Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

9 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

VTV2 chia sẻ bài thuốc “đánh bại” bệnh dạ dày hiệu quả từ thảo dược

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Thuốc dạ dày viện 354 (Bình Vị Nam): Công dụng, cách dùng

Đau dạ dày có nên uống nước dừa, cam, gừng, trà sữa…?

Mẹo chữa dạ dày bằng lá ổi đúng cách, nhanh khỏi

Mẹ bị nhiễm HP có cho con bú được không? Khi nào nên điều trị?

Vi khuẩn HP là dạng xoắn khuẩn gram âm rất dễ lây lan qua đường ăn uống và sinh hoạt. Đây cũng là loại vi khuẩn gây ra căn bệnh trào ngược dạ dày, trào ngược axit dạ dày ở phụ nữ sau sinh. Bài viết chia sẻ thông tin về vấn đề mẹ bị nhiễm HP có cho con bú được không để yên tâm hơn trong khi chăm sóc trẻ.

Vi khuẩn HP rất thường được tìm thấy trong niêm mạc dạ dày ở người. Trong điều kiện axit dạ dày, vi khuẩn HP có thể tồn tại nhiều năm đến khi chúng gây ra những ảnh hưởng đến chủ thể. Bất kỳ đối tượng nào cũng có nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP, ở phạm vi gia đình chúng thậm chí có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Trong đó, phụ nữ sau sinh không phải là ngoại lệ.

Con đường lây nhiễm vi khuẩn HP trong gia đình

Mẹ bị nhiễm HP có cho con bú được không?
Vi khuẩn HP chủ yếu lân lan qua con đường ăn uống trong gia đình

Các chuyên gia đã công bố thống kê về tỷ lệ nhiễm khuẩn HP trong phạm vi gia đình. Trong đó, nếu gia đình có người bị nhiễm khuẩn này thì khả năng lây nhiễm cho các thành viên còn lại hơn 60%.Vi khuẩn HP có thể lây truyền từ người sang người dễ dàng qua nhiều hình thức với 4 con đường lây nhiễm chính là:

  • Đường Phân – Miệng: Đây là con đường lây nhiễm vi khuẩn HP gián tiếp từ phân của người bệnh, động vật tồn tại trong đất hoặc nước bẩn. Nếu như không rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh thì người khỏe mạnh dễ dàng bị lây nhiễm vi khuẩn. Những vật chủ trung gian mang bệnh là các loại côn trùng như ruồi, gián, chuột.. khiến thực phẩm bị nhiễm khuẩn nếu chúng ta không chú ý che đậy thức ăn.
  • Đường Dạ dày – Miệng : Bệnh có thể lây lan thông qua đường ăn uống, hoặc đường hôn, bàn chải đánh răng có dính nước bọt nhiễm vi khuẩn HP . Khi người bệnh bị trào ngược dạ dày,  lượng dịch trong dạ dày có thể bị đẩy lên vòm họng và giải phóng các vi khuẩn lên tuyến nước bọt.  Mọi con đường tiếp xúc qua miệng và nước bọt khi này đều có thể truyền nhiễm HP.
  • Đường Miệng – Miệng: Trong tuyến nước bọt của người bệnh có nhiễm khuẩn HP và chúng có thể bám vào cao răng và khoang miệng của người bệnh trong thời gian từ vài tiếng cho đến vài ngày. Trong thời gian này, nếu người bệnh và các thành viên trong gia đình dùng chung đồ vệ sinh cá nhân, răng miệng, dùng chung bát đũa, ăn cơm chung, hôn trực tiếp hoặc mẹ nhai mớm cơm cho con rất dễ xảy ra nguy cơ lây nhiễm.

Người mẹ bị nhiễm HP có lây nhiễm cho con?

Như đã đề cập, vi khuẩn HP lây lan qua những con đường chính là tuyến nước bọt và phân của người bệnh, cho thấy chúng chỉ tồn tại trong môi trường tiêu hóa của cơ thể con người. Do đó nếu như gia đình có bố hoặc mẹ nhiễm khuẩn HP thì khả năng người con bị bệnh hoàn toàn có thể xảy ra.

Nguy hiểm hơn, vi khuẩn HP đặc biệt dễ dàng lây nhiễm nếu người mẹ không nhận thức được mình đang nhiễm khuẩn. Thông qua các thói quen trong sinh hoạt như hôn bé, hoặc mớn cho trẻ ăn, ăn uống chung đều làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn cho trẻ nhỏ.

Trẻ em nhiễm vi khuẩn HP thường bắt nguồn từ những người thân trong gia đình. Tuy nhiên đa số các trường hợp sau khi nhiễm khuẩn từ gia đình, trẻ không có dấu hiệu khác lạ. Các bé vẫn tiếp tục phát triển khỏe mạnh trong nhiều năm cho đến khi trưởng thành. Vì thế nên nếu trong gia đình, bố, mẹ hoặc ông bà có người bị nhiễm vi khuẩn HP, phụ huynh nên chú ý tránh lây nhiễm cho trẻ.

Mẹ bị nhiễm HP có cho con bú được không?

Mẹ bị nhiễm HP có cho con bú được không?
Mẹ bị nhiễm HP vẫn có thể cho con bú bình thường vì vi khuẩn không lây nhiễm qua sữa mẹ

Đa số những người mẹ bị nhiễm vi khuẩn HP đều có thắc mắc chung về việc cho con bú. Phần lớn đều lo sợ vi khuẩn có thể lây sang con qua con đường sữa mẹ. Tuy nhiên, điều này đã được PGS.TS Nguyễn Nghiêm Luật, Chủ nhiệm khoa Sinh hóa, Đại học Y Hà Nội giải đáp: “Cho đến hiện tại vẫn chưa có thông tin về việc mẹ cho con bú sữa có thể lây vi khuẩn HP sang con.  Do tuyến sữa và con đường dạ dày, thực quản là hai hệ thống riêng việc. Vì thế, người mẹ bị bệnh khi cho con bú không làm lây vi khuẩn HP sang em bé”.

Các chuyên gia cũng nhận định thêm, do vi khuẩn HP sống trong môi trường thiếu oxy ở lớp nhầy niêm mạc dạ dày và sản sinh thành niêm mạc dạ dày (urease). Vì thế chúng không thể tồn tại lâu ngoài cơ thể người bệnh, thời gian chúng tồn tại tối đa bên ngoài là 1h đồng hồ. Đối với lây nhiễm trong gia đình và từ mẹ sang con có hai con đường lây nhiễm vi khuẩn HP khá rõ nét là qua đường ăn uống và qua đường miệng.

Người mẹ vẫn phải duy trì số lần cho con bú. Đồng thời trước và sau khi cho con bú cần phải vệ sinh tay, và ngựa bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn lành tính. Việc này sẽ đảm bảo các nguy cơ lây nhiễm gia tiếp cho trẻ vô tình xảy ra.

Mẹ nhiễm vi khuẩn HP khi cho con bú khi nào nên điều trị? Điều trị thế nào?

Nhiễm khuẩn HP khi cho con bú khi nào nên điều trị?

Người mẹ đang mang thai hoặc đang cho con bú không nên điều trị nhiễm khuẩn HP trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Bởi vì vi khuẩn HP chỉ có thể bị tiêu diệt bằng kháng sinh, nếu  vi khuẩn đã gây viêm loét dạ dày sẽ cần phải dùng tới đa kháng sinh để ức chế vi khuẩn. Các nhóm kháng sinh dùng trong điều trị vi khuẩn HP  sẽ ảnh hưởng tới nguồn sữa mẹ. Vì thế thời điểm điều trị vi khuẩn HP lý tưởng nhất là sau khi cai sữa cho con.

Nhiều chị em có ý định cai sữa cho trẻ sớm để điều trị vi khuẩn triệt để. Tuy nhiên các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên, vi khuẩn HP có thể được kiểm soát tốt bằng chế độ dinh dưỡng và rèn luyện khoa học, trong thời gian này người mẹ vẫn nên tiếp tục cho con bú để ưu tiên nguồn dưỡng chất quan trọng cho con. Nếu trẻ bị thiếu dưỡng chất từ sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời, có thể dẫn đến tình trạng miễn dịch của bé không khỏe mạnh bằng các trẻ khác.

Do đó việc cai sữa luôn cho trẻ để điều trị HP là không cần thiết, do vi khuẩn không gây ra tổn thương ngay. nếu như dạ dày có loét thì nên điều trị loét bằng thuốc bọc dạ dày để giảm thiểu biến chứng tạm thời. Đối với trường hợp bệnh nhân viêm dạ dày đã loét và có vi khuẩn HP thì nên tham vấn ý kiến chuyên khoa để được hỗ trợ hướng điều trị thích hợp nhất cho bệnh nhân mà không ảnh hưởng đến trẻ.

Cách điều trị vi khuẩn HP

mẹ bị nhiễm vi khuẩn HP có cho con bú được không
Vệ sinh và rửa tay thường xuyên để phòng trị vi khuẩn HP lây nhiễm trong gia đình

Kháng sinh được sử dụng chủ yếu trong quá trình điều trị vi khuẩn HP. Đây là loại vi khuẩn có sức sống mạnh nên chúng có thể tái sinh trưởng khi không tiêu diệt triệt để. Đối với người mẹ cho con bú nhiễm vi khuẩn HP, khi điều trị theo phác đồ dùng kháng sinh thông thường sẽ ảnh hưởng rất lớn đến trẻ vì kháng sinh tác động đến chất lượng sữa. Chính vì vậy việc dùng thuốc điều trị hầu như không được chỉ định trong trường hợp này.

Điều trị bằng thuốc dân gian

Thay vào đó, người mẹ có thể chủ động kiểm soát sự sinh sôi của vi khuẩn bằng cách gây cản trở trong môi trường sống của chúng. Cụ thể thông qua những thói quen ăn uống sau, phần nào sẽ giúp người mẹ duy trì trạng thái ổn định của dạ dày đến khi điều trị khả thi. Nhóm thực phẩm “khắc tinh” với vi khuẩn HP là:

  • Dầu ôliu: Để vi khuẩn HP không có điều kiện sinh sôi phát triển, bạn nên thay thế dầu ăn hàng ngày bằng dầu ôliu. Dầu oliu cũng có thể giúp điều trị tự nhiên HP, thành phần dầu oliu có chứa các chất ôxy hóa mạnh mẽ giúp chống lại vi khuẩn HP. Một số nghiên cứu khác đã khẳng định hiệu quả của việc sử dụng dầu ôliu để điều trị nhiễm HP cũng như điều trị loét dạ dày.
  • Trà xanh: Trà xanh có chứa các chất chống ôxy hóa và catechin, trà xanh có thể giúp ngăn ngừa thiệt hại ôxy hóa và nhiễm khuẩn gây nên. Uống trà xanh thường xuyên cũng có hiệu quả chống lại vi khuẩn HP. Hơn nữa, trà xanh cũng giúp làm giảm viêm và ngăn ngừa các rối loạn tiêu hóa.
  • Thực phẩm có probiotic: Probiotic là một chất có tác dụng chính là làm tăng các lợi khuẩn cần thiết cho đường ruột. Điều này giúp hoạt động của vi khuẩn HP trong dạ dày không phát triển được trong hệ thống tiêu hóa. Những thực phẩm có nguồn probiotic cao là thực phẩm lên men như dưa chua, bắp cải, kefir, tempeh, kombucha. Chẳng hạn như súp miso, tỏi tây, sữa chua, măng tây và hành.
  • Nước ép nam việt quất: Uống nước ép quả nam việt quốc là phương pháp đơn giản giúp ức chế sự phát triển của khuẩn HP được y học Phương Đông công nhận. Trong nước ép nam việt quốc có chứa thành phần chất chống oxy hóa, các vitamin có hiệu quả ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP trong dạ dày. Trung bình mỗi ngày người mẹ nên uống khoảng 250ml nước ép nam việt quất sẽ nhận thấy những kết quả tốt.
  • Mật ong: Một số nghiên cứu cho thấy tác dụng của mật ong có thể giúp ức chế sự phát triển của HP và ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến dạ dày. Cách sử dụng được khuyến khích là người mẹ có thể uống một ly mật ong cùng nước ấm vào buổi sáng sẽ hỗ trợ ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn HP.
  • Cam thảo: Sử dụng cam thảo chữa vi khuẩn HP là phương pháp truyền thống được ghi nhận trong y học Trung Quốc. Trong cam thảo có các hoạt chất tương tự kháng sinh, từ đó có thể giúp loại bỏ HP và ngăn chặn chúng không bám được vào thành niêm mạc dạ dày. Người mẹ uống trà cam thảo mỗi buổi sáng hoặc ngậm cam thảo hàng ngày sẽ ức chế sự phát triển của khuẩn hiệu quả.

Thuốc điều trị vi khuẩn HP

Sử dụng kháng sinh điều trị vi khuẩn HP dạ dày được chỉ định sau khi người mẹ cai sữa cho con. Quy trình điều trị sử dụng kết hợp 4 loại thuốc. Đây cũng là phác đồ điều trị bệnh do vi khuẩn HP gây ra đối với người bình thường với 90% hiệu quả trên các trường hợp. Để ức chế vi khuẩn hoàn toàn cần kết hợp các kháng sinh kèm theo một loại thuốc điều hòa nồng độ acid dạ dày trong suốt quá trình điều trị.

  • Điều trị vi khuẩn HP dạ dày được chỉ định cho bệnh nhân viêm dạ dày do vi khuẩn, người bị viêm loét dạ dày, tá tràng, trào ngược axit dạ dày thực quản hoặc ung thư dạ dày.
  • Điều trị dự phòng ung thư dạ dày cho những đối tượng bị nhiễm HP nếu như gia đình người bệnh đã có tiền sử mắc bệnh ung thư dạ dày, bệnh nhân có polyp ở dạ dày hoặc bị viêm teo niêm mạc dạ dày.
  • Những trường hợp cần thận trọng khi điều trị vi khuẩn HP bằng thuốc là bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt, xuất huyết giảm tiểu cầu, người mắc bệnh khó tiêu, sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) trong thời gian kéo dài.
  • Kháng sinh cũng đáp ứng nguyện vọng muốn diệt trừ vi khuẩn HP dạ dày.

Việc sử dụng thuốc kháng sinh chữa vi khuẩn HP trong thời gian dài sẽ gây ra những ảnh hưởng phụ như tình trạng đi tiêu phân đen, tiêu chảy, đồng thời khiến người mẹ bị lưỡi đen, rối loạn vị giác (miệng có vị kim loại) và phản ứng cai rượu (hiệu ứng antabuse)… Tuy nhiên những ảnh hưởng lâu dài không đáng kể.

Giải pháp phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn HP từ mẹ sang bé

Cho con bú có lây vi khuẩn HP
Người mẹ nên hạn chế hôn trẻ và tuyệt đối không mớm thức ăn cho bé

Thông thường những trẻ bị nhiễm khuẩn HP sẽ không có biểu hiện nhiễm bệnh trong thời gian đầu. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp vi khuẩn gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ sớm. Trẻ nhiễm vi khuẩn HP thường có biểu hiện chán ăn, buồn nôn, nguy hiểm hơn là trẻ có thể nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen. Đối với trẻ lớn, bé có thể bị rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa,…

Do việc điều trị vi khuẩn HP ở trẻ nhỏ gặp nhiều khó khăn hơn so với điều trị ở người lớn. Do đó nếu gia đình có cha hoặc mẹ nhiễm khuẩn HP cần có ý thức phòng ngừa lây nhiễm sang cho con. Còn đối với trường hợp những trẻ bị nhiễm HP cần được đưa đi thăm khám và theo dõi sớm. Bằng cách phòng ngừa sớm sẽ giảm thiểu được nguy cơ mắc các bệnh lý về dạ dày ở độ tuổi trưởng thành.

Người mẹ sau khi sinh và đang cho con bú có thể phòng lây nhiễm vi khuẩn HP cho trẻ bằng các nguyên tắc sau:

  • Xây dựng chế độ ăn chín uống sôi đối với tất cả thành viên trong gia đình.
  • Vệ sinh dụng cụ ăn uống kỹ trước khi sử dụng.
  • Không sử dụng chung dụng cụ ăn uống với các thành viên khác.
  • Không dùng đũa gắp thức ăn cho nhau, không sử dụng chung thìa hoặc ly uống nước.
  • Chia khẩu phần ăn riêng cho từng người, người bệnh cần có bộ dụng cụ ăn riêng.
  • Không dùng chung bàn chải đánh răng, ly, cốc, hay cả khăn tắm…
  • Rửa tay thường xuyên và sạch sẽ trước khi ăn và khi cho trẻ bú mẹ.
  • Tuyệt đối không hôn trẻ ở miệng và ở tay (những vị trí dễ bị nhiễm vi khuẩn nhất).
  • Người mẹ không mớm thức ăn cho trẻ nhỏ qua đường miệng.
  • Người mẹ bị nhiễm vi khuẩn Hp cũng nên hạn chế nấu ăn, đút ăn cho trẻ.

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc người mẹ bị nhiễm HP có cho con bú được không cũng như những cách phòng tránh lây nhiễm từ mẹ sang bé. Do khuẩn HP có tính kháng thuốc cao, thời gian ủ bệnh lâu dài và khó điều trị nên người mẹ cần lưu ý để tránh lây nhiễm cho trẻ cũng như các thành viên khác trong gia đình.

Bài viết liên quan: Bị vi khuẩn HP không nên ăn gì và bổ sung thực phẩm gì?

Cùng chuyên mục

Những thực phẩm tốt cho dạ dày - Nên bổ sung mỗi ngày

Những thực phẩm tốt cho dạ dày – Nên bổ sung mỗi ngày

Việc bổ sung các thực phẩm tốt cho dạ dày mỗi ngày sẽ hỗ trợ dạ dày và hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, thiết lập...

Khi nhiễm vi khuẩn HP, bệnh nhân không nên chủ quan để bệnh kéo dài. Vi khuẩn HP không thể tự hết.

Nhiễm vi khuẩn hp để lâu có sao không? có tự hết không?

Bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP cần điều trị càng sớm càng tốt. Nhiễm vi HP không thể tự hết nếu không có sự can thiệp của thuốc men và...

Chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam

Chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam – Chi tiết cách làm

Chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam là cách làm khá phổ biến được áp dụng rộng rãi bởi những đặc tính công hiệu vô cùng có lợi cho...

Trào ngược dịch mật

Trào ngược dịch mật: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Trào ngược dịch mật là bệnh lý liên quan đến sự rối loạn trong hoạt động của van môn vị và cơ thắt thực quản. Tuy là tình trạng không...

Những phương pháp xét nghiệm trào ngược dạ dày phổ biến 2020

Các xét nghiệm trào ngược dạ dày và lưu ý

Mặc dù trào ngược dạ dày không phải là một bệnh quá nghiêm trọng và cũng không cần điều trị chuyên sâu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần...

Người bị đau dạ dày, trào ngược có nên ăn dưa hấu?

Dưa hấu là thực phẩm được rất nhiều người yêu thích bởi vị ngọt tự nhiên và thành phần dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, khi bị đau dạ dày, trào...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn