Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Cây đan sâm: Đặc điểm, công dụng và các bài thuốc chữa bệnh

Cây đan sâm là một trong những dược liệu quý, có vai trò quan trọng trong điều trị các bệnh liên quan đến huyết. Có tác dụng ngang với bài thuốc quý Tứ vật, bồi bổ điều huyết trong y học cổ truyền, bởi vậy mà cổ nhân mới có câu “Nhất vị Đan sâm ẩm, công đồng Tứ vật thang”. Trong Đông y, Đan sâm có thể kết hợp với nhiều vị thuốc khác nhau để  hỗ trợ điều trị suy thận, đau khớp, viêm phế quản cấp và mãn tính…

Cây đan sâm có tác dụng ngang với bài thuốc tứ vật có tác dụng bồi bổ điều huyết trong y học cổ truyền
Cây đan sâm có tác dụng ngang với bài thuốc tứ vật có tác dụng bồi bổ điều huyết trong y học cổ truyền

Tên gọi khác: Vân nam thử vũ, xích sâm, tử đan sâm, viểu đan sâm, vử đan sâm, huyết sâm, huyết căn, hồng căn, vân nam thử vũ. 

Tên khoa học: Salvia miltiorrhiza Bunge

Họ: Bạc hà (Lamiaceae)

Mô tả về cây sâm đan sâm

Cây đan sâm là dược liệu có giá trị cao, được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới, có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh đặc biệt là bệnh về tim mạch. 

1. Đặc điểm thực vật của cây đan sâm

Đan sâm là cây lâu năm, thân nhỏ cao khoảng 30 – 60cm, thuộc loại rụng lá hàng  năm. Đặc điểm về hình thái của cây đan sâm như sau:

  • Thân: Vuông, màu nâu, trên thân có các gân dọc
  • Lá kép mọc đối, lá đơn hoặc kép tùy thuộc vào vị trí trên thân, có 3 – 7 lá chét, mép lá có răng cưa, mặt trên màu xanh, mặt dưới màu tro có lông tơ nhỏ. Mặt dưới chia thành nhiều núi nhỏ, phân cách bởi các gân nổi cụm
  • Hoa mọc thành chùm, có màu trắng hoặc tím nhạt, mỗi chùm có 7 – 10 bông hoa, thường nở rộ vào tháng 5 – 8. Quả nhỏ và dài, cây đan sâm đậu quả vào tháng 6 – 8. 
  • Rễ ngắn, thô, hơi cong queo, hình trụ dài, có khi hơi phân nhánh, có rễ con dạng tua nhỏ, phần vỏ màu nâu đen hoặc đỏ nâu, rễ già dễ bị bong lớp vỏ. 

2. Phân bố

Cây đan sâm phân bố rộng rãi ở các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Vào những năm 60 của thế kỷ trước, cây đan sâm được di thực từ Trung Quốc vào Việt Nam, được trồng thử nghiệm tại Hà Nội, Tam Đảo, Sapa, cây phát triển tương đối tốt, cho năng suất và hàm lượng hoạt chất cao. 

3. Bộ phận dùng

Rễ cây đã phơi hoặc sấy khô. Rễ đan sâm ngắn thô, hình trụ dài, hơi cong queo, dài 10 – 20cm, đường kính 0,3 – 1 cm. Mặt ngoài thô, màu đỏ nâu hoặc đỏ nâu tối, có vân năn dọc. Vỏ rễ già có màu nâu tía, dễ bong ra, chất rễ cứng và giòn. Rễ đan sâm phần gỗ màu nâu tía hoặc vàng xám với bó mạch màu trắng vàng, các vân gỗ xếp theo hình xuyên tâm. 

4. Thu hái – chế biến

Khi cây trưởng thành, người ta sẽ đào lấy rễ cây để dùng làm thuốc
Khi cây trưởng thành, người ta sẽ đào lấy rễ cây để dùng làm thuốc

Thu hái: Khi cây trưởng thành thì đào lấy rễ, thời điểm thích hợp nhất là vào mùa đông.

Chế biến: Rửa sạch rễ cây thu được với nước nhằm loại bỏ đất cát và tạp chất. Đem để ráo nước rủ ủ mềm, thái thành lớp dày, có thể sấy khô hoặc phơi dưới nắng từ 2 – 3 ngày. Ngoài ra, có thể lấy rễ cây đan sâm thái phiến, thêm rượu để trong 1 giờ đồng hồ cho ngấm rồi đem sao vàng đến khô và dùng, cứ 10kg đan sâm thì dùng 1 lít rượu.

Bảo quản: Nơi khô ráo thoáng mát, điều kiện bảo quản tốt nhất là ở nhiệt độ phòng, đóng kín trong bao bì để sử dụng lâu dài, tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp.

5. Thành phần hóa học

  • Dẫn chất nhóm ceton (tansinon I, tansinon II, tansinon III)
  • Cryptotanshinone
  • Iso Cryptotanshinone
  • Methyl Tanshino
  • Phenol
  • Acid lactic
  • Vitamin C

Vị thuốc đan sâm

1. Tính vị

Đan sâm có vị đắng, sắc đỏ (đỏ thuộc tâm hỏa), không độc, hơi lạnh. Quy vào kinh Tâm, Can, Tâm bào.

2. Tác dụng

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, đan sâm có những tác dụng dược lý sau:

  • Hạ huyết áp
  • Chống đông máu
  • Cải thiện tuần hoàn ngoại vi
  • Làm giãn động mạch vành, lưu thông máu
  • Cải thiện chức năng tim, ngăn ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim
  • Làm giảm Triglycerid trong gan và máu (được thí nghiệm trên thỏ)
  • Kháng khuẩn, an thần
  • Ức chế sự phát triển của tế bào ung thư (được thí nghiệm trên chuột)

Theo y học cổ truyền, tác dụng của đan sâm được ghi chép trong nhiều dược điển:

  • Thanh nhiệt, dưỡng huyết, an thần, hoạt huyết hóa ứ, lương huyết tiêu ung
  • Khử tâm, dưỡng huyết, cước tý, yêu tích cường, phúc kết khí, trừ phong tà lưu nhiệt (Danh y biệt lục)
  • Trị sán thống, thông tâm bào lạc, hoạt huyết (Bản thảo cương mục)
  • Dưỡng thần định chí, trị đau nhức khớp, phá ứ huyết, tay chân cử động không linh hoạt khó cử động. Trị lãnh nhiệt lao, thông lợi quan mạch, tống tử thai, ôn nhiệt sinh cuồng, bổ tân sinh huyết an thai, trị đơn đọc, nhọt độc… (Nhật hoa tử bản thảo)
  • Trường minh, chỉ phiền mạn, chủ tâm phúc tà khí, phá hưng trừ tà, ích khí, hàn nhiệt tích tụ (Bản kinh)
  • Tống tử thai, an sinh thái, tứ vật thang trị bệnh phụ nhân trước và sau sinh, bổ tân huyết, phá súc huyết, chỉ băng trung đới hạ, điều kinh mạch… (Phụ nhân minh lý luận viết)
  • Sán thống, băng đới, giảm sưng đau, dưỡng thần định chí, an thần thai, khu ứ, điều kinh trừ phiền, mục xích… (Bản thảo cầu chân). 

3. Công dụng chữa bệnh

Vị thuốc đan sâm có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh nhất là các bệnh lý liên quan đến khí huyết
Vị thuốc đan sâm có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh nhất là các bệnh lý liên quan đến khí huyết

Công dụng của đan sâm theo y học cổ truyền

Trong Đông y, đan sâm là vị thuốc chủ trị các chứa cốt tiết thống (đau nhức xương khớp) hư long, phong tý bất tùy (ngại vận động, chân tay mệt mỏi, không theo chủ ý), băng đới trưng hà (là huyết bệnh với khối huyết lúc tụ lúc tán trong người), trường minh phúc thống (sôi bụng, đau bụng), mục xích (mắt đỏ), sán thống (chỗ rỗng trong cơ thể bị trở ngại khiến gân thịt co rút gây đau đớn). 

Bên cạnh đó, đan sâm là vị thuốc không thể thiếu trong phương thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh về tâm, về huyết với tác dụng dưỡng huyết, quy thủ thiếu âm, thông lợi huyết mạch, dưỡng thần định chí, thủ quyết âm kinh, điều hòa tâm bào. 

Công dụng của đan sâm theo nghiên cứu hiện đại

Có rất nhiều công trình nghiên cứu về công dụng của đan sâm trong chữa bệnh. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy:

  • Dịch chiết đan sâm có tác dụng tốt lên hệ tim mạch: Có tác dụng cải thiện chức năng tâm trương (thất trái) có hiệu quả tốt với bệnh nhân tăng huyết áp, ức chế ngưng tập tiểu cầu và tăng cường lưu lượng máu. Đan sâm còn có tác dụng làm giảm sự hình thành của các cục máu đông đồng thời làm tan huyết khối. 
  • Giúp hoạt huyết, giãn tĩnh mạch: hoạt chất Tanshinone IIA trong đan sâm có tác dụng làm giãn các tiểu động mạch, mao mạch, giảm tĩnh trạng ứ huyết. Do đó, có hiệu quả tốt trong hỗ trợ điều trị các triệu chứng như khó thở, ho, đau thắt ngực, giúp điều trị bệnh suy tim, tim mạch.
  • Chứa dẫn chất tanshinon II natri sulfonat có tác dụng ổn định màng hồng cầu, hỗ trợ tăng sức kháng của hồng cầu 
  • Theo một nghiên cứu, người ta đã so sánh tác dụng của đan sâm với thuốc Isosorbide dinitrate trên bệnh nhân có bệnh lý mạch vành. Kết quả là những bệnh nhân sử dụng đan sâm có tỷ lệ giảm 93,4% các triệu chứng đau thắt ngực, trong khi đó, bệnh nhân dùng thuốc chỉ có tỷ lệ 73,8%. 
  • Có công dụng chống oxy hóa, chống viêm, ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Ở Trung Quốc, đan sâm còn được dùng dưới dạng dịch chiết truyền tĩnh mạch, các thử nghiệm điều trị viêm gan cấp, suy thận, viêm gan mạn, bệnh lý mạch máu não, bệnh mạch vành… đều cho kết quả tốt. 
  • Bảo vệ tim, chống oxy hóa, chống các rối loạn về chức năng bởi thiếu hụt oxy, giảm mức độ nhồi máu cơ tim

4. Cách dùng – liều lượng

Đan sâm được dùng riêng hoặc là thành phần trong các bài thuốc điều trị các bệnh huyết mạch, phụ khoa, về tâm. Liều lượng dùng là từ 6 – 12g ở dạng sắc uống hoặc hoàn tán.

Trong y học hiện đại, đan sâm được dùng dưới dạng dịch chiết phân đoạn hoặc dạng cao chiết toàn phần. Có thể dùng đơn độc hoặc dùng làm bán thành phần kết hợp với các dược liệu khác để sử dụng. 

Một số bài thuốc Đông y chữa bệnh với cây đan sâm

Đan sâm là một vị thuốc quý trong Đông y, có công dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh. Một số bài thuốc chữa bệnh với dược liệu này có thể kể đến như:

1. Chữa bệnh phụ khoa, điều hòa kinh nguyệt

Bài thuốc 1: Chữa kinh nguyệt không đều

  • Lấy một lượng lớn đan sâm rửa sạch, thái nhỏ phơi khô, tán nhỏ
  • Mỗi ngày lấy 8g bột đan sâm chia làm 2 – 3 lần uống. 

Công dụng: Chữa kinh nguyệt sớm hoặc muộn,nhiều hoặc ít, đẻ xong máu hôi chưa ra hết, đau nhức xương khớp, thai không yên. 

Bài thuốc 2: Chữa kinh nguyệt không ra

  • Nguyên liệu: đương quy, đan sâm, địa hoàng mỗi vị 10g; 6g hương phụ, 5g xương khung, 5g bạch thược
  • Sắc với 600ml nước, thấy còn 200ml thì chia làm 3 lần uống trong ngày. 

Bài thuốc 3: Chữa bệnh phụ khoa

  • Lấy đan sâm, hồng hoa, đào nhân, ích mẫu thảo với lượng bằng nhau sắc lấy nước uống
  • Lấy 15g đan sâm, 8g hương phụ, 12g trạch lan sắc với nước uống. 

Bài thuốc 4: Chứa kinh nguyệt ra mau và nhiều

  • Nguyên liệu: 8g đan sâm, 20g cỏ nhọ nồi tươi, 16g ích mẫu, 12g sinh địa; ngưu tất, huyền sâm, xuyên khung, địa cốt bì mỗi vị 8g
  • Sắc với nước uống ngày 1 thang.

Bài thuốc 5: Chữa bế kinh, đau kinh

  • Nguyên liệu: Đan sâm, sinh địa, đương quy mỗi vị 10g; xuyên khung, hương phụ, bạch thược mỗi vị 6g
  • Sắc với nước uống ngày 1 thang.

Bài thuốc 6: Chữa mất kinh

  • Nguyên liệu: Đan sâm 8g; bạch truật, đảng sâm hoàng kỳ mỗi vị 12g; thăng ma, bạch thược, đương quy, sài hồ, ngưu tất mỗi vị 8g, 6g trần bì, 4g cam thảo
  • Sắc với nước uống ngày 1 thang.

2. Chữa đau bụng ở phụ nữ với vị thuốc đan sâm

Đan sâm thường được dùng để chữa chứng đau bụng ở phụ nữ
Đan sâm thường được dùng để chữa chứng đau bụng ở phụ nữ

Bài thuốc 1:

  • Nguyên liệu: 40g đan sâm, sa nhân, 6g đàn hương
  • Sắc với nước để uống cho đến khi hết đau bụng.

Bài thuốc 2: 

  • Nguyên liệu: 12g đan sâm, 6g sa nhân, 6g nhũ hương, 8g xích thược, 8g một dược
  • Sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang đến khi hết đau bụng.

Bài thuốc 3: Chữa băng huyết, tích huyết tử cung

  • Nguyên liệu: Đan sâm, đương quy mỗi thứ 16g; một dược, ngũ linh chi, bổ hoàng thán, nhũ hương mỗi vị 12g.
  • Sắc với nước để uống, ngày 1 thang. 

3. Chữa đau nhói ở vùng tim, đau tức ngực

Bài thuốc 1: 

  • Nguyên liệu: 32g đan sâm; trầm hương, xuyên khung, uất kim mỗi vị 20g, 16g hồng hoa; hương phụ chế, qua lâu, hẹ, xích thược mỗi vị 12g; 10g đương quy vĩ
  • Sắc với nước để uống, mỗi ngày 1 thang cho đến khi các triệu chứng được cải thiện.

Bài thuốc 2: 

  • Nguyên liệu: 20g đảng sâm, 16g đan sâm; ngưu tất, ý dĩ, bạch truật, xuyên khung, trạch tả, mã đề, mộc thông mỗi vị 16g hương phụ, mạch môn mỗi vị 12g. Sắc với nước, mỗi ngày uống 1 thang. 
  • Chuẩn bị nguyên liệu, sắc với nước uống, dùng mỗi ngày 1 thang.

4. Chữa suy tim với vị thuốc đan sâm

  • Bài thuốc 1: 16g đan sâm, 20g đảng sâm; ý dĩ, ngưu tất, mã đề, bạch truật, xuyên khung, trạch tả, mộc thông mỗi vị 16g. Sắc lấy nước uống mỗi ngày dùng 1 thang.
  • Bài thuốc 2: Đan sâm, bạch thược, bạch truật mỗi vị 16g; đương quy, thục linh, mã đề mỗi vị 12g; can khương, cam thảo, nhục quế mỗi vị 6g sắc với nước uống. 
  • Bài thuốc 3: Đan sâm, sa sâm, đảng sâm, mạch môn, thiên môn, thục địa, long nhãn mỗi vị 12g; viễn chí, toan táo, bá tử nhân mỗi vị 8g; 6g ngũ vị tử. Sắc với nước uống ngày 1 thang  để chữa hoa mắt, chóng mặt, ù tai, nhức đầu, tim hồi hộp.

5. Chữa viêm tắc động mạch chi với đan sâm

  • Bài thuốc 1: Đan sâm, hoàng kỳ mỗi vị 20g; 16g đương quy vĩ; bạch chỉ, đào nhân, một dược, nhũ hương, nghệ, quế chi, tô mộc, hồng hoa, xích thược mỗi vị 12g. Sắc uống ngày dùng 1 thang.
  • Bài thuốc 2: Đan sâm, huyền sâm, bồ công anh, kim ngân hoa mỗi vị 20g; hoàng kỳ, đương quy, sinh địa mỗi vị 16g; diên hồ sách, hồng hoa mỗi vị 12g; một dược, nhũ hương mỗi vị 9g; 4g cam thảo. Sắc uống ngày 1 thang. 

6. Đan sâm chữa mất ngủ, nhức đầu, suy nhược thần kinh

Đan sâm có tác dụng an thần, chống oxy hóa, hoạt huyết nên có tác dụng rất tốt với người suy nhược thần kinh
Đan sâm có tác dụng an thần, chống oxy hóa, hoạt huyết nên có tác dụng rất tốt với người suy nhược thần kinh, mất ngủ
  • Bài thuốc 1: Đan sâm, táo nhân sao, liên tâm, quả trắc bá mỗi vị 8g; 4g viễn chí sắc với nước uống ngày 1 thang.
  • Bài thuốc 2: Đan sâm, huyền sâm, đại táo, bạch thược, ngưu tất, mạch môn, hạt muồng sao mỗi vị 16g; toan táo nhân, dành dành mỗi vị 8g sắc với nước uống ngày 1 thang. 

7. Chữa xơ gan giai đoạn đầu

  • Nguyên liệu: 16g đan sâm, 16g bạch thược, 20g nhân trần, 12g bạch truật; cam thảo, đại táo, đại phúc bì, gừng mỗi vị 6g; bạch thược, bạch linh, hoàng kỳ, sài hồ mỗi vị 10g; 8g chi tử, 8g ngũ gia bì.
  • Chuẩn bị sẵn nguyên liệu, sắc với nước uống, mỗi ngày dùng 1 thang.

8. Chữa đau gan, sưng gan, viêm gan mãn tính

  • Đan sâm, nọc sởi mỗi vị 20g 
  • Sắc với nước, uống thay trà hoặc nước lọc hàng ngày.

9. Chữa thấp khớp, viêm khớp

  • Bài thuốc 1: 12g đan sâm, 20g đảng sâm, 10g ngưu tất; đỗ trọng, độc hoạt, khương hoạt, thổ phục linh, tang ký sinh, thiên niên kiện, kê huyết đằng, xích thược, thục địa, u chát chìu mỗi vị 12g; 16g hoài sơn, 9g nhục quế sắc với nước uống ngày 1 thang để chữa thấp khớp thể hàn.
  • Bài thuốc 2: Đan sâm, cốt toái bổ, độc hoạt, địa hoàng, kê huyết đằng, khương hoạt, hy thiêm, thạch cao, thiên hoa phấn, thổ phục linh, rau máu mỗi vị 12g; 8g bạch chỉ nam, 4g cam thảo sắc với nước uống ngày 1 thang. Có tác dụng chữa thấp khớp thể nhiệt.
  • Bài thuốc 3: 12g đan sâm; kim ngân hoa, ké đầu ngựa, hy thiêm thảo, thổ phục linh mỗi vị 20g; tỳ giải, kê huyết đằng mỗi vị 16g; ý dĩ, cam thảo nam mỗi vị 12g. Sắc với nước uống ngày 1 thang để chữa viêm khớp cấp tính.  

10. Bổ Tư can với đan sâm

  • Nguyên liệu: 400g đan sâm, 200g thù nhục, 2000g đương quy; thanh bì, chỉ thực mỗi vị 200g; đơn bì, bạch linh, trạch tả mỗi vị 200g; hoài sơn, hà thủ ô đỏ, ngọc trúc mỗi vị 400g.
  • Đen tán thành bột mịn, thêm mật ong nhào thành viên, trọng lượng của mỗi viên khoảng chừng 5g, mỗi ngày uống 4 – 6 viên. 

11. Chữa bệnh mạch vành, giảm đau thắt ngực

  • Lấy đan sâm sống, tán thành bột mịn
  • Thêm mật ong rồi hoàn thành viên, mỗi viên khoảng 30g
  • Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 2 viên để hỗ trợ điều trị.

12. Chữa phong nhiệt ghẻ lở

  • Nguyên liệu: 20g đan sâm, 16g hạt sà sàng, 16g thổ sâm
  • Nấu với nước cho sôi, để nguội thấy còn hơi ấm thì dùng để rửa vùng da bị ghẻ lở. 

13. Chữa đinh râu

  • Nguyên liệu: 12g đan sâm, 12g sinh địa, 16g tạo giấc thính; thạch cao, kim ngân hoa, bồ công anh mỗi vị 40g.
  • Sắc với nước uống ngày 1 thang.

14. Chữa sốt xuất huyết

Đan sâm có thể kết hợp với các dược liệu khác để chữa sốt xuất huyết
Đan sâm có thể kết hợp với các dược liệu khác để chữa sốt xuất huyết
  • Nguyên liệu: 12g đan sâm, 8g tạo giác thích, 16g huyền sâm, 16g xa tiền, 40g sài đất, 16g thông thảo, 16g mộc thông, 100g bồ công anh
  • Sắc với nước uống ngày 1 tháng cho đến khi khỏi bệnh.

15. Chữa chảy máu dưới da, chảy máu mũi

  • Nguyên liệu: 12g đan sâm; đơn bì, ích mẫu, liên kiều, bạch thược, xích thược mỗi vị 12g; 40g mao căn, 4g hồng hoa
  • Sắc với nước uống hết trong ngày.

16. Chữa viêm tắc động mạch chi

  • Nguyên liệu: 20g đan sâm, 20g hoàng kỳ, 16g đương quy vĩ; hồng hoa, bạch chỉ, đào nhân, tô mộc, xích thược, một dược, quế chi, nghệ mỗi vị 12g
  • Sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang để hỗ trợ điều trị.

17. Chữa đau dây thần kinh liên sườn

  • Nguyên liệu: Đan sâm, bạch thược, bạch truật, bạch linh, thanh bì, uất kim, sài hồ mỗi vị 8g; 4g gừng; bạc hà, cam thảo, hương phụ mỗi vị 6g
  • Sắc với nước uống mỗi ngày 1 thang.

18. Chữa di chứng viêm não Nhật Bản

  • Nguyên liệu: 12g Đan sâm, 16g quyết minh tử sao; bạch thược, đơn bì, huyền sâm, sinh địa mỗi vị 12g; hoàng bá, câu dằng, liên tâm, lá bọ mẩy mỗi vị 8g
  • Sắc với nước uống. 

19. Chữa viêm khớp kèm tổn thương ở tim

  • Bài thuốc 1: 12g đan sâm; bạch truật, tỳ giải, kê huyết đằng mỗi vị 8g; ké đầu ngựa, ý dĩ, kim ngân hoa, đảng sâm, thổ phục linh mỗi vị 20g. Sắc với nước uống ngày 1 thang.
  • Bài thuốc 2: 20g đan sâm, 20 kim ngân hoa; hoàng kỳ, đương quy, đảng sâm, bạch truật mỗi vị 16g; hoàng bá, hoàng cầm, liên kiều mỗi vị 12g; 8g phục linh, 8g táo nhân, 6g viễn chí, 6g mộc hương, Sắc lấy nước uống. 

Lưu ý khi sử dụng đan sâm

Đan sâm mặc dù là vị thuốc quý, có công dụng tốt nhưng khi sử dụng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Đan sâm phản lê lô, úy diêm thủy, kỵ giấm nên tốt nhất không nên phối hợp sử dụng với các dược liệu này.
  • Trước khi dùng nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc đặc biệt là phụ nữ mang thai. 

Có thể thấy, đan sâm là vị thuốc quý trong Đông y, có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh, là dược liệu tốt trong điều trị mất ngủ, đau nhói thắt ngực, dùng làm thuốc bổ cho phụ nữ, chữa các vấn đề về kinh nguyệt và các bệnh lý về xương khớp. Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng, để đảm bảo an toàn, người bệnh tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc. 

Có thể bạn quan tâm:

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn