8 Cách trị mụn trứng cá tuổi dậy thì giúp xua tan nỗi ám ảnh

Top 10 cách trị mụn bằng tinh bột nghệ hiệu quả 100% tại nhà

20+ Cách trị mụn trứng cá hiệu quả tại nhà từ thiên nhiên

Mụn trứng cá là gì? Nguyên nhân và các phương pháp điều trị

Mụn bọc có mủ: Nguyên nhân và cách xử lý an toàn

Mụn bọc là gì? Nguyên nhân và cách điều trị mụn bọc không để lại sẹo

9 công thức trị sạch mụn từ cà chua bạn nên biết

Mụn trứng cá đỏ là gì? Nguyên nhân và điều trị thế nào?

Mụn đầu trắng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị triệt để

Mụn trứng cá bội nhiễm là gì? Có nguy hiểm không?

Nặn mụn ra nhân có mùi hôi là bị gì?

Mụn trứng cá là một trong những vấn đề về da xảy ra rất phổ biến và ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài của nhiều người. Đặc biệt, đối với những trường hợp không chỉ là mụn trứng cá bình thường mà còn là tình trạng nặn mụn ra nhân có mùi hôi càng khiến việc trị mụn trở nên khó khăn.

Mụn trứng cá là gì?

Mụn trứng cá thường xuất hiện khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn và viêm nhiễm do các chất bã nhờn được tiết ra quá nhiều. Đồng thời, kết hợp với các tế bào chết chưa được lấy đi trên bề mặt da mặt sẽ gây ra nhiều loại mụn khác nhau như:

Tại sao nặn mụn ra nhân có mùi hôi?
Mụn trứng cá xuất hiện khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi bụi bẩn, chất bã nhờn trên da mặt

  • Mụn đầu đen: là nhân mụn nằm trong lỗ chân lông mở, khi các chất cặn bã tiếp xúc với không khí sẽ chuyển sang màu sậm.
  • Mụn đầu trắng: hay còn được gọi là mụn cám, là những đốm mụn li ti nằm trong lỗ chân lông kín.
  • Mụn đỏ, bị viêm: đây là những nốt mụn nhô lên khỏi bề mặt da với triệu chứng sưng tấy, đỏ, đau khi chạm vào.
  • Mụn mủ: nhân mụn bên trong là dạng dịch mủ, đốm mụn nhô lên căng cứng và đau khi sờ vào.
  • Mụn nang: là đốm mụn rất lớn, hình thành khi nang lông bị viêm, bên trong chứa rất nhiều dịch mủ và gây đau nhức.
  • Mụn bọc: là những đốm mụn mủ to, tạo thành bọc mủ có thể nhìn thấy được bên trong nhân mủ, cứng và gây đau.

Đây là những dạng tổn thương phổ biến nhất của tình trạng mụn trứng cá. Việc xác định được bản thân đang mắc phải loại tổn thương nào sẽ giúp quá trình điều trị dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Vì sao nặn mụn ra nhân có mùi hôi?

Có rất nhiều loại mụn trứng cá khác nhau như mụn bọc, mụn đầu đen, mụn cám…Tuy nhiên, có một vài trường hợp mụn có mùi có thể gây ra tình trạng có mùi hôi rất khó chịu. Vậy tại sao nặn mụn ra nhân có mùi hôi?

Theo lý giải của các chuyên gia thì đó là vấn đề vệ sinh da của người bệnh không được đảm bảo. Khi xuất hiện mụn trứng cá sẽ dẫn đến bị viêm bội nhiễm cùng với các loại vi khuẩn và tạo thành mùi hôi. Cụ thể quá trình này diễn ra thông qua 4 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1: Do sự tăng tiết của tuyến bã nhờn. Tuyến bã nhờn là tuyến có mật độ phủ khắp cơ thể ở chẳng hạn như ở vùng mặt, ngực, lưng…“Thủ phạm” chính gây ra tình trạng tăng tiết bã nhờn đó là hormone androgen khiến cho tuyến bã giãn rộng ra và hoạt động hết công suất.
  • Giai đoạn 2: Quá trình sừng hóa cổ nang lông của tuyến bã. Da mặt ứ đọng nhiều chất cặn bã, bụi bẩn, tăng sừng, sinh diêm hoặc cặn mỹ phẩm không được làm sạch sẽ gây ra bít tắc lỗ chân lông, sinh ra các loại mụn đầu trắng, đầu đen…
  • Giai đoạn 3: Sự hoạt động mạnh của trực khuẩn kỵ khí P.Acne. trong lúc lỗ chân lông đang được đóng kín, vi khuẩn P.Acne sẽ tận dụng thời cơ và phát triển mạnh mẽ, chuyển hóa các axit béo tự do trong tế bào cũng như số lượng lớn chất nhờn ùn ứ thành nhân mụn.
  • Giai đoạn 4: Gây ra phản ứng viêm. Theo các chuyên gia thì nặn mụn ra nhân có mùi hôi là đặc điểm đặc trưng của các dạng mụn viêm như mụn bọc, mụn nang, mụn sần…Lúc này, tình trạng bội nhiễm da mụn xuất hiện do các tụ cầu khuẩn và bị vi khuẩn yếm khí tạo mùi hôi.
Vì sao nặn mụn ra nhân có mùi hôi?
Nặn mụn ra nhân có mùi hôi là do các đốm mụn chứa mủ bị nhiễm khuẩn và tạo ra mùi hôi

Ngoài ra, việc nặn mụn ra nhân có mùi hôi còn là dấu hiệu của một số nguyên nhân khách quan như tiếp xúc lâu trong môi trường ẩm mốc, nóng bức, ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, những người có thói quen dùng tay sờ lên mặt, lạm dụng các loại mỹ phẩm có khả năng tẩy rửa mạnh…

Dấu hiệu nhận biết khi nặn mụn ra nhân có mùi hôi

Để nhận dạng được các loại mụn trứng cá có mùi hôi sẽ dựa vào một số đặc điểm sau:

  • Một số loại mụn trứng cá dễ gây ra mùi hôi như mụn mủ, mụn bọc, mụn nang, mụn trứng cá mạch lươn, mụn trứng cá cụm…
  • Các vị trí dễ xuất hiện mụn trứng cá có mùi hôi như ở lưng, mặt, 2 bên cánh mũi, ngực…
  • Những đốm mụn đầu trắng, mụn đầu đen sẽ xuất hiện mùi hôi khi bị viêm, dễ nhận thấy nhất là xung quanh nốt mụn có viền đỏ tấy.
  • Nặn mụn ra nhân có mùi hôi xuất phát từ nhân mụn có dịch mủ hoặc mụn cứng, thậm chí bã nhờn được tiết ra khi nặn mụn cũng có mùi hôi.

Cách khắc phục tình trạng nặn mụn ra nhân có mùi hôi

Mụn trứng cá dù cho có nặn liên tục, ngày này qua ngày khác vẫn không hết và vẫn có mùi hôi chính là do bản thân chúng ta chưa thực hiện đúng cách điều trị cũng như chăm sóc.

Chính vì vậy, việc biết được cách khắc phục tình trạng nặn mụn ra nhân có mùi hôi là điều quan trọng mà ai cũng cần phải biết. Vì càng kéo dài tình trạng này cũng chính là kéo dài tình trạng viêm nhiễm, khiến cho mụn ngày càng ăn sâu vào bên trong da, mùi hôi ngày càng nồng đậm và làm cho quá trình điều trị mụn trứng cá trở nên khó khăn hơn.

Để có thể khắc phục được tình trạng nặn mụn ra nhân có mùi hôi, bạn cần lưu ý một số những điều sau:

Thực hiện vệ sinh da đúng cách

Học cách chăm sóc da từng bước rõ ràng, trong đó hãy tạo cho mình thói quen tẩy trang sau khi về nhà. Điều này sẽ giúp loại bỏ các chất cặn bã từ các sản phẩm make up, bụi bẩn còn sót lại trên bề mặt da. Đồng thời, rửa mặt 2 lần/ngày bằng sữa rửa mặt vì chỉ rửa mặt bằng nước thông thường sẽ không đủ làm sạch da và loại bỏ hết vi khuẩn, bã nhờn.

Lưu ý bạn hãy chọn cho mình loại sữa rửa mặt phù hợp cho làn da của mình vì khi bị mụn trứng cá có mùi hôi thì da sẽ trở nên rất nhạy cảm và dễ bị viêm nhiễm.

Nguyên nhân gây nặn mụn ra nhân có mùi hôi
Rửa mặt bằng sữa rửa mặt để loại bỏ bã nhờn, bụi bẩn còn mắc kẹt trong lỗ chân lông

Vì vậy, nên tránh các loại sản phẩm sữa rửa mặt có chứa nhiều thành phần hóa học, có độ pH cao. Tốt nhất là chọn các sản phẩm có chiết xuất thiên nhiên để đảm bảo lành tính cho da. Ngoài ra, tránh xa các chất kích thích gây mụn như mỹ phẫm kém chất lượng. Tốt nhất bạn nên sử dụng các loại mỹ phẩm và kem chống nắng không chứa dầu (oil free) và không chứa các thành phần dễ gây mụn.

Ngoài ra, chỉ nên rửa mặt 2 lần/ngày là đủ. Nếu rửa nhiều hơn sẽ dễ làm mất đi độ ẩm tự nhiên vốn có trên da và tạo điều kiện cho tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn.

Bôi kem trị mụn

Đối với các loại mụn trứng cá có chứa mủ và có mùi hôi thì nên kết hợp sử dụng các loại kem trị mụn, các sản phẩm có chứa kháng khuẩn, kháng sinh (thuốc kháng sinh cần uống theo sự hướng dẫn và kê đơn của bác sĩ) hoặc các loại chế phẩm có tác dụng làm giảm sừng hóa, đánh tan nhân mụn bên trong.

Bảo vệ che chắn làn da khi ra đường

Tránh xa các tác nhân dễ gây sinh ra mụn như bụi bẩn, ánh nắng mặt trời, ô nhiễm…là cách hiệu quả giúp không gây sản sinh thêm mụn trên cơ thể. Bạn có thể thực hiện bằng cách sử dụng các loại đồ bảo vệ như nón, áo khoác, bao tay, kính râm để bảo vệ làn da khỏi tia cực tím từ ánh nắng mặt trời.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

  • Theo lời khuyên của các chuyên gia da liễu, khi bị mụn trứng cá thì bạn cần uống thật nhiều nước, từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày để cung cấp độ ẩm, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể.
  • Bên cạnh đó, một chế độ ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi chính là chìa khóa giúp đem lại sự láng mịn, đầy sức sống cho làn da của bạn.
  • Tránh ăn các loại thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị cũng như các chất kích thích như café, trà, rượu bia vì chúng sẽ làm tăng hoạt động của tuyến bã nhờn và làm cho tình trạng mụn ngày càng trầm trọng.

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt lành mạnh

Để có một làn da khỏe mạnh, sạch mụn thì bạn cần có một chế độ sinh hoạt lành mạnh. Chẳng hạn như:

  • Ngủ đủ giấc, không thức khuya
  • Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, không bị stress, lo âu quá độ…
  • Không được đưa tay lên mặt để sờ vào mụn, nặn mụn hay hút mụn.

Khi thực hiện được những điều này sẽ giúp ức chế sự hoạt động của tuyến bã nhờn, ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các ổ mụn.

Khám bệnh tại bệnh viện da liễu

Khi tình trạng mụn xuất hiện ngày càng nhiều trên mặt, lưng, vai…và không thuyên giảm ngay cả khi đã áp dụng rất nhiều cách thì bạn hãy cân nhắc việc khám bệnh tại các bệnh viện lớn. Với những thiết bị máy móc hiện đại sẽ giúp chẩn đoán chính xác tình trạng và loại mụn để có hướng điều trị chính xác.

Giới thiệu một số loại thuốc uống và thuốc bôi điều trị mụn

Những trường hợp bị mụn quá nặng, mụn có nhân mủ và có mùi hôi rất khó điều trị thì có thể bạn sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc bôi hoặc thuốc uống để hỗ trợ trị mụn hiệu quả.

Thuốc bôi

Lý do nặn mụn ra nhân có mùi hôi?
Sử dụng kết hợp thuốc bôi và thuốc uống kháng sinh để hỗ trợ quá trình điều trị mụn trứng cá hiệu quả
  • Thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt tận gốc vi khuẩn P.acne
  • Acid salicylic theo đơn giúp làm khô các tế bào chết và bã nhờn đang mắc kẹt bên trong lỗ chân lông.
  • Thuốc Retinoids là loại thuốc giúp dẫn xuất vitamin A và giải phóng các nang lông bị tắc nghẽn do bã nhờn, cặn bã.
  • Benzoyl perocide chỉ sử dụng theo đơn của bác sĩ.

Thuốc uống

Kết hợp giữa thuốc bôi và thuốc uống sẽ giúp đạt hiệu quả cao hơn trong việc điều trị mụn, giúp loại bỏ các loại vi khuẩn còn sót lại trên da, ngăn ngừa những đốm mụn đã lặn tiếp tục tái phát sau khi điều trị.

Một số những loại thuốc kháng sinh uống thường được chỉ định sử dụng như:

  • Clindamycin
  • Erythromycin
  • Trimethoprim
  • Cotrimoxazol

Ngoài ra, một số loại thuốc kháng sinh nhóm Tetracyclin như doxycyclin, minocyclin, limecycline cũng có tác dụng giúp trị mụn trứng cá hiệu quả. Lưu ý những loại thuốc này đều chống chỉ định cho trẻ dưới 10 tuổi vì có thể gây ra tác dụng phụ là ố vàng da.

Thông thường, việc sử dụng thuốc kháng sinh điều trị mụn có mùi hôi sẽ được bác sĩ kê đơn trong thời gian ngắn nhất có thể, khoảng 7 – 10 ngày để giúp cơ thể không bị kháng thuốc.

Các loại thuốc khác

  • Một loại thuốc khác thường được nhắc đến trong điều trị mụn trứng cá đó là Isotretinoin. Thuốc này được bào chế từ vitamin A và có tác dụng mạnh hơn so với retinoids. Tuy nhiên, sử dụng thuốc này sẽ đem lại hiệu quả khá chậm.
  • Trường hợp bạn có dự định mang thai trong thời gian điều trị mụn thì có thể sử dụng thuốc Benzoyl perocxide theo đơn.

Tóm lại, bệnh mụn trứng cá kèm theo tình trạng nặn mụn ra nhân có mùi hôi là một bệnh da liệu rất dai dẳng, tốt nhất là bạn nên thăm khám tại bệnh viện để được khám và tư vấn hướng điều trị chuyên sâu và an toàn nhất. Tránh sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc để trị mụn vì rất dễ gây nhiễm trùng và mụn ngày càng nhiều hơn.

Cùng chuyên mục

Baking soda có nhiều công dụng trong việc điều trị mụn trứng cá

Thử ngay cách trị mụn trứng cá bằng baking soda

Mụn trứng cá là bệnh da liễu thường gặp, có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, tình trạng này xuất hiện do một số nguyên nhân như...

Những điều cần biết về phương pháp trị mụn bằng ánh sáng sinh học

Điều trị mụn bằng ánh sáng sinh học: Ưu điểm và nhược điểm

Hiện nay, điều trị mụn bằng ánh sáng sinh học đang là một trong những phương pháp hiệu quả được nhiều chị em phụ nữ tin tưởng lựa chọn để...

Mụn trứng cá mọc nhiều ở trán và cách xử lý triệt để

Mụn trứng cá mọc ở trán là hệ quả do thói quen vệ sinh kém, căng thẳng thần kinh và rối loạn nội tiết kéo dài. Nếu không xử lý...

Mách bạn cách trị mụn trứng cá bằng tỏi đơn giản, hiệu quả nhanh

Mách bạn cách trị mụn trứng cá bằng tỏi đơn giản, hiệu quả nhanh

Tỏi là một nguyên liệu quen thuộc trong nhà bếp, được các nhà nghiên cứu chứng minh là tốt cho sức khỏe. Nhờ vào hợp chất sulfur và allicin mà...

Mụn trứng cá kéo dài bao lâu? Có tự hết không?

Theo thống kê, có đến 80% bệnh nhân bị mụn trứng cá ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Mụn trứng cá hình thành dễ gây sưng tấy, đau nhức, viêm...

9 cách trị mụn bằng nha đam cho làn da sạch mụn

Trị mụn bằng nha đam là một biện pháp dân gian đã được phái đẹp tin dùng và áp dụng thành công. Phương pháp này giúp đánh tan các loại...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn