Nhiệt Miệng Có Mủ Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Bị Nhiệt Miệng Ở Lưỡi: Cách Chăm Sóc Và Điều Trị

Nhiệt Miệng Trong Cổ Họng Do Đâu? Làm Sao Chữa Trị?

Trẻ Bị Nhiệt Miệng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Điều Trị

Kamistad Gel N: Cách Bôi Trị Nhiệt Miệng Và Giá Bán

Cách Trị Nhiệt Miệng Bằng Muối Đơn Giản, Hiệu Quả

Vì Sao Hay Bị Nhiệt Miệng? Giải Pháp Khắc Phục

Nhiệt Miệng Có Lây Không? Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Vitamin PP Chữa Nhiệt Miệng Được Không? Điều cần biết

Nhiệt Miệng Ở Trẻ Dưới 1 Tuổi: Nguyên Nhân Và Cách Trị

Bị Nhiệt Miệng Ở Lưỡi: Cách Chăm Sóc Và Điều Trị

Nổi nhiệt miệng ở lưỡi là một dạng loét áp tơ (nhiệt miệng) thường gặp. Mặc dù nguyên nhân chưa được biết rõ nhưng bệnh lý này khá lành tính và có thể thuyên giảm sau 7 – 14 ngày. Tuy nhiên ở một số trường hợp, vết loét có thể tái phát nhiều lần, kéo dài gây ra không ít phiền toái trong cuộc sống.

nhiệt miệng ở lưỡi
Nổi nhiệt miệng ở lưỡi có thể gặp ở cả trẻ em và người trưởng thành

Nhiệt miệng ở lưỡi là bệnh gì?

Nhiệt miệng còn được gọi là loét áp tơ/ loét aphthous. Bệnh lý này đặc trưng bởi sự xuất hiện của một hoặc nhiều vết loét ở niêm mạc miệng, lưỡi có bờ màu đỏ, chính giữa có màu vàng hoặc trắng. Nhiệt miệng ở lưỡi (nhiệt lưỡi) là tình trạng vết loét này nổi ở mặt trên, mặt dưới hoặc nổi ở cuống lưỡi.

Các vết loét có kích thước nhỏ dưới 1cm, nông nhưng thường gây đau rát nhiều và khó chịu. Tuy nhiên, nhiệt miệng ở lưỡi là bệnh lành tính và có thể tự khỏi sau 7 – 14 ngày. Mặc dù vậy, bệnh lý này rất dễ tái phát và gây ra không ít phiền toái khi ăn uống, sinh hoạt.

Nhiệt miệng ở lưỡi gây đau nhiều hơn so với vết loét xuất hiện ở niêm mạc miệng. Do lưỡi thường xuyên phải tiếp xúc với thức ăn, đồ uống với tần suất cao. Tương tự như các dạng nhiệt miệng khác, nhiệt lưỡi cũng có thể gặp ở cả trẻ em, người lớn và người cao tuổi.

Nhận biết nổi nhiệt miệng ở lưỡi (kèm hình ảnh)

Nổi nhiệt miệng ở lưỡi có triệu chứng rất dễ nhận biết. Biểu hiện ban đầu mà bạn gặp phải đó là tình trạng đau rát, khó chịu. Ngoài ra, bạn cũng thể nhận biết bệnh lý này thông qua một số tổn thương thực thể.

Các dấu hiệu nhận biết nổi nhiệt miệng ở lưỡi:

  • Quan sát mặt trên và mặt dưới của lưỡi sẽ nhận thấy các vết loét nông, đường kính không quá 1cm. Vết loét có bờ màu đỏ, chính giữa màu trắng hoặc vàng. Sau đó vỡ ra khiến vết loét lõm xuống.
  • Vết loét do nhiệt miệng thường không chảy máu và không có mùi khó chịu. Trong khi các vết loét do những nguyên nhân khác có thể khiến khoang miệng có mùi và vị khó chịu.
  • Các vết loét thường xuất hiện đơn độc nhưng đôi khi có thể xuất hiện nhiều vết loét mọc thành đám hoặc rải rác (một số trường hợp vết loét có thể xuất hiện ở cả lưỡi, cổ họng và miệng)
  • Khi ăn uống, vết loét thường gây đau rát, khó chịu – nhất là khi dùng thức ăn có vị chua, mặn và cay. Ngoài ra, tình trạng khó chịu, rát cũng có thể xảy ra khi dùng tay hoặc lưỡi chạm vào.
  • Sau khoảng 7 – 14 ngày, vết loét sẽ biến mất hoàn toàn mà không để lại sẹo hay bất cứ dấu vết nào.
  • Trẻ nhỏ bị nổi nhiệt miệng ở lưỡi có thể sốt nhẹ, chán ăn, quấy khóc và sưng hạch bạch huyết ở góc hàm. Trong khi đó, người lớn hầu như chỉ gặp phải các triệu chứng tại chỗ.

Một số hình ảnh nhận biết bệnh nhiệt miệng ở lưỡi:

bệnh nhiệt miệng ở lưỡi
Hình ảnh nhiệt miệng ở lưỡi
Hình ảnh nhiệt lưỡi
Đôi khi các vết loét có thể mọc thành từng đám rải rác ở niêm mạc miệng, họng và mặt trên/ mặt dưới của lưỡi

Nguyên nhân gây ra tình trạng bị nhiệt miệng ở lưỡi

Đến nay, nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng nhiệt miệng nói chung và nhiệt lưỡi nói riêng vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia đều cho rằng, loét áp tơ thực chất là phản ứng do rối loạn hệ miễn dịch. Vì vậy, trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch kém dễ gặp phải tình trạng này hơn.

Một số nguyên nhân, yếu tố dẫn đến tình trạng nổi nhiệt miệng ở lưỡi:

1. Thường xuyên dùng thức ăn có tính nóng

Nhiệt miệng thường xuất hiện sau khi dùng liên tục các loại đồ ăn, thức uống có tính nóng như món ăn chứa nhiều muối, tiêu, ớt, rượu bia, cà phê,… Các loại thức ăn này đều khiến cho cơ thể bị nổi mụn nếu sử dụng quá nhiều. Vì vậy một số giả thuyết cho rằng, nhiệt miệng nổi ở lưỡi, họng, niêm mạc miệng có liên quan đến thói quen dùng thức ăn có tính nóng.

nhiệt miệng lưỡi
Thói quen dùng thức ăn cay nóng là yếu tố gia tăng nguy cơ bị nhiệt miệng ở lưỡi

2. Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Ngoài nguyên nhân trên, vệ sinh răng miệng không đúng cách cũng là yếu tố gia tăng nguy cơ bị nhiệt miệng ở lưỡi. Trong đó thường gặp nhất là vệ sinh răng miệng kém. Nếu không vệ sinh đúng cách, các vi khuẩn trong khoang miệng sẽ phát triển quá mức, từ đó gia tăng nguy cơ bị nhiệt miệng và mắc các bệnh răng miệng khác.

Bên cạnh đó, nhiệt miệng cũng có thể là hệ quả do chải răng quá mạnh, sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng chứa các thành phần gây kích ứng.

3. Thiếu hụt vitamin, khoáng chất

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người bị nổi nhiệt miệng ở lưỡi kéo dài thường có hiện tượng thiếu hụt vitamin nhóm B, đặc biệt là B12. Ngoài ra, thiếu vitamin C, D, magie, kẽm,… cũng khiến cho hệ miễn dịch suy giảm, từ đó gia tăng nguy cơ bị nhiệt miệng và khiến bệnh tái phát thường xuyên.

4. Dị ứng thực phẩm

Dị ứng thực phẩm cũng là yếu tố gia tăng nguy cơ nổi nhiệt miệng ở lưỡi, cổ họng và khoang miệng. Khi bị dị ứng, hệ miễn dịch sẽ sản sinh histamine vào huyết thanh, từ đó kích thích phản ứng viêm và cảm giác ngứa ngáy. Vì vậy không ít người bị nổi nhiệt miệng sau khi sử dụng các loại thực phẩm có khả năng dị ứng cao như hải sản, mè, đậu phộng,…

Ngoài ra, dùng thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh cũng có thể khiến niêm mạc miệng bị trợt loét và hình thành các vết loét nông, đường kính nhỏ và gây đau rát, khó chịu.

6. Rối loạn nội tiết tố

Rối loạn nội tiết tố là yếu tố gia tăng nguy cơ bị nhiệt miệng ở lưỡi. Khi nội tiết mất cân bằng, hệ miễn dịch cũng sẽ bị rối loạn. Do đó, các bệnh lý liên quan đến miễn dịch như loét áp tơ, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, mề đay,… có thể bùng phát. Ngoài ra việc gia tăng hormone progesterone ở giai đoạn hoàng thể và trong thai kỳ sẽ khiến cho thân nhiệt tăng cao, từ đó gây nóng trong và nổi nhiệt miệng ở bề mặt lưỡi, họng.

7. Stress (căng thẳng)

Khi bị stress, cơ thể sẽ sản xuất ra một lượng lớn hormone cortisol. Hormone này gây ức chế hệ miễn dịch dẫn đến tình trạng giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra, suy giảm miễn dịch do stress còn gây rối loạn môi trường trong khoang miệng, đường ruột và âm đạo. Vì vậy trong thời gian này, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe như nhiệt lưỡi, rối loạn tiêu hóa, viêm âm đạo.

nhiệt miệng ở dưới lưỡi
Nổi nhiệt miệng ở dưới lưỡi thường gặp ở những người bị stress (căng thẳng thần kinh) kéo dài

8. Một số nguyên nhân khác

Ngoài ra, nổi nhiệt lưỡi cũng có thể liên quan đến những nguyên nhân và yếu tố sau:

  • Mắc các bệnh gây suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV, tiểu đường, suy gan, suy thận,…
  • Có các bệnh lý liên quan đến rối loạn miễn dịch như lupus ban đỏ, hồng ban đa dạng,…
  • Người bị suy nhược cơ thể, stress kéo dài, mắc các bệnh mãn tính, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng,… có nguy cơ nổi nhiệt lưỡi cao hơn bình thường do sức đề kháng kém.
  • Một số thói quen như thức khuya, hút thuốc lá, dùng thuốc kháng sinh tùy tiện,… cũng gia tăng nguy cơ bị nhiệt lưỡi. Nguyên nhân là do những thói quen này gây rối loạn chức năng của các cơ quan, từ đó ảnh hưởng đến cơ chế miễn dịch của cơ thể.
  • Người già, trẻ em và người phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch dài hạn cũng có nguy cơ bị nhiệt lưỡi cao.

Bị nhiệt miệng ở lưỡi thường xuyên có nguy hiểm không?

Tương tự như nhiệt miệng, nhiệt lưỡi cũng có khả năng tái phát cao. Rất nhiều trường hợp bị nổi nhiệt miệng ở lưỡi thường xuyên và kéo dài. Dù được đánh giá là bệnh lành tính nhưng vết loét xuất hiện liên tục cũng ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống và gây ra nhiều phiền toái trong ăn uống, sinh hoạt.

Ảnh hưởng đầu tiên của chứng nhiệt lưỡi là cảm giác khó chịu, đau rát khi ăn uống. Trẻ nhỏ có thể bỏ bú, ăn ít và quấy khóc do lưỡi bị rát, khó chịu khi ăn. Nếu tình trạng xảy ra thường xuyên, trẻ có thể bị sụt cân và mệt mỏi. Ngoài ra, cảm giác khó chịu khi bị nhiệt lưỡi kèm theo sốt, sưng hạch góc hàm cũng ảnh hưởng đến hiệu suất học tập, làm việc.

Dù được xem là bệnh lành tính nhưng bị nhiệt miệng ở lưỡi kéo dài ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống và sức khỏe. Chính vì vậy, bạn cần có biện pháp điều trị và phòng ngừa để ngăn ngừa tình trạng tái phát. Nếu cần thiết, có thể đến bệnh viện để được sàng lọc và chẩn đoán các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Cách điều trị nhiệt miệng ở trên/ dưới lưỡi an toàn, hiệu quả

Nhiệt miệng ở lưỡi có thể thuyên giảm sau 7 – 14 ngày mà không để lại dấu vết. Tuy nhiên nếu không có biện pháp điều trị và chăm sóc, vết loét có thể gây đau nhiều và tái phát lại sau một thời gian ngắn. Vì vậy khi nhận thấy lưỡi xuất hiện các vết loét áp tơ, bạn nên thực hiện các biện pháp sau:

1. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách có thể giúp vết loét giảm sưng đau và phục hồi nhanh chóng hơn. Ngoài ra, thực hiện biện pháp này thường xuyên còn giúp phòng ngừa nhiệt miệng tái phát và giảm nguy cơ mắc các bệnh răng miệng khác.

cách chữa nhiệt miệng dưới lưỡi
Vệ sinh răng miệng đúng cách có thể giảm cảm giác khó chịu và đau rát ở vết loét

Cách vệ sinh răng miệng giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng ở lưỡi:

  • Chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải có lông mềm, mảnh. Đổi kem đánh răng và nước súc miệng nếu nhận thấy các sản phẩm đang sử dụng chứa thành phần gây kích ứng. Ngày chải răng 2 – 3 lần sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
  • Có thể ngậm nước muối để sát khuẩn và giảm viêm ở vết loét. Nếu thường xuyên bị nhiệt lưỡi, bạn nên ngậm nước muối hằng ngày để ngăn ngừa tình trạng tái phát.
  • Răng miệng có các kẽ, rãnh nhai rất khó làm sạch. Vì vậy ngoài chải răng, cần dùng thêm chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn giắt ở các kẽ.

2. Sử dụng thuốc trị nhiệt lưỡi

Ngoài vệ sinh răng miệng, bạn cũng có thể dùng một số loại thuốc trị nhiệt miệng khi gặp phải tình trạng nổi nhiệt miệng ở lưỡi. Các loại thuốc này thường được sử dụng ở dạng bôi với thành phần chính là hoạt chất gây tê (Lidocaine, Benzocaine) có tác dụng làm mát, giảm đau. Ngoài ra, một số loại thuốc bôi còn được bổ sung các thành phần giúp tái tạo, phục hồi nhanh vết loét như tinh chất hoa cúc, nha đam,…

Bên cạnh thuốc dạng bôi, bạn cũng có thể dùng Paracetamol nếu nhiệt miệng ở lưỡi gây đau nhiều và sốt nhẹ. Tuy nhiên, cần tránh lạm dụng quá mức vì thuốc có thể gây ngộ độc nếu sử dụng quá liều.

3. Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý

Đa phần những trường hợp bị nổi nhiệt miệng ở lưỡi đều do ăn đồ nóng, thiếu chất dinh dưỡng và đề kháng kém. Chính vì vậy bên cạnh sử dụng thuốc và chăm sóc răng miệng đúng cách, bạn nên chú ý ăn uống và sinh hoạt hợp lý.

cách chữa nhiệt miệng dưới lưỡi
Trong thời gian bị nhiệt lưỡi, nên dùng thức ăn lỏng, mềm và ít gia vị để vết loét nhanh chóng hồi phục

Chế độ ăn uống, sinh hoạt khi bị nổi nhiệt miệng ở lưỡi:

  • Chú ý uống nhiều nước trong thời gian nổi nhiệt miệng ở lưỡi. Thói quen này có thể hạn chế cảm giác đau rát, nóng sốt và giúp vết loét nhanh lành hơn. Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể dùng nước hạt chia, nước ép rau xanh, củ và trái cây tươi để cung cấp thêm vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
  • Bổ sung thêm vitamin C, vitamin nhóm B, D, magie, sắt, kẽm,… để tăng cường sức đề kháng. Nếu bị thiếu hụt vi chất dinh dưỡng nghiêm trọng, bạn có thể sử dụng viên uống bổ sung. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng để hạn chế tác dụng không mong muốn.
  • Vết loét nổi ở lưỡi có thể gây đau rát, khó chịu khi ăn uống. Chính vì vậy trong thời gian này, bạn nên dùng thức ăn mềm, lỏng, nguội và ít gia vị để hạn chế cảm giác khó chịu. Nếu chăm sóc đúng cách, vết loét có thể lành hẳn chỉ sau một thời gian ngắn.
  • Tránh thức khuya, không hút thuốc lá và hạn chế dùng thức ăn, đồ uống có tính nóng như cà phê, rượu bia, món ăn cay nóng, thực phẩm khó tiêu hóa và dễ gây dị ứng. Thay vào đó, nên tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây và uống đủ nước để làm dịu vết loét.
  • Có thể giảm sưng đau ở vết loét bằng cách dùng một số loại thực phẩm có khả năng chống viêm như chè xanh, dầu dừa, mật ong, thìa là, nha đam,…

Phòng ngừa nhiệt miệng nổi ở lưỡi

Nhiệt miệng nói chung và nhiệt miệng nổi ở lưỡi nói riêng đều rất dễ tái phát, đặc biệt là ở những người có hệ miễn dịch kém. Dù không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe nhưng tình trạng này gây ra không ít phiền toái khi ăn uống, sinh hoạt.

Để phòng ngừa nhiệt lưỡi, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Thực hiện các biện pháp vệ sinh răng miệng đúng cách bao gồm chải răng 2 – 3 lần/ ngày, sử dụng chỉ nha khoa 1 lần/ ngày và súc miệng 2 lần/ ngày. Ngoài ra, nên tránh sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng chứa thành phần dễ gây kích ứng.
  • Hạn chế dùng quá nhiều thực phẩm có tính nóng. Kiêng thức ăn khó tiêu và thực phẩm có tiền sử dị ứng.
  • Không thức khuya, hút thuốc lá, hạn chế uống nhiều rượu bia và căng thẳng quá mức. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng. Khi hệ miễn dịch được cải thiện, nguy cơ tái phát nhiệt lưỡi cũng giảm đi đáng kể.
  • Mẹ bầu, phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh dễ bị nhiệt miệng do rối loạn nội tiết tố. Do đó, cần chú ý đến vệ sinh răng miệng và ăn uống hợp lý để hạn chế nguy cơ bị nhiệt miệng.
  • Khám sức khỏe răng miệng thường xuyên (1 – 2 lần/ năm) để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Thực tế, nhiệt miệng cũng có thể xảy ra do răng miệng bị nhiễm trùng mãn tính, từ đó tạo điều kiện cho các vết loét xuất hiện ở lưỡi và niêm mạc miệng.

Bị nhiệt miệng ở lưỡi là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em và người lớn. Nếu chăm sóc đúng cách, vết loét có thể lành hẳn sau 7 – 14 ngày. Tuy nhiên trong trường hợp vết loét có kích thước lớn đi kèm với sốt cao, nổi hạch góc hàm, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cùng chuyên mục

Nhiệt Miệng Trong Cổ Họng Do Đâu? Làm Sao Chữa Trị?

Nổi nhiệt miệng trong cổ họng (loét áp tơ) là một dạng viêm loét niêm mạc miệng lành tính. Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh chưa được biết rõ nhưng...

Nhiệt miệng không chỉ là căn bệnh thường gặp ở người lớn mà còn xuất hiện ở trẻ nhỏ

Trẻ Bị Nhiệt Miệng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Điều Trị

Nhiệt miệng không chỉ là bệnh xảy ra ở người lớn mà còn xuất hiện nhiều ở trẻ em, kể cả những trẻ dưới 1 tuổi, do nhiều nguyên nhân...

Kamistad Gel N là biệt dược thuộc nhóm kháng viêm, có tác dụng tốt trong việc điều trị nhiệt miệng

Kamistad Gel N: Cách Bôi Trị Nhiệt Miệng Và Giá Bán

Kamistad Gel N là một trong những loại thuốc bôi trị nhiệt miệng được sử dụng phổ biến hiện nay. Loại thuốc này không chỉ có tác dụng trong việc...

Nhiệt Miệng Có Mủ Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh nhiệt miệng có mủ khiến cho niêm mạc miệng sưng tấy, đỏ ửng, mưng mủ,… Vậy nhiệt miệng có mủ nguy hiểm không? Bài...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn