Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Ngũ vị tử: Công dụng, cách dùng và những bài thuốc chữa bệnh

Ngũ vị tử là quả chín phơi hay sấy khô của cây ngũ vị tử, còn được gọi với những cái tên khác như huyền cập, ngũ mai tử, sơn hoa tiêu. Ngũ vị tử (ngũ mai tử) là vị thuốc đa tác dụng, được sử dụng để điều trị các bệnh như viêm gan mạn tính, di mộng tinh, thận hư gây đau lưng, hen suyễn, tỳ thận hư hàn…

Ngũ vị tử là vị thuốc Đông y nhiều công dụng
Ngũ vị tử là vị thuốc Đông y nhiều công dụng

 

Tên gọi khác: Ngũ mai tử, huyền cập, sơn hoa tiêu

Tên khoa học: Fructus Schisandrae

Họ: Ngũ vị tử

Phân nhóm:

  • Schisandra chinensis Baill. – Ngũ vị tử bắc
  • Kadsura japonica L. – Ngũ vị tử nam 
  • Magnoliaceae – Mộc lan.

Mô tả về cây 

Đặc điểm thực vật

Ngũ vị tử là quả chín phơi hay sấy khô của cây ngũ vị (Schisandra sinensis Baill.), , còn nam ngũ vị tử là quả của cây nắm cơm (kadsura japonica L.), đều thuộc họ ngũ vị tử. Đặc điểm của loại cây này như sau:

  • Thân: là cây gỗ, thân leo, có màu nâu sẫm, cành nhỏ hơi có cạnh, kẽ sần sùi
  • Lá: Hình trứng ngược, mọc so le trên cành dài, chụm vòng trên cành ngắn, mép lá có khía răng nhỏ và thưa
  • Hoa: Hoa đơn tính, màu trắng sẫm đôi khi phớt hồng, mùi thơm dịu mát
  • Quả: Kết quả khi trục hoa kéo dài, quả tròn mọc phân tán thành chùm, có màu đỏ thẫm, trong mỗi quả có chứa 2 hạt nhẵn. Thường ra hoa vào khoảng tháng 5 – 6 và kết quả vào tháng 7 – 9

Phân bố

Ngũ vị tử (Schisandra chinensis Baill) chỉ sống và phát triển ở các quốc gia có khí hậu lanh như Trung Quốc, Mông Cổ, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc. Ở Việt Nam, ngũ vị tử bắc được tìm thấy ở Sapa (Lào Cai). Ở nước ta, chủ yếu thấy cây ngũ vị tử nam, thường được gọi là cây na rừng, cây nắm cơm, quả chí chuôn chua. 

Bộ phận dùng

Bộ phận dùng là phần quả của cây ngũ vị tử.

Thu hái sơ chế

Thu hái vào mùa thi, khi quả chín, sau khi hái về thì loại bỏ tạp chất, giữ nguyên quả rồi đem phơi khô hoặc sấy khô. Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc, mối mọt.

Thành phần hóa học

Theo các nghiên cứu khoa học, trong thảo dược này có chứa:

  • Acid hữu cơ
  • Vitamin C
  • Có dẫn chất debenzo (a,c) cyclooctene (các schisandrin)
  • Đường
  • Chất xơ
  • Tinh dầu
  • Chất béo
  • Khi chín chứa nhiều axit amin như acid citric, acid malic, acid tartaric
  • Tanin
  • Các khoáng chất có lợi cho sức khỏe.

Vị thuốc ngũ vị tử

Quả ngũ vị tử sấy khô hoặc phơi khô để dùng
Quả ngũ vị tử  thường được thu hái khi chín và sấy khô hoặc phơi khô để dùng

Tính vị, quy kinh

  • Theo Đông y, ngũ vị tử vị chua, tính ôn, quy vào kinh Thận và Phế (theo Trung Dước học

Tác dụng

Theo y học hiện đại

Các tác dụng của ngũ mai tử theo nghiên cứu của y học hiện đại như sau:

  • Điều trị nhiễm trùng gan
  • Tăng khả năng dự trữ glucose và glycogen ở gan, tăng lactic acid trong cơ thể
  • Tăng cường hoạt động của phosphate, tăng mức độ hấp thu P32 ở vết vị trường
  • Chứa Schisandrin có khả năng kích thích thần kinh ngoại biên giải phóng choline và tiếp nhận nicotin
  • Kích thích một số bộ phận của hệ thần kinh trung ương
  • Tác động đến hệ thần kinh trung ương dẫn đến kích thích hoạt động hô hấp
  • Tăng cường nhãn lực, nhãn trường, tăng độ nhận biết của xúc giác
  • Trị suy nhược, giảm các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, đánh trống ngực, hồi hộp, rối loạn giấc ngủ

Theo Đông y

Các tác dụng của vị thuốc ngũ mai tử theo Đông y như sau:

  • Bổ thận
  • An thần
  • Liễm phế
  • Chí hãn sáp tinh chỉ tả sinh tân chỉ khát

Công dụng chữa bệnh

Dược liệu này thường được dùng để chữa:

  • Viêm khí phế quản mạn tính gây hen suyễn
  • Mất nước, mất nước, tim đập mạnh loạn nhịp, hồi hộp đánh trống ngực
  • Mất ngủ, ngủ hay mê, suy giảm trí nhớ quên lẫn
  • Sau bệnh sốt nhiễm khuẩn

Cách dùng – liều lượng

Thường được dùng ở dạng thuốc sắc với liều dùng khoảng 4 – 8g.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây

Ngũ vị tử có mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh ở nam giới
Ngũ vị tử có mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh ở nam giới

Một số bài thuốc chữa bệnh với vị thuốc ngũ mai tử có thể kể đến như:

1. Thu giữ mồ hôi (Có biểu liễm hãn)

  • Nguyên liệu: 63g ngũ mai tử; 125g bá tử nhân, 125g bán hạ; ma hoàng căn, mẫu lệ, bạch truật, nhân sâm, mỗi vị 63; đại táo 30 quả
  • Nấu nhừ đại táo, nghiền nát bỏ hạt
  • Các vị thuốc khác nghiền thành bột mịn rồi nhào với nước đặt
  • Cho đại táo vào làm hoàn, hoàn to bằng hạt ngô hoặc có thể dùng ở dạng bột
  • Dùng 2 lần/ngày, mỗi lần 20 – 30 viên

Công dụng: Củng cố ngoài biểu, thu giữ mồ hôi, chữa chứng tự ra nhiều mồ hôi hoặc mồ hôi trộm, cơ thể suy nhược.

2. Sạch phổi ngừng ho

  • Nguyên liệu: 6g ngũ mai tử, 12g đảng sâm, 12g mạch môn đông, 12g tang phiêu tiêu
  • Sắc các vị thuốc trên với nước uống ngày 1 thang để chữa phế hư, ho hen suyễn,

3. Ích thận, cố tinh

  • Nguyên liệu: 12g tang phiêu tiêu, 12g long cốt, 12g phụ tử, 8g ngũ mai tử
  • Sắc với nước uống hoặc làm thành viên hoàn chữa thận dương hư, hoạt tinh

4. Chữa tân sinh chỉ khát

  • Nguyên liệu: 6g ngũ mai tử, 12g đảng sâm, 12g mạch đông
  • Sắc với nước uống ngày 1 thang chữa tân dịch không đủ, miệng khô khát nước.

5. Người già phổi yếu, thở suyễn

  • Nguyên liệu: 5g ngũ mai tử, 12g sa sâm bắc, 10g mạch môn đông, 10g ngưu tất
  • Lấy các vị thuốc trên sắc với nước uống ngày 1 thang.

6. Chữa di mộng tinh

  • Nguyên liệu: 250g hồ đào nhân, 100g ngũ mai tử
  • Ngũ vị tử ngâm với nước khoảng nửa ngày cho mềm rồi tách bỏ hạt
  • Sao cùng hồ đào, để nguội rồi tán thành bột mịn
  • Bảo quản trong hũ thủy tinh, mỗi ngày lấy 9g uống với nước sôi hoặc nước hồ cơm.

7. Chữa viêm gan mạn tính với ngũ vị tử

  • Dùng ngũ mai tử sao khô, tán mịn, cho vào hũ thủy tinh bảo quản
  • Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 3g, dùng 1 đợt gồm 30 ngày
  • Uống với nước sôi hoặc nước hồ cơm, có thể thêm chút muối đường cho dễ uống.

8. Chữa thận hư gây đau lưng, nước tiểu đục, cứng xương sống

  • Nguyên liệu: 100g ngũ mai tử
  • Ngũ vị tử đem sấy khô, tán thành bột mịn rồi hoàn thành viên, hoàn to bằng hạt đậu
  • Mỗi ngày uống 30 viên với giấm

9. Chữa ho suyễn

  • Nguyên liệu: Ngũ mai tử, phèn phi
  • Lấy mỗi vị một lượng bằng nhau đem tán thành bột
  • Mỗi lần dùng 12g chấm với phổi lợn.

10. Chữa tỳ thận hư hàn gây tiêu chảy

  • Nguyên liệu: 6 – 8g ngũ mai tử, 8g nhục đậu khấu, 16g bổ cốt chỉ, 4g ngô thù du
  • Dùng các vị thuốc trên tán thành bột mịn, trộn với nước sắc đại táo và gừng tươi
  • Mỗi lần lấy 6 – 12g uống với nước muối ấm, dùng trước khi đi ngủ.

Dược thiện chữa bệnh với ngũ vị tử

Vị thuốc này còn được dùng làm dược thiện để bồi bổ sức khỏe
Vị thuốc này còn được dùng làm dược thiện để bồi bổ sức khỏe

Bên cạnh các bài thuốc chữa bệnh, người ta còn dùng ngũ mai tử làm dược thiện để bồi bổ, nâng cao sức khỏe và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh. Có thể kể đến như:

1. Tim lợn hầm ngũ mai tử

  • Nguyên liệu: 1 cái tim lợn, 9g ngũ mai tử
  • Tim lợn rạch mở, rửa sạch, bỏ ngũ vị tử vào khâu lại, đem hầm cách thủy
  • Thấy chín thì tắt bếp, ăn khi còn nóng

Công dụng: Chữa mất ngủ, thở gấp, hồi hộp loạn nhịp tim, vã mồ hôi, khát nước, kích ứng.

2. Rượu nhân sâm ngũ vị câu tử

  • Nguyên liệu: 30g ngũ mai tử, 10 – 20g nhân sâm, 30g câu kỷ tử, 500ml rượu
  • Ngâm rượu với các nguyên liệu đã chuẩn bị
  • Trước khi đi ngủ uống 15 – 20ml rượu nhân sâm ngũ vị câu kỷ

Công dụng: Chữa mất ngủ, hồi hộp, suy nhược thần kinh, đánh trống ngực.

3. Rượu ngũ vị tử

  • Nguyên liệu: 40g ngũ mai tử, 200ml rượu
  • Đem ngủ vị tử ngâm với rượu, chia làm 2 lần ngâm mỗi lần 100ml, cách nhau 10 ngày
  • Trộn 2 thứ rượu thuốc với nhau, thêm ít nước cất cho loãng
  • Sử dụng 3 lần/ngày, mỗi lần 2,5ml

Công dụng: Bồi bổ cơ thể cho bệnh nhân suy nhược thần kinh

Lưu ý khi sử dụng

Khi dùng vị thuốc ngũ mai tử, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không dùng cho người bên trong có thực nhiệt, bên ngoài có biểu tà
  • Không dùng cho người viêm khí phế quản mới khởi phát gây ho
  • Không dùng cho phụ nữ mang thai vì ngũ vị tử có khả năng gây co bóp tử cung
  • Không dùng cho người mắc bệnh dạ dày vì dược liệu này có thể làm tăng tiết dịch vị dạ dày
  • Không dùng cho người ho, mới phát ban, nhiệt thịnh
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nếu đan dùng các thuốc như thuốc chuyển hóa qua gan, Tacrolimus, thuốc chống đông máu warfarin… vì có khả năng gây tương tác với các thuốc này
  • Không dùng khi gặp các vấn đề như ợ nóng, phát ban da, chán ăn, đau dạ dày…

Ngũ vị tử là vị thuốc Đông y quý, có mặt trong nhiều bài thuốc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh. Thế nhưng, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc trước khi sử dụng để tránh các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn