Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Cây thì là: Công dụng, cách dùng và tác dụng phụ

Cây thì là có tác dụng trong điều trị táo bón, rối loạn kinh nguyệt, tiêu chảy, cảm lạnh, viêm đường hô hấp… Cùng tìm hiểu rõ hơn về công dụng, cách dùng và những điều cần lưu ý khi sử dụng cây thì là chữa bệnh thông qua bài viết dưới đây.

I/ Các thông tin chung về cây thì là

Tên gốc: Cây thì là

Tên gọi khác: Thìa là

Mô tả

Công dụng và cách dùng cây thìa là chữa bệnh
Công dụng và cách dùng cây thìa là chữa bệnh

Thì là thuộc họ Hoa tán, là loại cây dạng thảo sống hàng năm. Thân cây nhẵn, có chiều cao khoảng 60 – 80cm, có khi hơn. Thân có khía rãnh dọc, rễ trụ. Lá thì là có bẹ, phiến lá phát triển, thường giống như lông chim và nhỏ như sợi chỉ. Các lá phần ngọn thường bị tiêu giảm, không cuống.

Hoa của cây mọc thành cụm ở phần ngọn, trên các cành hoặc trên thân thường tụ thành tán kép. Mỗi tán kép gồm khoảng 5 – 15 tán nhỏ, những tán này thường mang khoarng20 – 40 hoa, hoa có màu vàng. Khi có quả, quả kép nằm trên một cuống quả rẽ đôi. Hình quả trứng, có 10 cạnh.

Công dụng của cây thì là

Thì là rất quen thuộc đối với mỗi người. Nó được dùng để chữa trị các vấn đề về đường tiêu hóa như đầy hơi, cồn cào ruột, chán ăn, đau bụng ở trẻ sơ sinh. Nó cũng được dùng để điều trị một số bệnh hô hấp như nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phế quản, ho, đau lưng, bệnh tả, đái dầm hoặc mắc các vấn đề về thị giác.

Từ xưa, dân gian đã biết dùng cây thì là để tăng lượng sữa cho phụ nữ trong thời gian cho con bú. Giúp xuất tinh hoặc làm cho việc sinh con dễ dàng hơn. Dùng thì là còn có khả năng tăng cường ham muốn tình dục. Thì là tán bột làm thuốc đắp lên vết rắn cắn.

Cơ chế hoạt động

Cho đến nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Tuy vậy, theo một số kiểm chứng cho thấy trong thì là tồn tại nhiều loại ký sinh trùng có lợi, trong đó có một số loài có khả năng kháng nhiễm trùng, hoạt động như hormone estrogen ở con người.

Giá trị dinh dưỡng của cây thì là

Trong thì là chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chữa bệnh
Trong thì là chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chữa bệnh

Trong 100g cây thì là có thành phần dinh dưỡng như sau:

  • Calo 305
  • Lipit 15g: Trong đó: Chất béo bão hòa 0,7g, chất béo không bão hòa đơn 9g, chất béo không bão hòa đa 1g
  • Cholesterol 0mg
  • Natri 20mg
  • Kali 1.186mg
  • Cacbohydrat 55g
  • Chất xơ 21g
  • Protein 16g

Ngoài ra, thì là còn chứa vitamin A, vitamin C, canxi, sắt, vitamin B6, Magie…

Liều lượng sử dụng

Bộ phận sử dụng của thì là lá, hạt hoặc dầu thì là. Để kích thích hệ tiêu hóa, chữa đầy hơi, nên dùng với liều lượng là từ 5 – 7gram hạt hoặc 0,1-0,6ml dầu.

Tuy nhiên, liều dùng còn tùy thuộc vào từng đối tượng khác nhau. Bởi cơ địa của mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, tiền sử bệnh lý. Do đó, để đảm bảo mang đến tác dụng tốt nhất, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Các dạng bào chế

Thì là có thể được dùng dưới các dạng bào chế như sau:

  • Tinh dầu
  • Hạt thì là phơi khô
  • Thuốc viên
  • Ngâm rượu thuốc
  • Chiết xuất
  • Thuốc sắc
Có thể dùng thìa là ở nhiều dạng điều chế khác nhau
Có thể dùng thìa là ở nhiều dạng điều chế khác nhau

Tác dụng phụ

Khi chữa bệnh bằng cây thìa là, bệnh nhân có thể gặp phải một số vấn đề sau đây:

  • Bị ảo giác, co giật
  • Buồn nôn, nôn, không có cảm giác thèm ăn
  • Bị viêm da tiếp xúc, nhạy cảm với ánh sáng, phản ứng mẫn cảm
  • Phù phổi

Nếu trong quá trình điều trị thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường, hãy ngưng sử dụng và gặp bác sĩ để được hướng dẫn xử lý.

II/ Các bài thuốc chữa bệnh từ cây thì là

Không chỉ được dùng như một loại thực phẩm, thì là còn được biết là loại thảo mộc chữa trị được nhiều bệnh lý. Theo các ghi chép Đông y cho thấy, thì là có vị hơi đắng, mùi thơm hắc, cay, tính ấm, không độc. Nó được dùng để mạnh tỳ, bổ thận, tiêu trướng, trị đau bụng, đau răng… Ngoài ra còn dùng để kích thích sự bài tiết nước tiểu, làm giảm cơn đu quặn do bị rối loạn đường tiết niệu, viêm bàng quang, sỏi thận, giúp cải thiện sự hoạt động của dạ dày… Mỗi một bệnh lý lại có một bài thuốc khác nhau. Dưới đây là các bài thuốc chữa bệnh từ loại cây này:

Trị hơi thở hôi

Một đặc tính của thì là là có mùi thơm, do đó bạn có thể dùng loại cây này để chữa hôi miệng theo cách sau: Lấy khoảng 5 – 10 hạt thìa là để nhai mỗi ngày, hơi thở sẽ trở nên thơm tho hơn.

Chữa rối loạn kinh nguyệt

Loại thảo mộc này có khả năng kích thích, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Đồng thời, có thể làm giảm các cơn đau bụng kinh hoặc trong các trường hợp bị bế kinh gây thiếu máu, cảm lạnh.

Cách dùng như sau: Chuẩn bị 60g dịch được chiết từ lá thì là, đem trộn chung với 15ml nước ép rau cần tây. Sử dụng hỗn hợp vừa thu được chia thành 3 lần uống trong ngày.

Hạt thìa là có thể trị hôi miệng, mất ngủ
Hạt thìa là có thể trị hôi miệng, mất ngủ

Chữa rối loạn tiêu hóa bằng thì là

Nếu bị đầy bụng, ợ chua do dư thừa acid trong dạ dày, nấc cụt hoặc bị tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa, bạn có thể sử dụng tinh dầu thì là để khắc phục. Trường hợp bị táo bón hoặc muốn cải thiện hệ tiêu hóa, nhai lá thì là chính là một biện pháp tốt.

Đối với trẻ nhỏ, để phòng ngừa chứng rối loạn tiêu hóa và giúp bé ngủ ngon giấc hơn, các phụ huynh có thể thực hiện như sau: Cho 1 – 2 muỗng nước sắc từ lá thìa trộn đều vào thức ăn để con dùng.

Trị mụn nhọt, sưng tấy

Chuẩn bị lá thì là tươi, rửa sạch rồi giã nát để tạo thành một hỗn hợp sền sệt. Dùng hỗn hợp thu được để đắp lên vết thương.

Dùng thì là chữa viêm đường hô hấp, cảm lạnh

Chuẩn bị khoảng 60g hạt thì là chế trong nước sôi rồi lọc lấy nước. Sau đó dùng nước này để hòa cùng với mật ong, chia lượng nước này thành 3 lần rồi uống trong ngày. Cách này có tác dụng hỗ trợ điều trị cảm cúm, cảm lạnh hoặc viêm cuống phổi.

Điều trị chứng mất ngủ

Nấu canh rau thì là ăn vào bữa tối hoặc uống nước hạt thìa là trước khi đi ngủ là biện pháp hữu hiệu giúp bạn có được giấc ngủ ngon.

Trị thiếu sữa ở phụ nữ sau sinh

Cũng giống như cách dùng thì là trị chứng mất ngủ, chị em bị ít sữa khi đang trong thời gian cho con bú có thể dùng lá thì là nấu canh hoặc hãm nước hạt thì là để uống. Tuy nhiên, chị em trong thời gian mang thai không nên dùng thì là nhiều vì nó có chứa các chất kích thích tử cung. Có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Giảm sưng, đau khớp bằng thì là

Cách thực hiện: Chuân bị lá thì là và dầu vừng, cho cả 2 nguyên liệu vào nồi rồi đun sôi để tạo thành một hỗn hợp thuốc bôi. Dùng loại thuốc thu được thoa lên vùng xương khớp bị sưng đau, bôi thường xuyên sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm.

Trên đây là các thông tin cần biết và những bài thuốc chữa bệnh từ cây thìa là. Mặc dù được cho là có tác dụng tốt trong việc điều trị, nhưng sử dụng các bài thuốc từ loại thảo dược này thường chỉ hỗ trợ làm giảm các triệu chứng. Chúng ít khi chữa trị dứt điểm được bệnh, đặc biệt là những trường hợp bệnh nặng. Do đó, tốt nhất là người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế để thăm khám khi thấy có dấu hiệu bất thường.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn