8 Cách trị mụn trứng cá tuổi dậy thì giúp xua tan nỗi ám ảnh

Top 10 cách trị mụn bằng tinh bột nghệ hiệu quả 100% tại nhà

20+ Cách trị mụn trứng cá hiệu quả tại nhà từ thiên nhiên

Mụn trứng cá là gì? Nguyên nhân và các phương pháp điều trị

Mụn bọc có mủ: Nguyên nhân và cách xử lý an toàn

Mụn bọc là gì? Nguyên nhân và cách điều trị mụn bọc không để lại sẹo

9 công thức trị sạch mụn từ cà chua bạn nên biết

Mụn trứng cá đỏ là gì? Nguyên nhân và điều trị thế nào?

Mụn đầu trắng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị triệt để

Mụn trứng cá bội nhiễm là gì? Có nguy hiểm không?

Mụn trứng cá mọc nhiều ở trán và cách xử lý triệt để

Mụn trứng cá mọc ở trán là hệ quả do thói quen vệ sinh kém, căng thẳng thần kinh và rối loạn nội tiết kéo dài. Nếu không xử lý và chăm sóc đúng cách, mụn có xu hướng lan tỏa rộng, tiến triển nặng và gây ra vết thâm, sẹo lõm. 

mụn trứng cá ở trán
Mụn trứng cá mọc nhiều ở trán – Do đâu? Xử lý như thế nào?

Mụn trứng cá mọc nhiều ở trán – Do đâu?

Mụn trứng cá là vấn đề da liễu thường gặp ở người trẻ tuổi. Thông thường, mụn xuất hiện nhiều ở cằm, má và mũi do những vị trí này có hoạt động bài tiết bã nhờn mạnh hơn so với các vùng da khác. Tuy nhiên trong một số trường hợp, mụn trứng cá cũng có thể xuất hiện ở trán.

Mụn trứng cá mọc nhiều ở trán ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình và tâm lý của phái nữ. Không chỉ tác động đến yếu tố thẩm mỹ, sự xuất hiện ồ ạt của các nốt mụn còn gây ra một số triệu chứng khó chịu như sưng đỏ, nóng rát và ngứa ngáy.

mụn trứng cá ở trán
Để tóc mái có thể khiến trán bài tiết nhiều dầu và nổi mụn trứng cá ồ ạt

Để có biện pháp xử lý và điều trị đúng cách, bạn cần xác định nguyên nhân chính xác gây nổi mụn trứng cá ở trán. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất:

  • Tuyến bã nhờn hoạt động quá mức: Ở một số người, tuyến bã nhờn ở trán có thể hoạt động mạnh hơn so với những vị trí da khác do thói quen để tóc mái, đội mũ,… Các thói quen này làm tăng nhiệt độ của da và kích thích hoạt động sản xuất dầu. Tuy nhiên, bã nhờn được bài tiết quá mức có thể gây bít tắc lỗ chân lông, tạo môi trường để vi khuẩn yếm khí P. acnes phát triển và gây ra mụn trứng cá.
  • Mất cân bằng hormone: Hormone bị rối loạn là nguyên nhân phổ biến gây nổi mụn trứng cá ồ ạt ở nữ giới. Nồng độ estrogen, progesterone và androgen mất cân bằng có thể khiến hoạt động bài tiết bã nhờn bị rối loạn và gây nổi mụn trứng cá ở trán ồ ạt. Tình trạng này thường xuất hiện trước và trong những ngày “đèn đỏ”.
  • Căng thẳng kéo dài: Nổi mụn ở trán là hệ quả do căng thẳng thần kinh kéo dài. Khi căng thẳng, cơ thể sẽ phóng thích hormone adrenaline dẫn đến hiện tượng tăng tiết bã nhờn và gây bít tắc lỗ chân lông. Ngoài ra, stress còn khiến da sạm đen, thiếu sức sống và nhanh lão hóa.
  • Dị ứng với sản phẩm chăm sóc tóc: Các sản phẩm chăm sóc tóc như dầu gội, dầu xả, dầu dưỡng tóc,… có thể là nguyên nhân gây ra mụn trứng cá ở vùng trán. Khi dị ứng với các sản phẩm này, da có xu hướng nổi nhiều mẩn đỏ, ngứa ngáy và bài tiết dầu thừa nhiều hơn bình thường. Chính vì vậy nếu tiếp tục sử dụng, vùng da ở trán thường bị nổi mụn trứng ồ ạt.
  • Vệ sinh da không đúng cách: Tương tự như các vùng da khác, vùng trán không được làm sạch hoàn toàn có thể ứ đọng bã nhờn, da chết trong lỗ chân lông và gây ra mụn. Nếu bắt nguồn từ thói quen vệ sinh kém, mụn trứng cá thường xuất hiện nhiều ở lông mày và các vùng da xung quanh tóc.
  • Một số nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân trên, mụn trứng cá mọc nhiều ở trán còn có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân khác như rối loạn chức năng gan (nóng gan), chế độ ăn uống – sinh hoạt không lành mạnh, thường xuyên trang điểm, tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài, hút thuốc lá,…

Cách xử lý triệt để mụn trứng cá ở trán

Mụn trứng cá mọc nhiều ở trán có thể nặng dần theo thời gian và lan tỏa ra các vùng da xung quanh như thái dương, mũi và má. Hơn nữa nếu không xử lý đúng cách, mụn có thể để lại vết thâm đậm màu và sẹo lõm gây ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình và sự tự tin của phái nữ.

Vì vậy khi nhận thấy mụn trứng cá xuất hiện ồ ạt trên da, bạn nên thực hiện một số biện pháp xử lý sau:

1. Thiết lập chu trình chăm sóc da khoa học

Thực tế, chăm sóc và vệ sinh da không đúng cách là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra mụn trứng cá. Do đó để kiểm soát và ngăn ngừa mụn tái phát, cần xây dựng chu trình chăm sóc da khoa học. Chăm sóc da đúng cách còn làm giảm mức độ tổn thương, hạn chế sẹo thâm và giảm nguy cơ hình thành sẹo lõm sau mụn.

mụn trứng cá mọc ở trán
Làm sạch da mặt đúng cách là biện pháp quan trọng trong điều trị và ngăn ngừa mụn tái phát

Cách chăm sóc da giúp kiểm soát mụn trứng ở mọc nhiều ở trán:

  • Làm sạch da là biện pháp quan trọng nhất trong điều trị và phòng ngừa mụn trứng cá. Do đó, cần vệ sinh da mặt 2 lần/ ngày (sáng và tối trước khi ngủ). Nên ưu tiên lựa chọn các loại sữa rửa mặt có độ pH cân bằng, không chứa xà phòng, hương liệu và chất bảo quản để hạn chế tối đa hiện tượng kích ứng.
  • Có thể cung cấp thêm độ ẩm cho da bằng toner (nước cân bằng) và kem dưỡng. Khi da có độ đủ ẩm, nang lông sẽ giảm hoạt động bài tiết bã nhờn và hạn chế được tình trạng bít tắc lỗ chân lông.
  • Nang lông có xu hướng tiết nhiều dầu và dễ bít tắc khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vì vậy, bạn nên tránh để da tiếp xúc với ánh nắng cường độ mạnh (từ 10:00 – 16:00 hằng ngày) và cần sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 50+ và PA++++.
  • Hạn chế trang điểm trong thời gian điều trị mụn. Lớp trang điểm có thể làm bít tắc lỗ chân lông khiến nốt mụn sưng đỏ nhiều, chậm lành và dễ để lại sẹo. Bên cạnh đó, thói quen này còn làm tăng nguy cơ hình thành các nốt mụn mới.
  • Tẩy tế bào chết và xông mặt 1 – 2 lần/ tuần để loại bỏ lớp da già cỗi, làm thông thoáng lỗ chân lông và hỗ trợ đẩy các nhân mụn ẩn sâu dưới nang lông lên bề mặt da. Để tăng hiệu quả làm sạch và điều trị mụn, bạn có thể đắp mặt nạ đất sét sau khi xông mặt.
  • Tránh các thói quen khiến vùng da ở trán tiết nhiều bã nhờn như đội ngũ, để tóc mái, uống ít nước,…

Đối với những trường hợp mụn nhẹ, việc xây dựng chu trình chăm sóc da đúng cách có thể giảm số lượng mụn đáng kể. Bên cạnh đó, biện pháp này còn giúp phục hồi hàng rào bảo vệ da và ngăn ngừa mụn tái phát.

2. Xây dựng lối sống lành mạnh

Mụn trứng cá nổi nhiều ở trán còn có thể bắt nguồn từ tình trạng căng thẳng kéo dài và rối loạn nội tiết tố. Do đó bên cạnh việc xây dựng chu trình chăm sóc da, bạn cần kết hợp với lối sống lành mạnh để kiểm soát và ngăn ngừa mụn tái phát.

mụn trứng cá mọc ở trán
Sinh hoạt và ăn uống khoa học có thể nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh và hỗ trợ điều trị mụn

Lối sống lành mạnh giúp kiểm soát và ngăn ngừa mụn trứng cá ở trán:

  • Uống nhiều nước, cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết để điều hòa hoạt động bài tiết bã nhờn, dưỡng ẩm và phục hồi các tế bào hư tổn.
  • Có thể bổ sung thực phẩm giàu Kẽm (hàu, nghêu, có, đậu,…) và vitamin C (cam, quýt, lựu, dâu tây,…) vào chế độ dinh dưỡng. Kẽm có khả năng kiểm soát hoạt động sản xuất dầu thừa và tăng cường sức đề kháng của da. Trong khi đó, vitamin C giúp ngăn ngừa sẹo lõm, giảm thâm và hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị mụn.
  • Hạn chế các loại thực phẩm và thức uống khiến da sản xuất nhiều dầu thừa như rượu bia, cà phê, thức ăn chứa nhiều gia vị, chất bảo quản,… Các loại thực phẩm và thức uống này còn làm chậm quá trình phục hồi da và khiến da dễ thâm sạm sau khi loại bỏ nhân mụn.
  • Tránh thức khuya và căng thẳng quá mức. Thay vào đó, nên ngủ trước 11 giờ đêm và cần ngủ đủ 7 giờ đồng hồ/ ngày. Để giải tỏa stress, nên tập thể dục, nghỉ ngơi và tham gia các hoạt động giải trí.

Ổn định giờ giấc sinh hoạt và xây dựng chế độ ăn hợp lý giúp rút ngắn thời gian điều trị mụn trứng cá, hỗ trợ cải thiện sức khỏe của da và ngăn ngừa mụn tái phát hiệu quả.

3. Sử dụng một số loại thuốc bôi

Trong trường hợp nốt mụn sưng đỏ và nhân mụn ẩn sâu dưới da, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc bôi điều trị mụn. Các sản phẩm này giúp làm khô nhân mụn, hỗ trợ đẩy mụn và giảm ngứa ngáy, sưng đỏ rõ rệt.

mụn trứng cá mọc ở trán
Có thể sử dụng thuốc bôi để giảm viêm đỏ, sưng đau và hỗ trợ đẩy nhân mụn lên bề mặt da

Các loại thuốc bôi được sử dụng để điều trị mụn trứng cá ở trán:

  • Thuốc bôi chứa sulfur: Sulfur (lưu huỳnh) là thành phần trị mụn trứng cá phổ biến. Thành phần này tương đối lành tính, dễ sử dụng và ít kích ứng. Lưu huỳnh có khả năng tẩy tế bào chết, giảm bã nhờn tích tụ trong nang lông và hỗ trợ làm khô nhân mụn. Sau khoảng 2 – 3 ngày sử dụng, các nốt mụn sẽ nhanh chóng khô lại và dễ dàng bị loại bỏ bằng dụng cụ chuyên dụng.
  • Kem trị mụn chứa benzoyl peroxide: Thuốc bôi chứa sulfur chỉ đem lại hiệu quả đối với tình trạng mụn nhẹ. Trong trường hợp nốt mụn lớn và sưng đỏ nhiều, nên sử dụng kem trị mụn chứa benzoyl peroxide. Thành phần có khả năng thẩm thấu sâu vào bên trong nhân mụn, phóng thích oxy nhằm phá vỡ môi trường yếm khí. Từ đó “vô hiệu hóa” hoạt động của vi khuẩn P. acnes và cải thiện hiện tượng viêm đỏ ở nốt mụn rõ rệt. Bên cạnh đó, benzoyl peroxide còn có tác dụng tẩy tế bào chết và làm thông thoáng lỗ chân lông.
  • Dung dịch, thuốc bôi chứa salicylic acid: Salicylic acid (BHA) là thành phần trị mụn “kinh điển”. Thành phần này có hiệu quả với nhiều loại mụn trứng cá như mụn đầu đen, mụn mủ và mụn viêm. BHA có khả năng làm sạch bã nhờn, dầu thừa, tẩy tế bào chết và làm thông thoáng lỗ chân lông. Với cơ chế này, các sản phẩm trị mụn chứa BHA có khả năng làm khô cồi mụn, đẩy mụn ẩn và ngăn ngừa mụn tái phát rõ rệt.
  • Thuốc bôi trị mụn chứa Adapalene: Adapalene là dẫn xuất của vitamin A có tác dụng giảm sừng hóa nang lông và ngăn chặn tình trạng bít tắc lỗ chân lông. Bên cạnh đó, thành phần này còn có đặc tính kháng viêm và biệt hóa biểu bì. Hiện nay, các loại thuốc bôi chứa Adapalene thường được sử dụng để điều trị mụn trứng cá gây viêm và ứ mủ.
  • Một số loại thuốc bôi khác: Trong trường hợp mụn nặng, bạn có thể sử dụng thuốc điều trị mụn chứa kháng sinh (Erythromycin, Clindamycin), phái sinh của vitamin A (Retinoid, Tretinoin). Nếu có làn da nhạy cảm, nên sử dụng các loại kem trị mụn được chiết xuất từ nguyên liệu tự nhiên như đất sét, tinh dầu tràm trà, trà xanh, chiết xuất vỏ cây liễu,…

Hiện nay có khá nhiều loại kem trị mụn trên thị trường với công thức, hàm lượng và cách sử dụng khác nhau. Để lựa chọn được sản phẩm phù hợp, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ. Tránh sử dụng các sản phẩm trị mụn không rõ nguồn gốc, mập mờ về thành phần và công dụng được phóng đại quá mức.

4. Lấy nhân mụn y khoa

Nếu vùng trán nổi nhiều mụn trứng cá, bạn nên chủ động lấy nhân mụn để làm sạch da và ngăn ngừa hình thành sẹo. Tự nặn mụn tại nhà có thể gây tổn thương cấu trúc da, để lại vết thâm đậm màu và tăng nguy cơ hình thành sẹo rỗ.

Lấy nhân mụn y khoa được thực hiện đầy đủ các bước, bao gồm: Làm sạch – Xông hơi để làm giãn nở lỗ chân lông – Lấy nhân mụn – Đắp mặt nạ làm dịu da. Các nhân viên y tế chỉ tiến hành lấy nhân mụn đối với các nốt mụn đã “già”. Trong trường hợp nhân mụn còn ẩn sâu dưới da, bạn cần tái khám sau khoảng 1 – 2 tuần (tùy theo tình trạng da).

Việc lấy nhân mụn có vai trò quan trọng trong điều trị mụn trứng cá – đặc biệt là với mụn viêm, ứ mủ và mụn ẩn. Các loại mụn này có nhân ẩn sâu trong nang lông và rất khó loại bỏ hoàn toàn nếu tự nặn ở nhà.

5. Can thiệp các phương pháp thẩm mỹ chuyên sâu

Trong trường hợp mụn trứng cá ở trán có mức độ nặng, bạn có thể can thiệp một số phương pháp thẩm mỹ chuyên sâu như:

mụn trứng cá mọc ở trán
Có thể can thiệp chemical peeling, chiếu ánh sáng sinh học, lăn kim,… để giảm mụn trứng cá ở trán
  • Chiếu ánh sáng sinh học: Ánh sáng sinh học có tác dụng kháng khuẩn, hỗ trợ đẩy nhân mụn và kích thích da tăng sinh collagen. Vì vậy đối với những nốt mụn lớn, bác sĩ có thể đề nghị can thiệp liệu pháp ánh sáng để rút ngắn thời gian điều trị và hỗ trợ ngăn ngừa sẹo lõm.
  • Chemical peeling: Chemical peeling (tẩy da hóa học) là phương pháp sử dụng axit nồng độ cao để loại bỏ lớp da dày sừng, làm thông thoáng lỗ chân lông và hỗ trợ đẩy nhân mụn. Phương pháp này thích hợp với mụn trứng cá có mức độ trung bình đến nặng – đặc biệt là những trường hợp có làn da bài tiết quá nhiều dầu.
  • Lăn kim nông: Đối với trường hợp nổi nhiều mụn ẩn ở trán, bạn có thể can thiệp phương pháp lăn kim nông. Phương pháp này giúp loại bỏ các tế bào già cỗi tích tụ trong nang lông, làm thông thoáng da và hỗ trợ đẩy nhân mụn. Tuy nhiên, lăn kim không thực sự phù hợp với trường hợp da có nhiều mụn viêm đỏ và ứ mủ.

Các phương pháp thẩm mỹ chuyên sâu thường được áp dụng đồng thời với sử dụng thuốc bôi để đạt hiệu quả tối đa. Khi áp dụng các phương pháp này, cần lựa chọn bệnh viện và phòng khám da liễu uy tín để hạn chế tối đa các rủi ro và tác dụng không mong muốn. Tuyệt đối không thực hiện tại các spa nhỏ lẻ và không đảm bảo vô khuẩn trong quy trình điều trị.

Phòng ngừa mụn trứng cá ở trán tái phát

Mụn trứng cá là tình trạng da liễu khá phổ biến ở người trẻ tuổi và có đặc tính dễ tái phát. Vì vậy sau khi kiểm soát mụn, bạn nên thực hiện một số biện pháp phòng ngừa như:

mụn trứng cá mọc ở trán
Làm sạch da đều đặn 2 lần/ ngày giúp hạn chế mụn trứng cá ở trán tái phát
  • Chú ý làm sạch da 2 lần mỗi ngày để ngăn ngừa bít tắc lỗ chân lông và tái phát mụn.
  • Lựa chọn sản phẩm chăm sóc da của thương hiệu uy tín và đáng tin cậy. Đồng thời cần xem xét bảng thành phần và kết cấu của sản phẩm để tránh tình trạng dị ứng và kích ứng.
  • Tránh để tóc mái và đội mũ khi không cần thiết. Để tránh nắng, bạn có thể sử dụng dù và thoa kem chống nắng có chỉ số SPF 50+ trước khi ra ngoài trời từ 15 – 20 phút.
  • Ngưng sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc nếu có dấu hiệu dị ứng.
  • Hạn chế trang điểm, tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá và thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, gia vị, chất bảo quản.
  • Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, ăn uống điều độ và tập thể dục thường xuyên để tránh rối loạn nội tiết tố và stress – nguyên nhân gây mụn trứng cá thường gặp ở người trẻ tuổi.
  • Tránh sờ tay lên da mặt và không tự ý nặn mụn tại nhà.
  • Có thể thực hiện một số công thức mặt nạ tự nhiên để dưỡng ẩm, ngăn ngừa mụn tái phát và nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh.

Mụn trứng cá mọc nhiều ở trán có thể thuyên giảm nếu chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên trong trường hợp mụn nổi ồ ạt và không thể kiểm soát bằng các biện pháp tại nhà, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị y tế.

Cùng chuyên mục

Mẹo trị mụn trứng cá bằng mật ong siêu đơn giản

Các công thức trị mụn trứng cá bằng mật ong được phái nữ ưa chuộng và áp dụng phổ biến. Với đặc tính kháng khuẩn, tiêu viêm và làm dịu...

Nổi mụn tuổi dậy thì kéo dài bao lâu?

Nổi mụn tuổi dậy thì kéo dài bao lâu? Có tự hết không?

Nổi mụn tuổi dậy thì là vấn đề da liễu bình thường và phổ biến. Thông thường, mụn sẽ xuất hiện tại nhiều vị trí khác nhau trên làn da...

Chè xanh

Dùng lá chè xanh trị mụn trứng cá và thâm mụn hiệu quả

Với thành phần dưỡng chất phong phú và đa dạng, lá chè xanh có khả năng kháng viêm, kiểm soát dầu thừa, ngăn ngừa lão hóa, nuôi dưỡng mái tóc...

Những điều cần biết về phương pháp trị mụn bằng ánh sáng sinh học

Điều trị mụn bằng ánh sáng sinh học: Ưu điểm và nhược điểm

Hiện nay, điều trị mụn bằng ánh sáng sinh học đang là một trong những phương pháp hiệu quả được nhiều chị em phụ nữ tin tưởng lựa chọn để...

Baking soda có nhiều công dụng trong việc điều trị mụn trứng cá

Thử ngay cách trị mụn trứng cá bằng baking soda

Mụn trứng cá là bệnh da liễu thường gặp, có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, tình trạng này xuất hiện do một số nguyên nhân như...

Những điều cần biết khi dùng bia trị mụn trứng cá

Dùng bia trị mụn trứng cá có thực sự hiệu quả?

Bia là loại thức uống vô cùng quen thuộc, đặc biệt là đối với phái nam. Ngoài nhiệm vụ không thể thiếu trên bàn tiệc thì bia còn có công...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn