Triệu chứng đau nửa đầu bên trái cảnh báo bệnh gì?

Bí quyết giúp nghệ sĩ ưu tú Hương Dung khỏi hẳn mất ngủ, ngủ ngon giấc tự nhiên

Các xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu não chính xác nhất

Bệnh mất ngủ mãn tính: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Bật mí cách chữa mất ngủ bằng tinh bột nghệ bạn nên thử

8 Món ăn giúp an thần chữa mất ngủ siêu hiệu quả

Tìm hiểu cách điều trị mất ngủ bằng phương pháp châm cứu

Dùng mật ong chữa mất ngủ như thế nào đúng và hiệu quả

Khắc phục chứng mất ngủ đơn giản chỉ với 1 củ hành tây

Cách phòng ngừa chứng thiếu máu não ở người cao tuổi

Mẹo hay ngâm chân chữa mất ngủ tại nhà bạn nên thử

Ngâm chân chữa mất ngủ là mẹo trị bệnh theo kinh nghiệm dân gian. Thực tế, mẹo chữa này đã được khoa học công nhận có tác dụng an thần, làm dịu thần kinh, giải phóng căng thẳng và giúp ngủ ngon, sâu giấc.

ngâm chân chữa mất ngủ
Ngâm chân với thảo dược gì dễ ngủ?

Có nên ngâm chân chữa mất ngủ?

Ngâm chân chữa mất ngủ là mẹo trị bệnh theo kinh nghiệm dân gian. Theo quan niệm của y học cổ truyền, chân là gốc của cơ thể với hơn 60 huyệt đạo và kinh mạch, chi phối toàn bộ các cơ quan nội tạng.

Ngâm chân có tác dụng làm dịu thần kinh trung ương, thư giãn cơ và thúc đẩy tuần hoàn máu. Nếu sử dụng thêm một số thảo dược, tinh chất từ dược liệu có khả năng đi vào kinh mạch giúp giải phóng khí huyết ứ trệ, giảm căng thẳng và kích thích não bộ sản sinh các chất dẫn truyền thần kinh.

Mặc dù là cách chữa có nguồn gốc từ dân gian nhưng hiệu quả của các bài thuốc ngâm chân đã được công nhận về phương diện khoa học. Các nghiên cứu cho thấy, ngâm chân với thảo dược có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ, hỗ trợ làm giảm tình trạng khó ngủ, ngủ chập chờn và dễ thức giấc giữa đêm. Đồng thời thư giãn cơ bắp, giảm đau nhức xương khớp, cải thiện tình trạng tê bì chân tay và giải cảm khá hiệu quả.

Ngâm chân với gì dễ ngủ
Ngâm chân giúp đả thông kinh mạch, tán phong hàn và làm an dịu thần kinh

Bên cạnh đó, các bài thuốc ngâm chân còn giúp thanh thải độc tố, điều hòa huyết áp và tăng cường vệ khí (sức đề kháng của cơ thể). Một số loại thảo dược được sử dụng trong các bài thuốc ngâm chân còn có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm da, kháng khuẩn và ức chế nấm men.

Do đó, bạn hoàn toàn có thể tận dụng các loại thảo dược tự nhiên để thực hiện bài thuốc ngâm chân. So với sử dụng thuốc an thần trị mất ngủ, mẹo chữa này có độ an toàn cao, ít bị phụ thuộc và có thể áp dụng trong thời gian dài.

Tham khảo 10 mẹo ngâm chân chữa mất ngủ đơn giản tại nhà

Ngâm chân chữa mất ngủ là mẹo đơn giản, an toàn và có thể thực hiện ngay tại nhà. Để cải thiện tình trạng khó ngủ và ngủ không sâu giấc, bạn có thể thực hiện 1 trong 10 mẹo sau đây:

1. Ngâm chân với nước muối – Cách trị mất ngủ đơn giản nhất

Ngâm chân với nước muối là cách chữa mất ngủ đơn giản và dễ thực hiện. Nếu áp dụng thường xuyên, bạn có thể cải thiện tình trạng khó ngủ, ngủ chập chờn và dễ thức giấc giữa đêm. Theo kinh nghiệm từ dân gian, muối có tác dụng tả hỏa, thanh tâm, giải độc và lương huyết. Do đó, ngâm chân với nước muối có thể điều hòa huyết áp, làm giảm tình trạng tim hồi hộp, thanh thải độc tố và giải phóng nhiệt độc tích tụ trong cơ thể.

Nhiệt độ ấm từ nước sẽ dẫn muối vào kinh mạch, từ đó tác động đến các cơ và mạch máu trong cơ thể, mang lại cảm giác thư giãn và thoải mái. Ngoài tác dụng đối với giấc ngủ, ngâm chân cùng với nước muối ấm còn giúp giảm tình trạng đau mỏi, tê bì chân và tăng vệ khí của cơ thể.

Ngâm chân với gì dễ ngủ
Ngâm chân với nước muối ấm là cách chữa mất ngủ đơn giản và dễ thực hiện

Cách pha nước muối ấm ngâm chân chữa mất ngủ:

  • Đun sôi 2 ít nước rồi đổ nước vào chậu
  • Sau đó hòa với nước mát đến khi nước còn 50 độ C là được
  • Thêm 2 thìa muối biển vào khuấy đều (có thể thêm vài hòn đá cuội vào để giữ nhiệt và thư giãn lòng bàn chân)
  • Ngâm chân trong 15 – 20 phút, sau đó dùng khăn lau khô (không rửa chân lại với nước lạnh)
  • Áp dụng 1 lần/ ngày trước khi đi ngủ khoảng 30 phút

2. Chữa mất ngủ bằng cách ngâm chân với hoa cúc

Hoa cúc là thảo dược tự nhiên có tác dụng an thần, giải phóng căng thẳng và mệt mỏi. Thảo dược này không chỉ được dùng để chế biến thành các loại trà thơm ngon và bổ dưỡng mà còn được nhân dân tận dụng để thực hiện bài thuốc ngâm chân.

Với tác dụng giải độc, thanh nhiệt, hạ áp và an thần, hoa cúc có khả năng giảm tình trạng khó ngủ, ngủ chập chờn, giải phóng căng thẳng và mệt mỏi. Ngâm chân với thảo dược này vào mỗi buổi tối có thể cải thiện chất lượng và thời gian ngủ đáng kể. Ngoài ra, mùi thơm dịu nhẹ từ hoa cúc còn tạo cảm giác sảng khoái, giúp não bộ thư giãn và ngủ sâu giấc hơn.

ngâm chân chữa mất ngủ
Ngâm chân với hoa cúc có thể giảm căng thẳng, xua tan cảm giác lo âu và cải thiện chất lượng giấc ngủ

Cách thực hiện bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ từ hoa cúc:

  • Chuẩn bị 1 nắm hoa cúc khô (có thể dùng hoa cúc tươi nếu có)
  • Đun 2 lít nước cho sôi, sau đó thả hoa cúc vào đun thêm khoảng 5 phút
  • Đổ nước ra thau, hòa thêm nước mát và dùng để ngâm chân từ 10 – 15 phút
  • Thực hiện đều đặn 1 lần/ ngày để giảm căng thẳng, thư giãn cơ và cải thiện tình trạng khó ngủ, mất ngủ

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng kết hợp với trà hoa cúc trị mất ngủ để tăng hiệu quả.

3. Ngâm chân với ngải cứu trị mất ngủ

Ngải cứu (ngải diệp) là thảo dược quen thuộc đối với người Việt. Vị thuốc này thường được sử dụng để chế biến các món ăn bổ huyết hoặc dùng trong các bài thuốc chườm đắp giảm đau nhức xương khớp. Ngoài ra, ngải cứu còn được tận dụng để thực hiện bài thuốc ngâm chân trị mất ngủ.

Dược liệu này có vị đắng, hơi cay, tính ấm, tác dụng giải đau, cầm máu và khứ hàn. Vì vậy dùng ngải cứu ngâm chân có thể giải phóng hàn, phong tích tụ trong cơ thể, thư giãn cơ bắp, thúc đẩy tuần hoàn máu và làm ấm cơ thể. Toàn cây ngải cứu đều chứa tinh dầu thơm đặc trưng. Tinh dầu từ thảo dược này có thể làm dịu hệ thần kinh trung ương, giảm căng thẳng và mang lại tinh thần thoải mái.

Thực hiện bài thuốc ngâm chân từ ngải cứu đều đặn mỗi đêm có thể cải thiện tình trạng giấc ngủ đến muộn, ngủ không sâu, khó ngủ và luôn cảm thấy mệt mỏi sau khi thức giấc.

ngâm chân chữa mất ngủ
Ngải cứu có tác dụng tán phong hàn, chỉ thống và mang lại tinh thần thoải mái, sảng khoái

Cách ngâm chân chữa mất ngủ từ cây ngải cứu:

  • Chuẩn bị 1 nắm ngải cứu tươi, đem lặt bỏ lá sâu vàng và rửa sạch
  • Đun sôi 2 lít nước, cho nguyên liệu vào đun thêm 10 – 15 phút
  • Sau đó tắt bếp, đổ nước ra thau và hòa thêm nước mát vào ngâm chân trong 15 – 20 phút
  • Có thể thêm 1 thìa muối biển vào để dẫn thuốc vào kinh mạch (tăng khả năng hấp thu tinh dầu từ ngải cứu)

Vì có tác dụng tán hàn, chống viêm và chỉ thống nên bài thuốc ngâm chân từ ngải cứu còn giúp kiểm soát cơn đau, cải thiện tình trạng chân tay lạnh và tê mỏi do chứng phong tê thấp. Do đó, bài thuốc này rất thích hợp với người cao tuổi bị mất ngủ do xương khớp đau nhức và tê mỏi kéo dài.

4. Bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ với tinh dầu tràm

Dầu tràm thường được sử dụng để điều trị các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp vì có tác dụng thông mũi họng và kháng khuẩn. Bên cạnh đó, thảo dược này còn có tác dụng trấn kinh (giảm căng thẳng), cải thiện cơn đau và an thần (làm dịu hệ thần kinh trung ương).

Do đó, nhân dân còn sử dụng dầu tràm để làm bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ, giảm căng thẳng và cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp. Thảo dược này có tính ấm, có khả năng đi sâu vào các kinh mạch, giải phóng khí huyết ứ trệ, tán phong hàn và điều hòa tuần hoàn máu.

Ngoài ra, dầu tràm còn có mùi thơm vô cùng dễ chịu. Mùi thơm từ dược liệu này giúp xua tan cảm giác mệt mỏi, hỗ trợ làm giảm căng thẳng và giúp não bộ thư giãn. Do đó, thực hiện bài thuốc ngâm chân từ tinh dầu tràm có thể cải thiện các rối loạn giấc ngủ thường gặp như ngủ chập chờn, mất ngủ, khó ngủ và dễ thức giấc giữa đêm.

ngâm chân chữa mất ngủ
Ngâm chân với dầu tràm giúp cải thiện giấc ngủ, làm ấm cơ thể và giảm nhẹ chứng cảm mạo

Hướng dẫn thực hiện:

  • Đun sôi khoảng 2 lít nước, đổ ra thau
  • Hòa thêm nước mát đến khi nhiệt độ nước ngâm dao động khoảng 55 độ C
  • Thêm vài giọt tinh dầu tràm vào và ngâm chân từ 10 – 20 phút
  • Lau khô chân với khăn sạch (tránh rửa lại với nước lạnh)
  • Thực hiện đều đặn 1 lần/ ngày trước giờ ngủ khoảng 1 giờ đồng hồ

Bài thuốc ngâm chân với tinh dầu tràm còn có tác dụng làm giảm các chứng bệnh do nhiễm phong hàn như cơ thể sợ lạnh, mệt mỏi, chảy nước mũi, đau đầu, ho,…

5. Ngâm chân với gừng và muối giúp dễ ngủ

Ngâm chân với gừng và muối là bài thuốc được áp dụng rất phổ biến. Bài thuốc này thường được dùng trong trường hợp mất ngủ, khó ngủ, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, chi dưới tê mỏi và cơ thể đau nhức do nhiễm phong hàn. Với tính ấm, tác dụng giải độc, tán phong hàn và giải biểu, bài thuốc ngâm chân từ gừng có khả năng thúc đẩy tuần hoàn máu, giải phóng căng thẳng và mang lại cảm giác thư giãn.

Ngoài ra, mẹo chữa này còn hỗ trợ làm giảm các triệu chứng do cảm lạnh như người mệt mỏi, sổ mũi, hắt hơi, ho, đau đầu,… Các triệu chứng này thường bùng phát mạnh về đêm khiến giấc ngủ bị gián đoạn và ảnh hưởng. Do đó bằng cách kiểm soát các triệu chứng của bệnh cảm lạnh, bài thuốc ngâm chân từ gừng có thể cải thiện thời gian và chất lượng giấc ngủ đáng kể.

ngâm chân bằng gừng chữa mất ngủ
Ngâm chân bằng nước gừng và muối có khả năng chữa mất ngủ, giảm đau đầu và ho do nhiễm lạnh

Cách thực hiện bài thuốc ngâm chân từ gừng và muối chữa mất ngủ:

  • Chuẩn bị khoảng 2 – 3 củ gừng tươi và 2 thìa muối biển
  • Rửa sạch gừng, đập dập và thả vào nồi nước đang sôi
  • Sau đó đổ nước ra thau, hòa thêm nước mát và cho muối vào khuấy đều
  • Dùng nước ngâm chân trong 15 – 20 phút
  • Thực hiện đều đặn 1 lần/ ngày trước khi đi ngủ khoảng 1 giờ đồng hồ

6. Ngâm chân bằng lá lốt – Giảm mất ngủ và nhức mỏi

Trên thực tế, mất ngủ không chỉ là hệ quả do thần kinh căng thẳng mà còn có thể là ảnh hưởng của các chứng bệnh khác. Tình trạng tê mỏi và đau nhức xương khớp mãn tính có thể khiến cơ thể khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn và không sâu giấc. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn có thể áp dụng cách chữa mất ngủ bằng bài thuốc ngâm chân từ lá lốt.

Lá lốt (tất bát) là cây thuốc nam quen thuộc, được sử dụng trong nhiều món ăn và bài thuốc chữa bệnh. Dược liệu này có mùi thơm nồng, vị cay, tính ấm, tác dụng hạ khí, tán hàn, ôn trung và chỉ thống. Sử dụng lá lốt ngâm chân có thể giảm đau mỏi, tê bì chân tay và cải thiện chất lượng giấc ngủ đáng kể. Ngoài ra, thực hiện bài thuốc này khi thời tiết thay đổi có thể phòng ngừa được các bệnh cảm mạo và đau nhức xương khớp ở người cao tuổi.

Cách thực hiện bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ từ lá lốt:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi (có thể dùng cả thân và rễ nếu có)
  • Rửa sạch nguyên liệu và để ráo nước
  • Đun sôi 2 lít nước, sau đó cho nguyên liệu vào và đun sôi thêm 5 – 10 phút
  • Đổ nước ra thau, hòa thêm nước mát và ngâm chân từ 15 – 20 phút
  • Có thể sử dụng lá lốt xát nhẹ vào gan bàn chân để thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm tình trạng đau nhức, tê mỏi và lạnh chi dưới

7. Chữa mất ngủ bằng bài thuốc ngâm chân từ đại hồi

Đại hồi là vị thuốc quý trong Đông y, được sử dụng để chế biến món ăn hoặc dùng trong các bài thuốc chữa bệnh. Vị thuốc này có mùi thơm, tính ấm, vị cay ngọt, tác dụng kiện tỳ, tán hàn, chỉ thống và ôn thận. Thông thường, đại hồi được sử dụng để kích thích tiêu hóa, giảm tình trạng ăn uống khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng. Ngoài ra, dược liệu này còn được sử dụng để làm bài thuốc ngâm chân.

Ngâm chân với nước đại hồi có tác dụng làm ấm cơ thể, tán phong hàn, thúc đẩy tuần hoàn máu và giảm đau nhức xương khớp. Đồng thời hỗ trợ giảm căng thẳng, mang lại cảm giác thư thái, thoải mái và làm giảm tình trạng khó ngủ, mất ngủ.

ngâm chân bằng gừng chữa mất ngủ
Ngâm chân với nước đại hồi sắc giúp cải thiện thời gian và chất lượng giấc ngủ đáng kể

Cách dùng đại hồi chữa chứng mất ngủ:

  • Đun sôi khoảng 2 lít nước, sau đó cho vào ½ nắm đại hồi khô
  • Đun thêm 10 phút rồi tắt bếp và đổ ra thau
  • Hòa thêm nước mát vào và ngâm chân từ 15 – 20 phút
  • Sau đó, lau khô chân bằng khăn sạch
  • Thực hiện 1 lần/ ngày trước giờ ngủ khoảng 1 giờ đồng hồ

8. Ngâm chân với hồng hoa – Bài thuốc trị mất ngủ đơn giản

Hồng hoa có vị cay, tính ấm, tác dụng thông kinh, hoạt huyết và khu ứ. Sử dụng thảo dược này ngâm chân có tác dụng giảm căng thẳng, thúc đẩy tuần hoàn máu và cải thiện chất lượng giấc ngủ đáng kể. Ngoài ra, bài thuốc ngâm chân từ hồng hoa còn giúp dưỡng ẩm da, làm mềm gót chân và nuôi dưỡng làn da trắng sáng, mịn màng.

Bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ bằng hồng hoa:

  • Đun sôi 2 lít nước rồi cho vào khoảng 1 nắm hồng hoa khô
  • Đổ nước ra thau, hòa thêm nước mát vào và ngâm chân trong 15 – 20 phút
  • Sau đó, dùng khăn sạch lau khô chân
  • Thực hiện đều đặn 1 lần/ ngày trước khi đi ngủ khoảng 30 – 60 phút

9. Chữa mất ngủ bằng cách ngâm chân với vỏ quế

Quế là một trong 4 vị thuốc quý của Đông y “sâm, nhung, quế, phụ”. Vị thuốc này có vị cay ngọt, tính ấm, mùi thơm, tác dụng hoạt huyết, thông kinh, hàn khí, tán hàn và chỉ thống. Ngâm chân với vỏ quế giúp làm ấm cơ thể, an thần, cải thiện tình trạng đau nhức và tê mỏi chi dưới.

Ngoài ra, hoạt chất cinnamaldehyde trong thảo dược này còn được chứng minh có hiệu quả ức chế thần kinh trung ương. Từ đó giúp não bộ thư giãn, giảm mệt mỏi và dễ chìm vào giấc ngủ. Bên cạnh đó, vỏ quế còn chứa tinh dầu có mùi thơm đặc trưng giúp giải tỏa căng thẳng, mang lại tinh thần thư giãn và thoải mái.

thuốc ngâm chân trị mất ngủ
Vỏ quế – Vị thuốc ngâm chân trị mất ngủ hiệu quả

Cách thực hiện mẹo ngâm chân chữa mất ngủ từ vỏ quế:

  • Đun sôi 2 lít nước, sau đó cho 50g vỏ quế vào
  • Đun trong khoảng 15 phút rồi tắt bếp
  • Đổ nước ra thau và hòa thêm nước mát vào
  • Ngâm chân trong 20 phút trước giờ ngủ khoảng 1 giờ đồng hồ

10. Ngâm chân với trà xanh trị mất ngủ

Trà xanh là thảo dược quen thuộc, thường được dùng để hãm trà hoặc sử dụng để nấu nước tắm trị các bệnh ngoài da. Mặc dù trà xanh chứa hàm lượng caffeine cao và có thể gây mất ngủ, tuy nhiên bài thuốc ngâm chân từ thảo dược này lại có tác dụng thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng và cải thiện tình trạng khó ngủ.

Bài thuốc ngâm chân từ trà xanh còn có tác dụng làm sạch da, dưỡng ẩm và phục hồi các tế bào hư tổn. Đồng thời ức chế sự phát triển của các loại nấm men thường gây nấm móng, nấm kẽ chân,…

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 1 nắm chè xanh tươi, sau đó cho nồi và đun với 2 lít nước
  • Đun sôi trong 10 – 15 phút thì tắt bếp và hãm thêm 10 phút
  • Đổ nước ra thau và hòa thêm nước lạnh vào
  • Dùng ngâm chân mỗi tối để giảm căng thẳng và cải thiện tình trạng mất ngủ

Một số lưu ý khi ngâm chân chữa mất ngủ tại nhà

Ngâm chân chữa mất ngủ là mẹo đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà. Các mẹo chữa này chủ yếu tận dụng nguyên liệu tự nhiên nên có độ an toàn cao, lành tính và chi phí thấp. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả chữa mất ngủ và hạn chế một số rủi ro, bạn đọc nên lưu ý một số vấn đề quan trọng trước khi áp dụng các bài thuốc ngâm chân.

thuốc ngâm chân trị mất ngủ
Tránh áp dụng mẹo ngâm chân trị mất ngủ trong thời gian hành kinh và sau khi ăn no

Một số lưu ý khi áp dụng mẹo ngâm chân trị mất ngủ:

  • Không thực hiện mẹo ngâm chân chữa mất ngủ nếu vùng da chân đang bị lở loét và có vết thương hở hoặc bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới, tiểu đường, đang mang thai,…
  • Ngoài ra, cần tránh áp dụng bài thuốc ngâm chân sau khi ăn no và khi đang hành kinh. Nên thực hiện bài thuốc sau giờ ăn khoảng 2 – 3 giờ đồng hồ và trước khi ngủ khoảng 1 – 2 giờ để đảm bảo hiệu quả.
  • Nhiệt độ nước ngâm lý tưởng dao động từ 40 – 60 độ C, không ngâm nước quá 60 độ vì có thể gây bỏng rát và kích ứng da.
  • Trước khi ngâm chân, cần vệ sinh chân sạch sẽ để cơ thể hấp thu tốt tinh chất từ dược liệu. Nên lựa chọn chậu ngâm bằng gỗ hoặc sành để tăng khả năng giữ nhiệt và giúp nhiệt phân tán đồng đều hơn.
  • Người mắc các bệnh ngoài da như ghẻ lở, nấm,… không nên dùng chung chậu ngâm với người khác vì có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm chéo.
  • Nên lựa chọn phòng ngâm kín gió, yên tĩnh để tạo cảm giác thư giãn, giải phóng căng thẳng và kích thích cơ thể sản xuất hormone melatonin (hormone tạo cảm giác buồn ngủ). Sau khi ngâm, cần dùng khăn sạch lau khô chân. Rửa chân lại với nước mát có thể làm giảm hiệu quả của bài thuốc và gây hưng phấn thần kinh trung ương.
  • Trong quá trình ngâm, nên kết hợp massage chân hoặc bấm huyệt chữa mất ngủ để tăng hiệu quả.
  • Không nên ngâm chân quá lâu. Thời gian ngâm lý tưởng là khoảng 10 – 20 phút (tùy bài thuốc). Ngâm chân quá thời gian này có thể tăng lượng máu tuần hoàn xuống chi dưới và gây hạ huyết áp.
  • Nên điều chỉnh lượng nước sao cho nước ngâm ngập cổ chân và mắt cá. Ngâm quá ít nước có thể làm giảm hiệu quả điều trị vì vùng cổ chân và mắt cá có nhiều huyệt vị quan trọng.
  • Ngâm chân chữa mất ngủ chỉ là bài thuốc hỗ trợ. Vì vậy, bạn nên kiên trì áp dụng trong thời gian dài để nhận thấy cải thiện rõ rệt. Bên cạnh đó, cần xác định nguyên nhân gây mất ngủ và khắc phục từ căn nguyên để mang lại hiệu quả tối ưu.

Hy vọng qua 10 mẹo ngâm chân chữa mất ngủ được tổng hợp trong bài viết, bạn đọc có thể lựa chọn được giải pháp phù hợp với tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên cần lưu ý, các mẹo chữa này chỉ có tác dụng hỗ trợ. Do đó trong trường hợp cần thiết, nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn hướng điều trị phù hợp.

Cùng chuyên mục

Vì sao nên chữa mất ngủ bằng cách tập yoga?

7 bài tập yoga chữa mất ngủ, giúp dễ ngủ, ngủ ngon giấc

Yoga là một trong những liệu pháp làm giảm mệt mỏi, loại bỏ căng thẳng, giải tỏa suy nghĩ tiêu cực và giúp chúng ta nhanh chóng chìm vào giấc...

Khám phá công dụng chữa mất ngủ của táo đỏ

Táo đỏ là vị thuốc quý trong Đông y có tác dụng chữa mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc và chập chờn. Các bài thuốc từ dược liệu...

Dùng hà thủ ô chữa mất ngủ

Hướng dẫn dùng hà thủ ô chữa mất ngủ đúng cách

Dùng hà thủ ô chữa mất ngủ là một trong những phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng. Mặc dù có công dụng tốt với sức khỏe, nhất...

Các phương pháp vật lý trị liệu chữa mất ngủ

Áp dụng vật lý trị liệu trong điều trị bệnh mất ngủ

Khi bị mất ngủ, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến việc sử dụng thuốc ngủ để lấy lại giấc ngủ ngay lập tức. Tuy nhiên, về lâu dài thì đây...

Vì sao chúng ta bị khó ngủ sau khi uống trà và cafe?

Mách bạn cách chữa mất ngủ sau khi uống trà, cafe

Tại sao sau khi uống trà và cafe, đa số chúng ta thường mất ngủ? Đâu là cách chữa mất ngủ sau khi uống trà, cafe? Bài viết dưới đây...

Chữa mất ngủ bằng lá đinh lăng là phương pháp được nhiều người áp dụng

Thử ngay cách chữa mất ngủ bằng lá đinh lăng siêu đơn giản

Đinh lăng là loại cây quen thuộc trong đời sống người Việt, không chỉ được dùng làm cảnh, nấu ăn mà còn là vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn