Trầm cảm cười là gì? Dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị

Tìm hiểu phương pháp chữa trầm cảm bằng diện chẩn

Các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh trầm cảm hiện nay

Trầm cảm cấp độ 3 (giai đoạn nặng): Nhận biết và điều trị

Bệnh trầm cảm có tái phát không? Nguyên nhân và cách xử lý

Bệnh trầm cảm: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Các dấu hiệu trầm cảm nặng và biện pháp điều trị

Trầm cảm ở tuổi dậy thì: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Trầm cảm nặng có thể gây mất trí nhớ

Trầm cảm ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Người đàn ông vượt qua trầm cảm sau kết hôn nhờ Tâm lý trị liệu

Trầm cảm là một cảm giác gì đó thể hiện trạng thái cảm xúc khác nhau của một người đối với sự vật, sự việc xung quanh. Không có một người, một câu chuyện hay một trải nghiệm nào có thể khiến ai đó trên thế giới hiểu cụ thể về việc trầm cảm đã thay đổi cuộc sống của những người mắc phải nó như thế nào? Tôi không chắc có thể làm cho bất cứ ai hiểu nó xấu xa, tồi tệ ra sao, nhưng tôi có thể cho bạn biết nó đã thay đổi cuộc sống của tôi đến mức nào. 

người đàn ông thoát khỏi trầm cảm
Trầm cảm đã bóp nghẹt mọi cảm xúc của tôi…

Tôi là Huy năm nay vừa tròn 30 tuổi, nhà ở Thanh Xuân, Hà Nội, hiện tôi đang là một nhân viên lập trình website (developer). Nhớ lại thời sinh viên, tôi được cho là khá đào hoa và ở nhà bố mẹ cưng chiều nên thành ra tôi cũng thuộc dạng công tử ăn chơi đua đòi. Vào năm cuối của đời sinh viên, tôi có quen với một bạn nữ quê ở Yên Bái, hơn tôi 2 tuổi và đã đi làm. Công việc của cô ấy là làm hành chính trong Bộ Y tế, nghe thì có vẻ oai vậy thôi chứ việc nhà nước nên lương chỉ ba cọc ba đồng. Hồi đó chúng tôi quen nhau trong một lần đi sinh nhật đứa bạn đại học, ấn tượng về cô ấy là dáng người cao ráo, nước da trắng trẻo và khuôn mặt xinh xắn, dịu dàng nên tôi đã chủ động làm quen. Trò chuyện khoảng hơn hai tháng thì cũng chiếm trọn được tình cảm và sự tin tưởng của cô ấy. 

Yêu nhau được ba tháng thì người yêu tôi có bầu nên chúng tôi tính đến chuyện kết hôn. Mặc nỗi lúc đó bố, mẹ tôi ngăn cản lắm vì quê bạn ấy ở xa và điều kiện gia đình cũng không khá giả nên sợ tôi sẽ vất vả. Nhưng chúng tôi thương nhau thật lòng, tôi cũng không đành lòng để cô ấy phải chịu thiệt. Thời gian đó ngày nào tôi cũng suy nghĩ về vấn đề làm sao để thuyết phục bố, mẹ, song, cũng phân vân vì không biết hai đứa sẽ làm gì để chăm sóc con trong khi công việc của tôi chưa có, người yêu thì không ổn định. Có lẽ vì nhiều thứ trăn trở lại đúng vào thời điểm trẻ tuổi nhiều bồng bột, tôi dần trở nên nóng tính hơn, sốc nổi và hay cáu giận cả những điều rất nhỏ. Nhận thấy sự thay đổi rõ rệt của con trai, gia đình tôi cũng trở nên lo lắng, bố, mẹ tôi sốt ruột và xót thương nên đồng ý để hai chúng tôi làm đám cưới. 

Mặc dù đã có những lo nghĩ từ trước về cuộc sống hôn nhân, nhưng tôi vẫn cho rằng nó không quá phức tạp, chắc là cuộc sống vợ chồng cũng chỉ như thời gian yêu nhau, sống thử với nhau, giờ có thêm đứa con trong bụng. Về sau này thì con ra đời cũng chỉ thêm tã thêm bỉm, mọi chuyện đơn giản vậy mà gia đình cứ phải ầm ĩ lên như chuyện gì tày đình lắm. Nhưng đúng là trẻ người non dạ, chính vì suy nghĩ đơn giản đó của tôi mà sau này khi vợ tôi sinh con mọi chuyện đã rẽ theo một hướng khác. 

Vợ tôi sinh con đầu lòng chưa đầy 2 tuần thì các mâu thuẫn nhỏ bắt đầu xuất hiện, nhiều thứ phải lo lắng hơn, chi phí sinh hoạt phát sinh, cả tôi và vợ chẳng có chút kinh nghiệm nào trong việc chăm sóc con nhỏ. Chính xác hơn thì cả hai đều chưa có sự chuẩn bị kỹ càng cho vai trò làm phụ huynh nên mọi thứ cứ xáo trộn hết cả lên. Lúc bấy giờ tôi đã có công việc tại một doanh nghiệp tư nhân nhỏ nhưng lương thưởng không hẳn quá cao. Chăm con nhỏ chi phí lại cần rất nhiều, hai vợ chồng tôi đều chẳng có khoản tiết kiệm nào cả. Có thể đó là thử thách lớn nhất trong đời mà ông trời đã dành cho tôi. Ngay vào thời điểm rối ren ấy, nhà hàng bia của bố tôi làm ăn thất bát, bố phải sang nhượng lại với giá rẻ để trả bớt nợ tồn các bên cung cấp nguyên liệu từ những tháng trước. Vậy mà bố, mẹ vẫn tìm cách vay mượn để vợ chồng tôi có tiền chăm lo con nhỏ mới chào đời. Tôi bỗng cảm thấy mình trở nên bất tài, vô dụng, chưa lo cho bố, mẹ được ngày nào đã để hai người già cả phải chăm sóc cho cả vợ và con của mình. Trước đó vì cậy gia đình có điều kiện, bố, mẹ lại cưng chiều, quan tâm, tôi chỉ cần than vãn vài câu là bố, mẹ sẵn sàng cho tôi tiền tiêu sài, chẳng cần phải vất vả làm lụng, suy tư. Đi làm rồi tôi mới nhận ra, kiếm được đồng tiền thật chẳng dễ dàng, lại phải nhẫn nhịn đủ đường, có trách nhiệm hơn với mọi thứ.    

Nghĩ vậy tôi tự nhủ phải nỗ lực nhiều hơn để những người thương yêu của tôi không phải vất vả. Nhưng khi tôi cố gắng nhìn mọi thứ với con mắt tích cực thì mọi thứ càng lúc càng tệ hại hơn. Tôi ngoài giờ đi làm hành chính thì tranh thủ chạy ship vào buổi sáng sớm và sau giờ tan tầm. Có ngày tôi chạy ship đồ ăn cho những quán ăn vặt bán hàng online đến hơn 2 giờ sáng, sau đó 6 giờ lại dậy tranh thủ chạy thêm những chuyến xe ôm cho học sinh đi học, người làm văn phòng rồi mới đi làm. Về nhà tôi chỉ kịp hỏi han vợ, bồng con một chút lúc nó trở mình khi đang ngủ. Suốt thời gian đó tôi không ngừng căng thẳng, áp lực với chính mình. Phần vì mặc cảm, phần vì chán nản. Đôi lúc tôi cảm thấy cuộc sống quá khó khăn với mình. Đầu óc tôi lúc nào cũng rối bời, cơn đau đầu ập đến mỗi ngày và mất ngủ thường xuyên, người tôi gầy đi trông thấy, mặt mày ủ rũ thiếu sức sống. Tôi chẳng thiết tha điều gì, chỉ biết nỗ lực làm việc như một chiếc máy, kiếm tiền và tự nhắc bản thân phải kiếm tiền để chăm sóc người thân, gia đình. Nhưng những suy nghĩ tiêu cực lúc nào cũng thường trực trong tâm trí tôi. 

người đàn ông bị trầm cảm
Áp lực là thứ cảm xúc tôi cảm nhận rõ ràng nhất mỗi khi nghĩ về cuộc sống

Trong một lần đi grab khi vừa trả khách và đang trên đường trở về nhà, tôi có đi ngang một con sông rất lớn, vì cũng mệt nên tôi rẽ vào ngồi nghỉ dưới một tán cây ngay bên bờ sông. Trầm ngâm một lát tôi nhìn vô định về phía dòng sông, suy nghĩ về tất cả mọi thứ tôi đang làm và bỗng nhiên tôi nảy lên một suy nghĩ, muốn thả trôi theo dòng sông để không phải chịu những áp lực cuộc sống quá nghiệt ngã, mệt mỏi này nữa. Giữa khoảnh khắc xuất hiện ý đồ đó dường như có tiếng nói ở đâu văng vẳng trong đầu tôi thúc giục: “nhảy đi, nhảy xuống đi, nhảy rồi thì sẽ không phải bận tâm điều gì nữa, không cần thức đêm vất vả, dậy từ sáng sớm đi làm, chỉ cần nhảy xuống là mọi thứ sẽ kết thúc”. Thẫn thờ một lúc lâu thì có tiếng còi xe ầm ĩ đi ngang qua kéo tôi về thực tại. Tôi chợt nhớ đến gia đình, nhớ tới bố, mẹ già tôi chưa phụng dưỡng, nhớ đến vợ, con còn đang chờ tôi chăm sóc. Tôi chưa thể ngừng cố gắng vì tôi còn phải lo cho họ. Tôi như chợt tỉnh và trở về nhà. 

Tuy nhiên, những suy nghĩ lùm xùm đó vẫn đeo bám tôi suốt những ngày sau. Đến một hôm, tôi tự đặt câu hỏi, có phải bản thân có vấn đề gì không? Tại sao lại liên tục bị ám ảnh bởi những câu nói sai khiến tôi chết đi hoặc từ bỏ cuộc đời… Đắn đo rất lâu tôi quyết định đến bệnh viện gặp bác sĩ khoa thần kinh để khám bệnh. Khi được chẩn đoán là mình mắc chứng rối loạn trầm cảm, cần nghỉ ngơi, thư giãn và trò chuyện nhiều hơn với mọi người xung quanh. Trí óc tôi như bần thần một lát, tôi nghĩ bác sĩ có thể đã nhầm, vì tôi không đến mức trầm trọng như thế. Ít nhất tôi vẫn còn ý thức được tôi có gia đình và có nghĩa vụ chăm sóc, lo lắng cho họ. Nhưng những biểu hiện và dấu hiệu mà bác sĩ đưa ra đã hoàn toàn hạ gục tôi. Bác sĩ kê cho tôi một đơn thuốc dài và nhắc tôi phải uống đúng liều, uống sớm để ngăn chặn bệnh nặng hơn. Cứ như vậy ngày qua ngày tôi miệt mài dùng thuốc để loại bỏ căn bệnh trầm cảm đã tồn tại trong con người tôi từ lúc nào. Hằng ngày tôi vẫn cày cuốc đi làm và sống chung với vô vàn nỗi sợ bủa vây, sợ vì mình có bệnh, sợ bệnh sẽ nặng hơn, sợ bản thân mất kiểm soát, sợ trầm cảm sẽ chế ngự và làm cho tôi rời bỏ thế giới này bất cứ lúc nào. 

Sự cô đơn và lo lắng 

Ở khía cạnh nào đó, tôi coi giai đoạn này là một trong những thời điểm mà căn bệnh trầm cảm của tôi tăng đột biến vì nó dường như luôn đến trước. Nhưng tôi không coi đó là một trong các mức độ khủng khiếp nhất. 

người đàn ông trầm cảm
Tôi cô quạnh giữa cuộc đời tẻ nhạt của chính mình

Tôi có thể cười nói, tỏ ra rất bình thường, như chẳng có chuyện gì với mình cả, tôi vẫn nhắn tin khi bạn bè hỏi han, đi cà phê họp lớp, quan tâm và săn sóc con nhỏ. Nhưng trong thâm tâm tôi cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết, tôi chỉ muốn cuộn tròn và nhốt mình trong góc nhỏ của bản thân rồi khóc, nhưng tôi không bao giờ có thể. Tôi không thể về nhà và khóc lóc với vợ để cô ấy nhìn thấy tôi yếu đuối hay có chuyện gì phiền muộn. Chỉ vì những áp lực cuộc sống mà bản thân là người đàn ông trong gia đình lại phải khóc. Nên tôi chẳng thể làm như thế, chưa khi nào tôi cảm thấy việc được khóc lại khó khăn với mình đến như vậy. Đó là sự cô độc hoàn toàn. Đó là khi bộ não của tôi nói với tôi rằng tôi chỉ có một mình, rằng tôi không thể được yêu thương, rằng không ai thực sự muốn tôi ở bên, và tệ nhất là không ai sẽ hiểu tôi. 

Và sau đó là sự tê liệt hoàn toàn 

Tôi thực sự không biết làm thế nào để giải thích rõ sự tê liệt này. Nó chỉ đơn giản là một khoảng thời gian mà tôi cảm thấy không có gì cả. Tôi giả tạo mình hạnh phúc với gia đình, cảm xúc cũng tỏ ra bình thường với bạn bè hay mọi người xung quanh. Mặc dù không phải lúc nào cũng tốt, bởi khi tôi ở một mình, tôi chỉ không quan tâm đến bất cứ điều gì, vô vọng, vô thức, vô cảm. 

Trớ trêu hơn là tôi nhận ra mọi loại thuốc chống trầm cảm tôi đang uống hầu hết đã vô tác dụng và không giúp ích được gì nữa cả. Nên khoảnh khắc sợ hãi căn bệnh quái đản ấy sẽ nhấn chìm mình, tôi điên cuồng tìm cách giải quyết trên mạng xã hội, trên google, trên tất cả các cách thức tôi tiếp cận được. Chỉ trừ việc phải nói với gia đình hay bất cứ ai thân quen, vì tôi sợ họ lo lắng cho tôi và cũng chẳng thể giúp tôi khỏi được bệnh. Tôi cảm thấy bất an sau những ngày triền miên uống thuốc nên không mấy tin tưởng vào cơ hội chữa khỏi nó tại các bệnh viện nữa. 

Cuộc sống này tôi không đồng ý cô đơn… 

Đến khi đọc được review của một người có thể cũng đã từng trầm cảm nặng trong một nhóm những người trầm cảm bàn luận về chứng bệnh này trên mạng xã hội facebook, tôi mới cảm thấy có thể một chút ánh sáng nào đó đã len lỏi được vào cuộc sống u buồn của tôi. Người bạn trên mạng này nói hắn cũng từng bị trầm cảm giày vò nặng nề lúc bị phá sản công ty năm 27 tuổi và hắn được cứu sống nhờ phương pháp Tâm lý trị liệu của một Trung tâm Tâm lý tại Hà Nội. Mới nghe thấy thì cảm nhận của tôi lúc đầu về phương pháp này có vẻ mơ hồ và mông lung nên tôi đã tìm kiếm thêm thông tin, đọc được rất nhiều phản hồi của những người đã từng được trị liệu trầm cảm và thành công tìm lại cuộc sống yên bình, vui vẻ. Tôi nửa tin nửa ngờ liên hệ đến hotline và được nhân viên của trung tâm tư vấn rất nhiệt tình, cặn kẽ. 

Khi nghe hết câu chuyện tôi chia sẻ, nhân viên trò chuyện một lát rồi hẹn tôi đến trung tâm để gặp trực tiếp chuyên gia tâm lý. Theo sự sắp xếp tôi đến trung tâm tại cơ sở số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội gặp chuyên gia Bùi Thị Hải Yến tham vấn và hỗ trợ trị liệu. Điều khiến tôi bất ngờ khi trò chuyện với chuyên gia tại đây đó là cảm giác nhẹ nhõm và thoải mái làm cho tôi nghĩ mình dường như rất ổn, vấn đề tôi gặp phải thực ra luôn có cách giải quyết, chỉ là trầm cảm đã cài đặt trong tiềm thức tôi niềm tin về sự tự ti, vô dụng, bất lực trước căng thẳng, trọng trách cuộc sống. Trầm cảm đã ngăn tôi có được vui vẻ, hạnh phúc nên tôi quyết tâm đòi lại cho bằng được. 

tâm lý trị liệu chữa khỏi trầm cảm
Phương pháp Tâm lý trị liệu được Trung tâm Tâm lý NHC Việt Nam tiên phong ứng dụng giúp loại bỏ chứng trầm cảm 

Dưới sự hướng dẫn tận tình của chuyên gia Hải Yến, mỗi lần đến trị liệu tôi lại được thực hành các bài tập rất thú vị. Sau mỗi bài tập đó tôi lại cảm thấy tâm trạng thư thái hơn, tôi thấu hiểu chính mình, chấp nhận cuộc sống bằng thái độ tích cực, không gò ép bản thân trước những áp lực hay khó khăn, biến cố. Chuyên gia tâm lý khuyên tôi hãy phân bổ lại thời gian làm việc sao cho hợp lý mà vẫn hiệu quả, sắp xếp mọi thứ khoa học để cuộc sống không còn là gánh nặng. Về cơ bản, tôi buộc mình phải sống cuộc sống của mình, bởi vì đó là cuộc sống của tôi và tôi có quyền từ chối sống cảm giác cô đơn và tê liệt cảm xúc để bản thân tôi có thể trở nên tuyệt vời, xứng đáng hưởng thụ những điều tuyệt vời. 

Và hơn hết, bởi vì tôi chỉ có một cuộc đời và tôi muốn sống nó. Mặc dù khi căn bệnh trầm cảm của tôi tăng vọt khiến tôi có lúc muốn sống không được, vì nó quá đỗi áp lực, vất vả, khó khăn, thậm chí là tồi tệ, tôi vẫn từ chối. Bởi vì tôi là tác giả cuộc sống của chính mình và tôi chọn đặt dấu chấm phẩy thay vì dấu chấm vào mỗi thời điểm mà căn bệnh trầm cảm của tôi nói với tôi theo cách khác. 

Chuyên gia Hải Yến chia sẻ với tôi rằng: “Khi tôi biết ơn cuộc đời kể cả những lúc khó khăn, vất vả thì cuộc đời sẽ cảm ơn tôi bằng thành quả ngọt ngào”.

Đó là những gì mà bệnh trầm cảm đã đến, giúp tôi có những trải nghiệm khó quên trong cuộc sống, dạy tôi nên tận hưởng cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc như thế nào? Tôi biết ơn chuyên gia tâm lý Bùi Thị Hải Yến và cả Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam – một nơi đem đến nhiều giá trị tuyệt vời. Trải qua hơn 5 tháng ròng rã để đánh đuổi căn bệnh trầm cảm bước ra khỏi cuộc sống của mình, tôi cảm thấy thực sự có năng lượng cho một hiện tại xinh đẹp và một tương lai tươi sáng hơn rất nhiều. Và tôi nhận ra rằng: 

“Thực tế là chúng ta không cô đơn, cô đơn sẽ đến khi chúng ta chỉ ngồi im một chỗ và sẽ biến mất khi chúng ta đứng dậy bước đi”

Banner ADS chương trình giữa tâm lý trị liệu NHC cùng VTV2

Cùng chuyên mục

Trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Trầm cảm sau sinh hiện nay đang là vấn đề "nóng" được nhiều người quan tâm. Đây là một dạng bệnh về tâm lý xảy ra ở phụ nữ sau...

7 Cách chữa bệnh trầm cảm không dùng thuốc đơn giản bạn nên thử

Chữa bệnh trầm cảm không dùng thuốc sẽ phù hợp đối với những người bệnh ở giai đoạn nhẹ, các triệu chứng bệnh chưa quá nghiêm trọng. Các biện pháp...

trị liệu trầm cảm sau sinh tại nhc

Trị liệu trầm cảm sau sinh không dùng thuốc tại Trung tâm NHC Việt Nam

Trầm cảm sau sinh có thể ảnh hưởng tới cuộc sống, sức khỏe, thậm chí là tính mạng, của cả mẹ và con. Nếu mẹ lo lắng thuốc chữa trầm...

Các giai đoạn của bệnh trầm cảm và dấu hiệu đặc trưng

Theo nghiên cứu và đánh giá của các chuyên gia, căn bệnh trầm cảm có 3 giai đoạn chính đó là giai đoạn trầm cảm nhẹ, vừa và nặng. Các...

Trầm cảm khi mang thai là bệnh gì?

Trầm cảm khi mang thai: Dấu hiệu và cách điều trị an toàn

Trầm cảm khi mang thai là nỗi lo lắng chung của nhiều thai phụ. Bệnh lý này không chỉ ảnh hưởng lớn đến tinh thần người mẹ mà còn tác...

Bệnh trầm cảm lâu năm có chữa được không?

Bệnh trầm cảm lâu năm có chữa được không? Nếu được thì chữa bằng cách nào? Là những vấn đề được đa số người bệnh hoặc người thân, bạn bè...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn