Top 8 Sữa Tăng Cân Cho Bé được lựa chọn nhiều nhất hiện nay

Axit folic là gì? Vì sao cần bổ sung Axit folic khi mang thai?

Mẹ bị dọa sảy thai nên ăn gì để phôi thai bám chắc vào tử cung?

9 Cách trị hôi nách sau sinh siêu đơn giản mẹ nên bỏ túi

Cách tắm, vệ sinh cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn đúng cách

Chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh: Quy trình và chi phí

Mang thai uống nước dừa có được không? Uống bao nhiêu thì tốt?

Top 7+ Thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh an toàn được nhiều mẹ tin dùng

Xét nghiệm Double test là gì? Có cần thiết không? Giá bao nhiêu?

Cách vệ sinh mắt, mũi, tai cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ nên biết

Kinh nghiệm khi đi sinh tại bệnh viện Từ Dũ mẹ bầu nên biết

Từ Dũ là một trong những bệnh viện sản phụ uy tín hàng đầu cả nước, do có chi phí sinh “mềm” hơn các bệnh viện phụ sản lớn ở Sài Gòn, các bác sĩ lại có tay nghề cao nên được đông đảo sản phụ lựa chọn. Nếu đang có dự định “đón” em bé chào đời ở bệnh viện này, dưới đây là một số kinh nghiệm khi đi sinh tại bệnh viện Từ Dũ rất hữu ích mà mẹ không nên bỏ qua.

Đôi điều về bệnh viện Từ Dũ

Kinh nghiệm khi đi sinh tại bệnh viện từ dũ
Từ Dũ là bệnh viện được nhiều chị em tin tưởng lựa chọn để “đón con yêu” chào đời

Bệnh viện Từ Dũ là nơi tiên phong áp dụng các nghiên cứu, phương pháp thăm khám liên quan đến sản phụ khoa. Điểm mạnh của bệnh viện là nơi tập trung các chuyên gia, giáo sư, y bác sĩ đầu ngành cùng trang thiết bị y tế hiện đại cả nước. Đây cũng là lý do mà hầu như các ca sinh đặc biệt khó từ các bệnh viện cao cấp như Quốc Tế Sài Gòn, Hạnh Phúc, Pháp Việt… đều phải chuyển về Từ Dũ. Có thể chất lượng dịch vụ, độ thoải mái khi sinh ở bệnh viện Từ Dũ không bằng các bệnh viện khác nhưng về tay nghề, trình độ chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ ở đây thì mẹ có thể hoàn toàn yên tâm.

Nếu mẹ muốn đảm bảo an toàn trong quá trình sinh nở và muốn tiết kiệm chi phí khi sinh thì Từ Dũ chính là lựa chọn tuyệt vời mà mẹ không thể bỏ qua. Tuy nhiên, vì phục vụ nhiều tầng lớp, lại được rất nhiều mẹ bầu lựa chọn để thăm khám, sinh con nên không thể tránh khỏi tình trạng phải chờ đợi quá lâu, chung phải, đôi khi không đủ giường phải chờ đợi, không riêng tư, không được chăm sóc chu đáo…  

Kinh nghiệm khi đi sinh tại Bệnh viện Từ Dũ

1. Khi nào nên đến bệnh viện?

Với các mẹ đã chọn thăm khám ở Bệnh viện Từ Dũ, nếu đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ nên đến thăm khám để kiểm tra tình trạng của mình. Nếu mẹ quá ngày dự sinh mà bé chưa được sinh ra sẽ rất dễ gặp phải tình trạng thiếu ối, bé không đủ oxy cần thiết. Sau khi thăm khám, siêu âm, kiểm tra, nếu thấy có dấu hiệu sinh, bác sĩ sẽ chỉ định bạn đi làm thủ tục nhập viện và chuyển sang khu cấp cứu của bệnh viện (284 Cống Quỳnh, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1), đến đây bạn nộp hồ sơ, điền thông tin chuẩn bị nhập viện.

Với các mẹ đã có dấu hiệu sinh, mẹ nên đợi đến khi thật sự đau thì mới vào viện, nếu chưa chỉ đau bình thường, sau khi thăm khám mà chưa thấy dấu hiệu sinh bác sĩ sẽ cho mẹ về. Các dấu hiệu cho thấy mẹ chuyển dạ như đau lâm râm từng cơn, ban đầu thì 15 phút đau 1 lần, sau tăng lên cứ 5 phút đau 1 lần, đứng không được, ngồi không xong. Nếu đau dồn dập 3 lần/10 phút thì tức là mẹ đã có dấu hiệu sinh rồi.

2. Làm thủ tục nhập viện

Khu vực đăng ký nhập viện, theo dõi trước khi sinh của bệnh viện Từ Dũ
Khu vực đăng ký nhập viện, theo dõi trước khi sinh của bệnh viện Từ Dũ

Nếu có dấu hiệu sinh. mẹ và người thân hãy đến khu cấp cứu, khu A cổng 248 Cống Quỳnh, đi vào phòng cấp cứu, đến bàn đăng ký để đăng ký khám trước khi sinh. Mẹ nhớ mang theo sổ khám thai, các giấy tờ siêu âm, xét nghiệm… trong suốt quá trình mang thai, sau đó điền thông tin để thăm khám, nhập viện. Sau khi điền thông tin, mẹ sẽ chờ ở ghế chờ trên hành lang, chờ gọi tên để được lấy máu xét nghiệm. Các xét nghiệm này bao gồm:

  • HIV ag/ab miễn dịch tự động
  • Glucose (đường huyết)
  • HBsag miễn dịch tự động
  • Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (bằng máy đếm Laser)
  • Giang mai (miễn dịch tự động)
  • Thời gian thromboplastin một phần hóa (APTT: Activated Partial Thromboplastin Time) bằng máy tự động
  • Thời gian Prothrombin (PT, TQ) bằng máy tự động.

Các xét nghiệm này sẽ được trừ phí vào giấy tạm ứng cho sản phụ, người thân sẽ đi làm giấy tạm ứng này trước khi nhập viện, số tiền tạm ứng là 5 triệu đồng. Sau khi làm thủ tục, mẹ sẽ được hướng dẫn về phòng chờ, chọn giường, phát quần áo để thay, chờ gọi tên để thăm khám, xem xét hồ sơ. Việc thăm khám với mục đích kiểm tra tình trạng thai nhi, tình trạng sức khỏe của mẹ, xem tử cung đã có dấu hiệu mở hay chưa.

Tiếp đó, mẹ sẽ được bác sĩ hỏi cụ thể về tiền sử bệnh lý, trong quá trình mang thai có gì bất thường hay không, các bất thường này xảy ra ở thời điểm nào. Sau đó ghi chép, lập hồ sơ để tiện theo dõi trong suốt quá trình sinh. Trong thời gian chờ đợi, mỗi ngày sẽ có 2 khung giờ cố định các bác sĩ sẽ trực tiếp đến phòng theo dõi chờ sinh để khám vào 2 buổi sáng chiều. Sẽ có 3 trường hợp xảy ra khi các bác sĩ thăm khám:

  • Chưa có dấu hiệu sinh, thai nhi và mẹ đều bình thường: Bác sĩ sẽ cho mẹ về nhà, đến khi có dấu hiệu sinh thì quay lại.
  • Nếu chưa có dấu hiệu sinh mà thai nhi hoặc mẹ bất thường: Đã đến ngày dự sinh, bé bị nhau quấn cổ, thiếu ối, mẹ bị tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp, tiền sản giật, nhau tiền đạo… bác sĩ sẽ để mẹ nằm theo dõi nếu có dấu hiệu sinh thì chờ sinh, không có dấu hiệu thì tiến hành thủ thuật đặt bóng hoặc đưa ra các quyết định khác.
  • Có dấu hiệu sinh rồi: Nếu mẹ có dấu hiệu sinh nhưng tử cung chưa mở được 3 phân thì tiếp tục nằm ở khu A khoa sản để theo dõi, nếu đã mở được 3 phân thì đưa đến phòng chờ sinh.

Trong thời gian chờ, mẹ sẽ liên tục được theo dõi nhịp tim thai, cơn co tử cung bằng Monitor trên các phòng chỉ định. Bên cạnh đó, mỗi ngày đều có y tá đến kiểm tra huyết áp của mẹ và tim thai của bé tại giường.

3. Điều gì diễn ra ở phòng chờ sinh?

Ở phòng chờ sinh, các bác sĩ sẽ liên tục thăm khám, kiểm tra tim thai và độ mở của tử cung
Ở phòng chờ sinh, các bác sĩ sẽ liên tục thăm khám, kiểm tra tim thai và độ mở của tử cung

Khi mẹ tử cung đã mở được 3 – 4 phân, mẹ sẽ được y tá đẩy lên phòng chờ sinh trên lầu 1. Lúc này, chỉ có mẹ được đưa lên, người thân phải ở bên ngoài chờ vì đây là phòng cách ly. Mẹ được phát dép, đầm, 1 túi đồ gồm khăn giấy, BVS, quần lót giấy. Trước tiên mẹ thay đồ được phát, gửi lại đồ đạc cá nhân cho người thân thông qua y tá, kể cả điện thoại hay tiền thì mẹ cũng không được mang theo. Tiếp đó, mẹ sẽ lên giường khám, bác sĩ kiểm tra nhịp tim thai, tình trạng tử cung để theo dõi. Đây cũng là thời điểm mẹ lựa chọn sinh dịch vụ hay sinh thông thường, các dịch vụ kèm theo như sinh gia đình, sinh dịch vụ không đau… 

Sau điền thông tin, chọn dịch vụ sinh thì mẹ sẽ được đưa vào phòng chờ, phòng chờ này khá rộng, có rất nhiều giường dù có đông thì mẹ cũng không lo thiếu giường nằm. Tiếp đó, điều dưỡng, y tá sẽ đo lại nhịp tim thai và gắn máy theo dõi cơn co tử cung bằng Monitor cho mẹ. Điều mẹ cần làm là cố gắng chịu đau và phối hợp với bác sĩ, tránh tình trạng đau quá rồi nổi nóng mẹ nhé. 

Nếu có bất thường, đặc biệt là vỡ ối, mẹ nên báo ngay với bác sĩ hoặc khi đau quá không chịu nổi thì yêu cầu bác sĩ khám ngay cho mình. Có phòng vệ sinh ngay trong phòng chờ sinh, nên mẹ hoàn toàn yên tâm vì không phải đi lại nhiều, hoặc lo lắng nhỡ bác sĩ đến khám mà mình đi vệ sinh mất nhẹ. Thông thường, cứ cách 30 phút đến 1 tiếng, các bác sĩ sẽ đến khám cho mẹ. 

Trường hợp nếu mẹ đau quá không chịu được, mẹ có thể yêu cầu bác sĩ tiêm giảm đau trong đẻ bằng phương pháp gây tê màng cứng, chi phí thuốc năm 2020 là 649.000 VNĐ. Có nhiều tranh cãi về tác dụng phụ của mũi tiêm này, nhưng quả thật nó giảm đau vô cùng hiệu quả giúp mẹ nhẹ nhàng hơn mà vẫn còn cảm giác để rặn đẻ. 

4. Ăn uống thế nào ở phòng chờ sinh?

Hẳn nhiều mẹ sẽ thắc mắc khi người nhà không có ở phòng chờ sinh thì mẹ không biết sẽ ăn uống như thế nào. Thực tế, đến giờ ăn, các y tá sẽ gọi người thân ở sảnh chờ mang đồ ăn lên cho mẹ. Ở ngoài hành lang bệnh viện trước phòng chờ có một dãy ghế cho sản phụ và người thân ngồi ăn, tốt nhất nên chuẩn bị thức ăn lỏng, dễ nuốt, giàu dưỡng chất để mẹ có sức cho cuộc vượt cạn. Khi tử cung đã mở trên 3 phân, mẹ sẽ liên tục đau vùng dưới, nếu phải ăn cơm khô, đồ ăn không hợp khẩu vị sẽ rất khó nuốt.

Thời gian ăn, gặp người thân chỉ có 15 phút, do đó mẹ nên tranh thủ thời gian ăn. Nếu không kịp chuẩn bị đồ ăn, hãy bảo người thân mua cháo ở căng-tin, tại bệnh viện có bán sẵn sữa nóng, cơm cháo… cho người bệnh nên bạn hoàn toàn không cần lo lắng. Trong lúc chờ sinh nếu đói hoặc người thân muốn mang đồ ăn lên, mẹ có thể liên hệ với y tá để mang lên. Về phần người thân, mẹ không cần quá lo lắng, lúc này người thân của bạn đang ngồi chờ tại phòng chăm sóc khách hàng ở công 284 Cống Quỳnh (đi thẳng vào tay phải sẽ thấy). Các thông tin sẽ đến với người nhà qua thông báo trên loa và màn hình vi tính. 

5. Kinh nghiệm khi đi sinh tại bệnh viện Từ Dũ

Kinh nghiệm khi đi sinh tại bệnh viện Từ Dũ
Khi tử cung mở 7 – 8 phân, bác sĩ sẽ khám và chuyển mẹ xuống phòng sinh

Sau khi tử cung mở từ 7 – 10 phân, mẹ sẽ được chuyển đến phòng chờ sinh. Với các trường hợp xác định là “cấp cứu” tức là mẹ muốn sinh liền, thì sẽ được chuyển ngay từ phòng cấp cứu vào phòng sinh luôn. Ở bệnh viện Từ Dũ, mẹ sẽ không được yêu cầu mổ chủ động, các bác sĩ sẽ liên tục thăm khám, hội chẩn và xác định ca nào có thể sinh thường, ca nào có thể sinh mổ. Với các ca sinh mổ, ngay khi có bác sĩ sẽ được chuyển đi sinh, còn các ca xác định sinh thường được sẽ chờ đợi, nếu không thể sinh thường thì mới chuyển mẹ sang phòng sinh mổ.

Sau khi tử cung mở, bác sĩ khám và nhận thấy mẹ có thể sinh được thì mẹ được đẩy bằng xe đẩy sang phòng sinh. Các y tá, bác sĩ, điều dưỡng điều rất tận tâm, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm về thái độ làm việc của họ. Mẹ sẽ được dìu lên bàn sinh, thông thường là 2 người 1 phòng, còn nếu chọn dịch vụ sinh gia đình là 1 người 1 phòng và nằm chờ ở đây cho đến khi sinh được. Phòng sinh rất lạnh, mẹ được mang vớ chân, có 2 ống vải trùm 2 ống chân, trường hợp quá lạnh, không chịu được thì có thể xin mền đắp.

Trong trường hợp mẹ đăng ký chỉ định bác sĩ thì sẽ chờ bác sĩ đến, nếu không thì bác sĩ trực sẽ đỡ cho mẹ. Không cần nôn nóng, tuy vào phòng sinh rồi nhưng chưa hẳn có thể sinh liền, phải chờ đến khi tử cung mở khoảng 9 – 10 phân mới sinh được. Bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cách rặn, mẹ đừng la, để dành sức để rặn, cố gắn rặn khi có cơn gò và nhớ hít thở đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu mẹ khó rặn, sinh lâu, điều dưỡng hoặc y tá sẽ hỗ trợ bằng cách đẩy/vuốt bụng, nếu vẫn chưa sinh được sẽ bấm hoặc rạch tầng sinh môn cho dễ sinh.

Việc bấm tầng sinh môn thường rất khó tránh khỏi nếu mẹ vỡ ối mà chưa sinh. Vì ở trường hợp này, bé dễ thiếu oxy, nhịp tim xuống thấp, khi chưa thể ra ngoài sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ và con. Khi bé ra đời, bác sĩ tiến hành cắt rốn, vệ sinh cho bé, đặt ngay lên người mẹ để tiến hành da kề da rồi mới làm vệ sinh, may tầng sinh môn cho mẹ. 

6. Điều gì diễn ra sau khi sinh?

Khi bé chào đời, mẹ sẽ cảm thấy khá nhẹ nhõm và cảm giác đặc biệt kỳ diệu khi được gặp con yêu. Tiếp đó, mẹ được thông báo giờ sinh và giới tính của bé rồi bác sĩ sẽ đeo vòng có tên mẹ, ngày sinh, giới tính của con vào chân bé. Mẹ sẽ được đẩy đến phòng hậu sinh để được theo dõi, chăm sóc sau sinh (thường là 1 – 3 tiếng sau khi sinh), lúc này các y tá sẽ đến đo cân nặng, chiều cao của bé, tiêm vitamin K, viêm gan B, đặt ống thông tiểu cho mẹ và hướng dẫn mẹ xoa bóp bụng để tử cung nhanh chóng hồi phục. 

Tiếp đó, mẹ sẽ được thông báo đăng ký phòng nằm sau sinh (nếu sinh dịch vụ), khi có phòng thì được chuyển xuống. Phòng sau sinh ở khu N, trước tiên mẹ sẽ được đẩy đi nhận quần áo, thay đồ, kiểm tra sức khỏe cho bé rồi mới được đẩy đến nhận phòng. Mẹ có thể đăng kí phòng 2 người, nếu muốn tiết kiệm thì ở phòng 6 người. Mỗi mẹ chỉ có 1 người thân chăm sóc nên chỉ có 1 thẻ ra vào khu này. 

Ngày đầu tiên, mẹ được hướng dẫn vệ sinh vùng kín, kiểm tra có bất thường gì hay không, sẽ có y tá kiểm tra nhiệt độ, phát thuốc, có bác sĩ khám cho mẹ và bé 1 lần/ngày. Đến ngày thứ 2, sẽ có điều dưỡng tắm cho bé khoảng 9 giờ sáng. Nếu bé bị vàng da thì theo dõi hoặc mang lên phòng khám chiếu đèn. Ngày thứ 2 bé sẽ được tiêm mũi lao, tuy nhiên nếu sức khỏe mẹ hoặc bé có vấn đề thì bé sẽ được đưa qua khu chăm sóc trẻ, hàng ngày sẽ có 1 người thân được thăm bé. 

Trước ngày xuất viện, mẹ và người thân sẽ được thông báo để chuẩn bị giấy tờ cần thiết cho việc xuất việc. Nhớ lấy chứng sinh (mẹ chỉ cần nộp 1 bản photo CMND của cha mẹ, hộ khẩu photo của cả cha và mẹ) và nhớ kiểm tra các thông tin như cân nặng, giới tính, chiều dài, vòng đầu của con. Sau khi chuẩn bị các giấy tờ (nhất là giấy màu vàng) mẹ nhận lại giấy tờ, mẹ đến khu thu toán viện phí để nộp giấy để được ký giấy xuất viện. 

Kinh nghiệm khi đi sinh mổ tại bệnh viện Từ Dũ

Thực tế, như đã đề cập, chỉ những trường hợp đặc biệt thì các bác sĩ mới chỉ định sinh mổ. Quy trình cũng tương tự, chỉ khác khi đi vào phòng sinh như sau:

  • Với trường hợp không xác định trước: Sau khi mẹ vào phòng sinh, được bác sĩ thăm khám, nếu không sinh thường được sẽ được chỉ định mổ. Lúc này, người nhà sẽ được gọi lên ký giấy mổ và đóng thêm tiền. Mẹ có thể chọn mổ dịch vụ (được chỉ định bác sĩ) hoặc không, khi bác sĩ có mặt tại đó sẽ được đưa vào thay đồ, gây tê tủy sống và mổ. Lúc mổ, mẹ vẫn tỉnh táo, biết được chuyện gì đang diễn ra, khi mổ xong thì được da tiếp da với bé. Mẹ được đưa xuống phòng hồi sức, em bé được đưa vào khu dưỡng nhi để vệ sinh, hút nhớt, tiêm ngừa. Khi mẹ chuyển qua phòng nghỉ ngơi sau sinh mới được trả về cho mẹ.
  • Với trường hợp sinh mổ đã được xác định trước: Mẹ cần đến làm xét nghiệm, siêu âm và theo dõi ở khoa sản khu A. Mẹ sẽ được đưa từ phòng theo dõi chờ sinh lên phòng mổ mà không cần đến phòng sinh. Với những trường hợp bất thường, mẹ sẽ được gây mê cho ngủ. Sau khi sinh thì sẽ tiếp theo quy trình như trên, chỉ là mẹ sẽ phải tiêm nhiều thuốc và ở lại bệnh viện ít nhất 5 ngày để theo dõi.

Các giấy tờ và vật dụng cần chuẩn bị khi đi sinh tại bệnh viện Từ Dũ

Mẹ nên chuẩn bị các giấy tờ cần thiết trước khi sinh để làm thủ tục
Mẹ nên chuẩn bị các giấy tờ cần thiết trước khi sinh để làm thủ tục

Trước khi đi sinh, mẹ nên chuẩn bị sẵn giấy tờ và vật dụng cần thiết. Đây là gợi ý cho mẹ:

Chuẩn bị cho mẹ:

  • Sổ khám thai, phiếu siêu âm, các phiếu khám thai, phiếu xét nghiệm trong thời kỳ mang thai
  • Hộ khẩu (gốc) + 1 bản photo, KT3 của mẹ
  • Chứng minh nhân dân (gốc) và 2 bản photo hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh của mẹ
  • BHYT (nếu có)
  • Thẻ gia hạn BHYT + 2 bản photo (nếu thẻ BHYT cũ hết hạn
  • Giấy chuyển viện nếu có
  • Vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn mặt
  • Quần áo, vớ, băng vệ sinh sau sinh
  • Quần lót giấy
  • 1 bộ quần áo khi xuất viện
  • 1 Cái bô nằm (dùng để vệ sinh vùng kín tại phòng, có thể mua tại bệnh viện).

Chuẩn bị cho bé:

  • Thau đựng nước để lau người, thay bỉm cho bé
  • Bỉm 
  • Vớ tay, vớ chân, nón
  • Quần áo, tã 
  • Bình sữa nhỏ (khi sữa chưa về hoặc mẹ bị tắc sữa)
  • 10 Chiếc khăn sữa
  • Khăn lớn tắm cho bé
  • Thuốc nhỏ mắt, rửa mũi, rửa rốn cho bé
  • Nước tắm, sữa tắm chuyên dụng cho trẻ

Lưu ý:

  • Mỗi ngày mẹ sẽ được cấp một bộ váy của bệnh viện, khi bé sinh cũng được bệnh viện mặc cho 1 áo, 1 nón, vớ tay, vớ chân và khăn lông lớn quấn bé, trai màu xanh, nữ màu hồng.
  • Mẹ không cần chuẩn bị phích đựng nước nóng vì bệnh viện cấp sẵn phích và trang bị sẵn máy nước nóng, mỗi ngày sẽ có người đến đổi ga giường và phích nước nóng cho mẹ.
  • Hầu như các vật dụng cho mẹ và bé đều được bán sẵn ở bệnh viện, nên nếu chưa kịp chuẩn bị, mẹ chỉ cần mang theo giấy tờ tùy thân để làm thủ tục
  • Nếu mẹ ở thành phố, có thể đợi sinh xong, làm thủ tục ổn định ở phòng nằm sau sinh rồi về lấy, tránh tình trạng đi đâu cũng phải mang theo đồ bên mình rất vất vả. 

Chi phí dự kiến khi sinh tại bệnh viện Từ Dũ

Phòng dịch vụ 2 giường của bệnh viện rất tiện lợi nhưng cũng hiếm khi còn tró
Phòng dịch vụ 2 giường của bệnh viện rất tiện lợi nhưng cũng hiếm khi còn trống

Hiện nay, chi phí dịch vụ sinh ở Từ Dũ (không bệnh lý, không truyền máu, không thuốc đặc trị như sau:

1. Sanh ngả âm đạo (sanh thường)

  • Phòng 1 người: Khi xuất viện đóng khoảng 8 triệu
  • Phòng 2 người: Đóng khoảng 5 – 6 triệu
  • Phòng 6 người: Đóng khoảng 4 – 5 triệu.

2. Sanh mổ (không bệnh lý, không truyền máu, không thuốc đặc trị, không vết mổ cũ)

  • Phòng 1 người: Khi xuất viện đóng khoảng 16 triệu
  • Phòng 2 người: Khi xuất viện đóng khoảng 14 – 15 triệu
  • Phòng 6 người: Khi xuất viện mẹ phải đóng khoảng 7 – 8 triệu

3. Các dịch vụ khác

Bên cạnh các chi phí trên, bệnh viện Từ Dũ còn có các dịch vụ y tế khác như:

  • Gây tê ngoài màng cứng (phương pháp giúp giảm đau cho sản phụ trong quá trình chuyển dạ và lúc sinh), giá dịch vụ là 1.200.000 VNĐ
  • Sinh dịch vụ gia đình (có 1 người thân ở bên cạnh khi chuyển dạ): mẹ phải đóng thêm 1.000.000 VNĐ cho dịch vụ này
  • Sinh dịch vụ chọn bác sĩ đỡ sinh: Với sinh thường là 2.500.000 VNĐ và sinh khó là 3.300.000 VNĐ
  • Sinh dịch vụ chọn NHS đỡ sinh thường khoảng 1.500.000 VNĐ. 

Mẹ có thể tham khảo bảng giá trên trang web của bệnh viện, ở đây sẽ có phần giá thu tại Phòng sanh thường và Phòng sinh dịch vụ. Trong phần phòng sinh dịch vụ sẽ có giá sinh thường do bác sĩ sanh hoặc nữ hộ sinh sanh.  Tùy vào từng trường hợp mà sẽ có sự chênh lệch nhất định giữa các mẹ, tuy nhiên, dù có thay đổi đôi chút thì con số này thường sẽ không vượt quá mức phí trên. 

4. Trường hợp có BHYT

Nếu sinh có BHYT đúng tuyến:

  • BHYT thanh toán 80% chi phí của các dịch vụ y tế có trong danh mục BHYT
  • Mẹ sẽ phải đóng 20% chi phí các dịch vụ y tế có trong danh mục BHYT
  • Đối với các dịch vụ y tế yêu cầu, không có trong danh mục BHYT thì mẹ phải đóng 100% phí cho các dịch vụ này.

Nếu sinh có BHYT nhưng trái tuyến:

  • BHYT sẽ thanh toán 30% cho các chi phí dịch vụ y tế có trong danh mục BHYT
  • Sản phụ phải đóng 70% các chi phí dịch vụ y tế có trong danh mục BHYT
  • Bên cạnh đó, với các dịch vụ y tế không có trong danh mục BHYT thì mẹ phải đóng 100% cho các dịch vụ mình yêu cầu thêm.

Sản phụ được thanh toán đúng tuyến khi:

  • Có giấy chuyển viện từ nơi ban đầu mẹ đăng ký khám chữa bệnh đến bệnh viện đa khoa tỉnh và từ bệnh viện tỉnh đến bệnh viện Từ Dũ
  • Sản phụ nhập viện trong tình trạng cấp cứu, là trường hợp khẩn cấp cần cấp cứu hoặc không phải cấp cứu nhưng do các bác sĩ tại khoa Cấp cứu khám và quyết định chuyển đến Từ Dũ.
  • Nếu không có giấy chuyển viện, khi có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ đến khám tại Khoa Cấp cứu của bệnh viện Từ Dũ, nếu mẹ thuộc diện cấp cứu thì BHYT sẽ thanh toán cho mẹ theo quy định. 

Một số lưu ý khi đi sinh tại bệnh viện Từ Dũ

Khi sinh ở bệnh viện Từ Dũ, mẹ chỉ cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, mọi thủ tục sẽ được y tá, bác sĩ hướng dẫn thực hiện, không cần lo lắng quá mức
Khi sinh ở bệnh viện Từ Dũ, mẹ chỉ cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, mọi thủ tục sẽ được y tá, bác sĩ hướng dẫn thực hiện, không cần lo lắng quá mức

Ngoài những kinh nghiệm khi đi sinh tại bệnh viện Từ Dũ đã đề cập trên, có một số lưu ý mẹ cũng không nên bỏ qua khi chuẩn bị đi sinh như sau:

  • Nếu mẹ ở tỉnh muốn sinh ở bệnh viện Từ Dũ, mẹ có thể ở nhà người thân hoặc thuê các phòng trọ, nhà nghỉ quanh bệnh viện để người thân nghỉ ngơi, tắm rửa, cất quần áo. Có rất nhiều phòng trọ, nhà nghỉ, khách sạn ở khu vực xung quanh bệnh viện, như vậy sẽ giúp người thân có chỗ nghỉ ngơi và đỡ vất vả hơn.
  • Nếu mẹ có nhà ở gần bệnh viện, hãy đợi khi sinh xong, ổn định thì người thân về lấy đồ chuẩn bị cho sau sinh mang vào, việc mang đồ theo rất cồng kềnh và vất vả cho người thân của bạn vì phải thường xuyên di chuyển. Hơn nữa, khi đi lên phòng sinh, mẹ sẽ không được mang bất kỳ vật dùng gì bên người kể cả điện thoại di động hay tiền bạc, các vật dụng sẽ được y tá đưa cho người thân, tốt nhất là mẹ không nên mang theo bên người trong lúc lên phòng chờ sinh mà hãy giao cho người thân trước.
  • Mẹ không cần phải mang theo các vật dụng như rơ lưỡi, băng rốn, bông gòn… cho bé vì ở những ngày đầu mẹ không cần dùng đến chúng. Cũng không cần phải chuẩn bị sữa công thức sẵn, nếu ngày đầu mà sữa mẹ chưa về thì có thể xuống căng tin mua, bệnh viện có sẵn những thứ này. 
  • Trong 1 giờ đầu sau sinh, mẹ nên cho bé bú, cho bú càng sớm càng tốt, vừa tốt cho sự hồi phục của mẹ, vừa tốt cho bé
  • Nếu mẹ hoặc bé có bất thường, dù sinh mổ hay sinh thường thì mẹ cũng được chăm sóc, theo dõi đặc biệt tại khoa sản, còn em bé thì nằm ở khu chăm sóc nhi đặc biệt. Bé sẽ được uống sữa của bệnh viện hoặc nếu mẹ có sữa thì vắt đem vò cho bé.
  • Trong quá trình làm thủ tục, mẹ cần giữ các tờ giấy màu vàng để làm thủ tục xuất viện. Trước khi xuất viện, hãy trải nghiệm dịch vụ gội đầu khô và phục hồi sàng chậu sau sinh tại bệnh viện. Chi phí của 2 dịch vụ này chưa đến 200.000 VNĐ, sẽ giúp mẹ sạch sẽ, thoải mái, thơm tho hơn trước khi về nhà nên mẹ nhớ thử nhé.

Trên đây là một số kinh nghiệm khi đi sinh tại bệnh viện Từ Dũ, khi đi sinh, mẹ chỉ cần nhớ mang theo sổ khám thai, giấy tờ tùy thân, hộ khẩu của mẹ là được, còn lại các y tá, bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể cho mẹ nên đừng hoang man lo lắng nhé. Vì là bệnh viện uy tín hàng đầu, giá cả lại “mềm” hơn các bệnh viện khác nên bệnh viện Từ Dũ dễ gặp phải tình trạng quá tải nhưng hiện nay bệnh viện đã xây dựng thêm nhiều khu mới nên mẹ không cần quá băn khoăn về vấn đề này. 

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Trà lợi sữa Hipp có tốt không? Giá bao nhiêu?

Không ít bà mẹ sau sinh thường gặp phải các vấn đề về tuyến sữa gây ra tình trạng tắc sữa, sữa ít hoặc chất lượng sữa không đảm bảo....

Vaccine (vắc xin) là gì? Công dụng của vắc xin và tiêm chủng

Vaccine (vắc xin) là gì? Công dụng của vắc xin và tiêm chủng? Là những vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi nó liên quan mật thiết đến...

Nếu mẹ sợ béo, mẹ chỉ cần nấu canh mướp với các thực phẩm khác mà không cần nấu với giò heo

Top 19 món ăn lợi sữa mà không béo cho mẹ sau sinh

Có nhiều cách giúp sữa mẹ về dồi dào, bé ti no nê mà không lo ít sữa, mất sữa, thiếu sữa, không đủ cho bé bú như sử dụng...

Có nên dùng máy hút sữa hay không là thắc mắc chung của nhiều mẹ bỉm sữa

Có nên dùng máy hút sữa? Loại nào tốt và an toàn nhất?

Có nhiều tranh cãi xoay quanh việc có nên dùng máy hút sữa hay cho bú sữa mẹ hoàn toàn, mua máy hút sữa liệu có thực sự cần thiết...

Chườm nóng là cách trị tắc tia sữa tại nhà mang lại hiệu quả tốt được nhiều mẹ áp dụng

Mách mẹ 5 cách trị tắc tia sữa tại nhà đơn giản hiệu quả

Tắc tia sữa là tình trạng thường gặp ở các mẹ sau sinh nhất là trong 2 tháng đầu vì lúc này cơ thể mẹ vẫn chưa điều tiết được...

Đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu là do đâu? Nguy hiểm không?

Đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu có thể là do phôi thai đang trong quá trình làm tổ nhưng cũng có thể liên quan đến việc tiền sản...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn