Nấm candida có lây không? Lây qua đường nào?

Mẹo chữa nấm Candida bằng lá trầu không cực đơn giản

Bị nhiễm nấm Candida nên ăn gì và kiêng gì?

Thử 7 cách chữa nấm Candida bằng tỏi đơn giản tại nhà

Nấm Candida có tự khỏi không? Điều trị khoảng bao lâu?

Nhiễm nấm Candida có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?

Nhiễm nấm candida khi mang thai có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Nhiễm nấm Candida: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Nhiễm nấm Candida: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Nhiễm nấm Candida có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào khác trên cơ thể, nhất là vùng niêm mạc miệng hoặc âm đạo của nữ giới. Không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu, nếu không được điều trị sớm, chúng còn đe dọa đến cả tính mạng của người bệnh. Vậy nhiễm nấm Candida là gì, biểu hiện và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu rõ hơn các thông tin về bệnh này thông qua bài viết dưới đây.

I/ Tổng quan về bệnh nhiễm nấm Candida

Nhiễm nấm Candida là bệnh gì? Điều trị như thế nào?
Nhiễm nấm Candida là bệnh gì? Điều trị như thế nào?

Các thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh:

Nhiễm nấm Candida là gì?

Candida là tên gọi của một họ các loại nấm men phổ biến, có thể tồn tại ở khắp mọi nơi. Ở trên cơ thể người, loại nấm này thường tồn tại ở trên da, miệng, vùng sinh dục và cả đường tiêu hóa.

Thông thường, nấm Candida sẽ tồn tại cân bằng với các loại vi sinh vật khác trên cơ thể. Trong trường hợp này, nó sẽ không gây ra bất cứ tác hại nào. Tuy nhiên, khi có những điều kiện thuận lợi tác động, chúng bắt đầu phát triển mạnh và gây ra các bệnh lý cho cơ thể. Những bệnh này được gọi chung là bị nhiễm nấm Candida.

Nói cách khác, nhiễm nấm Candida hay nhiễm trùng nấm men là thuật ngữ dùng để chỉ các bệnh do các nấm thuộc họ Candida, mà phần lớn là do nấm Candida albicans gây ra.

Nấm Candida gây ra các bệnh gì?

Nấm Candida có thể xuất hiện và gây hại ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Tùy vào từng vùng bị nhiễm mà loại nấm men này gây ra các bệnh khác nhau. Dưới đây là các bệnh thường gặp do nấm Candida gây ra:

  • Viêm thực quản: Nấm Candida ở vùng miệng có thể lan xuống vùng thực quản, gây bệnh viêm thực quản.
  • Bệnh tưa miệng: Là tên gọi chung của các bệnh lý do nhiễm trùng nấm Candida albican. Lúc này, nấm men sẽ tác động và gây tổn thương đến các bộ phận như bên trong má, vùng quanh môi, vòm miệng, trên lưỡi.
  • Nhiễm nấm Candida âm đạo: Đây là một bệnh viêm nhiễm phụ khoa phổ biến ở chị em phụ nữ. Theo thống kê, có đến khoảng 75% chị em mắc phải căn bệnh này ít nhất là một lần trong đời. Nguy cơ mắc bệnh càng cao khi chị em đang ở trong giai đoạn mang thai hoặc là đang bị tiểu đường.
  • Nhiễm nấm Candida trên da: Nấm men có thể gây bệnh ở bất kỳ vùng da nào, tuy nhiên thường gặp nhiều nhất là những nơi ẩm ướt, ít thông thoáng như: Nếp nhăn ở dưới ngực, mông, bàn tay của những người hay đeo bao tay, da ở gốc móng tay của những người thường xuyên tiếp xúc với nước.
  • Nhiễm nấm Candida toàn thân: Thông qua ống thông khí, khí quản đang mở, vết thương sau phẫu thuật, nấm Candida có thể nhập vào máu gây nhiễm trùng máu. Nó theo máu đi khắp cơ thể dẫn đến nhiễm trùng nặng. Tình trạng này thường gặp ở những người có hệ miễn dịch bị suy giảm hoặc những trẻ sơ sinh có trọng lượng thấp.
Nhiễm nấm Candida âm đạo là bệnh lý phổ biến ở phụ nữ
Nhiễm nấm Candida âm đạo là bệnh lý phổ biến ở phụ nữ

Các bệnh lý do nhiễm nấm Candida ở vùng thực quản, miệng, sinh dục sẽ gây khó chịu, đau đớn cho bệnh nhân nhưng ít gây nguy hiểm. Đối với các trường hợp bị nhiễm trùng máu có thể gặp phải những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Vì thế, việc phát hiện và chữa trị bệnh sớm là điều vô cùng cần thiết.

Nguyên nhân gây bệnh

Nếu ở trạng thái bình thường, nấm Candida sẽ không gây hại gì. Tuy nhiên, khi có một hoặc nhiều tác nhân nào đó tạo điều kiện thuận lợi, chúng sẽ phát triển và gây bệnh. Thông thường, những nguyên nhân gây bệnh dẫn đến sự khiến nấm Candida phát triển và gây bệnh gồm:

  • Mắc bệnh tiểu đường, nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ đang mang thai… hoặc các bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch khác. Điều này khiến cho cơ thể bị suy giảm hoặc làm mất khả năng đề kháng trước những tác nhân gây hại.
  • Dùng kháng sinh hoặc các loại thuốc có chứa corticoid kéo dài. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh nhiễm nấm Candida thường gặp. Chúng sẽ gây mất cân bằng hệ sinh vật ở trên cơ thể, khiến cho nấm Candida có cơ hội phát triển và gây bệnh nhiễm nấm Candida.
  • Với đặc điểm là dễ sinh trưởng ở nơi có độ ẩm, nhiệt độ cao, do đó nấm Candida thường gây bệnh ở vùng sinh dục. Bởi nơi đây có những điều kiện thuận lợi để bệnh phát triển, gây hại.

Triệu chứng nhiễm nấm Candida

Như đã được đề cập, nấm Candida có thể gây ra các bệnh khác nhau tùy vào vị trí gây hại. Ở mỗi bệnh lại có các triệu chứng riêng biệt. Thêm vào đó, các triệu chứng xuất hiện như thế nào còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý. Tuy nhiên, chúng ta có thể đề cập đến những triệu chứng nhiễm nấm Candida phổ biến như sau:

+) Nếu nhiễm nấm Candida trên da:

Ngứa rát, đỏ da là những biểu hiện thường gặp khi bị nhiễm trùng nấm men trên da
Ngứa rát, đỏ da là những biểu hiện thường gặp khi bị nhiễm trùng nấm men trên da
  • Da xuất hiện các đốm màu trắng hoặc đỏ
  • Có thể gây ngứa, rát
  • Một số trường hợp còn làm da bị sưng
  • Xuất hiện các mụn mủ quanh khu vực bị nhiễm nấm
  • Phát ban da
  • Da có vết nứt

+) Nhiễm nấm Candida phụ khoa:

Đối với phụ nữ, nếu nhiễm nấm Candida âm đạo, nó thường gây ra các triệu chứng:

  • Đỏ, ngứa, đau rát âm đạo. Nếu gãi ngứa, bệnh nhân sẽ vô tình làm cho nấm lan rộng ra các vị trí xung quanh như bẹn, hậu môn.
  • Khí hư ra nhiều
  • Thấy khí hư có biểu hiện vón cục thành từng mảng dày và bám vào thành âm đạo. Tuy nhiên, chúng không có mùi hôi.
  • Niêm mạc âm hộ viêm đỏ
  • Quan hệ tình dục có cảm giác đau, khó khăn
  • Tiểu khó, tiểu nhiều
  • Trường hợp bệnh nặng, nhiễm nấm Candida gây triệu chứng đỏ, phù nề âm hộ và cả môi bé, môi lớn.
  • Các triệu chứng thường nặng lên vào giai đoạn trước kinh nguyệt.

Không chỉ có nữ giới mà nam giới cũng có thể bị nhiễm trùng nấm men vùng sinh dục. Các triệu chứng có thể gặp phải bao gồm:

  • Ngứa, đỏ cơ quan sinh dục
  • Xuất hiện chất nhầy trắng
  • Có cảm giác châm chích ở vùng đầu dương vật
  • Các triệu chứng hay xuất hiện sau khi giao hợp khoảng vài phút hoặc vài giờ. Nhưng nó lại giảm đi khi được rửa sạch.

+) Nhiễm nấm Candida toàn thân:

Nhiễm nấm Candida toàn thân có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không được điều trị kịp thời
Nhiễm nấm Candida toàn thân có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không được điều trị kịp thời

Tình trạng này xảy ra khi nấm Candida lan vào máu. Lúc này, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng như sau:

  • Sốt, có thể sốt cao
  • Cơ thể ớn lạnh
  • Suy đa tạng
  • Sốc
  • Da nổi mẩn
  • Cơ thể bệnh nhân mệt mỏi, lừ đừ
  • Dễ bị kích động, hôn mê, người không tỉnh táo

+) Nhiễm nấm Candida ở thực quản:

Các biểu hiện nhiễm nấm Candida thực quản thường là:

  • Khi nuốt thức ăn có cảm giác khó khăn và đau.
  • Vùng ngực và phía sau xương ức có thể bị đau

+) Vùng miệng, lưỡi bị nhiễm nấm men:

Miệng, lưỡi bị nhiễm nấm thường được gọi bằng tên chung là bệnh tưa miệng. Nó thường gây ra các triệu chứng sau:

  • Bên trong miệng xuất hiện các mảng trắng như sữa đông, nhất là vùng lưỡi, vòm miệng, quanh môi.
  • Cố cạo sạch mảng trắng sẽ thấy niêm mạc viêm, đỏ, chảy máu nhẹ có thể xảy ra.
  • Lở loét nướu răng, xung quanh nướu xuất hiện các mảng trắng và đỏ.
  • Khóe môi viêm nứt, da ở khóe miệng bị khô
  • Gây mất vị giác
  • Khó khăn khi ăn hoặc nuốt

+) Nhiễm nấm men đường tiêu hóa:

Nhiễm nấm Candida đường tiêu hóa có thể gây đau bụng, tiêu chảy, ợ hơi
Nhiễm nấm Candida đường tiêu hóa có thể gây đau bụng, tiêu chảy, ợ hơi

Nếu nấm Candida xuất hiện và gây hại ở đường tiêu hóa, chúng sẽ gây ra các triệu chứng như sau:

Đối tượng nguy cơ

Theo lý thuyết, bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm nấm Candida. Tuy nhiên, bạn sẽ nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn, nếu thuộc các đối tượng dưới đây:

  • So với nam giới, nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Người mắc các bệnh làm hệ miễn dịch suy giảm như: Bệnh nhân bị tiểu đường, phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, người bị nhiễm HIV/AIDS.
  • Sử dụng các loại thuốc corticoid hoặc kháng sinh dài ngày.
  • Bệnh nhân đang phải điều trị ung thư bằng xạ trị, hóa trị.
  • Chị em vệ sinh cơ thể kém hoặc có lượng hormone estrogen tăng
  • Người đeo răng giả

Nhiễm nấm Candida khi nào cần gặp bác sĩ?

  • Sau khoảng 1 tuần mà các triệu chứng bệnh không tự khỏi hoặc có dấu hiệu nặng lên từng ngày.
  • Nếu vô tình chạm phải vùng da bị tổn thương hoặc cạo thấy chảy máu
  • Vòm miệng, má trong, lưỡi có những tổn thương màu trắng. Các tổn thương gây đau, viêm, khó khăn trong việc ăn uống hàng ngày. Đồng thời, ở các góc miệng có những vết sưng đỏ.
  • Vùng cơ quan sinh dục có dịch bị vón cục, màu trắng, ngứa rát và có mùi hôi.

Nhiễm nấm Candida có lây không?

Quan hệ tình dục không an toàn với người bệnh là con đường lây nhiễm thường gặp
Quan hệ tình dục không an toàn với người bệnh là con đường lây nhiễm thường gặp

Vì đây là bệnh lý khá phổ biến, do đó có nhiều người vẫn thường băn khoăn không biết nhiễm nấm Candida có lây không. Thật không may, đây là bệnh lý có thể lây từ người này sang người khác bằng nhiều con đường khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Quan hệ tình dục không an toàn qua đường miệng, âm đạo, hậu môn với người đang bị bệnh.
  • Mặc chung quần lót với người bệnh
  • Dùng chung khăn mặt, các dụng cụ vệ sinh cá nhân hoặc công cụ trợ dâm với bệnh nhân.

Chính vì có thể dễ dàng lây lan cho người khác nên nắm rõ con đường lây bệnh sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong việc phòng bệnh cho bản thân.

II/ Các phương pháp chẩn đoán nhiễm nấm Candida

Vì nấm Candida có thể gây bệnh ở các vị trí khác nhau. Do đó, tùy thuộc vào từng vị trí mà các bác sĩ sẽ có những biện pháp thăm khám, chẩn đoán khác nhau. Dưới đây là các phương pháp chẩn đoán nhiễm nấm Candidan thường được áp dụng:

  • Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý, các loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc điều trị khác đã hoặc đang dùng. Trường hợp các biểu hiện xuất hiện ngoài da, bác sĩ sẽ thăm hỏi về tình trạng chăm sóc da, da có thường xuyên tiếp xúc với nước không, có bị ẩm hoặc ít thông thoáng hay không. Ngoài ra những xét nghiêm khác như test HIV, xét nghiệm máu, kiểm tra đường huyết… cũng có thể được chỉ định.
  • Với những trường hợp nghi ngờ bị tưa miệng, nhiễm nấm Candida ở âm đạo hoặc ở da: Bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Đồng thời, dịch tiết ở âm đạo, vùng miệng hoặc vị trí tổn thương sẽ được lấy để đem nuôi cấy, xét nghiệm để xem bệnh nhân có bị nhiễm nấm men không.
  • Để chẩn đoán nhiễm nấm Candida ở thực quản, kỹ thuật nội soi thực quản sẽ được chỉ định. Bằng những hình ảnh thu được, bác sĩ sẽ quan sát được niêm mạc họng, đồng thời kỹ thuật cũng có thể lấy mẫu mô tại đây để kiểm tra.
  • Nếu nghi ngờ nhiễm Candida toàn thân, bệnh nhân sẽ được lấy mẫu máu đưa đi xét nghiệm. Điều này sẽ cho biết có sự phát triển của nấm Candida ở trong máu hay không.

    Xét nghiệm máu thường được chỉ định để cho các trường hợp nặng
    Xét nghiệm máu thường được chỉ định để cho các trường hợp nặng

Với những người bị nặng, người bệnh có thể được chụp CT, siêu âm nhằm kiểm tra xem có sự tổng thương của thận, gan, não hoặc lá lách hay không.

III/ Điều trị bệnh nhiễm nấm Candida

Bệnh nhân khi được chẩn đoán là nhiễm trùng nấm men, các loại thuốc kháng nấm sẽ được chỉ định. Với mỗi đối tượng, tùy vào khu vực bị bệnh và mức độ bệnh lý mà các loại thuốc cũng sẽ được chỉ định khác nhau. Cụ thể như sau:

+) Nhiễm trùng nấm men ở miệng:

Các loại thuốc được dùng thường là  nystatin, clotrimazole dạng bôi. Nếu nặng, dùng kết hợp với itraconazole hoặc fluconazole đường uống.

+) Nếu nhiễm trùng nấm men ở thực quản:

Cần dùng thuốc đúng theo sự chỉ định của bác sĩ để bảo đảm an toàn
Cần dùng thuốc đúng theo sự chỉ định của bác sĩ để bảo đảm an toàn

Dùng thuốc Fluconazole hoặc Itraconazole dạng uống

+) Nhiễm nấm Candida ở da:

Việc cần làm khi bị nhiễm trùng nấm men ở da là phải giữ gìn vệ sinh làn da, luôn giữ cho  da được khô ráo. Đồng thời, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc chứa các chất chống nấm dạng bôi ngoài như: Miconazole, Clotrimazole, Nystatin, Ketoconazole.

+) Các trường hợp nhiễm nấm Candida toàn thân:

Các loại thuốc chống nấm dạng tiêm tĩnh mạch như Voriconazole, Fluconazole sẽ được chỉ định. Với những người bệnh có số lượng bạch cầu thấp, có thể dùng Micafungin hoặc Caspofungin để thay thế.

Sử dụng thuốc tây chữa bệnh nhiễm nấm Candida là sự lựa chọn trước tiên. Tuy nhiên, bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, hãy đảm bảo dùng thuốc đúng theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian điều trị. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng hoặc tăng, giảm liều lượng khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ.

+) Nhiễm nấm Candida phụ khoa:

Clotrimazole hoặc Miconazole dạng viên đặt sẽ được chỉ định. Đồng thời, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thuốc Fluconazole hoặc Itraconazole đường uống. Chị em cũng nên dùng dung dịch betadin để vệ sinh tại chỗ.

Tuy nhiên, trong quá trình điều trị cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Phụ nữ đang mang thai, nhất là 3 tháng đầu tiên của thai kỳ sẽ không được dùng các loại thuốc trên.
  • Không quan hệ tình dục
  • Không sử dụng rượu bia khi đang trong quá trình điều trị.

Với trường hợp nhiễm nấm Candida phụ khoa, ngoài việc dùng thuốc Tây, chị em có thể lựa chọn phương pháp điều trị bằng Đông y với những bài thuốc được bào chế từ thảo dược tự nhiên, có cơ chế điều trị bệnh từ gốc đến ngọn. Quan trọng là thuốc nam không tác dụng phụ, an toàn cho cả đối tượng người bệnh là phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

Trong vô số các bài thuốc nam chữa nấm candida âm đạo, chị em nên lựa chọn bài thuốc nào? Hiểu nỗi băn khoăn của người bệnh, chuyên trang chúng tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát trên 150 người. Kết quả là có đến 98 người nhắc đến tên bài thuốc nam gia truyền 150 tuổi Phụ khang Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Vậy bài thuốc này có những ưu điểm nổi bật nào để có thể chiếm trọn niềm tin của nhiều người bệnh như thế? 

Bài thuốc Phụ Khang Đỗ Minh chữa nấm candida phụ khoa với 4 thế mạnh nổi bật

Nhắc đến nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường ở số 37A, ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đìnhsố Số 100 Đường Nguyễn Văn Thương, Quận Bình Thạnh, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến đây là địa chỉ chuyên chữa xương khớp, mề đay, tai mũi họng. Sở dĩ nói như vậy vì nhiều chương trình truyền hình, điển hình như Khỏe thật đơn giản – VTV2, Góc nhìn người tiêu dùng – VTC2, Sống khỏe mỗi ngày – VTV2,… đã đích thân làm việc với đội ngũ chuyên gia nhà thuốc để tìm hiểu rõ hơn về các bài thuốc này.

Một số bài thuốc của Đỗ Minh Đường được giới thiệu trên truyền hình
Một số bài thuốc của Đỗ Minh Đường được giới thiệu trên truyền hình

Bên cạnh các bài thuốc nêu trên, Đỗ Minh Đường còn nổi tiếng với Phụ khang Đỗ Minh – bài thuốc bí truyền 150 năm tuổi dành riêng cho chị em phụ nữ – những người có nguy cơ cao mắc bệnh phụ khoa, điển hình là bệnh nấm candida phụ khoa. 

Chúng ta có thể hiểu rõ thêm về bài thuốc này khi quay ngược thời gian, về thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và lắng nghe câu chuyện về hành trình ra đời bài thuốc Phụ Khang Đỗ Minh thông qua bài viết Bài thuốc Phụ khoa Đỗ Minh Đường: Tâm huyết của nữ lương y từ thời chiến đến thời bình đăng trên báo Nguoiduatin.

Được biết, đây là một trong những bài thuốc được người bệnh và chuyên gia lựa chọn là giải pháp hiệu quả “loại bỏ” nấm candida phụ khoa. Điều đó có được là nhờ bài thuốc sở hữu 4 ưu điểm nổi bật mà các bài thuốc nam dược khác khó có thể vượt qua được. Cụ thể là:

Bài thuốc được giới thiệu rộng rãi trên sóng truyền hình: Trong số phát sóng ngày 18/12/2019 trên chương trình “Vì sức khỏe của bạn” đài Hà Nội, chủ đề “Bệnh phụ khoa thường gặp và cách phòng tránh”, bài thuốc chữa nấm âm đạo dòng họ Đỗ Minh đã được giới thiệu đến đông đảo khán thính giả toàn quốc.

Chương trình có sự góp mặt của BS Ngô Thị Hằng – chuyên gia phụ khoa tại Đỗ Minh Đường, đồng thời cũng là người trực tiếp tham gia vào quá trình tối ưu, hoàn thiện bài thuốc này.

Chỉ một đoạn giới thiệu ngắn nhưng người xem đã phần nào hình dung được cơ chế trị bệnh, cũng như các thành phần thảo dược được sử dụng trong bài thuốc. Để hiểu rõ hơn về hai khía cạnh này, mời các bạn theo dõi tiếp 2 nội dung tiếp theo. Đó cũng chính là ưu điểm thứ 2 và 3 của bài thuốc phụ khoa gia truyền này.

Bài thuốc bào chế hoàn toàn từ Nam dược sạch: Từ những loại nam dược quý như sa sàng tử, trinh nữ hoàng cung, đinh hương,… bài thuốc Phụ Khang Đỗ Minh đã được nâng lên một tầm cao mới khi lương y Tuấn và BS Hằng gia giảm và bổ sung, kết hợp cùng hơn 40 loại thảo dược khác.

Điển hình trong số đó là linh chi, đương quy, trinh nữ tử, cam thảo, lô hội, hoàng bá, xuyên thạch căn, cát cánh,… Số cây thuốc quý này đều có nguồn gốc từ 3 vườn dược liệu sạch Đỗ Minh Đường tại:

  • Thôn Đồng Hòa, xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hòa Bình.
  • Thôn Nghĩa Trai, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
  • Thôn Sen Hồ, xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Video vườn dược liệu sạch của Đỗ Minh Đường

Tuân thủ cơ chế trị bệnh từ gốc đến ngọn: Bài thuốc ra đời theo cơ chế trị bệnh của y học cổ truyền, lấy con người làm gốc, tập trung điều trị dứt điểm bệnh bằng cách loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, cân bằng độ pH vùng kín, phục hồi các tổn thương trong cơ thể, nâng cao chức năng các tạng, phế. Đồng thời, chữa nấm candida phụ khoa bằng bài thuốc gia truyền Đỗ Minh Đường, người bệnh sẽ thấy cơ thể khỏe mạnh hơn, sản sinh nội tiết tố tự nhiên, góp phần tăng khả năng thụ thai.

Cách dùng đơn giản, tiện lợi: BS Hằng cho biết nếu người bệnh có nhu cầu, nhà thuốc sẽ hỗ trợ sắc thuốc từ dạng thang thành dạng viên nén, viên hoàn, thuốc rửa và thuốc xịt. Nhờ đó, trong quá trình sử dụng, chị em không cần mất thời gian đun sắc lỉnh kỉnh.

Đó chính 4 điểm nổi bật của bài thuốc phụ khoa Đỗ Minh giúp quá trình điều trị bệnh nấm candida phụ khoa trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Việc Đỗ Minh Đường đạt giải thưởng “Sản phẩm tin cậy, dịch vụ hoàn hảo, nhãn hiệu ưa dùng” năm 2017 cũng có sự góp công không nhỏ của bài thuốc này. 

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về bài thuốc, mọi người có thể liên hệ đến nhà thuốc qua Hotline:

  • 024 6253 6649 – 098 265 6070 (Cơ sở Hà Nội)
  • 028 3899 1677/ 093 2088 186 (Cơ sở Tp.HCM)
Đỗ Minh Đường đã chữa khỏi bệnh cho nhiều nghệ sĩ nổi tiếng
Đỗ Minh Đường đã chữa khỏi bệnh cho nhiều nghệ sĩ nổi tiếng

IV/ Các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm nấm Candida

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ thường xuyên sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm nấm Candida
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ thường xuyên sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm nấm Candida

Bên cạnh  điều trị nhiễm nấm Cadidan bằng thuốc tây, xây dựng một chế độ sinh hoạt hợp lý cũng rất quan trọng. Điều này không những giúp làm giảm các triệu chứng, hỗ trợ cho việc điều trị mang lại tác dụng nhanh hơn mà còn  ngăn ngừa được nguy cơ nhiễm bệnh lần 2. Vậy bị nhiễm nấm Candida cần phải làm gì?

  • Thường xuyên súc miệng bằng nước muối ấm: Điều này sẽ giúp loại bỏ các loại vi khuẩn trong khoang miệng, giúp tránh được các nguy cơ gây bệnh khác. Để thực hiện, chỉ cần lấy khoảng ½ thìa muối (2,5ml) cho vào cốc nước ấm rồi khuấy đều. Dùng nước này súc miệng, sau đó nhổ ra là được.
  • Giữ vệ sinh răng miệng: Nên giữ thói quen đánh răng 2 lần mỗi ngày, dùng chỉ nha khoa để loại bỏ các thức ăn thừa dính trong các kẽ răng. Đồng thời, nên thay bàn chải đánh răng thường xuyên để đảm bảo an toàn.
  • Nên kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể ở mức ổn định: Không nên ăn quá nhiều đồ ngọt, tinh bột để không làm tăng lượng đường huyết quá nhiều, đặc biệt là đối với những người bị tiểu đường.
  • Trường hợp chị em mắc bệnh nhưng có con nhỏ: Nếu bị nhiễm trùng nấm men ở vùng vú trong giai đoạn con đang bú sữa mẹ, nên dùng khăn lót để che chắn. Nó sẽ ngăn được nấm từ dòng sữa lan sang quần áo. Đồng thời, để tránh làm cho nấm phát triển mạnh hơn, không nên dùng miếng nhựa để bọc núm vú. Trong giai đoạn này cũng nên dùng miếng băng dán dùng một lần. Trường hợp dùng nhiều lần, cần giặt cùng với và nước tẩy thường xuyên.
  • Nên mặc các loại quần áo thoải mái, không bó sát khi bị nhiễm nấm Candida. Đặc biệt, nên lựa chọn những loại quần lót thông thoáng, hút ẩm.
  • Hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa, kích thích: Các sản phẩm có tính tẩy rửa hoặc các chất hóa học như sữa tắm, xà phòng, các chất khử mùi âm đạo, khăn thụt rửa âm đạo… có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Candida.
  • Nếu đến các nơi công cộng, tập trung đông người như hồ bơi, phòng tắm thì nên đi dép, tránh đi chân trần.
  • Giữ cho móng tay và cả móng chân được sạch sẽ. Nếu là người thường hay làm nail, nên chọn cơ sở uy tín để tránh nguy cơ bị lây bệnh từ những người khác.
  • Xây dựng một lối sống lành mạnh. Có chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp, bổ sung cho cơ thể các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao là điều nên làm. Nó không những làm giảm nguy cơ nhiễm nấm Candida mà còn có tác dụng phòng ngừa nhiều bệnh khác.

Bệnh nhiễm trùng nấm men tuy ít khi gây nguy hiểm, nhưng không phải là không có. Đặc biệt, nếu gây nhiễm trùng máu, nó có thể khiến người bệnh mất mạng nếu không được điều trị sớm. Do vậy, để bảo đảm an toàn cho bản thân, nên đi khám và điều trị sớm khi thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường.

Xem thêm: 

Bình luận (44)

  1. tưởng ngô nga says: Trả lời

    Có chị em nào từng sử dụng bài thuốc của Đỗ Minh Đường chưa ạ, sáng mình đọc được bài viết https://www.vpeg.vn/chua-nam-am-dao/ này mách chữa bằng Phụ Khang Đỗ Minh bên này hay lắm. Tìm hiểu cũng thấy báo đài, truyền hình đưa tin nhiều nhưng vẫn muốn nghe ý kiến chị em đã dùng xem hiệu quả thực sự không hay chỉ quảng cáo tùm lum á. chị em nào thực sự dùng rồi thì cho em xin lời khuyên với ạ

    1. an phạm says: Trả lời

      Người ta còn lên cả đài truyền hình thì uy tín rồi chị ạ, có phải nhà thuốc nào cũng được báo chí với truyền hình đưa tin thế đâu. Thấy bảo Đỗ Minh Đường còn được nhận giải thưởng Sản phẩm tin cậy, dịch vụ hoàn hảo, nhãn hiệu ưa dùng nữa cơ


      Thời buổi này lừa lọc nhau nhiều khiến mình cũng cảnh giác nhưng nếu c không yên tâm thì cứ gọi điện nhờ tư vấn xem, xem thái độ với cách tư vấn của bác sĩ là biết uy tín hay không à

  2. hoàng tú says: Trả lời

    Chị Nga ơi em đang dùng thuốc ở đây nha. Không phải quảng cáo hộ nhà thuốc đâu nhưng các bác sĩ ở đây nhiệt tình lắm, thực sự em đi khám nhiều bệnh viện nhưng chưa thấy chỗ nào thân thiện như đây cả. Thấy thế là ưng rồi, bài thuốc thì em dùng có thuốc rửa, đặt với uống thôi, em mới dùng được 5 ngày nên chưa có nhiều dấu hiệu lắm, mới thấy đỡ ngứa hơn thôi.

  3. ngọc trang says: Trả lời

    Trước em cũng không tin nhà thuốc này đâu, thấy báo đài đưa nhiều quá cứ nghĩ họ quảng cáo, em đọc bài này nè https://www.vpeg.vn/chua-khoi-benh-viem-ngua-am-dao/
    may thay chị gái em lại bạn chị này, biết chị í luôn,hỏi ra là thật chứ không phải quảng cáo gì nên em mới dám tin dùng í. Chứ giờ mà tìm hiểu trên mạng cũng sợ lắm, toàn mấy ông lang băm cam kết 100% xong bán thuốc xong mất hút, bệnh không khỏi, ,tiền mất tật mang

  4. Thanh Hương 90 says: Trả lời

    Ôi bệnh nhiễm nấm candida này tưởng chỉ phụ nữ mới bị thôi chứ ai dè có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan vậy ạ, có vẻ nguy hiểm phết nhỉ, gây nhiễm trùng huyết nữa kìa, đang bị nấm âm đạo chắc phải điều trị dứt điểm thôi

  5. Mẹ Bí says: Trả lời

    Trong quá trình mang thai tôi bị nhiễm nấm âm đạo do nấm candida mà không điều trị triệt để dẫn đến lây cho con, giờ bé bị tưa lưỡi do nấm men này, khổ thân miệng con bé toàn những mảng trắng như sữa ý mà cạo đi chẳng hết được, lở loét hết ra, không biết làm thế nào đây, các chị em có cách nào dân gian chữa tưa lưỡi cho trẻ không ạ ?

    1. Mận Non says: Trả lời

      các bà cứ mách là rửa bằng lá trà xanh cho con đấy , mà chỉ sợ trẻ con ý, giờ tìm đau lá trà xanh không thuốc sâu chất bảo quản cũng hơi khó nhỉ ,tốt nhất đem qua bác sĩ đi em

    2. Huyền My says: Trả lời

      Ôi chị ơi lo qúa em đang mang thai tháng thứ 8 sắp sinh rồi mà hình như em cũng bị viêm âm đạo hay sao ý, em bị ra khí hư màu trắng đục, mà ngứa rát vùng đó lắm, thi thoảng nó còn ngứa cả vùng hậu môn và quanh bẹn ý, em đọc trên mạng thì người ta bảo là bị nấm candida này, chị có bị như em không ạ ?

    3. Mẹ Bí says: Trả lời

      Đúng rồi em ơi, chị cũng giống vậy đó, ngứa kinh lắm đợt đấy chị cũng được kê thuốc tây đặt đấy chứ mà chị sở ảnh hưởng con nên không dám dừng giờ để lại hậu quả rồi, em cố gắng mà chữa đi kẻo lại bị như con chị, khổ lắm em.

    4. Huyền My says: Trả lời

      Vâng nhưng em cũng sợ dùng thuốc tây ảnh hưởng lắm ạ, có ai có cách khác điều trị khác mà không có tác dụng phụ không ạ ?

    5. Mai Anh _ Khương Đình says: Trả lời

      Huyền My đã thử dùng thuốc nam điều trị viêm âm đạo do nấm chưa, chưa thì thử thuốc nhà Đỗ Minh Đường xem, chị thấy nhiều người reveiw là thuốc đấy tốt cho bà bầu lắm không có tác dụng phụ gì đâu .Thấy được mời trên truyền hình Hà Nội mà. Đây này

      .

    6. Bùi Ngọc Lan says: Trả lời

      Ừ đúng rồi không muốn điều trị nấm bằng thuốc tây thì lựa chọn Phụ Khang Đỗ Minh là đúng đắn lắm. Chị trước cũng dùng thuốc này để điều trị nấm candida khi đang bầu đứa thứ 2 khỏi cũng được lâu lắm không bị tái lại. Thuốc điều trị ở đây mình dùng có cả thuốc đặt và thuốc uống nhưng con không sao cả.

    7. Đỗ Hải Yến says: Trả lời

      Cho hỏi thuốc Phụ Khang Đỗ Minh này lấy thuốc ở đâu đấy ạ, em thấy ghi thuốc này bên trên mà không rõ lấy ở đâu, chị cho em xin địa chỉ với ạ

    8. Bùi Ngọc Lan says: Trả lời

      Em ở đâu nhỉ, nhà thuốc có 2 cơ sở đây này em
      Địa chỉ : Số 37A ngõ 97 Văn Cao, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội
      Địa chỉ :Số 100 Đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, em tiện đâu thì qua khám nha , khám hoàn toàn miễn phí đó

    9. Đỗ Hải Yến says: Trả lời

      Mà thuốc này đảm bảo chất lượng không ạ. em thấy giờ thuốc đông y nguồn cứ ở đâu ý sợ hàng giả, nhập lậu toàn rác thuốc thôi

    10. Mai Anh _ Khương Đình says: Trả lời

      Ở đâu chứ thuốc nam ở đây thì chị dùng qua rồi chị biết, lành tính mà an toàn. Thấy có hẳn vườn thuốc nam ở các tỉnh to hoành tráng mà bao nhiêu loại thuốc mà có nhập bên ngoài đâu. các báo cũng thấy đưa nhiều thông tin về họ lắm

  6. Chí Trung_88 says: Trả lời

    Mọi người có ai có cách gì điều trị nấm candida trên da không ạ, mấy hôm nay em bị nấm ở vùng bàn chân hay sao ý, em làm phụ bếp hay đi ủng cả ngày liệu có phải do nấm candida không ạ

  7. Bùi Trọng lân says: Trả lời

    Người yêu em bị nấm âm đạo 1 tuần nay rồi mà chúng em không kiêng quan hệ liệu có sao không ạ, em thấy ghi có thể lây mà dạo này em thấy em cũng bị ngứa, em nên dùng thuốc gì ạ?

    1. Hoàng Pe says: Trả lời

      Bệnh này có thể lây mà, ngứa là có thể lây rồi đó, tốt nhất là 2 người đi khám đi, có bệnh thì còn biết đường tìm phương pháp mà điều trị cho sớm

  8. Shi Si MaMa says: Trả lời

    Bị nấm candida ở miệng có nguy hiểm không các mẹ, con em bị tưa lưỡi mà em chữa mãi không khỏi ý, em lo quá

    1. L. T, Phuong says: Trả lời

      Ở trẻ nhỏ hệ miễn dịch yếu thì nguy hiểm đó em à, nó lan xuống họng xong rồi có khi còn dẫn đến nhiễm trùng huyết đó, chớ nên coi thường em nhé, em có con bị nấm miệng thì cho đi bác sĩ điều trị cho dứt điểm

  9. dấu tên says: Trả lời

    Đứa cùng phòng hình như bị nấm âm đạo hay sao ý, em dùng chung khăn tắm của nó nên bị lây. Mấy hôm nay em thấy ra nhiều khí hư đó lắm, màu vàng đục đục mà ngứa rát lắm, bây giờ phải làm thế nào ạ, dùng lá trầu ngâm được không nhỉ, hoặc ai có mẹo gì chữa nấm âm đạo không chỉ em với ạ

    1. Hà lan says: Trả lời

      Đây này chị đọc được mấy mẹo điều trị tại nhà đây này, cũng đang định áp dụng, em thử xem https://www.vpeg.vn/chua-nam-am-dao-tai-nha

    2. Lặng yên says: Trả lời

      Mọi người hay mách dùng lá trầu không hoặc lá trà xanh ngâm rửa đó, không biết có hiệu quả không chứ chị nghĩ không ăn thua đâu, chị dùng thuốc tây mãi còn chẳng khỏi đây này, cứ thi thoảng lại tái lại bực mình lắm

    3. Chu Thơ_ PT says: Trả lời

      Dùng mấy lá ngâm không đỡ đâu, chị phải tìm nhiều loại thuốc lắm mới tìm được bài thuốc đáp ứng đó, có mỗi Phụ Khang Đỗ Minh nhà Đỗ Minh Đường là chị thấy hợp mà lâu chẳng thấy tái phát, chắc là do thuốc này còn chú trọng cân bằng nội tiết bên trong nữa chứ không phải điều trị nguyên kháng sinh để chữa triệu chứng.

    4. dấu tên says: Trả lời

      Vậy à chị ơi, bài thuốc phụ khang đỗ minh trên bài trên cũng có nói đến đó ạ, bài thuốc có những thành phần gì mà có tác dụng vậy, giờ em sợ thuốc đông y lắm chẳng ghi rõ thành phần, nguồn gốc cứ bán tràn lan trên mạng mà ghi thực phẩm chức năng để qua kiểm duyệt ý

    5. Chu Thơ_ PT says: Trả lời

      Thuốc có 4 dạng kết hợp cơ, dạng thuốc đặt, thuốc xịt, thuốc uống và thuốc ngâm rửa nữa đó, thành phần toàn thảo dược lành tính thôi an toàn không tác dụng phụ mà. Chị dùng thuốc ngâm, thuốc đặt với thuốc uống thì hiệu quả, mà thấy bảo thuốc rửa có thể mua về dùng hằng ngày đó

    6. Bé Mun says: Trả lời

      em muốn đặt thuốc về nhà không biết nhà thuốc có ship tận nhà không nhỉ?

    7. Lê Hải 89 says: Trả lời

      Có mà em, không đến khám được mình liên hệ vẫn có bác sĩ tư vấn cho mình rồi nhà thuốc hỗ trợ vận chuyển thuốc toàn quốc cơ, ẽ được hướng dẫn kĩ cả về chế độ và kiêng khem trong quá trình điều trị

  10. Xuân Tươi says: Trả lời

    Em cũng không biết là mình bị làm sao nữa, mấy hôm nay quan hệ tự dưng đau rát rồi mới để ý, vùng kín dạo này hay ra khí hư màu trắng đục có khi hơi vón lại ở quần lót, mà tự dưng ngứa kinh khủng có phải em bị nấm candida không mọi người, giờ em không dám quan hệ nữa sợ quá, có phải bị lây từ bạn trai không ạ? giờ phải mua thuốc gì nhỉ, em đi khám thì ngại lắm ạ

    1. Rubby _ YB says: Trả lời

      Phụ nữ hay bị bệnh này mà em, môi trường ẩm ướt vệ sinh không đúng cách là dễ bị lắm hoặc có thể em bị lây nhưng mà giờ chữa thì cả 2 cùng chữa luôn đi. mà chị khuyên thật nên đi khám chứ ngại gì, đến ai biết mình là ai, ra ngoài mua thuốc biết thế nào mà lần

    2. Nga Phạm _ Vn says: Trả lời

      Viêm phụ khoa cũng có triệu chứng vậy đó nên là chưa chắc do nấm đâu, đi khám bác sĩ xét nghiệm lấy cái dịch âm đạo mới biết được, lần trước chị đi khám cũng tưởng bị nấm mà không phải nguyên nấm đâu còn bị tạp khuẩn nữa. Em đi khám đi chứ ra hiệu thuốc không biết thế nào mà chữa đâu, sợ nó còn bán cho mấy thuốc không cần thiết ý

    3. Cici Anh Chi says: Trả lời

      Ừ đấy em vào đây mà tìm hiểu này, chị em mình phải chăm sóc cẩn thận chứ không sau này lấy chồng sinh con lại bị ảnh hưởng https://dominhduong.com/dieu-tri-viem-am-dao-an-toan-va-hieu-qua-nho-phu-khang-do-minh-2458.html.

  11. Thư MaBu says: Trả lời

    Thấy bây giờ nhiều chị em phụ nữ bị bệnh viêm âm đạo do nấm lắm, không biết nguyên nhân gì nhỉ, em thấy em vệ sinh rất kĩ, ăn uống sinh hoạt cũng rất khoa học mà cứ mùa ẩm ẩm là hay bị ý, cứ dai dẳng khó chịu cực kì luôn

    1. Ly Min_ Hưng Thành says: Trả lời

      Cũng có thể do nguyên nhân mình vệ sinh không đúng cách đó chị ơi, em thấy bảo vệ sinh bằng xà phòng rồi dung dịch vệ sinh nhiều hoặc do nguồn nước không sạch ý dễ bị viêm âm đạo lắm. Mà trời ẩm ướt mà quần lót không khô thoáng cũng dễ bị lắm chị ạ

    2. Thu Thủy _ MB says: Trả lời

      chị ơi có thể do mình dùng thuốc hoặc nội tiết tố gây thay đổi môi trường ph âm đạo nữa đó , trước em hay uống thuốc tránh thai hằng ngày ý, là y như rằng viêm âm đạo cứ tái đi tái lại

  12. Hiền Trang says: Trả lời

    ai đã dùng bài thuốc Phụ Khang Đỗ Minh điều trị nấm âm đạo candida chưa ạ? cho em xin tí kinh nghiệm với, em đang định mua 1 liều để điều trị đây

    1. Minh Thu says: Trả lời

      Chị đang điều trị đây, chị bị nấm âm đạo từ 2 tháng rồi, uống thuốc tây thì 2 tuần đầu cũng đỡ sau đó thì cảm thấy người hay mệt mỏi mà vùng đó cứ bị khô khô ý, quan hệ không được thoải mái lắm, sau 1 tháng thì không biết sao lại bị ra khí hư lại mà còn nhiều hơn đi khám thì bác sĩ bảo không chỉ do nấm mà còn bội nhiễm thêm cả vi khuẩn. Đợt đấy chị cũng dùng kháng sinh đấy mà sao thấy không hiệu quả như đợt trước nữa Dùng xong thuốc tây rồi chị tìm đến Phụ Khang Đỗ Minh nhờ người bạn, điều trị được 3 tuần rồi thấy cũng đỡ nhiều mà vùng kín nó đỡ khô, thấy yêu đời hẳn

    2. Hiền Trang says: Trả lời

      Thế à chị ơi, em dùng mấy ngày đầu thì thấy bị ra nhiều hơn nên em nghĩ là không được nên em bỏ rồi hay là em không hợp nhỉ ?

    3. Minh Thu says: Trả lời

      Sao em không kiên trì thế. thuốc nam này thấy bác sĩ bảo là phải dùng thời gian lâu với thời gian đầu dùng thuốc dịch viêm âm đạo sẽ bị đẩy ra nhiều hơn rồi bệnh mới khỏi được

    4. Ánh con bố Tuyên says: Trả lời

      tôi thấy nhiều người phản hồi tốt về thuốc Phụ Khang Đỗ Minh này lắm chứ có thấy mấy ai kêu là thuốc kém chất lượng đâu, thuốc nhà người ta có hơn 150 năm rồi chắc cũng phải tốt lắm mới được nhiều người tin dùng như vậy chứ. Đây này, thấy được nhiều người cũng đánh giá tốt này https://www.vpeg.vn/chuyen-gia-nguoi-benh-danh-gia-phu-khang-do-minh/

    5. long Lanh mắt biếc says: Trả lời

      Ai biết thời gian làm việc của bác sĩ Hằng không ạ, cuối tuần em định ra chỗ Đỗ Minh Đường khám đây

    6. Jun Phạm says: Trả lời

      Bác sĩ hằng làm ở cơ sở 37 A, ngõ 97 Văn Cao,Liễu Giai, Hà Nội thì bác sĩ làm cả tuần từ 8h-17h30 hàng ngày nha chị ơi, làm từ 8h-17h30 trong ngày,

  13. Băng băng says: Trả lời

    Điều trị nấm candida âm đạo đang trong thời kì thì đặt thuốc thì cần phải lưu ý gì không chị em ơi ?

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chuyên mục

Nhiễm nấm Candida có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?

Hiện nay, tỉ lệ những bệnh nhân bị nhiễm nấm Candida không ngừng tăng lên mỗi năm khiến nhiều người hoang mang, lo lắng. Vậy nhiễm nấm Candida có nguy...

Uống nước ép

Thử 7 cách chữa nấm Candida bằng tỏi đơn giản tại nhà

Với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ, tỏi là thành phần dược liệu tự nhiên của nhiều bài thuốc điều trị cảm cúm, xương khớp, tim mạch… Bên...

Sữa chua trắng không đường hoặc ít đường ăn cùng dâu tây rất tốt cho chị em nhiễm nấm Candida

Bị nhiễm nấm Candida nên ăn gì và kiêng gì?

Viêm nhiễm phụ khoa mà cụ thể hơn là nhiễm nấm Candida gây ngứa ngáy, khó chịu vùng kín là tình trạng mà nhiều chị em gặp phải hiện nay....

Ẩn