Viêm xoang mũi dị ứng: Cách nhận biết & chữa trị

Các loại thuốc xịt điều trị viêm mũi dị ứng an toàn cho trẻ

Viêm mũi dị ứng mãn tính có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

7 cây thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng và cách sử dụng đúng

7+ Loại thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng được bác sĩ chỉ định

Cách điều trị viêm mũi dị ứng nhanh chóng loại bỏ cảm giác khó chịu

Bài nam dược chữa viêm mũi dị ứng “kết tinh” từ 79 phương thuốc cổ

Mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi đơn giản không lo chi phí

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ nên lưu ý

Hướng dẫn chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối đúng cách

5 Bước dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ đúng cách an toàn

Dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ có thể loại bỏ dịch tiết hô hấp, làm thông thoáng đường thở và cải thiện tình trạng thở khò khè, nghẹt mũi, chảy nước mũi,… Tuy nhiên để đảm bảo các tác dụng kể trên và hạn chế rủi ro phát sinh, mẹ cần rửa mũi cho trẻ đúng cách.

dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ
Dùng nước muối sinh lý rửa mũi giúp làm thông thoáng đường thở, giảm nghẹt mũi & thở khò khè

Dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ có tác dụng gì?

Nước muối sinh lý (NaCl 0.9%) là dung dịch được sử dụng khá phổ biến, có chứa thành phần chính là NaCl (muối) và H2O (nước).

Dung dịch này có tác dụng tương tự dịch được cơ thể bài tiết, vì vậy NaCl 0.9% thường được sử dụng để bù điện giải, chất lỏng do rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, mất nước,… Bên cạnh đó, nước muối sinh lý còn được sử dụng để làm sạch da và niêm mạc hô hấp như họng, mũi, mắt và tai.

Thông thường các bậc phụ huynh hay dùng NaCl 0.9% để rửa mũi cho trẻ nhỏ vì lúc này chức năng hô hấp chưa phát triển hoàn chỉnh, trẻ dễ bị nghẹt mũi và khò khè. Dùng nước muối sinh lý rửa mũi có tác dụng loại bỏ dịch tiết hô hấp, giúp thông thoáng đường thở, làm dịu niêm mạc mũi và loại bỏ một số chất kích thích như phấn hoa, bụi, lông chó mèo,…

Hướng dẫn 5 bước dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho bé

Hiện nay, nước muối sinh lý được sản xuất ở nhiều quy cách khác nhau như dạng xịt, nhỏ mũi, nhỏ mắt,… Để rửa mũi cho bé, mẹ nên lựa chọn dung dịch NaCl 0.9% ở dạng nhỏ mũi để dễ dàng thực hiện mà không gây khó chịu cho trẻ.

dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ
Hướng dẫn 5 bước dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ an toàn và đúng cách

Để rửa mũi cho trẻ, mẹ nên thực hiện theo 5 bước sau đây:

Bước 1: Đặt trẻ nằm đúng hướng

Cho trẻ nằm trên giường, đầu nghiêng sang 1 bên. Nên cho trẻ kê đầu bằng khăn mỏng và tránh kê đầu quá cao khiến nước muối sinh lý chảy ngược ra ngoài.

Bước 2: Lót khăn ở cổ trẻ

Nước muối sinh lý có thể chảy ra ngoài khi rửa mũi. Vì vậy bạn nên lót sẵn khăn ở cổ để phòng ngừa tình trạng trên.

Bước 3: Tiến hành nhỏ mũi

Đưa đầu thuốc nhỏ mũi sát vào lỗ mũi của trẻ, nhỏ từ 1 – 2 và đợi khoảng vài phút để dịch mũi loãng ra. Sau đó sử dụng tăm bông để thấm hút dịch bên trong mũi của trẻ. Thực hiện tương tự với bên mũi còn lại.

Bước 4: Lặp lại khi cần thiết

Nếu cảm thấy dịch mũi còn ứ đọng bên trong, phụ huynh nên lặp từ 2 – 4 lần cho đến khi lỗ mũi của trẻ thông thoáng. Tuy nhiên cần thao tác nhẹ nhàng để tránh niêm mạc mũi bị xây xước và chảy máu.

Bước 5: Lau sạch mũi với khăn mềm

Cuối cùng, bạn sử dụng khăn mềm lau ngoài lỗ mũi để làm sạch và loại bỏ hoàn toàn gỉ mũi cho bé.

Với những trẻ có dịch mũi nhầy và đặc, mẹ nên sử dụng dụng cụ hút mũi để loại bỏ dịch tiết hô hấp. Tuy nhiên các dụng cụ này có thể khiến trẻ khó chịu và dễ gây trầy xước niêm mạc. Vì vậy trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của nhân viên y tế.

Rửa mũi cho trẻ thường xuyên có sao không?

Rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý được thực hiện khi trẻ thở khò khè, nghẹt mũi do dịch mũi không thể thoát ra ngoài hoặc do một số bệnh lý hô hấp như viêm mũi dị ứng, viêm xoang,…

Theo các bác sĩ chuyên khoa Nhi, chỉ nên rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 3 lần/ ngày trong những trường hợp viêm nhiễm đường hô hấp. Nếu trẻ hô hấp bình thường và không có triệu chứng khò khè, mẹ chỉ nên rửa mũi cho bé 2 – 3 lần/ tuần.

dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ
Lạm dụng rửa mũi có thể khiến niêm mạc mũi mất lớp nhầy tự nhiên, khiến trẻ khó chịu và ngứa ngáy

Lạm dụng biện pháp này có thể làm mất lớp nhầy tự nhiên trong khoang mũi, khiến mũi bị khô, kích thích, khó chịu và ngứa ngáy. Bên cạnh đó, rửa mũi thường xuyên còn làm mất độ cân bằng trong niêm mạc mũi, tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus xâm nhập.

Chính vì vậy trước khi dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Nhi để được tư vấn cụ thể.

Những lưu ý khi rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý

Rửa mũi với nước muối sinh lý có thể làm thông thoáng đường thở và cải thiện một số triệu chứng hô hấp thường gặp ở trẻ như nghẹt mũi, ngứa mũi, chảy nước mũi và thở khò khè.

dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ
Cần rửa tay với xà phòng trước khi dùng dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ

Tuy nhiên để tránh các tình huống rủi ro, bạn nên lưu ý những thông tin sau:

  • Chỉ nên rửa mũi cho trẻ khi cần thiết và cần rửa mũi theo tần suất được bác sĩ chỉ định.
  • Nên vệ sinh mũi trước khi ăn nhằm hạn chế tình trạng nôn trớ và khó chịu.
  • Một số trẻ có thể quấy khóc và khó chịu khi vệ sinh mũi. Vì vậy một số phụ huynh thường rửa mũi khi trẻ ngủ để dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên rửa mũi trong thời điểm này có thể khiến nước mũi chảy ngược vào cổ họng và gây ra các bệnh hô hấp khác. Do đó bạn nên thực hiện khi trẻ còn thức để giảm thiểu tình trạng trên.
  • Nếu dịch mũi có độ đặc và nhầy, mẹ nên dùng thiết bị hút mũi cho bé. Tuyệt đối không hút mũi bằng miệng vì một số vi khuẩn có hại có thể xâm nhập vào đường hô hấp của trẻ và gây ra các vấn đề về sức khỏe.
  • Cần vệ sinh tay trước khi rửa mũi cho trẻ, đồng thời nên tránh để đầu thuốc chạm vào mũi của trẻ.
  • Hiện nay trên thị trường có nhiều loại nước muối sinh lý không đảm bảo chất lượng. Vì vậy bạn nên thận trọng khi lựa chọn thuốc nhỏ mũi cho bé.
  • Nếu bé bị chảy nước mũi, nghẹt mũi do bệnh lý thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị. Tuy nhiên, việc dùng thuốc Tây y cần thận trọng và dùng theo chỉ định của bác sĩ bởi thuốc có thể gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Trên đây là những thông tin cần thiết và quan trọng về việc dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ ba mẹ nên tham khảo. Ngoài việc áp dụng mẹo vệ sinh mũi này, bạn nên đưa bé đi khám với bác sĩ chuyên khoa để xác định chính xác nguyên nhân gây ra triệu chứng trên, từ đó có hướng xử lý hiệu quả, an toàn nhất.

Tham Khảo Thêm:

Cùng chuyên mục

Mẹo trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian

Tắm nước ấm, rửa mũi bằng nước muối, sử dụng tinh dầu khuynh diệp,... là một số mẹo trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian....

Cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà đơn giản dễ làm

Cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà sử dụng nguyên liệu thiên nhiên từ nước muối, hoa ngũ sắc, tỏi hay các thảo dược có sẵn trong vườn nhà...

Viêm mũi dị ứng thời tiết

Viêm mũi dị ứng thời tiết là gì? Cách trị hiệu quả

Viêm mũi dị ứng thời tiết là một trong những tình trạng bệnh lý tương đối phổ biến. Nó hình thành do các yếu tố thời tiết như: nhiệt độ,...

Dùng gừng chữa viêm mũi dị ứng có hiệu quả không?

Dùng gừng chữa viêm mũi dị ứng có hiệu quả không?

Dùng gừng chữa viêm mũi dị ứng là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng. Không chỉ giúp tiết kiệm chi phí điều trị, gừng còn mang lại...

Viêm mũi dị ứng nên ăn gì kiêng gì

Bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị, người bị viêm mũi dị ứng cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng để ngăn ngừa và hỗ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn