột bùng phát ở vùng thượng vị, đi kèm triệu chứng buồn nôn, nôn ói, ợ hơi, đau bụng,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn