Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Khổ qua rừng: Công dụng trị bệnh, cách dùng, liều lượng

Trong Nam dược, khổ qua rừng là một bài thuốc quý giúp thanh nhiệt, giải độc và điều trị nhiều chứng bệnh. Trong đời sống, ngoài việc được dùng làm thuốc, loại cây này còn là được dùng trong chế biến món ăn ngon. Để hiểu thêm về dược tính, dược liệu, thành phần, cách dùng và những hạn chế hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin cần thiết về thảo dược này trong bài viết sau.

Một số thông tin về khổ qua rừng

Khổ qua rừng là một loài cây thuộc họ bầu bí (tiếng Anh gọi là họ Cucurbitaceae). Loài cây này có tên khoa học là Momordica charantia. Tên khổ qua rừng được gọi ở vực Đông Nam bộ và Nam bộ Việt Nam, từ miền Trung đổ ra các tỉnh phía Bắc loại cây này được gọi với cái tên mướp đắng rừng.

khổ qua rừng
Hình ảnh khổ qua (mướp đắng) rừng

Khổ qua rừng phát triển theo dạng thân dây leo. Về cơ bản chúng không khác khổ qua trồng về hình dáng, chỉ khác về kích thước. Cây nảy mầm và phát triển từ hạt già; chu kỳ sống của mỗi cây nằm trong khoảng từ 5 đến 6 tháng.

Thân cây phát triển dạng dây leo, phát triển thành nhiều nhánh khác nhau. Chúng có thể mọc vươn hoặc lan rộng nhờ vào những dây tua mọc ra từ cuống lá. Những dây tua này khi mới phát triển rất mềm dễ dàng quấn vào đồ vật hoặc cây trồng mà chúng nương tựa. Sau khi già đi chúng trở nên dai và bám chắc chắn. Mỗi nhánh của khổ qua có thể lan dài với kích thước từ 2 đến 3 mét.

Lá cây mọc ra ngay các đốt ở thân nối với thân bằng một phần cuống lá dài từ 3 đến 8cm. Mặt lá được chia làm 5 đến 7 thùy phát triển so le. Phần thùy giữa có kích thước lớn nhất và phân bố ngắn dần sang hai bên.

Tùy theo từng vị trí mọc và sự phát triển của cây mà lá mang kích thước khác nhau (rộng lá từ 4 đến 8cm; dài lá từ 5 đến 10cm). Hai mặt lá mang hai màu sắc đậm – nhạt, trong đó mặt lá trên luôn đậm hơn mặt lá bên dưới. Trên mình lá xuất hiện nhiều một lớp lông mỏng nhạt màu.

Hoa của khổ qua (mướp đắng) rừng phát triển thành hoa đực và hoa cái, chúng đều có màu  vàng tươi. Hoa mọc ra từ nách lá, khá nhỏ, xòe năm cánh; ở giữa các cánh hoa là nhụy hoa. Cuống hoa dài hơn cuống lá.

Trái khổ qua rừng có kích thước chiều dài nằm trong khoảng 5 đến 10cm. Chúng hầu hết đều có hình thoi nhọn hai đầu và phình rộng ở giữa. Vỏ ngoài của chúng sần sùi nhiều u lồi. Quả phát triển với màu xanh đậm, khi chín chuyển sang màu vàng.

Trái mướp đắng rừng có kích thước nhỏ hình thoi

Một trái khổ qua có khá nhiều hạt. Hạt nằm bên trong trái, khi còn non có màu trắng, mềm; khi già chúng chuyển sang màu ngà và có vỏ ngoài rất cứng nhằm bảo vệ mầm bên trong. Lớp ruột bao bọc xung quanh hạt sẽ chuyển sang màu đỏ rất đẹp khi trái chín.

Đặc điểm phân bố

Giống với tên gọi, đây là khổ qua mọc hoang dã, có nguồn gốc phân bố ở nhiều quốc gia trên nhiều châu lục như Châu Á, Úc, Phi. Tại Việt Nam, chúng xuất hiện ở nhiều vùng rừng núi, trong đó mọc nhiều ở các vùng núi khu vực Đông Nam bộ và Nam bộ.

Ban đầu, chúng chỉ mọc tự nhiên, không có bàn tay chăm sóc của con người. Những khi cần sử dụng người ta lên đồi và hái. Về sau, cây khổ qua rừng trở thành dược liệu, là một trong những thực phẩm sạch tốt cho sức khỏe. Được nhiều người ưa chuộng thì chúng được gieo trồng. Người ta có thể trồng một vài khóm để trong nhà sử dụng hoặc trồng ở một dải đất lớn nhằm kinh doanh, buôn bán.

khổ qua rừng
Hiện nay khổ qua (mướp đắng) rừng được trồng kinh doanh

Thu hái

Người ta dùng tất cả các bộ phận của khổ qua rừng như lá non, lá già, thân, quả… Tùy vào mục đích sử dụng mà họ thu hái những phần khác nhau. Chẳng hạn: Nếu muốn chế biến thức ăn thì dùng phần ngọn, lá non hoặc quả non. Nếu dùng làm dược liệu, trà, thì dùng được rất nhiều bộ phận như thân, quả…

Sơ chế và bảo quản

Khổ qua rừng được gieo trồng quanh năm. Đặc điểm của loại cây này là có thể dùng tươi hoặc khô đều được. Nếu dùng ở dạng tươi, khi sơ chế chỉ cần nhặt bỏ phần hư, rửa sạch dưới nước và sử dụng. Nếu dùng ở dạng khô, khổ qua được sơ chế bằng cách thu hái, cắt khúc, rửa sạch và phơi ngoài trời nắng.

Mướp đắng rừng bảo quản ở dạng khô
Mướp đắng rừng bảo quản ở dạng khô

Đối với khổ qua tươi có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh trong vòng 2 hoặc 3 ngày nếu không nhúng nước. Khổ qua khô được bảo quản trong túi nhựa, hộp thủy tinh hoặc hộp nhựa… để nơi thoáng mát, khô ráo không ẩm mốc.

Lưu ý, sau khi phơi nắng phải đợi cây thuốc nguội mới đem vào bảo quản để tránh tình trạng tạo thành hơi ẩm. Sau một thời gian nên đem thuốc phơi lại ngoài trời nắng để tránh mối, mọt.

Thành phần có trong khổ qua rừng

Không chỉ trong Đông y, Nam dược có rất nhiều nghiên cứu về khổ qua rừng mà các nhà khoa học cũng dày công làm các thực nghiệm. Theo đó, các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận, trong loại cây này có rất nhiều thành phần hóa học như: Momordixin, Charantin, Ancaloit, Peptide.

Một nghiên cứu cho thấy, bên trong 100g khổ qua rừng có một lượng lớn nguồn dinh dưỡng. Có thể kể tên các và liều lượng của nguồn dưỡng chất này như:

  • Chứa 93,95g nước;
  • Chứa 0,305g chất béo: Trong đó có  0.18g chất béo + 0.078g chất béo không no đã +  0.033g chất béo không no đơn + 0.014g chất béo no;
  • Chứa 19kcal;
  • Chứa 4.32g Carbohydrat;
  • Chứa 2g chất xơ thực phẩm;
  • Chứa 1.95g Đường;
  • Chứa nguồn Vitamin B: Trong đó 0,051mg Vitamin B1 (Thiamin), 0,053mg Vitamin B2 (Riboflavin), 0,280mg Vitamin B3 (Niacin), 0,041mg Vitamin B6, 51μg Vitamin B9 (Axit folic);
  • Chứa 0.84g Protein;
  • Chứa loại Vitamin khác như: 6μg Vitamin A, 33mg Vitamin C, 0.14mg Vitamin E, 4.8μg Vitamin K;
  • Ngoài ra còn có các nguồn dinh dưỡng như: 9mg Canxi, 319mg Kali, 36mg Phospho, 0.38mg Sắt, 6mg Natri, 16mg Magie, 0.77mg Kẽm.

Công dụng của khổ qua rừng

Qua các thành phần kể trên, có thể thấy khổ qua rừng chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Có thể kể đến những công dụng của loại thảo dược này như sau:

  • Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc;
  • Giúp làm tiêu đờm, nóng họng;
  • Có thể giúp làm mát nhanh điều trị chứng say nắng;
  • Giúp làm giảm sưng, viêm do vết côn trùng cắn để lại;
  • Rất tốt cho da;
  • Sử dụng thường xuyên, đúng liều lượng sẽ khiến tinh thần thêm phấn chấn, sảng khoái, giảm stress;
  • Có thể hỗ trợ điều trị bệnh gan nhờ tác dụng giải độc tốt;
  • Hỗ trợ điều trị người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2;
  • Tốt cho hệ tim mạch;
  • Có khả năng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể nhờ thành phần protein và vitamin C có trong khổ qua rừng…

Cách dùng và liều dùng

Khổ qua rừng dù sử dụng chế biến món ăn hay sử dụng như dược liệu cần phải chú ý cách dùng và liều lượng. Cách dùng của khổ qua như sau:

  • Nấu nước tắm: Nấu nước tắm từ khổ qua không chỉ giúp trị nhiều bệnh ngoài da như rôm sảy, các nốt mẩn ngứa… mà còn giúp da mềm và đẹp.
  • Hãm nước uống: Có thể dùng thảo dược từ khổ qua rừng hãm nước uống thay cho nước trà. Tuy nhiên, mỗi ngày không uống quá 10g dược liệu khô. Để dùng hãm trà, người ta thường dùng phần trái, cắt mỏng, phơi khô.
  • Sắc nước uống: Bên cạnh việc hãm nước uống như nước trà, thì nhiều người lựa chọn sắc thành nước cô đặc và uống trong 1 lần để tránh vị đắng kéo dài.
  • Chế biến thành món ăn: Phần đọt non, lá non, quả non của khổ qua rừng dùng để nấu canh, nấu lẩu, luộc, xào. Chúng có thể nấu chay hoặc kết hợp với nhiều thực phẩm khác như thịt bò, các lát lát, tôm, mực… tạo nên hương vị thơm ngon, hấp dẫn.
khổ qua rừng
Có thể dùng hãm trà để uống

Khi sử dụng cần tìm nguồn nguyên liệu sạch. Đồng thời phải rửa và ngâm muối kỹ nếu sử dụng ở dạng tươi. Ngoài ra, tuy chưa có định mức cụ thể liều dùng cho mỗi đối tượng nhưng bạn vẫn không nên dùng một lúc nhiều lần, dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn.

Tác dụng phụ có thể gặp phải

Khổ qua rừng có vị đắng tính mát do đó được sử dụng trong việc chế biến thức ăn, thức uống và dùng làm dược liệu. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng vẫn có người gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. Đối tượng và các tác dụng phụ có thể xảy ra như:

Khi dùng cho phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai không nên sử dụng nhiều khổ qua rừng cũng như thuốc liên quan đến khổ qua rừng. Bởi vì, một số thành phần có trong loại cây này có khả năng gây ra các kích thích đến tử cung. Có những kích thích nhẹ chỉ gây nên hiện tượng khó chịu hay đau bụng. Nhưng cũng có kích thích lớn dẫn đến tình trạng sẩy thai hoặc sinh non.

Khi dùng cho phụ nữ sau sinh, cho con bú

Sau sinh cơ địa phụ nữ vô cùng yếu ớt, do đó không nên ăn hoặc uống thuốc có khổ qua rừng. Theo nhiều nghiên cứu, chất Vicine có trong loại cây này có thể gây nên nhiều hội chứng không tốt như: hôn mê, đau đầu… Đối với phụ nữ mới sinh con nếu xảy ra những hội chứng này có thể gây nên biến chứng nguy hiểm. Do đó, tốt nhất là nên tránh xa loại thực phẩm này.

Mặt khác, loại cây này cũng không tốt cho phụ nữ sau sinh và đang cho con bú. Vì một số độc tính truyền qua dòng sữa gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ. Những độc tố này có thể do môi trường sống của khổ qua gây ra như nhiễm kim loại nặng…

Có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ăn hoặc uống quá nhiều nước hoặc thực phẩm từ khổ qua rừng ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa. Loại cây này, khi dùng quá nhiều cùng một lúc sẽ gây nên các hiện tượng tiêu chảy, ngoài ra chúng còn ảnh hưởng đến dạ dày. Tuy nhiên, nếu dùng một lượng vừa đủ thì mướp đắng rừng vô cùng tốt cho hệ tiêu hóa.

Có thể gây nên tình trạng hạ đường huyết

Có thể gây nên chứng hạ đường huyết cũng là một trong những lưu ý về tác dụng phụ sẽ gặp phải khi dùng nhiều khổ qua rừng. Do đó, những người bị huyết áp thấp, suy giảm sức khỏe, mệt mỏi… nên cân nhắc liều lượng hợp lý, không nên dùng quá nhiều.

Lưu ý khi sử dụng mướp đắng rừng

Qua những tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng khổ qua rừng không đúng cách, không đúng liều lượng có thể thấy thảo dược luôn có hai mặt. Do đó, khi sử dụng khổ qua rừng cần lưu ý:

  • Phụ nữ mang thai và sau khi sinh không nên sử dụng;
  • Không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi. Tuy nhiên có thể dùng để tắm ngoài da, trị rôm sảy cho bé;
  • Không nên lạm dụng quá nhiều. Không phải cái gì nhiều cũng tốt;
  • Đối với những người đang có bệnh trong người hoặc đang uống các loại thuốc khác… nên hỏi ý kiến của các y, bác sĩ trước khi sử dụng;
  • Tìm và sử dụng nguồn dược liệu sạch, được bảo quản tốt và có nguồn gốc rõ ràng.
Một số lưu ý khi sử dụng mướp đắng rừng

Bài thuốc trị bệnh từ khổ qua rừng

Trên phần công dụng chúng tôi đã đề cập tới tác dụng của loại thảo dược này đối với sức khỏe con người. Để hiểu thêm, có thể kể tên một số loại bệnh dùng khổ qua rừng để điều trị như:

Bài thuốc giúp điều trị bệnh tiểu đường

Khổ qua rừng có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng bệnh tiểu đường cho các đối tượng bị bệnh nằm ở tuýp 2. Phương pháp như sau:

  • Nguyên liệu: Khổ qua rừng (10g);
  • Cách làm: Sau mỗi bữa ăn cho người bệnh ăn thêm khổ qua rừng có tác dụng hạ đường huyết rất tốt. Thực hiện 3 lần/ngày, đúng liều lượng.

Bài thuốc giúp điều trị bệnh nóng trong

Khổ qua rừng có tính mát, do đó được sử dụng trong bài thuốc giúp điều trị căn bệnh nóng trong người. Bài thuốc như sau:

  • Nguyên liệu: Khổ qua rừng khô (10g);
  • Cách làm: Lấy 10g khổ qua rừng khô rửa qua vòi nước giúp làm sạch bụi bẩn, sau đó dùng hãm với nước nóng để uống (Cách làm giống hãm trà). Mỗi ngày uống 1 ly. Đối với nhiều người không chịu được vị đắng của nước khổ qua có thêm bỏ thêm một chút mật ong uống cùng.

Bài thuốc trị ho và viêm họng

Thành phần có trong khổ qua rừng còn có công dụng điều trị một số bệnh liên quan đến phế quản như ho, viêm họng. Nguyên liệu và cách làm như sau:

  • Nguyên liệu: Hạt già của trái khổ qua (một ít hạt);
  • Cách làm: Để người bệnh nhai vài hạt sau đó nuốt xuống phần nước bên trong, nhả bỏ phần bã. Cách này giúp làm dịu cuống họng, không gây kích ứng và có tác dụng giảm sưng.
khổ qua rừng
Khổ qua rừng hỗ trợ điều trị ho viêm họng hiệu quả

Bài thuốc trị côn trùng cắn

Khi bị côn trùng cắn gây nên hiện tượng sưng, ngứa khó chịu có thể dùng hạt khổ qua rừng để chữa trị. Nguyên liệu và cách làm như sau:

  • Nguyên liệu: Hạt khổ qua già (10 hạt);
  • Cách làm: Nhai 10 hạt khổ qua già, nuốt lấy phần nước; phần bã dùng để đắp vào da – nơi côn trùng cắn. Sau khi đắp vào vết cắn sẽ được xoa dịu, không còn bỏng, ngứa.

Bài thuốc trị bệnh rôm sảy

khổ qua rừng
Tắm cho bé bằng nước mướp đắng rừng trị rôm sảy

Khổ qua thường hay khổ qua rừng đều có công dụng trị rôm sảy rất tốt nhờ tính mát của chúng. Để điều trị nguyên liệu và cách làm như sau:

  • Nguyên liệu: Dùng lá và dây khổ qua (1 nắm lớn);
  • Cách làm: Rửa sạch nguyên liệu, cho vào nồi đổ thêm 2 lít nước nấu sôi một khoảng thời gian để các tinh chất hòa vào nước. Sau khi tắt bếp, chắt lấy phần nước đợi hơi ấm thì dùng cho bé bị rôm sảy tắm. Thực hiện cách làm này 1 lần/ngày cho đến khi bệnh khỏi hẳn.

Bài thuốc điều trị bệnh gan

Mướp đắng rừng là bài thuốc nam điều trị nhiều chứng bệnh liên quan đến gan rất hiệu quả. Để điều trị bệnh viêm gan B, viêm gan C, xơ gan, men gan cao… sử dụng cách thức như sau:

  • Cách 1: Dùng lá, ngọn non và trái non luộc cho người bệnh ăn. Mỗi bữa ăn 1 chén.
  • Cách 2: Dùng trái mướp đắng rừng chế biến dạng khô hãm trà cho người bệnh uống.
  • Cách 3: Dùng mướp đắng rừng sắc lấy nước cho người bệnh uống. Mỗi lần 10g khổ qua khô.

Hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch

Khổ qua giúp ổn định hệ tuần hoàn máu rất tốt, do đó chúng được dùng trong bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch. Nguyên liệu và cách làm như sau:

  • Nguyên liệu: Mướp đắng rừng chế biến ở dạng  khô (10g);
  • Cách làm: Dùng 10g mướp đắng rừng khô rửa sạch dưới vòi nước cho hết bụi bẩn, sau đó cho vào nồi sắc lấy nước cho người bệnh uống. Thực hiện cách làm và liều lượng này vào mỗi ngày, uống vào buổi tối và buổi sáng sớm.

Ngoài những bài thuốc vừa kể tên ở trên, chỉ sử dụng nguyên liệu chính là khổ qua rừng còn có nhiều bài thuốc khác kết hợp giữa thảo dược này với nhiều thảo dược khác. Sự kết hợp giữa nhiều dược nhiều có cùng công dụng sẽ giúp hiệu quả điều trị tốt hơn. Tuy nhiên, khi dùng khổ qua rừng điều trị bệnh cần tham vấn ý kiến của y, bác sĩ.

Trên đây là một số thông tin về khổ qua rừng: Công dụng trị bệnh, cách dùng, liều lượng… Loại dược liệu này vô cùng tốt và có thể hỗ trợ điều trị được nhiều căn bệnh. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát đối tượng dùng, liều dùng… chúng cũng gây nhiều tác hại không mong muốn. Vì vậy, bạn hãy tìm hiểu kỹ hơn trước khi sử dụng để bảo vệ mình và gia đình nhé.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn