Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

9 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

VTV2 chia sẻ bài thuốc “đánh bại” bệnh dạ dày hiệu quả từ thảo dược

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Thuốc dạ dày viện 354 (Bình Vị Nam): Công dụng, cách dùng

Đau dạ dày có nên uống nước dừa, cam, gừng, trà sữa…?

Mẹo chữa dạ dày bằng lá ổi đúng cách, nhanh khỏi

Nhiễm vi khuẩn hp để lâu có sao không? có tự hết không?

Bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP cần điều trị càng sớm càng tốt. Nhiễm vi HP không thể tự hết nếu không có sự can thiệp của thuốc men và y khoa. Nếu người bệnh chủ quan, không điều trị, vi khuẩn HP sẽ gây tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm loét nặng và có thể biến chứng thành ung thư dạ dày.

Khi nhiễm vi khuẩn HP, bệnh nhân không nên chủ quan để bệnh kéo dài. Vi khuẩn HP không thể tự hết.
Khi nhiễm vi khuẩn HP, bệnh nhân không nên chủ quan để bệnh kéo dài. Vi khuẩn HP không thể tự hết.

Nhiễm vi khuẩn HP để lâu có sao không?

Vi khuẩn HP được cho là loại vi khuẩn gây ra chứng bệnh viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày. Vi khuẩn HP có danh pháp khoa học đầy đủ là Helicobacter pylori. Trong lịch sử ngành y, nó được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1982. Robin Warren và Barry Marshall là hai nhà khoa học đã phát hiện ra vi khuẩn HP. Chủng vi khuẩn này tồn tại ở môi trường không có oxy và dạ dày của con người là môi trường thích hợp để vi khuẩn HP sinh trưởng và nảy nở.

Các nghiên cứu về sau đã chỉ ra rằng có nhiều hơn 200 loại vi khuẩn HP khác nhau và chỉ có loại vi khuẩn mang CagA là loại gây ra bệnh viêm loét dạ dày ở người. Loại vi khuẩn HP mang gen CagA sống bám vào lớp dịch nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày. Chúng sẽ tiết ra chất urease, phá hủy lớp màng nhầy và gây tổn hại đến niêm mạc dạ dày.

Có nhiều độc giả thắc mắc rằng: Nhiễm vi khuẩn HP, để lâu có sao không? Theo các bác sĩ chuyên khoa, không phải cứ nhiễm vi khuẩn HP thì sẽ bị viêm loét dạ dày. Nếu người bệnh bị nhiễm vi khuẩn HP mang mã gen CagA, người bệnh cần phải điều trị càng sớm càng tốt.

Vi khuẩn HP sinh sống trong môi trường không có oxy. Chúng sẽ phá hủy niêm mạc dạ dày, gây tổn thương, viêm loét dạ dày.
Vi khuẩn HP sinh sống trong môi trường không có oxy. Chúng sẽ phá hủy niêm mạc dạ dày, gây tổn thương, viêm loét dạ dày.

Người bị nhiễm vi khuẩn HP mang mã CagA, nếu để lâu, vi khuẩn sẽ phá hủy dạ dày của người bệnh, gây ra chứng bệnh viêm loét dạ dày. Trong những trường hợp xấu, người bệnh có thể gặp biến chứng ung thư dạ dày.

Đối với những trường hợp nhiễm những loại vi khuẩn HP khác, chúng sẽ không gây ra bệnh viêm loét dạ dày cho người bệnh. Theo những thống kê, có rất nhiều người nhiễm vi khuẩn HP nhưng vẫn chung sống hòa bình với loại vi khuẩn này. Chúng giúp ích cho quá trình tiêu hóa và không gây ra bệnh viêm dạ dày.

Nhiễm vi khuẩn HP có tự hết không?

Khi xâm nhập vào dạ dày của người, vi khuẩn HP nhanh chóng thích nghi với môi trường mới, sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, người bệnh sẽ không bị viêm loét dạ dày ngay. Thời gian ủ bệnh kéo dài trong vài năm. Do đó, ở giai đoạn đầu nhiễm vi khuẩn HP, người bệnh sẽ không cảm nhận được bất kỳ triệu chứng nào. Khi người bệnh đã có những dấu hiệu của viêm loét dạ dày thì đã quá muộn, vi khuẩn HP đã gây tổn thương sâu lớp niêm mạc của dạ dày.

Người bị nhiễm vi khuẩn HP không thể tự hết nếu không điều trị. Bởi vì vi khuẩn HP là chủng vi khuẩn gam âm, sinh trưởng cực kỳ mạnh mẽ ở môi trường không có khí oxy. Dạ dày là một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn HP sinh sống. Chúng không bị axit trong dạ dày tiêu diệt.

Bên cạnh đó, tình trạng viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP gây ra sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu người bệnh sinh hoạt không lành mạnh, ăn các loại thực phẩm gây hại cho dạ dày, dùng nhiều rượu bia, thuốc lá.

Bị nhiễm vi khuẩn HP không thể tự hết. Nếu để lâu, vi khuẩn có thể gây tổn thương sâu niêm mạc dạ dày.
Bị nhiễm vi khuẩn HP không thể tự hết. Nếu để lâu, vi khuẩn có thể gây tổn thương sâu niêm mạc dạ dày.

Khi thấy có những dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được xét nghiệm và điều trị. Hiện nay, với công nghệ tiên tiến, việc xét nghiệm vi khuẩn HP diễn ra rất dễ dàng và nhanh chóng.

Những phương pháp điều trị nhiễm khuẩn HP

1. Dùng thuốc Tây

Điều trị nhiễm khuẩn HP bằng thuốc Tây là phương pháp điều trị nội khoa phổ biến nhất hiện nay. Bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét mức độ bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Trong điều trị nhiễm vi khuẩn HP ở dạ dày, điểm mấu chốt là cần phải diệt vi khuẩn HP để ngăn chặn nguồn bệnh. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ cung cấp một số loại thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày để chữa lành những tổn thương trong dạ dày.

Người bệnh sẽ được chỉ định dùng một số loại thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn HP như:

  • Thuốc Tetracyclin;
  • Thuốc Amoxicillin;
  • Thuốc Clarithromycin,…

Một số loại thuốc hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày là thuốc giảm đau, thuốc giảm tiết axit dạ dày, thuốc kháng viêm, thuốc tráng men dạ dày chữ P, thuốc dạ dày chữ Y, một số loại vitamin,…

Người bệnh cần dùng thuốc đều đặn, tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để bệnh được điều trị dứt điểm. Nếu người bệnh dùng thuốc không đều đặn, không diệt trừ hoàn toàn vi khuẩn HP trong dạ dày, chúng sẽ nhanh chóng sinh sôi và gây tái phát viêm loét dạ dày.

Có thể điều trị vi khuẩn HP bằng thuốc Tây.
Có thể điều trị vi khuẩn HP bằng thuốc Tây.

2. Dùng thuốc Đông y

Người bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP cũng có thể điều trị bằng các bài thuốc Đông y hay còn gọi là thuốc Y học cổ truyền. Các bài thuốc này được bào chế từ dược liệu tự nhiên với những dược chất ức chế khả năng hoạt động của khuẩn HP. Bên cạnh đó, các dược liệu cũng có khả năng chữa lành vết thương ở niêm mạc dạ dày. Các dược liệu Đông y thường lành tính, không gây ra những tổn hại cho sức khỏe của người bệnh.

Đối với từng trường hợp bệnh nhân, bác sĩ sẽ cho những bài thuốc khác nhau để điều trị. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được khám và nhận thuốc.

Người bệnh không nên áp dụng điều trị nhiễm khuẩn HP bằng các bài thuốc truyền miệng trong dân gian vì đó là những bài thuốc chưa được nghiên cứu, chưa có cơ sở khoa học khẳng định tác dụng.

Điều trị vi khuẩn HP bằng thuốc Đông y sẽ không có hiệu quả nhanh chóng. Người bệnh cần kiên trì điều trị, kết với với chế độ sinh hoạt lành mạnh để bệnh tình mau chóng thuyên giảm.

3. Chế độ dinh dưỡng

Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất kết hợp với lối sinh hoạt lành mạnh cũng là một biện pháp hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn HP ở dạ dày.

Người bệnh cần ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều vitamin B, vitamin C, vitamin E và các loại khoáng chất như sắt, kali, magie,… Các loại vi chất này sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, sản sinh ra những tế bào mới, làm lành những tổn thương ở niêm mạc dạ dày. Người bệnh nên ăn trái cây tươi, rau xanh, thịt nạc, các loại củ (khoai lang, khoai tây, khoai mỡ, cà rốt,…),… Bên cạnh đó, người bệnh cần ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa.

Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh giúp giảm bớt những triệu chứng viêm loét dạ dày, hỗ trợ điều trị vi khuẩn HP hiệu quả.
Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh giúp giảm bớt những triệu chứng viêm loét dạ dày, hỗ trợ điều trị vi khuẩn HP hiệu quả.

Một lối sống lành mạnh giúp giảm thiểu những triệu chứng của viêm loét dạ dày. Người bệnh nên:

  • Tập thể dục, tập Yoga, đi bộ hàng ngày,… để cho cơ thể được trao đổi chất, dạ dày được kích thích làm việc tốt hơn;
  • Giảm stress, luôn giữ tinh thần lạc quan;
  • Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya;
  • Ăn các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như cơm nát, bún, bánh canh, cháo,… Tránh ăn thức ăn cay nóng, thức ăn quá chua, thức ăn quá nóng, thức ăn lạnh, thức ăn quá rắn;
  • Tránh tiêu thụ bia rượu, thuốc lá;
  • Tránh ăn quá no.

Biện pháp phòng tránh vi khuẩn HP

Nhiễm khuẩn HP rất dễ lây lan từ người bệnh sang cho người khỏe mạnh. Do đó, chúng ta cần phải thận trọng trong sinh hoạt, giữ gìn vệ sinh cá nhân để phòng tránh nhiễm vi khuẩn HP gây bệnh viêm loét dạ dày.

Sau đây là một số biện pháp phòng tránh nhiễm vi khuẩn HP hiệu quả:

  • Tránh ăn thức ăn chế biến không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thức ăn bày bán ở vỉa hè,…;
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, trước khi chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh;
  • Thực hiện việc xử lý phân thải đúng quy trình vì vi khuẩn HP tồn tại trong phân của người bệnh. Khuẩn HP có thể lây lan cho cộng đồng nếu không xử lý phân thải đúng cách;
  • Không dùng chung bát đĩa, bàn chải đánh răng,… với người bệnh;
  • Ăn uống đầy đủ chất, luyện tập thể dục hàng ngày để cơ thể khỏe mạnh, hệ miễn dịch được tăng cường;
  • Ăn thức ăn đã nấu chín.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.

Cùng chuyên mục

Chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không có hiệu quả?

Rất nhiều bệnh nhân áp dụng phương pháp chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không để kiểm soát tình trạng ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu,...

Phòng ngừa vi khuẩn HP tái đi tái lại nhiều lần

Vi khuẩn HP là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày, thủng dạ dày,… Với căn bệnh này, việc điều trị bệnh sớm và phòng ngừa...

5 thuốc đặc trị trào ngược dạ dày của Mỹ tốt, dễ mua

5 thuốc đặc trị trào ngược dạ dày của Mỹ tốt, dễ mua

Mỹ là quốc gia có nền y học tiến bộ, vì thế mà các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng của quốc gia này luôn được quan tâm. Các...

Những thực phẩm tốt cho dạ dày - Nên bổ sung mỗi ngày

Những thực phẩm tốt cho dạ dày – Nên bổ sung mỗi ngày

Việc bổ sung các thực phẩm tốt cho dạ dày mỗi ngày sẽ hỗ trợ dạ dày và hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, thiết lập...

Mẹ bị nhiễm HP có cho con bú được không? Khi nào nên điều trị?

Mẹ bị nhiễm HP có cho con bú được không? Khi nào nên điều trị?

Vi khuẩn HP là dạng xoắn khuẩn gram âm rất dễ lây lan qua đường ăn uống và sinh hoạt. Đây cũng là loại vi khuẩn gây ra căn bệnh...

Cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi có hiệu quả?

Củ tỏi có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm cao, được sử dụng để chữa trị bệnh trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, cách chữa trào ngược dạ dày bằng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn