Mẹo trị dị ứng da mặt bằng khổ qua và lưu ý

Dị ứng hải sản: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Dị ứng đạm sữa bò là gì? Nguy hiểm không? Cách xử lý

Dị ứng thuốc: Dấu hiệu, cách xử lý và thông tin cần biết

Dị ứng thức ăn: Dấu hiệu và thông tin cần biết

Dị ứng bột ngọt: Dấu hiệu nhận biết và khắc phục

Người hay bị dị ứng thời tiết nên kiêng gì để phòng bệnh?

Dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ và cách chữa đơn giản tại nhà

10 cách chữa dị ứng thời tiết đơn giản hiệu quả tại nhà

Dị ứng hải sản kéo dài bao lâu? Có tự khỏi không?

Dị ứng thời tiết: Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Dị ứng thời tiết là tình trạng hệ miễn dịch phản ứng quá mức với các thay đổi của thời tiết như nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm. Bệnh lý này đặc trưng bởi sự xuất hiện của các sẩn đỏ, phát ban gây nóng rát và ngứa dữ dội. Thông thường triệu chứng do dị ứng thời tiết thuyên giảm nhanh mà không cần điều trị. Tuy nhiên ở một số trường hợp bệnh kéo dài, điều trị thường bao gồm các biện pháp chăm sóc, tận dụng thảo dược và sử dụng thuốc.

dị ứng thời tiết biểu hiện
Dị ứng thời tiết là gì? Cách nhận biết và điều trị

Dị ứng thời tiết là gì?

Dị ứng thời tiết đề cập đến các triệu chứng bất lợi phát sinh do hệ miễn dịch phản ứng với các tác nhân từ môi trường (nhiệt độ, không khí, độ ẩm và ánh sáng), trong đó tổn thương da là triệu chứng thường gặp nhất.

Thực tế cho thấy, dị ứng thời tiết thường xảy ra vào một thời điểm cụ thể trong năm chẳng hạn như khi thời tiết nóng ẩm, thời tiết khô lạnh hoặc dị ứng trong giai đoạn chuyển mùa (nhiệt độ không khí thay đổi đột ngột).

Các triệu chứng của dị ứng thời tiết thường khởi phát đột ngột nhưng có thể thuyên giảm và biến mất hoàn toàn chỉ sau khoảng vài tiếng đến vài ngày. Tuy nhiên ở một số trường hợp, triệu chứng có thể kéo dài tiến triển dai dẳng trong khoảng vài tuần đến vài tháng.

Biểu hiện của dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết có biểu hiện khá đa dạng, tùy thuộc vào cơ địa và hệ miễn dịch của từng trường hợp. Trong đó tổn thương da là triệu chứng điển hình và phổ biến nhất.

dị ứng thời tiết bao lâu khỏi
Dị ứng thời tiết thường gây ra tổn thương ở da đi kèm với tình trạng ho, sổ mũi, đỏ mắt

Các biểu hiện của chứng dị ứng thời tiết, bao gồm:

  • Xuất hiện phát ban da hoặc các mẩn đỏ ở tay, chân, đùi, cổ và ngực có hình thái và kích thước đa dạng.
  • Vùng da xung quanh có thể bị đỏ và châm chích.
  • Mề đay và phát ban đi kèm với triệu chứng ngứa dữ dội.
  • Tổn thương da do dị ứng thời tiết thường có xu hướng phát triển nhanh chóng, một số trường hợp mề đay có thể lan tỏa toàn thân.
  • Ngoài ra, dị ứng thời tiết có thể đi kèm với một số triệu chứng như ho, sổ mũi, nghẹt mũi, đỏ mắt, ngứa mặt, đau họng,…

Nguyên nhân gây ra dị ứng thời tiết

Nguyên nhân trực tiếp gây dị ứng thời tiết là do sự thay đổi đột ngột của các yếu tố môi trường như nhiệt độ, ánh sáng, gió và phấn hoa.

nguyên nhân gây ra dị ứng thời tiết
Sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,… là nguyên nhân trực tiếp gây dị ứng thời tiết

Ngoài ra bệnh còn chịu tác động bởi một số yếu tố khác như:

  • Yếu tố di truyền
  • Tuổi tác (xảy ra chủ yếu ở nữ giới)
  • Căng thẳng
  • Hệ miễn dịch suy giảm
  • Người mắc các bệnh lý liên quan đến cơ địa như viêm mũi dị ứng, hen suyễn và viêm da cơ địa

Các yếu tố này có thể khiến hệ miễn dịch nhạy cảm hơn với những thay đổi ở môi trường, dẫn đến tình trạng sản sinh kháng nguyên IgE. Sau đó kháng nguyên này sẽ phóng thích histamine ra khỏi phức hợp với protein. Histamine (chất trung gian gây dị ứng) sẽ được giải phóng vào mô da, niêm mạc và làm phát sinh các triệu chứng như nổi mề đay, phù mạch, phát da, ngứa ngáy, sổ mũi, nghẹt mũi,…

Dị ứng thời tiết bao lâu khỏi? Có nguy hiểm không?

Thông thường, các triệu chứng của dị ứng thời tiết thường kéo dài trong khoảng 1 – 36 giờ đồng hồ và có xu hướng thuyên giảm dần. Tuy nhiên trên thực tế có một số trường hợp bị dị ứng thời tiết kéo dài đến vài tuần hoặc thậm chí vài tháng.

Dị ứng thời tiết là phản ứng của hệ miễn dịch đối với các yếu tố môi trường. Bệnh hầu như chỉ gây ra triệu chứng ở da và hô hấp có mức độ nhẹ. Chính vì vậy bệnh lý này hầu như không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Tuy nhiên do tổn thương da thường đi kèm với hiện tượng ngứa nên bệnh nhân có thể khó chịu, bứt rứt và mất ngủ. Hơn nữa sẩn ngứa và phát ban da kéo dài còn có thể gây thâm sẹo, ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình và hoạt động giao tiếp.

Thống kê cho thấy có khoảng 1 – 2% trường hợp dị ứng thời tiết nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng nổi mề đay cấp tính lan tỏa nhanh đi kèm với một số triệu chứng nặng nề như sưng cổ họng, nghẹt mũi, tụt huyết áp, khó thở, phù niêm mạc mắt,… Nếu không được xử lý kịp thời, phản ứng này có thể chuyển biến thành sốc phản vệ và gây tử vong.

Dị ứng thời tiết và cách khắc phục

Với những trường hợp dị ứng thời tiết nhẹ, triệu chứng có thể thuyên giảm nhanh chóng mà không cần can thiệp các biện pháp y tế. Tuy nhiên với những trường hợp triệu chứng kéo dài hơn 36 giờ đồng hồ và gây ngứa dữ dội, bạn có thể cải thiện bằng một số biện pháp sau:

1. Biện pháp điều trị tại nhà

Phần lớn các trường hợp dị ứng thời tiết đều có mức độ nhẹ đến trung bình. Vì vậy trước khi sử dụng thuốc, bạn có thể áp dụng một số biện pháp điều trị tại nhà nhằm giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương da lan rộng sau:

dị ứng thời tiết biểu hiện
Nên thoa kem dưỡng ẩm để hạn chế da khô ráp, bong tróc và giảm tình trạng ngứa, sưng viêm
  • Tắm nước mát/ chườm lạnh: Để làm co mạch máu, giảm viêm và ngứa, bạn có thể chườm lạnh hoặc tắm nước mát. Với những trường hợp nhẹ, biện pháp này có thể làm giảm đến 80% các triệu chứng của bệnh.
  • Thoa kem dưỡng ẩm: Da thường bị kích thích khi thời tiết chuyển lạnh bởi trong thời điểm này màng lipid của da bị phá vỡ, dẫn đến tình trạng khô ráp, bong tróc và nổi mề đay. Do đó bạn nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm nhẹ dịu lên vùng da bị ảnh hưởng nhằm phục hồi và bảo vệ da khỏi các tác nhân có hại.
  • Bổ sung vitamin C: Hệ miễn dịch bị suy giảm là yếu tố thuận lợi khiến dị ứng thời tiết bùng phát. Vì vậy trong thời gian này, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm chứa vitamin C như cam, quýt, bưởi, lựu,… nhằm tăng cường sức đề kháng và giảm thiểu các triệu chứng dị ứng.
  • Hạn chế các yếu tố thuận lợi: Bên cạnh đó bạn nên hạn chế các yếu tố thuận lợi như phấn hoa, mạt bụi, stress, căng thẳng, thức khuya,…

Ở một số trường hợp, triệu chứng của bệnh có thể biến mất hoàn toàn ngay sau khi áp dụng các biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà.

2. Tận dụng thảo dược tự nhiên

Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng một số thảo dược tự nhiên có đặc tính chống dị ứng, kháng khuẩn, giảm ngứa và tiêu viêm để cải thiện các triệu chứng do dị ứng gây ra.

dị ứng thời tiết và cách khắc phục
Uống trà hoa cúc có thể giảm nhẹ các triệu chứng dị ứng, an thần và giúp ngủ ngon
  • Tắm nước trà xanh: Trà xanh chứa nhiều axit amin, khoáng chất và polyphenol (chất chống oxy hóa) có tác dụng phục hồi các mô da tổn thương, giảm viêm và chống ngứa. Tắm nước trà xanh 1 – 2 lần/ ngày có thể giảm nhẹ các triệu chứng trên da và ngăn ngừa mề đay lan rộng.
  • Xông hơi với gừng: Trong trường hợp dị ứng thời tiết gây viêm niêm mạc đường hô hấp, nghẹt mũi, ho, sổ mũi,… bạn có thể xông hơi với gừng tươi. Hoạt chất Gingerol trong gừng có tác dụng giảm viêm, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Áp dụng mẹo chữa này thường xuyên có thể giảm nhẹ các triệu chứng ở đường hô hấp và ngăn ngừa viêm mũi bội nhiễm.
  • Uống trà hoa cúc: Trà hoa cúc không chứa caffeine như những loại trà thông thường. Hơn nữa các thành phần trong thảo dược này còn có tác dụng an thần và kiểm soát các hoạt động rối loạn của hệ miễn dịch, từ đó cải thiện chứng nổi mề đay, nghẹt mũi, ho,… do dị ứng thời tiết gây ra.
  • Ngâm nước yến mạch: Yến mạch có chứa hợp chất chống oxy hóa mạnh – Avenanthramide. Hoạt chất này có tác dụng chống viêm và chống ngứa mạnh. Vì vậy bạn có thể dùng yến mạch hòa với nước ấm và ngâm chân/ tay để cải thiện tổn thương da do dị ứng thời tiết gây ra.

Bên cạnh đó bạn cũng có thể giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh bằng một số thảo dược tự nhiên khác như mật ong, quế, lá trầu không, cám gạo, lá tía tô, nha đam và sả. Tuy nhiên khi dùng bài thuốc ngâm hoặc tắm nên điều chỉnh nhiệt độ nước thích hợp, không nên để nước quá nóng hoặc quá lạnh.

3. Sử dụng thuốc khi cần thiết

Trong trường hợp dị ứng thời tiết kéo dài và gây ngứa dữ dội, bạn có thể gặp bác sĩ để được chỉ định một số loại thuốc sau:

dị ứng thời tiết kiêng gì
Trong trường hợp dị ứng thời tiết kéo dài, bạn có thể dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Thuốc kháng histamine H1: Nhóm thuốc này có tác dụng chống dị ứng bằng cách ức chế histamine ở thụ thể H1. Khi histamine không được giải phóng, các triệu chứng ở da và hô hấp sẽ thuyên giảm đáng kể. Một số loại thuốc kháng histamine H1 thường được sử dụng như Loratadin, Cetirizin, Fexonadine,…
  • Thuốc kháng histamine H2: Nhóm thuốc này thường được dùng để làm giảm dịch tiết dạ dày. Tuy nhiên với những trường hợp không có đáp ứng tốt với thuốc kháng H1, bác sĩ có thể chỉ định đồng thời với thuốc kháng H2 nhằm ức chế tối đa tình trạng phóng thích histamine vào niêm mạc và da.
  • Thuốc ức chế leukotriene: Leukotrien là một trong những tác nhân trung gian gây dị ứng. Vì vậy nếu không có đáp ứng với nhóm thuốc kháng histamine, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc ức chế leukotriene để cải thiện triệu chứng.
  • Corticoid: Corticoid là thuốc chống viêm và chống dị ứng mạnh. Trong trường hợp nổi mề đay cấp gây viêm và lan tỏa nhanh chóng, bác sĩ có thể chỉ định corticoid đường uống trong thời gian ngắn hoặc chỉ định corticoid đường bôi để giảm viêm, ngứa tại chỗ.
  • Thuốc kháng thể đơn dòng Omalizumab: Với những trường hợp dị ứng thời tiết kéo dài và không có đáp ứng với những loại thuốc trên, bác sĩ có thể chỉ định Omalizumab nhằm chống lại kháng nguyên IgE.
  • Một số loại thuốc khác: Ngoài tổn thương da, dị ứng thời tiết có thể gây ho, đau họng và sổ mũi. Với từng triệu chứng cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc điều trị tương ứng.

Trong các loại thuốc kể trên, nhóm thuốc kháng histamine được đánh giá là nhóm thuốc có độ an toàn cao và có thể sử dụng trong thời gian dài. Ngược lại corticoid và các loại thuốc ức chế IgE, leukotriene đều chỉ được dùng trong điều trị ngắn hạn và giảm liều ngay khi triệu chứng của bệnh thuyên giảm.

Bị dị ứng thời tiết nên kiêng gì?

Trong thời gian bị dị ứng thời tiết, cơ thể thường nhạy cảm và dễ bị kích thích bởi các yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Nếu không kiêng cử đúng cách, bệnh có thể bùng phát mạnh, gây ra các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

dị ứng thời tiết kiêng gì
Bị dị ứng thời tiết kiêng gì?

Vì vậy khi bị dị ứng thời tiết, bạn nên kiêng cử:

  • Thực phẩm có khả năng dị ứng cao: Trong thời gian này nên hạn chế ăn tôm cua, mực, đậu phộng, sữa bò và các loại thực phẩm chứa quá nhiều đạm. Bổ sung các loại thực phẩm này có thể kích thích hệ miễn dịch sản sinh IgE và tăng giải phóng histamine vào mô da.
  • Thực phẩm nóng/ lạnh: Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột chính là một trong những yếu tố khiến dị ứng thời tiết bùng phát. Chính vì vậy bạn nên hạn chế các thực phẩm có tính nóng hoặc lạnh nhằm hạn chế tổn thương da bùng phát mạnh.
  • Rượu bia và chất kích thích: Ethanol, cồn và chất kích thích trong rượu bia có thể khiến các triệu chứng của dị ứng thời tiết tiến triển dai dẳng và nghiêm trọng hơn. Hơn nữa thường xuyên uống rượu bia còn khiến chức năng gan suy yếu, gây ứ đọng độc tố trong cơ thể và làm nghiêm trọng chứng nổi mề đay mẩn ngứa.
  • Không mặc quần áo chật: Ma sát giữa quần áo và da có thể kích thích hệ miễn dịch phóng thích histamine và làm bùng phát các triệu chứng dị ứng. Vì vậy trong thời gian này bạn nên mặc trang phục rộng rãi và thoáng mát.
  • Kiêng ra gió: Thông thường những người bị dị ứng thời tiết thường bị ngứa dữ dội và mề đay lây lan rộng khi tiếp xúc với gió. Do đó trong thời gian điều trị, bạn nên hạn chế ra ngoài trời đồng thời nên mặc quần áo ấm để bảo vệ da.
  • Tránh tiếp xúc với dị nguyên: Các dị nguyên như khói thuốc lá, phấn hoa, mạt bụi, lông động vật, hóa mỹ phẩm,… có thể làm nghiêm trọng các triệu chứng của dị ứng thời tiết.

Chăm sóc và phòng ngừa dị ứng thời tiết

Bên cạnh đó bạn cũng có thể thực hiện một số biện pháp chăm sóc và phòng ngừa dị ứng thời tiết sau đây:

dị ứng thời tiết kiêng gì
Nên uống nhiều nước và bổ sung vitamin, khoáng chất trong thời gian điều trị
  • Nên dành thời gian nghỉ ngơi khi bệnh mới khởi phát, đồng thời nên giữ ấm cơ thể và hạn chế ra ngoài khi trời lạnh.
  • Bổ sung 2 lít nước/ ngày, có thể tăng cường thêm rau xanh, sữa chua và trái cây nhằm nâng cao thể trạng và khả năng miễn dịch. Các chuyên gia cho biết, việc bổ sung khoáng chất, vitamin và nước có thể điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch và giảm nhẹ các triệu chứng dị ứng.
  • Nên giữ nhiệt độ phòng ở mức vừa phải, có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để tránh tình trạng da khô căng và bong tróc quá mức.
  • Nếu bị dị ứng khi thời tiết nóng ẩm, bạn nên mặc quần áo thông thoáng và hạn chế các hoạt động, bộ môn thể thao có cường độ luyện tập cao.
  • Tránh thức khuya và ngủ không đủ giấc. Thói quen này có thể khiến sức khỏe suy giảm và tạo điều kiện thuận lợi để các bệnh cơ địa, dị ứng bùng phát mạnh.
  • Cân bằng thời gian nghỉ ngơi và làm việc, tránh căng thẳng và lo âu quá mức.

Dị ứng thời tiết có thể thuyên giảm nhanh mà không cần điều trị. Tuy nhiên nếu triệu chứng kéo dài hơn 36 giờ đồng hồ, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp điều trị và chăm sóc để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa bệnh lan rộng.

Cùng chuyên mục

Dị ứng thời tiết ở trẻ em – Cách phòng ngừa và điều trị khi gặp

Dị ứng thời tiết ở trẻ em có thể gây nổi mề đay đi kèm với một số triệu chứng toàn thân như ho, đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi,...

Top thuốc chữa dị ứng thời tiết tốt nhất hiện nay

10+ loại thuốc chữa dị ứng thời tiết tốt nhất hiện nay [Đã Kiểm Chứng]

Dị ứng thời tiết là chứng bệnh rất nhiều người mắc phải. Mỗi khi thay đổi thời tiết, nhất là thời điểm giao mùa, người bệnh bị nổi mẩn, ngứa...

Bị dị ứng da mặt nên kiêng ăn gì mau khỏi?

Trong thời gian điều trị dị ứng da mặt, bạn nên kiêng ăn thực phẩm giàu đạm, thực phẩm có khả năng dị ứng cao và các món ăn chứa...

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì?

Các triệu chứng của dị ứng thời tiết thường có mức độ nhẹ và thuyên giảm nhanh chỉ sau vài ngày. Tuy nhiên nếu không điều trị và chăm sóc...

Da mặt dị ứng có để lại sẹo không?

Da mặt dị ứng có để lại sẹo không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Được biết, da mặt mỏng và nhạy cảm nên dễ để lại sẹo...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn