Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Cách ngâm rượu đinh lăng chuẩn nhất [Chi tiết từng bước]

Theo y học cổ truyền, rượu đinh lăng có tác dụng nâng cao sức khỏe, giảm tình trạng ăn uống kém và phòng ngừa suy nhược. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả của thảo dược, cần ngâm rượu đúng cách. Nội dung trong bài viết sẽ hướng dẫn bạn đọc cách ngâm rượu đinh lăng chi tiết nhất và đề cập một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng.

cách ngâm rượu đinh lăng đúng cách
Ngâm rượu đinh lăng sao cho đúng cách?

Có nên dùng rễ (củ) đinh lăng ngâm rượu?

Đinh lăng là vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Thảo dược này có vị ngọt nhạt, tính bình, tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết và giảm mệt mỏi. Nhân dân thường sử dụng củ (rễ) đinh lăng để ngâm rượu đơn lẻ hoặc phối hợp cùng với dược liệu khác như mật ong, sâm cau, bạch tật lê,… Ngâm rượu giúp tinh chất từ dược liệu tiết ra hoàn toàn, từ đó tăng dược tính và đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe.

Hiện nay, dược liệu đinh lăng đã được nghiên cứu trên cơ sở khoa học và được chứng minh có hiệu quả trong việc cải thiện sức khỏe, giảm mệt mỏi và tăng cường chức năng đề kháng. Ngoài ra, vitamin nhóm B, flavonoid, saponin cùng với các chất chống oxy hóa trong thảo dược này còn có tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa, cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ ở người già và kích thích hoạt động tiêu hóa.

Tuy nhiên, rượu đinh lăng chỉ thích hợp với người cao tuổi, người ăn uống kém, suy nhược do lao động nặng và người sau khi ốm dậy. Người có thể trạng khỏe mạnh chỉ nên sử dụng rượu với liều lượng hạn chế. Lạm dụng loại rượu này quá mức có thể gây tiêu chảy, buồn nôn và đau bụng.

Hướng dẫn cách ngâm rượu đinh lăng chi tiết từng bước

Để đảm bảo dược tính của rượu đinh lăng, nên lựa chọn dược liệu có chất lượng, xuất xứ rõ ràng và cần ngâm rượu đúng cách.

1. Chuẩn bị dược liệu, nguyên liệu trước khi ngâm

Trên thực tế, tác dụng của rượu đinh lăng phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng dược liệu. Sử dụng dược liệu có phẩm chất kém, nguồn gốc không rõ ràng hoặc đã qua pha tạp không chỉ làm giảm công dụng mà thậm chí còn có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn.

– Cách chọn củ đinh lăng:

Củ đinh lăng là phần rễ của cây đinh lăng lá nhỏ. Tuy nhiên hiện nay trên thị trường còn bày bán rễ đinh lăng của các loại đinh lăng khác như đinh lăng lá tròn, lá vằn,… Các loại dược liệu này có dược tính kém và công dụng không rõ rệt bằng rễ của đinh lăng lá nhỏ. Vì vậy khi chọn mua dược liệu, cần chú ý để tránh tình trạng nhầm lẫn.

Rượu đinh lăng ngâm bao lâu thì uống được
Nên lựa chọn củ đinh lăng từ 3 năm tuổi trở lên, có vỏ màu vàng rơm, mùi thơm đặc trưng

Nhiều người cho rằng, rễ đinh lăng càng nhiều năm tuổi càng có dược tính cao. Tuy nhiên trên thực tế, củ đinh lăng từ 5 – 10 năm tuổi được đánh giá là giàu chất dinh dưỡng và có tác dụng dược lý cao nhất. Các loại củ quá già có thể giảm hàm lượng dinh dưỡng do bị thoái hóa. Ngoài ra, cũng cần tránh lựa chọn dược liệu chưa đủ 3 năm tuổi.

Theo dân gian, nên lựa chọn củ đinh lăng có khối lượng trên 1kg và tránh sử dụng củ có kích thước quá nhỏ. Bề mặt củ có màu vàng rơm, bóng nhẵn và có mùi thơm nồng đặc trưng. Không sử dụng củ có màu nâu, bề mặt sần sùi, lỗ chỗ và không tỏa ra mùi thơm đặc trưng của dược liệu.

– Hướng dẫn chọn rượu ngâm:

Nên lựa chọn các loại rượu nếp 30 – 45 độ và cần chuẩn bị lượng rượu vừa đủ với trọng lượng của dược liệu. Tránh sử dụng rượu có nồng độ cồn cao vì có thể gây ảnh hưởng đến niêm mạc thực quản, dạ dày và chức năng gan.

Theo dân gian, rượu nếp từ 30 – 45 độ giúp tinh chất từ củ đinh lăng tiết ra hoàn toàn trong thời gian vừa phải. Sử dụng rượu có nồng độ cồn cao hoặc thấp hơn có thể ảnh hưởng đến quá trình chất lượng rượu thuốc. Hơn nữa, nồng độ rượu cao còn làm giảm giá trị dinh dưỡng và dược tính của thảo dược.

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều cơ sở kinh doanh rượu kém chất lượng và pha cồn công nghiệp. Vì vậy để đảm bảo hiệu quả, cần lựa chọn cơ sở cung cấp rượu nếp uy tín để sử dụng ngâm củ đinh lăng.

– Cách chọn bình ngâm rễ đinh lăng:

Nên chọn bình có hình trụ và miệng rộng để có thể cho toàn bộ củ đinh lăng vào mà không phải cắt nhỏ. Bên cạnh đó, nên lựa chọn bình thủy tinh hoặc bình sành để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Thực tế, các loại bình khác – đặc biệt là bình kim loại có thể phân hủy độc tố vào rượu, dẫn đến giảm công dụng và thậm chí gây ngộ độc.

2. Ngâm rượu bằng rễ đinh lăng tươi

Nếu sử dụng củ đinh lăng tươi để ngâm rượu, cần thực hiện theo trình tự sau:

Rượu đinh lăng ngâm bao lâu thì uống được
Rượu đinh lăng tươi chỉ ngâm khoảng 30 ngày là có thể dùng được
  • Bước 1: Đem rửa sạch củ đinh lăng, cắt bỏ các rễ con và cạo bỏ phần vỏ ở cuối gốc để tránh tình trạng rượu có mùi tanh.
  • Bước 2: Sau đó để củ đinh lăng cho ráo nước và dùng khăn sạch lau khô để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn.
  • Bước 3: Có thể cho trực tiếp củ đinh lăng vào bình hoặc cắt nhỏ dược liệu trước khi cho vào. Bạn có thể dùng đinh lăng đơn lẻ hoặc cũng có thể phối hợp với một số dược liệu khác như bạch tật lê, sâm cau,… để tăng dược tính của rượu thuốc.
  • Bước 4: Đổ rượu vào bình sao cho rượu ngập hết toàn bộ dược liệu. Tránh sử dụng quá ít hoặc quá nhiều rượu vì có thể ảnh hưởng đến tác dụng và nồng độ dược liệu sau khi ngâm.
  • Bước 5: Đậy kín nắp bình và đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh để bình rượu ở nơi có nhiệt độ cao và tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Ngâm rượu bằng củ đinh lăng tươi thường có thời gian ngâm ngắn hơn do tinh chất từ thảo dược dễ dàng tiết ra. Vì vậy sau khoảng 30 ngày khi rượu ngả sang màu cánh gián, bạn có thể sử dụng rượu sau bữa ăn để cải thiện sức khỏe, kích thích tiêu hóa, tăng cường sinh lực,…

3. Ngâm rượu bằng rễ đinh lăng sấy khô

Trong trường hợp sử dụng rễ đinh lăng sấy khô, cần ngâm rượu theo các bước sau:

Ngâm rượu đinh lăng khô theo Đông Y:

  • Bước 1: Sau khi thu hoạch, đem rễ đinh lăng rửa sạch, để ráo nước và thái nhỏ. Sau đó đem phơi âm can (phơi khô trong bóng râm) để tránh thất thoát thành phần và dược tính có trong thảo dược.
  • Bước 2: Cho dược liệu đã được phơi vào chảo lớn, vừa sao vừa vẩy nước vo gạo nếp đặc vào. Đến khi vẩy hết 1 bát nước vo gạo nếp đặc thì sao cho vàng rồi tắt bếp và để dược liệu nguội.
  • Bước 3: Cho dược liệu nguội hoàn toàn vào bình thủy tinh/ bình sành và đổ rượu vào theo tỷ lệ 1 kg dược liệu dùng 10 lít rượu.
  • Bước 4: Đậy kín nắp bình, để ở nơi mát và tránh ánh nắng trực tiếp. Sau 3 tháng có thể sử dụng rượu. Tuy nhiên nếu muốn rượu có dược tính cao, nên ngâm trong khoảng 4 – 6 tháng hoặc 1 năm.

– Ngâm rượu đinh lăng khô theo dân gian:

  • Bước 1: Rửa sạch củ đinh lăng, đem thái lát và phơi khô từ 5 – 6 ngày là được.
  • Bước 2: Cho đinh lăng vào chảo và sao vàng đến khi dược liệu dậy mùi thơm thì tắt bếp. Đổ ra mâm và đợi dược liệu nguội hoàn toàn.
  • Bước 3: Làm sạch bình thủy tinh/ bình sành, cho dược liệu vào và đổ rượu nếp sao cho ngập hết rễ đinh lăng phơi khô (cứ 1 kg đinh lăng dùng 7 – 8 lít rượu).
  • Bước 4: Sau khi ngâm khoảng 3 – 4 tháng là có thể sử dụng hoặc để lâu hơn nếu muốn tăng dược tính của rượu thuốc.

Cách ngâm rượu bằng củ đinh lăng tươi có thời gian ngâm ngắn và quy trình thực hiện đơn giản hơn. Tuy nhiên, dân gian ưa chuộng cách ngâm bằng dược liệu khô vì rượu ngâm có màu sắc đẹp, mùi thơm và bảo quản được trong thời gian dài.

Lưu ý khi ngâm và dùng rượu đinh lăng

Rượu đinh lăng chứa dược tính đa dạng có tác dụng cải thiện sức khỏe, độ dẻo dai, hỗ trợ tăng cường hoạt động của não bộ, giảm mệt mỏi và kích thích hoạt động tiêu hóa. Ngoài ra, rượu ngâm từ thảo dược này còn giúp tăng cường chức năng sinh lý và giảm đau nhức xương khớp do thời tiết thay đổi, ảnh hưởng của tuổi tác,…

Nên ngâm củ đinh lăng tươi hay khô
Sử dụng rượu đinh lăng trước bữa ăn hoặc khi bụng đói có thể gây đau dạ dày, khó chịu,…

Tuy nhiên khi ngâm và dùng rượu đinh lăng, cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Tuyệt đối không sử dụng dược liệu chưa nguội và chưa ráo nước hoàn toàn. Tình trạng này có thể khiến rượu giảm dược tính hoặc bị hư hại (có mùi hôi, màu sắc đục,…).
  • Không mở nắp bình ngâm rượu thường xuyên (đặc biệt là trong 30 ngày đầu tiên với dược liệu tươi và 3 tháng đầu đối với dược liệu khô). Ngoài ra, cần chú ý đậy kín nắp rượu sau khi dùng.
  • Ánh nắng mặt trời và nhiệt độ cao có thể làm giảm dược tính của rễ đinh lăng. Vì vậy, nên đặt rượu ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
  • Nếu ngâm dược liệu đã được thái mỏng, nên thỉnh thoảng lắc nhẹ bình để giúp củ đinh lăng dễ dàng tiết ra dưỡng chất và tăng dược tính của rượu thuốc.
  • Chỉ sử dụng 2 – 3 ly nhỏ rượu đinh lăng sau khi ăn. Dùng trước bữa ăn hoặc khi bụng đói có thể gây đau dạ dày, khó chịu và nóng rát thượng vị. Ngoài ra, nên tránh dùng loại rượu này trước giờ ngủ vì củ đinh lăng có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương và gây mất ngủ.
  • Lạm dụng rượu đinh lăng có thể gây nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, chóng mặt và tụt huyết áp. Nguyên nhân gây ra các triệu chứng này là do hàm lượng saponin trong dược liệu tương đối nhiều, có thể gây hạ áp và phá vỡ tế bào hồng cầu.
  • Để đảm bảo hiệu quả, cần lựa chọn rượu ngâm và củ đinh lăng đạt chất lượng. Đồng thời cần ngâm đủ thời gian và sử dụng với liều lượng phù hợp.
  • Rượu đinh lăng chỉ hỗ trợ cải thiện sức khỏe, tăng cường sinh lực, giảm mệt mỏi, suy nhược và cải thiện chức năng của não bộ. Trên thực tế, loại rượu này không có tác dụng chữa bệnh đặc hiệu. Vì vậy, bạn đọc cần cảnh giác với các cơ sở phóng đại công dụng của dược liệu.

Bài viết đã hướng dẫn cách ngâm rượu đinh lăng tươi và khô được lưu truyền trong dân gian. Hy vọng qua nội dung trên, bạn đọc có thể dễ dàng ngâm rượu từ củ (rễ) đinh lăng để cải thiện sức khỏe, giảm mệt mỏi và phòng ngừa suy nhược.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn