Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Xích thược: Tác dụng, cách bào chế và các bài thuốc chữa bệnh

Xích thược là rễ phơi/ sấy khô của 3 loài thực vật có tên thược dược. Dược liệu này có tác dụng chỉ thống, tán ứ và lương huyết, thường được sử dụng để điều trị các chứng bệnh do huyết hư, ứ trệ như đau bụng kinh, đại tiện ra máu, chảy máu cam,…

xích thược có tác dụng gì
Xích thược là rễ phơi/ sấy khô của 3 loài thực vật có tên thược dược

Xích thược là vị thuốc gì?

Xích thược là rễ phơi khô của 3 loài thực vật có tên thược dược, bao gồm Paeonia obovata Maxim (thảo thược dược), Paeonia lactiflora Pall (thược dược) và Paeonia veitchii Lynch (xuyên xích thược). Cần phân biệt xích thược và bạch thược (là rễ phơi khô của cây Paeonia lactiflora Pall).

Xích thược có tên dược là Radix Paeoniae rubrae và thường được sử dụng để điều trị các chứng bệnh về can và huyết.

  • Tên gọi khác: Xuyên xích thược, thược dược
  • Tên dược: Radix Paeoniae rubrae
  • Tên khoa học: Paeonia obovata Maxim, Paeonia veitchii Lynch, Paeonia lactiflora
  • Họ: Mao lương – Ranunculaceae

Mô tả dược liệu xích thược

1. Đặc điểm thực vật

Dược liệu xích thược thực chất là rễ phơi khô của 3 loài thược dược. Thược dược là cây sống lâu năm, thân mọc thẳng đứng và có chiều cao trung bình từ 50 – 80cm. Rễ phát triển thành củ, bên ngoài có màu nâu xám, bên trong có màu trắng hoặc sắc hồng nhạt.

Lá có hình trứng, dài khoảng 8 – 12cm, rộng 2 – 4cm, mọc so le và mép nguyên. Hoa mọc đơn độc, với cánh hoa màu trắng, hồng hoặc đỏ, kích thước hoa lớn. Cây thược dược ra hoa vào tháng 5 – 7 và kết quả vào tháng 6 – 7 hằng năm.

xích thược có tác dụng gì
Hình ảnh cây thược dược cho dược liệu xích thược

Ngoài thược dược, xích thược còn là rễ củ của cây thảo thược dược và xuyên xích thược. Trong đó, thảo dược thược có hình như tương tự như thược dược nhưng cây và rễ nhỏ hơn. Xuyên xích thược thường có hoa màu hồng và nhị vàng.

2. Phân bố

Các loài thược dược cho vị thuốc xích thược đều phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản. Hiện nay, một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta cũng đã trồng các thảo dược này để làm thuốc nhưng sản lượng còn hạn chế.

3. Bộ phận dùng

Rễ củ (được gọi là xích thược)

4. Thu hoạch – sơ chế

Thu hoạch rễ củ vào mùa xuân và mùa thu. Sau khi đào lấy rễ, đem cắt bỏ rễ con và thân. Sau đó loại bỏ đất cát và phơi khô.

5. Cách bào chế xích thược

Một số cách bào chế dược liệu xích thược:

  • Đem cạo bỏ vỏ ngoài rồi đồ lền cho chín. Sau khi đồ thì chỉnh củ lại cho thẳng và phơi/ sấy khô.
  • Ủ mềm, sau đó thái mỏng và dùng sống hoặc có thể tấm với giấm/ rượu sao.

6. Thành phần hóa học

Xích thược chứa thành phần chính paeoniflorin. Ngoài ra, dược liệu còn chứa một số thành phần hóa học khác như acid benzoic, chất đường, nhựa, tannin, tinh bột, tinh dầu,…

Vị thuốc xích thược

bào chế xích thược
Xích thược có vị chua, đắng, tính hàn, tác dụng giảm đau, tán ứ và lương huyết

1. Tính vị

  • Vị chua, đắng, tính hàn
  • Quy vào phần huyết của kinh Can, Tỳ

2. Tác dụng của xích thược theo Đông y

  • Công năng lương huyết, giảm đau, tán ứ
  • Chủ trị các chứng như chảy máu cam, mắt đỏ sưng đau, tiêu ra máu, ôn độc phát ban, kinh bế, sườn đau, sưng đau do sang chấn, đau bụng kinh, nhọt độc sưng đau

Cả bạch thược và xích thược đều có tính vị tương tự nhau. Tuy nhiên, xích thược mạnh về tán ứ, hoạt huyết, lương huyết và chỉ thống. Trong khi đó, bạch thược mạnh về dưỡng huyết, hoàn cấp, liễm âm kèm bình can tức dương.

3. Công dụng của xích thược theo y học hiện đại

Xích thược đã được khoa học nghiên cứu và công nhận một số tác dụng sau:

  • Paeoniflorin trong xích thược có tác dụng chống viêm, chống co thắt và ức chế thần kinh (an thần).
  • Ngoài ra, hoạt chất Paeoniflorin còn có khả năng giảm cơn đau ở chuột nhắt trắng thực nghiệm được gây đau bởi axit acetic tiêm phúc mạc. Đồng thời chống co giật (yếu) và hạ thân nhiệt.
  • Paeoniflorin còn có tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu (chống đông máu).
  • Có tác dụng giảm đau do co thắt. Thực nghiệm trên súc vật nhận thấy, dược liệu có tác dụng chống co thắt dạ dày, đường ruột và tử cung.
  • Dược liệu được chứng minh có khả năng kháng khuẩn, ức chế virus và nấm, bao gồm phó thương hàn, trực trùng coli, trực khuẩn lỵ, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn ho gà, herpes, virus cúm, virus gây bệnh đường ruột và một số loại nấm men thường gây bệnh ở người.

4. Cách dùng – liều lượng

Xích thược chủ yếu được sử dụng ở dạng thuốc sắc với liều dùng trung bình 6 – 12g/ ngày.

Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu xích thược

xích thược có tác dụng gì
Xích thược thường được dùng trong bài thuốc chữa các chứng bệnh do huyết hư, ứ trệ

1. Bài thuốc chữa bế kinh

  • Chuẩn bị: Đương quy, xích thược, hồng hoa, huyền hồ, xuyên khung và hương phụ mỗi thứ 8g.
  • Thực hiện: Sắc uống dùng trong ngày.

2. Bài thuốc trị rong huyết, rong kinh sau khi đặt vòng tránh thai

  • Chuẩn bị: Hương phụ, ngũ linh chi, bồ hoàng, tô mộc và trạch lan mỗi thứ 12g, đương quy 8g, ích mẫu 16g, xích thược 12g.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống, ngày dùng đều đặn 1 thang cho đế khi kinh nguyệt điều hòa trở lại.

3. Bài thuốc chữa chứng viêm tắc động mạch

  • Chuẩn bị: Hoàng kỳ và đan sâm mỗi thứ 20g, xích thược 12g, bạch chỉ, nhũ hương, nghệ, quế chi, hồng hoa, một dược, tô mộc và đào nhân mỗi thứ 12g, xuyên quy vĩ 16g.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống, ngày dùng đều đặn 1 thang.

4.Bài thuốc trị chảy máu dưới da

  • Cuhaanr bị: Kim ngân, huyền sâm và sinh địa mỗi thứ 16g, mao căn 40g, xích thược 12g, hồng hoa 4g, đan bì, ích mẫu, đan sâm, liên kiều và xích thược mỗi thứ 12g.
  • Thực hiện: Cho dược liệu vào ấm, đổ nước vào sắc đặc. Chia nước sắc thành nhiều lần uống và dùng hết trong ngày. Duy trì bài thuốc cho đến khi tình trạng chảy máu dưới da được kiểm soát.

5.Bài thuốc chữa chứng đau tức, đau nhói ở ngực

  • Chuẩn bị: Uất kim, hồng hoa, xuyên khung, hoàng kỳ và xích thược mỗi thứ 20g, đan sâm 30g, trầm hương, toàn quy và đảng sâm mỗi thứ 16g, hương phụ và mạch môn mỗi thứ 12g.
  • Thực hiện: Sắc uống, dùng mỗi ngày 1 thang.

6. Bài thuốc trị chứng bạch đới, băng huyết ở nữ giới

  • Chuẩn bị: Hương phụ và xích thược mỗi thứ bằng lượng nhau.
  • Thực hiện: Đem tán nhỏ và bảo quản dùng dần. Mỗi lần sử dụng 6 – 8g, ngày dùng 2 lần. Sử dụng trong 4 – 5 ngày là khỏi.

7. Bài thuốc trị chứng lịch tiết phong, chân tay phù và đau nhức

  • Chuẩn bị: Đào nhân 20g, đương quy, hải đông bì, xích thược và phòng kỷ mỗi thứ 80g, xuyên khung, phụ tử và tỳ giải mỗi thứ 40g, quế tâm 120g.
  • Thực hiện: Tán bột, mỗi lần uống 20g. Hoặc có thể sắc với gừng tươi 6g, uống ấm khi bụng đói.

8. Bài thuốc chữa chứng chảy máu cam

  • Chuẩn bị: Xích thược vừa đủ.
  • Thực hiện: Đem tán nhỏ, mỗi lần uống 6 – 8g.

9. Bài thuốc trị đau thắt ngực do bệnh mạch vành

  • Chuẩn bị: Xích thược 40g.
  • Thực hiện: Sắc uống ngày 3 lần.

10. Bài thuốc trị chứng tích khối khiến bụng sa xuống, đau cố định 1 chỗ

  • Chuẩn bị: Đương quy, đan bì, đào nhân, cam thảo, xuyên khung và hồng hoa mỗi thứ 12g, chỉ xác 6g, hương phụ 10g, huyền hồ, ô dược, ngũ linh chi và xích thược mỗi thứ 8g.
  • Thực hiện: Cho dược liệu vào ấm sắc lấy nước uống.

11. Bài thuốc trị chứng thương hàn đi tiêu và nôn ra máu

  • Chuẩn bị: A giao 40g, xích thược, đương quy, bạch thược, chích cam thảo, hoàng cầm và phụ tử mỗi thứ 40g, sinh địa 160g.
  • Thực hiện: Đem dược liệu tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 20g uống với rượu ấm khi bụng đói.

12. Bài thuốc trị chứng viêm tuyến tiền liệt lành tính ở nam giới

  • Chuẩn bị: Bồ công anh 40g, xích thược 20g, bại tương thảo 20g, xuyên luyện tử, nhũ hương, trạch lan, đào nhân, đan sâm và vương bất lưu hành mỗi 8g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng đều đặn 1 thang.

13. Bài thuốc hỗ trợ cải thiện tình trạng liệt nửa người

  • Chuẩn bị: Đương quy vĩ 8 – 12g, sinh hoàng kỳ 40 – 100g, xích thược 6 – 8g, xuyên khung, hồng hoa và đào nhân mỗi thứ 8g, địa long 4g.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống, ngày dùng đều đặn 1 thang.

14. Bài thuốc trị ung nhọt mới mưng mủ

  • Chuẩn bị: Chích xuyên sơn giáp, tạo giác thích (sao), thiên hoa phấn, bạch thược, quy vĩ và bối mẫu mỗi thứ 8 – 12g, cam thảo 4 – 8g, một dược, phòng phong, nhũ hương và trần bì mỗi thứ 6 – 8g, kim ngân hoa 12 – 20g, xích thược 12g.
  • Thực hiện: Sắc với nửa nước nửa rượu rồi dùng uống hằng ngày cho đến khi nhọt tan thì ngưng.

15. Bài thuốc chữa chứng đau tức ngực do khí trệ, huyết ứ

  • Chuẩn bị: Cam thảo 4g, xuyên khung, cát cánh và chỉ xác mỗi thứ 6 – 8g, đương quy và sinh địa hoàng mỗi thứ 12 – 16g, đào nhân 8 – 16g, xích thược và sài hồ mỗi thứ 8 – 12g, hồng hoa và xuyên ngưu tất mỗi thứ 6 – 12g, đương quy 12 – 16g.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống, chia thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày.

16. Bài thuốc trị chứng huyết ứ ở đầu mặt gây đỏ mũi, giảm thính lực

  • Chuẩn bị: Xạ hương (xung phục) 10 – 12g, sinh khương, hồng hoa và đào nhân mỗi thứ 12g, xuyên khung và xích thược mỗi thứ 8g, củ hành già (cắt vụn) 3 củ.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống, dùng đều đặn đến khi huyết tan thì ngưng.

17. Bài thuốc trị chứng trường ung (viêm ruột thừa cấp tính)

  • Chuẩn bị: Mẫu đơn bì 8 – 12g, đại hoàng 6 – 12g, đông qua nhân 12 – 20g, đào nhân 12g, kim ngân hoa 20 – 30g, xích thược 12g, liên kiều 12 – 16g, sinh cam thảo 6 – 8g và sinh ý dĩ nhân 20 – 40g.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống, ngày dùng đều đặn 1 thang.

18. Bài thuốc trị kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh do xung nhâm hư hàn

  • Chuẩn bị: Ngô thù du 6 – 12g, xích thược 8 – 12g, sinh khương 8 – 12g, đương quy 12g, quế chi 4 – 8g, mạch môn 12g, chích cam thảo 4g, đơn bì 8 – 12g, đảng sâm 12g, bán hạ chế 6 – 12g, a giao 8 – 12g, ngô thù du 6 – 12g.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống, chia thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày.

19. Bài thuốc trị đau bụng do nhiều huyết ứ, khí trệ

  • Chuẩn bị: Nhũ hương, sa nhân và một dược mỗi thứ 6 – 10g, xích thược 8 – 12g và đan sâm mỗi thứ 12 – 20g.
  • Thực hiện: Sắc uống ngày dùng 1 thang. Có thể gia thêm nhân sâm nếu huyết áp không ổn định.

20. Bài thuốc hoạt huyết điều kinh, được sử dụng để chữa chứng rối loạn kinh nguyệt

  • Chuẩn bị: Đào nhân và xích thược mỗi thứ 8 – 12g, hồng hoa 4 – 12g, xuyên khung 6 – 12g, sinh địa 12 – 20g và đương quy 12g.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống, ngày dùng đều đặn 1 thang. Có thể chia nước sắc thành 2 – 3 lần uống.

21. Bài thuốc trị chứng chảy máu do huyết nhiệt (chảy máu cam, ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, đại tiện ra máu)

  • Chuẩn bị: Bạch mao căn 20g, xích thược, trắc bá diệp, tri mẫu và hoàng cầm mỗi thứ 12g, cam thảo 4g, cát cánh 8g, chi tử 16g.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống, ngày dùng đều đặn 1 thang.

22. Bài thuốc trị bỏng nhiễm trùng gây khát nước, sốt và người bứt rứt

  • Chuẩn bị: Phòng phong, xích thược, hoàng bá, sinh chi tử và cam thảo mỗi thứ 12g, liên kiều 20g, đương quy 24g, khương hoạt 8g, sinh hoàng kỳ 40 – 60g, sinh địa 20g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng đều đặn 1 thang.

23. Bài thuốc trị bệnh mạch vành

  • Chuẩn bị: Đơn sâm, xích thược mỗi thứ 15g, hoàng kỳ 30g, xuyên khung 10g và đương quy 12g.
  • Thực hiện: Sắc mỗi ngày 1 thang, dùng 4 – 6 tuần là kết thúc liệu trình. Có thể lặp lại liệu trình để kiểm soát bệnh dứt điểm.

24. Bài thuốc trị chứng viêm tắc động mạch

  • Chuẩn bị: Kim ngân hoa, xích thược, đan sâm, hồng hoa, ngưu tất, xuyên khung, đương quy, huyền sâm và đào nhân mỗi thứ 10g, nga truật, tam lăng và địa miết trùng mỗi thứ 6g, địa long 10g, manh trùng, thủy điệt và sinh cam thảo mỗi thứ 3g.
  • Thực hiện: Cho dược liệu vào ấm sắc lấy nước ấm, dùng hết trong ngày.

25. Bài thuốc chữa viêm màng tiếp hợp (mắt sưng đỏ, đau do phong nhiệt tích tại kinh can)

  • Chuẩn bị: Đăng tâm 2 – 4g, xích thược, sài hồ, tang diệp và cúc hoa mỗi thứ 12g, quyết minh tử 8g.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống, mỗi ngày dùng từ 1 – 2 thang.

26. Bài thuốc trị chứng u xơ tử cung

  • Chuẩn bị: Hải tảo, xích thược, đào nhân, quế chi, miết giáp và mẫu lệ mỗi thứ 160g, bạch thược, đơn bì và phục linh mỗi thứ 240g, nhũ hương, nga truật, tam lăng và một dược mỗi thứ 80g, hồng hoa 100g.
  • Thực hiện: Đem tất cả tán thành bột mịn rồi luyện với mật làm thành hoàn. Mỗi lần uống từ 10 – 12g, ngày dùng đều đặn từ 2 – 3 lần.

27. Bài thuốc trị đau nhức xương khớp do phong thấp, huyết ứ và khí trệ

  • Chuẩn bị: Khương hoàng, khương hoạt, hoàng kỳ (mật sao), phòng phong, xích thược và đương quy (tẩm rượu) mỗi thứ 15 – 20g, chích cam thảo 4g.
  • Thực hiện: Đem tất cả dược liệu tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 12 – 16g uống với nước sắc gừng tươi.

Một số lưu ý khi dùng dược liệu xích thược

Trước khi sử dụng dược liệu xích thược, cần lưu ý một số vấn đề sau:

xích thược có tác dụng gì
Không dùng dược liệu xích thược trong trường hợp huyết ứ nhưng không ứ trệ
  • Không sử dụng phối hợp với lê lô.
  • Không dùng trong trường hợp huyết hư nhưng không bị ứ trệ và chứng hư hàn.
  • Dược liệu có đặc tính chống đông máu nên cần cân nhắc trước khi sử dụng với các loại thuốc và viên uống bổ sung có tác dụng chống ngưng tập tiểu cầu.

Bài viết đã tổng hợp một số thông tin cơ bản về dược liệu xích thược – vị thuốc quý đối với các chứng bệnh do huyết hư, ứ trệ. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bài thuốc từ dược liệu này.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn