Mẹo trị mề đay bằng lá trầu không đơn giản dễ làm

Bị nổi mề đay mẩn ngứa khắp người uống thuốc gì nhanh khỏi?

Nổi mề đay sau khi quan hệ nguyên nhân do đâu ?

Nổi nốt đỏ trên da và ngứa – Các bệnh lý có thể gặp và cách trị

Bị nổi mề đay sau khi tắm xong là bị gì? Cách khắc phục hiệu quả

Hướng dẫn cách chữa dị ứng nổi mề đay tại nhà nhanh chóng

Nổi mề đay nhưng không ngứa cảnh báo bệnh gì?

Xử lý an toàn khi bị nổi mề đay sưng xung quanh mắt

Bị nổi mề đay mẩn ngứa khi ra gió phải làm sao? Đi tìm GIẢI PHÁP cùng chuyên gia VTV2

Bệnh mề đay theo y học cổ truyền và cách điều trị

Nổi mề đay do giun sán : Nhận biết và cách xử lý

Nổi mề đay do giun sán thường khó phát hiện. Bệnh kéo dài nhiều tuần, kèm theo triệu chứng mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Người bệnh cần phải xét nghiệm ELISA để chẩn đoán chính xác đã mắc phải mề đay do nhiễm giun sán. Bài viết cung cấp một số thông tin quan trọng về chứng bệnh này và giới thiệu một số phương pháp điều trị.

Người bị nhiễm giun sán lạc chủ sẽ gặp phải tình trạng nổi mề đay lâu ngày không khỏi.
Người bị nhiễm giun sán lạc chủ sẽ gặp phải tình trạng nổi mề đay lâu ngày không khỏi.

Mề đay do giun sán là gì?

Nổi mề đay không còn là một hiện tượng xa lạ. Đó là tình trạng trên da xuất hiện các sẩn ngứa có màu hồng hoặc màu đỏ. Tình trạng sẩn ngứa này chỉ xuất hiện trong vòng 5 phút – 15 phút, sau đó biến mất. Nguyên nhân gây ra chứng nổi mề đay là do cơ thể bị dị ứng với các tác nhân từ bên ngoài môi trường. Khi cơ địa không tương thích với thuốc men, thức ăn, mỹ phẩm, quần áo,… bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng nổi mề đay.

Nhiễm giun sán là một trong những nguyên nhân gây ra chứng mề đay mạn tính.

Giun sán là loài ký sinh trùng trong cơ thể của động vật. Chúng bám vào các cơ quan nội tạng của động vật (ruột non), lấy chất dinh dưỡng để tiếp tục sinh trưởng và phát triển. Theo các chuyên gia Sinh học, giun sán không ký sinh trên cơ thể con người. Chúng chỉ ký sinh ở các loài thú như chó, mèo, gấu,… Tuy nhiên, trong sinh hoạt – lao động hàng ngày, con người cũng có thể nhiễm giun sán của động vật do tiếp xúc với vật nuôi, với môi trường sống của vật nuôi,…

Người ta gọi hiện tượng nhiễm giun sán từ vật nuôi, động vật là “nhiễm giun sán lạc chủ”. Con đường giun sán đi từ vật nuôi vào cơ thể con người thường là: đường ăn uống và đường biểu bỉ (xâm nhập trực tiếp qua da, đi vào cơ thể).

Những loại giun sán gây mề đay cho con người thường là: giun đũa chó, giun đũa mèo,… Khi bị nhiễm giun sán, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ sản sinh chất đề kháng để chống lại ký sinh trùng. Trong quá trình tạo ra các chất đề kháng ấy, chất histamin trong cơ thể cũng được hình thành, gây sưng phù các mao mạch dưới da. Từ đó dẫn đến hiện tượng nổi mề đay.

Giun sán thường ký sinh trong ruột non của vật nuôi. Chúng vào cơ thể người khi người bệnh tiếp xúc với vật nuôi, ăn thực phẩm nhiễm giun sán,...
Giun sán thường ký sinh trong ruột non của vật nuôi. Chúng vào cơ thể người khi người bệnh tiếp xúc với vật nuôi, ăn thực phẩm nhiễm giun sán,…

Nhận biết bệnh mề đay do giun sán

Khi bệnh nhân bị nhiễm các loại giun sán thông thường (giun tóc, giun đũa, giun móc,…), việc nhận biết vô cùng đơn giản, chỉ cần xét nghiệm thì có thể biết được kết quả chính xác. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm giun sán lạc chủ, việc chẩn đoán không hề dễ dàng. Nguyên nhân của điều này là do giun sán lạc chủ có kích thước rất nhỏ và ký sinh ở sâu bên trong cơ thể. Do đó, các xét nghiệm thông thường không thể phát hiện ra giun sán.

Để nhận biết bạn có đang bị mề đay do giun sán lạc chủ hay không, cần phải áp dụng phương pháp xét nghiệm miễn dịch. Phương pháp này được gọi là xét nghiệm ELISA. Theo các nhà khoa học, khi nhiễm giun sán, cơ thể có sản sinh ra một loại kháng thể riêng, có tác dụng kháng lại giun sán lạc chủ. Do đó, chỉ cần xét nghiệm máu của người bệnh, kiểm tra xem trong máu có các kháng thể kháng giun sán lạc chủ hay không. Từ đó, bác sĩ chuyên khoa có thể xác định được nguyên nhân mề đay là do giun sán.

Một số dấu hiệu nhận biết thông thường cho biết bạn đang nhiễm ký sinh trùng lạc chủ là:

  • Suy nhược cơ thể;
  • Thiếu máu;
  • Thường xuyên bị hoa mắt;
  • Suy dinh dưỡng, gầy yếu;
  • Nổi mề đay trên 6 tuần.
Dấu hiệu nhận biết bị nổi mề đay do giun sán là: cơ thể suy nhược, mề đay kéo dài nhiều tuần liền, hoa mắt, thiếu máu,...
Dấu hiệu nhận biết bị nổi mề đay do giun sán là: cơ thể suy nhược, mề đay kéo dài nhiều tuần liền, hoa mắt, thiếu máu,…

Mề đay do giun sán có nguy hiểm không?

Mề đay do nhiễm giun sán lạc chủ là một căn bệnh nguy hiểm. Trước hết, trong quá trình giun sán ký sinh trong cơ thể, người bệnh sẽ bị nổi mề đay thường xuyên, không thể điều trị dứt điểm. Mề đay sẽ gây trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày, gây ngứa ngáy, khó chịu. Người bệnh thường xuyên cọ gãi ngoài da có thể dẫn đến tình trạng trầy xước, nhiễm trùng, bội nhiễm, lở loét.

Giun sán lạc chủ ký sinh trong cơ thể cũng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Người bệnh bị sa sút sức khỏe, mệt mỏi, hệ miễn dịch bị suy giảm chức năng. Từ đó, nguy cơ tử vong do nhiễm giun sán cũng rất cao.

Giun sán lạc chủ còn làm tổn thương các cơ quan nội tạng của cơ thể như: ruột, gan, phổi, não,…

Khi gặp phải tình trạng nổi mề đay kéo dài nhiều tuần, cộng với những triệu chứng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt,… người bệnh cần nghi ngờ mình đã bị nhiễm giun sán và bị mề đay do giun sán lạc chủ. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được xét nghiệm, chẩn đoán bệnh. Để điều trị giun sán lạc chủ dứt điểm, người bệnh cần phải điều trị sớm và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Người bệnh không nên chủ quan, tự dùng thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin tại nhà. Điều trị mề đay do giun sán lạc chủ không đúng cách sẽ gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe về sau.

Cách xử lý chứng mề đay do giun sán

Để xử lý chứng mề đay do giun sán, việc quan trọng nhất đó là diệt giun sán ký sinh trong cơ thể bệnh nhân. Dưới đây, chúng tôi giới thiệu những phương pháp điều trị mề đay do giun sán phổ biến hiện nay.

1. Dùng thuốc Tây

Người bệnh mề đay do giun sán lạc chủ cần dùng kết hợp thuốc điều trị giun sán và thuốc điều trị mề đay. Bác sĩ sẽ cho người bệnh dùng những loại thuốc xổ giun sán. Chúng có tác dụng làm cho giun sán không thể hấp thụ glucose từ cơ thể người. Từ đó, chúng bị chết và bị đào thải ra ngoài.

Một số loại thuốc diệt giun sán tốt hiện nay là: Albendazole, Dietylcarbamazin, Thiabendazole,… Việc dùng thuốc diệt giun sán cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh dùng các loại thuốc diệt ký sinh trùng, người bệnh mề đay cũng sẽ được chỉ định dùng một số loại thuốc kháng histamin để giảm ngứa, giảm mề đay. Một số loại thuốc kháng histamin trị mề đay là: thuốc Loratadine, thuốc Hydroxyzine, thuốc Chlopheniramin,…

Người bệnh nổi mề đay do nhiễm giun sán có thể uống một số loại thuốc diệt giun sán và thuốc giảm ngứa mề đay.
Người bệnh nổi mề đay do nhiễm giun sán có thể uống một số loại thuốc diệt giun sán và thuốc giảm ngứa mề đay.

2. Dùng kem bôi

Người bệnh mề đay do giun sán có thể điều trị bằng cách uống thuốc diệt ký sinh trùng và bôi kem giảm ngứa mề đay. Bôi kem tại chỗ giúp người bệnh giảm ngay triệu chứng sưng ngứa khó chịu.

Một số loại kem bôi giúp làm giảm triệu chứng ngứa ngáy do mề đay gây ra là: Eumovate Cream, Phenergan,… Tuy nhiên, trước khi dùng các loại kem bôi giảm ngứa mề đay, người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

3. Dùng thuốc Đông y

Các bài thuốc Đông y là các bài thuốc được chế biến từ nhiều loại thảo dược tự nhiên. Các dược chất từ thảo mộc tự nhiên sẽ giúp người bệnh tống khứ được ký sinh trùng trong cơ thể và cải thiện triệu chứng ngứa mề đay.

Một số bài thuốc trị giun sán đơn giản tại nhà là:

  • Bài thuốc thứ nhất: Ăn đu đủ chín vào buổi sáng đầu ngày, khi bụng còn đói;
  • Bài thuốc thứ hai: Giã nát rau sam tươi (đã rửa sạch), vắt lấy nước để uống. Uống thuốc liên tục mỗi ngày, dùng từ 3 – 5 ngày;
  • Bài thuốc thứ ba: Sắc hạt cau khô, lấy nước để uống.

Bệnh cạnh các bài thuốc Đông y trị giun sán, người bệnh có thể dùng thêm một số bài thuốc khác có tác dụng giảm ngứa mề đay. Khi dùng các bài thuốc Đông y, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Có thể xử lý nhiễm giun sán bằng cách ăn đu đủ chín khi đói vào đầu ngày. Đu đủ giúp diệt giun sán trong cơ thể.
Có thể xử lý nhiễm giun sán bằng cách ăn đu đủ chín khi đói vào đầu ngày. Đu đủ giúp diệt giun sán trong cơ thể.

4. Chăm sóc sức khỏe đúng cách tại nhà

Để đạt kết quả tốn trong điều trị mề đay do giun sán, người bệnh cần kết hợp điều trị với hoạt động chăm sóc sức khỏe đúng cách tại nhà.

Người bệnh nên:

  • Uống nước đầy đủ để cơ thể đào thải độc tố;
  • Ăn uống đầy đủ chất;
  • Tắm gội hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn trên da;
  • Tránh cọ gãi vì dễ kích thích mề đay tăng lên nhiều hơn;
  • Bảo vệ làn da, không để da tiếp xúc với nắng gắt, gió, khói bụi,…;
  • Ngoài ra, người bệnh cũng cần tránh tiếp xúc với vật nuôi (nguồn gây bệnh).

Phòng tránh mề đay do giun sán như thế nào?

Bản chất của chứng mề đay do giun sán là cơ thể người bệnh bị nhiễm giun sán. Đây là một điều vô cùng nguy hiểm vì giun sán sẽ làm tổn thương nội tạng của người bệnh, gây ra tình trạng ngứa ngáy mề đay trong thời gian dài, gây suy giảm sức đề kháng, có thể dẫn đến tử vong.

Để phòng tránh giun sán lạc chủ, phòng tránh bệnh mề đay do giun sán gây ra, mỗi người trong chúng ta cần:

  • Rửa tay đúng cách: rửa tay với xà phòng, rửa tay ngay sau khi tiếp xúc với vật nuôi, rửa tay trước khi ăn, rửa tay trước khi chế biến thức ăn;
  • Hạn chế tiếp xúc với thú nuôi;
  • Không để trẻ em tiếp xúc với vật nuôi;
  • Kiểm tra phân thải của vật nuôi thường xuyên và tẩy giun cho chúng khi phát hiện đã bị nhiễm giun sán;
  • Dọn dẹp, tẩy rửa thùng chứa phân thải của vật nuôi, nơi ngủ của vật nuôi,…
  • Kiểm soát thú nuôi chặt chẽ: Không để thú nuôi nhảy rông, không để thú nuôi tiếp xúc với các vật dụng sinh hoạt thường ngày, không để thú nuôi tiếp xúc với nguồn nước sinh hoạt, nguồn thực phẩm,…

Dành tặng bạn đọc:

Cùng chuyên mục

Khi bị nổi mề đay, người bệnh nên chọn ăn các loại thực phẩm tốt cho cơ thể, giúp bệnh mau khỏi.

Dị ứng nổi mề đay nên ăn gì nhanh khỏi ?

Dị ứng nổi mề đay là hiện tượng ai cũng có thể bị mắc phải. Khi bị nổi mề đay, người bệnh nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin...

[GIẢI ĐÁP] Trẻ bị phát ban nhưng không sốt là dấu hiệu bệnh gì ?

Trẻ bị phát ban nhưng không sốt là dấu hiệu của một số bệnh lý thường gặp như viêm da cơ địa, nổi mề đay mẩn ngứa, viêm da tiếp...

Bị nổi mề đay lâu ngày không khỏi phải làm sao?

Nổi mề đay lâu ngày không khỏi xảy ra do thường xuyên tiếp xúc với dị nguyên, không can thiệp điều trị và suy giảm miễn dịch. Bên cạnh đó,...

Nổi mề đay do HIV

Cách nhận biết nổi mề đay do HIV

Khác với tình trạng nổi mề đay thông thường không gây sốt, khi bị nhiễm virus HIV trong giai đoạn đầu thì sẽ xuất hiện tình trạng nổi mề đay...

Bệnh mề đay theo y học cổ truyền và cách điều trị

Điều trị mề đay theo y học cổ truyền không chỉ an toàn cho sức khỏe mà còn giúp loại bỏ bệnh tận căn nguyên, nâng cao sức khỏe, cân...

Xử lý an toàn khi bị nổi mề đay sưng xung quanh mắt

Nổi mề đay xung quanh mắt có thể gây châm chích, đau rát, mất ngủ và tăng nguy cơ bị viêm kết mạc dị ứng. Để điều trị bệnh lý...

Bình luận (2)

  1. Lê Thu Quỳnh says: Trả lời

    Bé nhà tôi 9 tuổi bị nổi mề đay ở lưng và 2 cánh tay. Vào mùa hè thời tiết nắng nóng như này bệnh nặng và thằng bé ngứa cứ gãi suốt. Trước kia tôi đưa cháu đi khám ở viện da liễu, uống rất nhiều đợt thuốc nhưng không khỏi. ai biết cách nào tốt k ạ? thấy nh người nói về mề đay đỗ minh, có chị diễn viên gì dùng cũng khỏi rồi mà mình kbiet con mình uống đk k
    https://www.tienphong.vn/suc-khoe/bai-thuoc-me-day-do-minh-chua-khoi-me-day-sau-sinh-cho-dien-vien-nguyet-hang-1657065.tpo

    1. trần ngọc ban says: Trả lời

      Mình uống Mề Đay Đỗ Minh đây, hiện tại thì k thấy mề đay lên bạn ạ, còn khỏi hẳn hay chưa thì cũng chả thể biết đc ..mình trc cứ mỗi lần bị nổi là mua thuốc chống dị ứng uống liền,sau đó mình ko tiếp xúc ngoài gió,máy lạnh, không ăn cá ,thịt bò ,trứng,các đồ ăn thức uống tanh, xong rồi còn uống những đồ mát như atiso ,thuốc bổ gan nhưng đều ko ăn thua. Khi uống tiêu ban giải độc thang thì ban đầu nó cũng chưa lặn mề đay ngay đâu, mình phải uống đến tầm tuần thứ 3 mới thấy mề đay nó đỡ, lên ít hơn cả về số lần và các nốt mẩn, mình cũng cố gắng k gãi mà chỉ xoa thôi rồi dân dần k thấy mề đay nổi lên nữa mình theo đõi mấy thang nay rồi, hoàn toàn k bị phát lên mình cũng nghĩ bệnh do cơ địa thì chả khỏi hăn đc h cứ khỏi đc lúc nào hay lúc đó thôi bạn ah, dù sao cũng thấy nó hiệu quả hơn các thuốc trc đây từng dùng. Bạn thử xem. nghe bảo thuốc này lành tính, bạn mình vừa sinh em bé xong vẫn dùng được nên bạn đưa cháu đi khám r hỏi bác sĩ cụ thể xem sao:
      https://dominhduong.com/noi-me-day-1488.html

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn