Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Nhung hươu: Tác dụng chữa bệnh và cách dùng đúng

Nhung hươu là một trong những loại danh dược quý giá có công dụng bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng và giúp đẩy lùi nhiều căn bệnh mãn tính. Để tận dụng tối đa dưỡng chất của dược liệu mang lại thì cần hiểu rõ về tác dụng chữa bệnh và cách dùng đúng của nhung hươu.

Nhung hươu là gì?

Nhung hươu còn gọi là lộc nhung, là phần sừng non của con hươu đực. Thông thường, sừng của con hươu sẽ bị rụng đi vào mùa hè và mọc lại vào mùa xuân năm sau. Vì sừng mới mọc nên chúng rất mềm, mặt ngoài có phủ lông, bên trong chứa nhiều mạch máu, mô sụn nên khi sờ vào sẽ thấy mềm và mịn như nhung nên được gọi là nhung hươu.

Nhung hươu
Nhung hươu là một trong những loại thượng dược quý giá có mặt từ hàng ngàn năm nay

Do cơ chế tự tái tạo nên sừng non sau khi cắt sẽ mọc lại sừng mới trong vòng 1 năm và quá trình thu hoạch nhung hươu kéo dài từ 13 – 15 năm. Hiện nay, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đồng Nai,… là những tỉnh nuôi hươu để lấy sừng non. Nhưng chất lượng của lộc nhung sẽ có sự khác biệt, bởi nó phụ thuộc vào nơi nuôi và quá trình nuôi hươu.

  • Tên gọi khác: Lộc nhung, Huyết nhung, Quan lộc nhung, Mê nhung, Ban long châu, Hoàng mao nhung.
  • Tên trong khoa học: Cervus Nippon Temminck.
  • Thuộc họ: Hươu, nai.

Đặc điểm nhận biết

Hươu là động vật nhai lại, thuộc lớp có vú Mammalia, họ Hươu Cervidae và bộ Guốc Chuan Artiodactyla. Nhiều người thường rất dễ nhầm lẫn giữa con hươu và con nai, nhưng thực chất cả hai loại động vật này đều thuộc họ Hươu và chỉ khác nhau ở một vài đặc điểm.

Hươu là loại động vật nhỏ cao khoảng 1m, dài từ 0.9 – 1.2m, có bộ lông màu đỏ hồng rất mịn và thân có nhiều đốm trắng. Còn con nai thường to và khỏe hơn hươu, có lông cứng hơn màu nâu, xám và đặc biệt là không có đốm ở thân.

Thông thường, để nhận biết được lộc nhung của hươu, người ta sẽ dựa vào một số đặc điểm như sau:

  • Sừng non thường nhỏ, được chia làm thành 2 nhánh, rất mềm và mọc đều trên đầu của con hươu.
  • Bên ngoài nhung hươu được bao phủ một lớp lông mịn như nhung.
  • Vài tháng đầu mới mọc, phần nhung sẽ có màu hồng nhạt và về sau sẽ chuyển sang màu nâu khi đạt độ dài khoảng 15 – 20cm.
  • Vào mùa xuân, giá trị dinh dưỡng của nhung hươu rất cao. Bởi vì đây là thời kỳ mà loài hươu sinh trưởng mạnh mẽ nhất và người ta cũng thường thu hoạch lộc nhung vào thời điểm này.
  • Ngày nay, kỹ thuật thu hoạch nhung hươu ngày càng hiện đại nên chất lượng sừng non cũng cao hơn và đảm bảo không làm ảnh hưởng đến tính mạng của hươu.

Phân loại nhung hươu

Căn cứ vào thời gian thu hoạch huyết nhung (tuổi sừng của hươu) mà người ta phân chúng thành các loại như sau:

  • Huyết nhung: Đây là loại đắt nhất và có giá trị dinh dưỡng cao nhất. Chúng thường được thu hoạch khi sừng hươu vẫn còn non, lấy từ những con hươu đạt từ 3 tuổi trở lên. Với đặc điểm thân nhung ngắn, mềm, bóng, màu vàng hồng hoặc vàng nâu, chứa nhiều mạch máu và thường được khai thác triệt để nhất.
  • Nhung yên ngựa: Là loại sừng non đã bắt đầu phân nhánh nhưng còn ngắn, có hình dáng giống yên ngựa. Lộc nhung này cũng mang lại giá trị dinh dưỡng và dược tính khá cao, nhưng chúng cần phải thu hoạch đúng vào mùa xuân, tránh sừng già để không bị mất hàm lượng dinh dưỡng quý.
  • Nhung hươu chìa vôi: Đây là sừng non của con hươu dưới 2 tuổi có kích thước nhỏ với trọng lượng chỉ khoảng từ 40 – 50g. Hàm lượng dinh dưỡng thấp chỉ tương đương với nhung hoẵng.
  • Nhung hươu gác sào: Thu hoạch từ sừng của con hươu đã già từ 10 – 15 tuổi, sừng hươu cũng đã phân nhánh, lông cứng và dày. Vì đã qua giai đoạn khỏe nhất nên chất dinh dưỡng không có giá trị cao.

Cách thu bắt và sơ chế

Sừng hươu sẽ bắt đầu rụng vào cuối mùa hạ và mọc lại vào mùa xuân năm sau. Thông thường, vào tháng 2 – 3 hằng năm, người ta sẽ thường đi săn vào mùa này để lấy được nhung hươu chất lượng cao nhất.

Khi thu hoạch nhung hươu, người ta sẽ dùng một dụng cụ cưa thật sắc, một ít thuốc cầm máu nhanh cùng 4 – 5 người cùng giữ chặt hươu. Thao tác cưa phải thật nhanh, dứt khoát và cưa từ chỗ cách đáy nhung khoảng 3 – 4cm.

Lượng máu chảy ra có thể hứng cho vào rượu để uống giúp tăng cường sinh lý, nhưng cần phải lấy có chừng mực để không gây hại cho hươu. Ngoài ra, người ra thường dùng mực tàu trộn với than gỗ rồi bôi vào chỗ cưa để cầm máu nhanh cho hươu.

Nhung hươu
Cách thu bắt dứt khoát và sơ chế phải thật kỹ lưỡng

Sau khi cắt xong nhung hươu, người ta sẽ đem đi sơ chế ngay để tránh sinh mùi hôi thối và dòi bọ. Có 2 cách sơ chế nhung hươu phổ biến:

  • Cách 1: Nhúng cặp nhung hươu vào rượu để qua đêm sao cho đầu cắt hướng lên trên mặt rượu để tránh các hoạt chất dinh dưỡng của nhung hươu bị hòa tan. Hôm sau dùng rang cát cho nóng rồi cho cặp nhung vào ủ và đầu cắt hướng lên trên. Thay cát liên tục cho đến khi nhung khô hẳn.
  • Cách 2: Tẩm rượu vào nhung và đem sấy khô liên tục cho đến khi nhung khô kiệt lại.

Lưu ý:

  • Trong quá trình bào chế không được làm nứt hay chảy máu ở thân nhung vì sẽ làm giảm giá trị.
  • Để bào chế cần mất khoảng 2 – 3 ngày, một cặp nhung tươi 800g sẽ thu lại được 250g dược liệu là đạt chuẩn.
  • Bảo quản dược liệu này ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh sâu bọ và ẩm mốc.

Bảo quản

Tùy theo từng loại nhung hươu mà người ta sẽ chia ra cách bảo quản khác nhau, chẳng hạn:

  • Nhung hươu tươi: Cho nhung vào các túi chân không rồi bỏ vào ngăn đá của tủ lạnh. Cách này sẽ giúp hàm lượng dinh dưỡng và các hoạt chất trong nhung được giữ lại nguyên vẹn.
  • Nhung hươu khô: Để bảo quản được lâu hơn, sau khi sấy khô người ta đem nhung hươu cắt lát cho vào trong bình kín, có túi chống ẩm để tránh ẩm mốc cho nhung. Khi đó, lộc nhung có thể để được từ 1 – 2 tháng mà vẫn giữ được 95% hàm lượng dinh dưỡng.

Thành phần thuộc tính của nhung hươu

Nhung hươu là một trong tứ đại thượng dược của Việt Nam (bao gồm cả nhân sâm, nhục quế, lộc nhung, bạch phụ tử). Đây được xem là vị thuốc quý có từ hàng ngàn năm trước được dùng để dâng lên cho các bậc vua chúa hoặc đế vương.

Chính vì vầy mà những tác dụng tuyệt vời của nhung hươu đã được lưu lại trong nhiều tài liệu cổ của Y học cổ truyền và cả những công trình nghiên cứu khoa học hiện đại.

1. Tính vị

  • Trong ghi chép từ cuốn Bản Kinh: Lộc nhung có vị ngọt, tính ôn
  • Trong ghi chép từ cuốn Bản thảo Mông toàn: Lộc nhung có vị ngọt, mặn, tính ôn, không độc

2. Quy kinh

  • Theo cuốn Bản Thảo Kinh Sơ ghi chép: Nhung hươu nhập quyết âm kinh, thiếu âm, túc thiếu âm và thủ quyết âm.
  • Theo Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải cho biết: Nhung hươu quy vào kinh Can, Thận.

3. Thành phần hóa học

  • Acid uronic: Hỗ trợ chức năng sinh hóa, tăng cường thể lực, tạo cảm giác hưng phấn thoải mái.
  • Bạch cầu trung tính: Đây là thành phần có trong hệ miễn dịch tự nhiên, giúp tăng cường sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Chondroitin: Đây là thành phần quan trọng trong cấu trúc của sụn khớp, giúp các khớp trở nên dẻo dai, bền bỉ và cứng rắn hơn.
  • Collagen: Là thành phần tạo nên kết cấu chính cúa protein tại nhiều mô liên kết trong cơ thể.
  • Pantocrin: Thường được dùng để điều chế các loại thuốc hỗ trợ chức năng sinh lý, trẻ hóa cơ quan sinh sản và nội tiết.
  • Prostaglandin: Giúp chống viêm và phục hồi các tổn thương nhanh chóng.
  • Hyaluronic: Có khả năng kích thích sản sinh tế bào mới, chuyển hóa tế bào cũ, tốt cho xương khớp và trẻ hóa da.
  • Glycosaminoglycans: Có tác dụng hình thành các mô liên kết, giúp bôi trơn khớp xương và tăng cường sự bền bỉ cho xương.
  • IGF-1: Là một loại protein có khả năng điều hòa sự phát triển của nhân cùng các tế bào trong xương, sụn. Chất này còn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển trí não và chiều cao của trẻ nhỏ.
  • Thành phần khác: Ngoài ra còn có các loại nguyên tố vi lượng, axit amin cùng các khoáng chất quan trọng như canxi, kali, natri, magie, protid, lipid,…

Tác dụng chữa bệnh của nhung hươu

Theo các nghiên cứu của y học hiện đại chỉ ra rằng, nhung hươu mang lại rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Cụ thể:

  • Bồi bổ sức khỏe: Nhung hươu cung cấp 25 axit amin và 26 nguyên tố vi lượng giúp tăng cường sức khỏe, bổ sung năng lượng và tăng khả năng hồi phục sau phẫu thuật, xạ trị.
  • Tốt cho hệ tim mạch: Nhung hươu có chứa pantocrin có khả năng lưu thông máu ở tim mạch và động mạch vành nhằm ổn định nhịp tim, làm tim khỏe mạnh và ổn định huyết áp tốt.
  • Tăng sức đề kháng: Dùng nhung hươu thường xuyên sẽ giúp cho cơ thể được bổ sung khoáng chất, protein, lipid, làm tằng khả năng phục hồi tốt. Ngoài ra, loại thượng dược này còn có khả năng sinh tủy, bền khớp, khỏe xương, chống mệt mỏi và tái tạo phục lại tế bào nhờ Alkaline phosphatase.
  • Tăng cường sinh lực nam giới: Sử dụng nhung hươu đúng cách sẽ giúp cải thiện thời gian quan hệ, sinh tinh, ích huyết để điều trị chứng thận hư, liệt dương hoặc tinh trùng yếu. Vì vậy mà nhung hươu thường góp mặt trong nhiều bài thuốc chữa vô sinh hiệu quả.
  • Điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp, bệnh gút: Trong lộc nhung có chứa nhiều canxi giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa quá trình lão hóa xương khớp. Chất keo trong lộc nhung còn giúp tái tạo lại lớp sụn khớp.
  • Ổn định đường tiêu hóa: Giúp cải thiện hệ tiêu hóa rõ rệt như lợi niệu, tăng nhu động ruột cho dạ dày – ruột, kích thích quá trình chuyển hóa tốt protid – glucid, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng, cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  • Chống lão hóa: Nhung hươu giúp làm chậm quá trình lão hóa, hạn chế nếp nhăn, loại bỏ đồi mồi, nám da để chị em luôn giữ được làn da tươi trẻ, nhuận sắc. Ngoài ra, nhung hươu còn giúp bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt và giúp loại bỏ chất độc hại ra khỏi cơ thể.
Nhung hươu
Các thành phần trong nhung hươu chứa nhiều yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

Đối tượng nên và không nên sử dụng nhung hươu

Mặc dù loại thượng dược này mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho cơ thể, nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng được. Trước khi quyết định mua nhung hươu, bạn cần lưu ý đối tượng nên và không nên dùng như sau:

1. Đối tượng nên dùng nhung hươu

  • Trẻ em chậm lớn, bị còi xương, biến ăn, suy dinh dưỡng và thấp bé so với lứa tuổi.
  • Phụ nữ bị hiếm muộn, khó đậu thai, tử cung lạnh, mắc phải chứng lãnh cảm tình dục.
  • Nam giới bị yếu sinh lý, suy giảm ham muốn, xuất tinh sớm, tinh trùng loãng,…
  • Người già khi sử dụng nhung hươu sẽ giúp làm chậm quá trình lão hóa, ngăn ngừa các bệnh mãn tính và làm tăng độ chắc khỏe của xương.
  • Những người chơi thể thao, lao động chân tay nặng nhọc hoặc những người hoạt động trí óc với tần suất cao, thường xuyên bị căng thẳng, stress.
  • Người bị mắc các bệnh lý liên quan đến xương khớp.
  • Người gầy yếu xanh xao, suy nhược cơ thể, bị thiếu máu, người sau phẫu thuật hoặc mới ốm dậy.

2. Đối tượng không nên sử dụng nhung hươu

  • Phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ nhỏ không nên sử dụng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
  • Người có huyết áp cao, gan nóng, viêm thận nặng, bị bệnh gout (gút).
  • Người có cơ địa dị ứng với nhung hươu có thể gây ngứa.
  • Người có cơ thể hư nhiệt đi kèm các dấu hiệu sợ nóng, ra mồ hôi trộm, sốt về chiều, táo bón.
  • Người bị mất máu, viêm phế quản, khạc đờm vàng, hẹp van tim, sốt, sôi bụng, đau bụng đi ngoài hoặc bị đầy bụng.

Cách dùng nhung hươu đúng

Hiện nay trên thị trường có 2 loại nhung hươu chính là nhung tươi và nhung khô. Tuy nhiên, để dùng nhung hươu đúng cách, vừa phát huy hiệu quả cao và vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì bạn có thể tham khảo cách sử dụng như sau:

1. Sử dụng nhung hươu tươi

Để sử dụng nhung hươu tươi cần phải đảm bảo cạo sạch lớp lông nhung bên ngoài. Bởi nếu sơ chế để sót lông nhung thì khi ăn vào sẽ dẫn đến viêm ruột hoặc viêm đường tiêu hóa. Nhất là viêm ruột do lông hươu thì cực kỳ khó chữa dứt điểm.

Nhung hươu có giá trị dinh dưỡng cao, cho nên bạn có thể dùng nhung hươu để nấu cháo, nấu canh, ngâm rượu thuốc, hấp với cơm hoặc ngâm cùng mật ong để dùng dần.

  • Nấu cháo: Nhung hươu thái thành lát mỏng và đem xay nhỏ. Khi nấu cháo thì cho 1 muỗng cafe để nấu cùng và ăn nóng mỗi ngày từ 1 – 2 lần.
  • Nấu canh: Nhung hươu thái lát mỏng, đem băm nhỏ và cho vào bát canh nóng để ăn. Mỗi lần chỉ nên ăn từ 0.5 – 3g nhung.
  • Nhung hươu ngâm rượu: Thái hoặc chẻ mỏng nhung hươu, đem ngâm trực tiếp với rượu nếp theo tỷ lệ 100g ngâm với 0.65 lít rượu trên 45 độ trong vòng 1 tháng. Ngoài ra, có thể kết hợp cùng với dược liệu khác như dâm dương hoắc, kỷ tử, ba kích, nhục thung dung, sơn dược hoặc củ mài,….
  • Nhung hươu ngâm mật ong: Nhung hươu thái lát mỏng, đem ngâm cùng mật ong theo tỷ lệ 100g nhung cùng với 250ml mật ong. Mỗi ngày lấy khoảng 1/2 chén nhỏ cho vào bát nước gạo để hấp cách thủy trong 10 phút và ăn 2 lần/ ngày.

Lưu ý: Khi sử dụng nhung hươu tươi thì tốt nhất nên dùng ngay hoặc phải bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh để giữ tươi ngon và giàu dưỡng chất.

2. Sử dụng nhung hươu khô

So với nhung hươu tươi thì nhung hươu khô tiện lợi hơn, vì chúng đã được sơ chế sạch sẽ và được sấy khô hoàn toàn và cũng có thể dùng bột làm từ nhung khô đều được.

  • Nấu cháo: Nhung hươu cắt lát, đem sao khô cho giòn rồi xay nhỏ. Sau đó lấy khoảng 5 – 10g nhung để nấu cùng cháo ăn mỗi ngày.
  • Hấp hoặc tráng trứng: Bạn có thể dùng bột nhung hươu hòa cùng với trứng để hấp hoặc tráng ăn bình thường theo tỷ lệ 05 – 1g bột nhung cùng với 1 quả trứng. Dùng để ăn vào sáng sớm khi bụng đói và ăn liên tiếp trong 1 tháng.
  • Ngâm rượu: Nhung khô đem thái nhỏ, lấy khoảng 100g nhung khô ngâm cùng 1.5 lít rượu ngon trong vòng 1 tháng.
  • Pha trà: Nhung hươu thái thành lát mỏng, nhỏ rồi đem đi đun và hãm làm thành nước trà để uống.

Lưu ý: Nhung hươu khô rất dễ bảo quản, do đó bạn chỉ cần bảo quản trong lọ kín, để ở nơi thoáng mát, tránh nhiệt độ quá cao hoặc ẩm mốc.

Nhung hươu
Nhung hươu cần được sơ chế sạch sẽ trước khi chế biến

Liều lượng dùng nhung hươu

Bất kỳ bài thuốc hay nguyên liệu chế biến nào khi dùng cũng cần phải tuân thủ theo liều lượng được quy định, tránh lạm dụng để không phải mắc phải tác dụng phụ không mong muốn.

  • Đối với lộc nhung tươi: Nếu dùng để chữa bệnh thì có thể dùng từ 3 – 8g/ lần hoặc có thể lên 10g/ lần tùy theo tình trạng của mỗi người.
  • Đối với lộc nhung khô: Người trưởng thành khi dùng để chữa bệnh thì có thể dùng từ 1 – 3g. Còn với trẻ nhỏ thì liều lượng dùng chỉ bằng 1/3 của người lớn và chỉ dùng khi thật sự cần thiết.
  • Đối với lộc nhung ngâm rượu: Mỗi ngày chỉ dùng từ 10 – 20ml tương đương với 1 – 2 chén nhỏ (dành cho người trưởng thành).
  • Đối với lộc nhung ngâm mật ong: Mỗi ngày người lớn có thể dùng từ 2 – 3 muỗng cafe dung dịch cùng với 2 – 3 lát nhung hươu. Trẻ em thì dùng 1/3 liều người lớn.
  • Ăn hoặc uống nhung hươu: Không nên dùng nhung hươu liên tục. Tốt nhất là khoảng 2 – 3 ngày nên dùng 1 lần và dùng trong 2 – 3 tuần thì lại nghỉ 1 tuần.

Một số bài thuốc từ nhung hươu

Trong dân gian, nhung hươu không chỉ được biết đến là dùng để chế biến thành các món ăn bồi bổ sức khỏe mà còn có thể được dùng để chữa bệnh. Chẳng hạn:

  • Điều trị liệt dương, xuất tinh sớm: 20 – 40g nhung hươu đem thái lát rồi ngâm với rượu trong vòng 7 ngày. Mỗi ngày uống khoảng 10 – 20ml.
  • Điều trị đau lưng mỏi gối, tinh, hoạt tinh, phụ nữ bị băng huyết, rong kinh, khí hư: Lấy 6g nhung hươu và 30g sơn dược ngâm cùng 500ml rượu trắng trong 10 – 15 ngày. Mỗi ngày uống khoảng 20 – 40ml rượu và chia làm 2 lần uống.
  • Điều trị thiếu máu, hoa mắt, đau đầu, ù tai: Nghiền 200g nhung hươu thành bột mịn dùng để uống hàng ngày, mỗi ngày 1 lần từ 1 – 3g.
  • Điều trị còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ: Dùng bột nhung hươu đã được chế biến sẵn. Mỗi ngày cho trẻ uống từ 1 – 2.5g bột và chia làm thành 2 lần uống.
  • Điều trị liệt dương đi kèm tiểu nhiều, tiểu đêm: Đem lộc nhung sao cùng với rượu trắng rồi tán thành bột mịn và bảo quản trong hộp kín. Đem sắc cùng với 20g dâm dương hoắc để đạt hiệu quả. Mỗi lần uống khoảng 0.8 – 1.2g bột cùng với nước sắc dâm dương hoắc.
  • Điều trị băng lậu, hỏa suy gây vô sinh ở phụ nữ: Chuẩn bị 80g nhung hươu, nhục thung dung, ô tặc cốt đem tán thành bột. Sử dụng đều đặn mỗi ngày khoảng 8 – 12g.
  • Điều trị sốt về chiều, mồ hôi trộm, chứng hồi hộp, lo sợ: Chưng 40g mỗi thứ gồm lộc nhung, rượu thêm phụ tử. Đem tất cả tán thành bột mịn và chia đều làm thành 4 phần. Để tăng hiệu quả thì bỏ thêm 10 lát sinh khương, đem sắc nước rồi dùng uống với bột thuốc khi còn ấm.
  • Điều trị tủy hư, xương mềm, chân tay yếu: Đem tất cả các nguyên liệu sau đây tán thành bột mịn (1g lộc nhung, 15g ô tặc cốt, 10g tầm gửi dâu tằm, 10g tổ bọ ngựa trên cây dâu, 10g bạch thược, 10g đẳng sâm, 10g đương quy, 10g long cốt) trộn cùng với mật ong để vo thành viên. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 – 5g.

Tác dụng phụ của nhung hươu

Nhung hươu rất tốt cho sức khỏe nếu được sử dụng đúng cách, đúng liều lượng. Ngược lại, sử dụng với liều dùng không phù hợp thì có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Viêm ruột, viêm đường tiêu hóa: Tình trạng này không may xảy ra do không biết cách chế biến hoặc sử dụng khi nhung còn sót lông.
  • Nứt thịt: Tình trạng này xảy ra trong trường hợp lạm dụng quá nhiều nhung.
  • Phát dục sớm: Cho trẻ sử dụng quá nhiều nhung hoặc trẻ đang khỏe mạnh nhưng vẫn cho dùng sẽ khiến cho trẻ bị phát dục sớm.
  • Hói đầu: Dùng không đúng cách cũng khiến cho trẻ vị thành niên bị hói đầu.
  • Nổi mụn, ngứa da: Tính ấm của nhung có thể khiến cho cơ thể sinh nhiệt và nổi mụn. Khi gặp tình trạng này, bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.
Nhung hươu
Lạm dụng hoặc dùng không đúng cách sẽ gây ra một số tác dụng phụ

Nhung hươu có giá bao nhiêu?

Trên thực tế, giá nhung hươu thường ảnh hưởng bởi những yếu tố:

  • Loại nhung hươu: Như đã được chia sẻ ở trên, nhung hươu được chia làm 4 loại. Trong đó, huyết nhung có giá cao nhất và nhung gác sào sẽ có giá thấp nhất.
  • Trạng thái: Bao gồm nhung hươu tươi, nhung hươu khô và nhung hươu đã qua chế biến (bột nhung, cao nhung, viên nhung,…).
  • Nguồn gốc xuất xứ: Đây là yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến giá thành.

1. Giá nhung hươu trong nước

  • Huyết nhung tươi: Có giá dao động từ 1.300.000 – 1.500.000 đồng cho 100g.
  • Nhung yên ngựa: Dao động từ 1.200.000 – 1.400.000 đồng cho một 100g.
  • Nhung hươu tươi đã phân nhánh, cứng: Có giá từ 1.100.000 – 1.300.000 đồng cho 100g.
  • Nhung hươu ở dạng khô, thái lát hoặc dạng bột: Có giá từ 1.800.000 – 2.000.000 đồng cho 100g.
  • Nhung hươu nấu thành cao: Có giá khoảng 500.000 cho 100g.

2. Giá nhung hươu nhập từ nước ngoài

  • Nhung hươu tươi: 1.400.000 đồng/100g.
  • Nhung hươu khô Pankal cao cấp: 1.900.000 đồng/100g.
  • Huyết hươu Pantogematogen giá: 3.000.000 đồng/100g, 1kg sẽ có giá 13.000.000 đồng.
  • Huyết hươu khô – Gemolen: Có giá 2.900.000 đồng/100g.
  • Cao ban long: Có giá 1.200.000 đồng/100g.
  • Gạc hươu Siberia: Có giá 800.000 đồng/chiếc.

Nên mua nhung hươu ở đâu?

Để tránh mua nhầm nhung hươu kém chất lượng, người tiêu dùng cần sáng suốt lựa chọn những địa chỉ bán uy tín. Dưới đây là những đơn vị bán nhung hươu chất lượng, đảm bảo uy tín mà bạn có thể tham khảo:

  • Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng Dược liệu Vietfarm: Số 48 Tố Hữu, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
  • Công ty cổ phần thương mại Tamsoa: Số 27/90 Khuất Duy Tiến, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Altai Sibiri: Số 43E đường giáp Nhất, Tổ 1, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu Tư và Sản Xuất Tâm Việt: Số 4/152 đường Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội.
  • Công ty TNHH Eco Siberia Việt Nam: Tòa VP6 Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Cách phân biệt nhung hươu thật – giả

Có thể thấy, nhung hươu là mặt hàng đang được rất nhiều người săn đón, do đó mà trên thị trường rao bán rất nhiều loại lộc nhung giả và kém chất lượng. Trước khi tìm mua nhung hươu, bạn cũng cần tham khảo một số đặc điểm nhận dạng để phân biệt hàng thật và hàng giả:

1. Nhung hươu thật

  • Khi cầm lên sẽ ngửi thấy mùi tanh của huyết tương.
  • Thân nhung có màu hồng nhạt hoặc hồng vàng.
  • Lớp lông bên ngoài mỏng và mềm như nhung, rất khó nhổ bằng tay.
  • Nhung hươu thái lát sẽ có lát cắt phẳng, nhẵn và đồng đều kích thước. Khi nếm sẽ có mùi tanh, hơi mặn và ngọt.
  • Phần lát cắt sẽ có màu đỏ tươi và nhiều lỗ li ti.

2. Nhung hươu giả

  • Kích thước của nhung hươu ngắn, ít nhánh, khi cầm thấy nặng.
  • Gốc lộc nhung khi cắt có vết màu đỏ sẫm ra thuốc nhuộm và không thấy được lỗ nhỏ của mạch máu.
  • Thân nhung có màu trắng vàng hoặc vàng nhạt.
  • Lớp lông bên ngoài cứng, sần sùi và dễ bong tróc.
Nhung hươu
Nhận dạng một số đặc điểm của nhung hươu sẽ giúp bạn tránh mua phải hàng giả

Lưu ý khi dùng nhung hươu

Để có thể phát huy tối đa công dụng vốn có của nhung hươu, trong quá trình sử dụng bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Sử dụng nhung theo sự hướng dẫn và đúng liều lượng chỉ định của bác sĩ. Chỉ nên dùng khi cần thiết và ngưng sau 2 – 3 tuần. Dùng quá lâu hoặc lạm dụng sẽ gây nứt thịt.
  • Chế biến tuyết nhung đúng cách để tránh sinh bệnh. Khi dùng để ngâm rượu thì phải cạo thật sạch lông để không bị viêm ruột hoặc viêm đường tiêu hóa.
  • Không được tự ý kết hợp lộc nhung với bất kỳ dược liệu nào mà không có sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn.
  • Lựa chọn cơ sở bán nhung hươu uy tín, tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Không tùy tiện sử dụng lộc nhung để trị không đúng bệnh hoặc cơ thể đang khỏe mạnh.

Bài viết đã tổng hợp thông tin đầy đủ về tác dụng chữa bệnh và cách dùng đúng của nhung hươu. Mặc dù nhung hươu rất tốt cho sức khỏe, nhưng trong quá trình sử dụng bạn cần hết sức lưu ý và sử dụng đúng cách để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn