Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Cà độc dược chữa viêm xoang được không, có an toàn?

12 Cách chữa viêm xoang bằng thuốc nam hiệu quả (cây quanh nhà)

Biến chứng của viêm xoang – Nhận biết, phòng ngừa, xử lý

10+ cách chữa viêm xoang tại nhà đơn giản, hiệu quả cao

6 cách trị viêm xoang sàng (trước + sau) tại nhà tốt nhất

Viêm xoang chảy máu mũi nguy hiểm không? Cách xử lý

Viêm xoang cấp tính – Triệu chứng, cách chăm sóc & điều trị

Viêm xoang mãn tính – Sự nguy hiểm và cách điều trị

Viêm xoang trán – Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Nhận biết nhức đầu do viêm xoang & cách giảm đau nhanh

Viêm xoang là căn bệnh thường gặp, phổ biến ở mọi lứa tuổi với các triệu chứng điển hình là đau nhức đầu, nặng mặt, đau thái dương, gò má… Trong đó nhức đầu do viêm xoang là triệu chứng thường gặp nhất, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác như cảm cúm, cảm lạnh, đau nửa đầu. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết nhức đầu do viêm xoang và cách điều trị phù hợp.

Nhức đầu do viêm xoang xảy ra khi các xoang bị tắc nghẽn gây áp lực lên dây thần kinh
Nhức đầu do viêm xoang xảy ra khi các xoang bị tắc nghẽn gây áp lực lên dây thần kinh

Cách nhận biết nhức đầu do viêm xoang 

Đau đầu do viêm xoang rất dễ bị nhiều người nhầm lẫn với chứng đau nửa đầu hoặc đau đầu do căng thẳng. Tuy nhiên, thực tế thì đau đầu do viêm xoang chỉ xảy ra khi các xoang ở sau mũi, má, mắt và trán bị tắc nghẽn khiến các xoang bị gia tăng áp lực. Tình trạng này có thể gây ra cơn đau ở một hoặc cả hai bên đầu. 

Thông thường, đau đầu do viêm xoang xảy ra theo mùa, khi bạn bị dị ứng với một hoặc một số tác nhân nào đó hoặc khi các xoang bị kích thích vì các lý do khác. Nếu có thể xác định được nguyên nhân gây đau đầu là do các xoang chịu áp lực chứ không phải do vấn đề khác, bạn có thể áp dụng các biện pháp giảm viêm, thông xoang tại nhà. 

Để nhận biết có phải bị đau đầu do viêm xoang hay không, ngoài đau đầu bạn cần kết hợp với các triệu chứng khác để xác định. Có thể, kể đến như:

  • Cảm giác đau, nặng ở quanh mắt, má và trán
  • Đau nhức răng ở hàm trên
  • Nghẹt mũi có thể kèm theo sốt, ớn lạnh
  • Sưng mặt, ù tai
  • Chảy nước mũi màu xanh hoặc vàng.

Phân biệt đau nửa đầu với nhức đầu do viêm xoang

Đau nửa đầu và đau đầu do viêm xoang khá giống nhau. Theo thống kê, có đến 50% các trường hợp bị chẩn đoán nhầm giữa đau đầu do viêm xoang và đau nửa đầu ở giai đoạn mới bắt đầu. Nhiều người nghĩ mình bị đau đầu do viêm xoang nhưng thực tế, sau khi thăm khám, họ được phát hiện là mắc chứng đau nửa đầu. 

Đau đầu do viêm xoang xuất phát từ nguyên nhân chính là sự phù nề niêm mạc trong xoang. Là hậu quả của việc các chất nhầy, dịch mủ, không khí bị kẹt trong xoang dẫn đến tắc nghẽn. Đặc biệt, đau đầu do viêm xoang thường tệ hơn khi bạn nằm hay thậm chí ngay cả khi bạn cúi đầu về phía trước. Trong khi đó, đau nửa đầu thường gây ra các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng hoặc tiếng ồn đi kèm với cơn đau đầu. Chứng đau nửa đầu có thể gây ra cơn đau ở bất kỳ vị trí nào trong đầu, thường không kèm theo dịch nhầy đặc ở mũi hay chứng mất khứu giác.

Cách giảm nhức đầu do viêm xoang

Đau đầu do viêm xoang chủ yếu xuất phát từ việc các xoang tắc nghẽn, do đó cách tốt nhất để giảm nhức đầu chính là thông xoang, giảm sưng viêm và tạo điều kiện cho các dịch nhầy trong xoang thoát ra ngoài. Có rất nhiều cách cải thiện tình trạng này, có thể kể đến như:

Áp dụng các biện pháp tại nhà

Các biện pháp tại nhà được áp dụng cho trường hợp viêm xoang nhẹ, cơn đau mới xuất hiện trong thời gian gần. Thường là:

1. Làm ẩm không khí

Tạo độ ẩm cho không khí là một trong những cách giảm nhức đầu do viêm xoang hiệu quả
Tạo độ ẩm cho không khí là một trong những cách giảm nhức đầu do viêm xoang hiệu quả

Không khí lạnh, không đủ độ ẩm cũng là một trong những nguyên nhân khiến các xoang bị tắc nghẽn. Lúc này, điều bạn cần làm là phải làm ẩm không khí để hít thở không khí ẩm. Có thể dùng máy phun sương mát, máy tạo ẩm hoặc đổ đầy chậu nước nóng rồi ghé đầu lên chậu, trùm khăn qua đầu để hít hơi nước tỏa ra. Ngoài ra, việc tắm vòi sen bằng nước nóng và hít hơi nước tỏa ra cũng là một biện pháp có thể áp dụng.

Khi cố gắng hít không khí ẩm để thông xoang, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Độ ẩm phù hợp là 45%, không nên để độ ẩm dưới 30% hoặc trên 50%, nên dùng ẩm kế để đo độ ẩm.
  • Mỗi ngày nên hít thở không khí ẩm từ 2 – 4 lần, mỗi lần từ 10 – 20 phút.

2. Chườm nóng, chườm lạnh

Luân phiên chườm nóng chườm lạnh có thể giúp thông xoang, giảm nhức đầu đáng kể. Hãy đặt một miếng gạc nóng lên vị trí các xoang trong 3 phút, tiếp đó thực hiện chườm lạnh bằng một miếng gạc lạnh trong 30 giây. Thực hiện mỗi đợt 3 lần, liên tiếp 2 – 6 đợt/ngày. Nếu không có miếng gạc, bạn có thể thay thế bằng cách dùng một cái khăn mỏng, cho vào nước nóng hoặc nước lạnh, vắt nước rồi đắp lên mặt tương tự như thời gian dùng miếng gạc. 

3. Dùng nước muối xịt muỗi

Nếu việc chườm nóng lạnh không mang lại hiệu quả, bạn có thể tiến hành xịt mũi để loại bỏ các chất nhầy, chất gây dị ứng. Đồng thời, xịt mũi còn giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, giảm viêm nhiễm ở niêm mạc. Từ đó giúp niêm mạc chống chịu tốt hơn với các tác nhân gây bệnh.

Bạn nên sử dụng nước muối xịt mũi theo chỉ định của bác sĩ, tối đa 6 lần/ngày. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể, chi tiết và đúng cách nhất. Ngoài ra, có thể tự pha nước ra mũi bằng cách hòa 2 – 3 thìa cà phê muối với 240ml, nên dùng nước sôi để nguội, nước vô trùng hoặc nước cất. Sau đó thêm một ít baking soda rồi dùng ống nhỏ giọt hoặc ống bơm cao su để bơm vào hốc mũi. 

Lưu ý:

  • Có một số sản phẩm xịt mũi được phép bán không theo toa nhưng cần cẩn thận khi sử dụng
  • Không lạm dụng vì xịt mũi quá nhiều cũng không tốt cho niêm mạc mũi.

4. Rửa mũi

Cần thực hiện rửa mũi đúng cách thì mới có thể loại bỏ các tác nhân gây tắc nghẽn xoang
Cần thực hiện rửa mũi đúng cách thì mới có thể loại bỏ các tác nhân gây tắc nghẽn xoang

Một trong những cách thông xoang, giảm đau đầu hiệu quả mà người bệnh không thể bỏ qua chính là rửa mũi. Có thể thực hiện bằng cách:

  • Pha dung dịch nước muối loãng, cho vào bình rửa mũi để dùng
  • Đứng trước bồn rửa, ngả người về phía trước, đầu nghiêng sang một bên
  • Rót dung dịch vào một bên mũi sao cho nước muối chảy về phía đầu bên kia
  • Khi dung dịch chảy xuống khoang mũi và cuống họng hãy nhẹ nhàng xì mũi và nhổ nước muối ra ngoài
  • Lặp lại tương tự với lỗ mũi bên còn lại.

Việc rửa mũi sẽ giúp loại bỏ các chất kích ứng, dịch nhầy, chất gây dị ứng ra khỏi xoang. 

Áp dụng biện pháp điều trị thay thế

Bên cạnh các biện pháp kể trên, người bệnh có thể thay thế bằng các liệu pháp sau đây:

1. Sử dụng thực phẩm bổ sung

Có thể tạm thời ngăn chặn chứng đau đầu do viêm xoang bằng việc uống các thực phẩm bổ sung. Thường là:

  • Bromelain: Là một loại enzyme được chiết xuất từ quả dứa giúp giảm viêm xoang. Không dùng với thuốc làm loãng máu, không dùng khi đang sử dụng thuốc ức chế men chuyển angiotensin (được dùng để điều trị tăng huyết áp).
  • Lactobacillus: Một loại lợi khuẩn probiotic, có tác dụng tăng cường chức năng của hệ miễn dịch, duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Quercetin: Một loại sắc tố thực vật, có vai trò như một chất kháng histamin tự do. 

2. Sử dụng thảo dược để giảm đau

Theo Đông y, một số loại thảo dược cũng có tác dụng giảm đau đầu do viêm xoang gây ra. Có thể kể đến như:

  • Cúc thơm: Lấy một lá ít hoa cúc phơi khô, cho vào ly hãm với 300ml nước sôi trong 15 phút, chắt lấy nước để uống.
  • Bán chỉ liên: Cho 1 – 2 thìa cà phê lá bán chỉ liên khô vào tách trà, hãm nước sôi trong 10 – 15 phút. Mỗi ngày dùng 2 – 3 tách sẽ thấy triệu chứng đau đầu cải thịeen đáng kể.
  • Vỏ cây liễu: Cho 1 thìa cà phê bột vỏ cây liễu vào ấm, thêm 300ml nước, đun sôi, để lửa nhỏ thêm 5 phút, để nguội, uống 3 – 4 lần/ngày. 

Tham khảo thêm: 12 Cách chữa viêm xoang bằng thuốc nam (Cây quanh nhà)

3. Giảm đau với tinh dầu

Khi đau đầu do viêm xoang, bạn có thể thoa các loại tinh dầu như khuynh diệp, bạc hà lên thái dương để giảm căng thẳng, làm nhẹ xoang. Để tăng hiệu quả, bạn có thể pha cồn 10% với các loại tinh dầu trên rồi lấy bông chấm lên thái dương. Ngoài ra, có thể pha chế bằng cách dùng 3 thìa canh cồn trộn với một thìa cà phê tinh dầu khuynh diệp hoặc bạc hà. 

4. Châm cứu giảm đau đầu

Có thể áp dụng liệu pháp châm cứu để giảm nhức đầu do viêm xoang gây ra
Có thể áp dụng liệu pháp châm cứu để giảm nhức đầu do viêm xoang gây ra

Châm cứu cũng là một trong những phương pháp giảm đau đầu do viêm xoang mà người bệnh có thể áp dụng. Châm cứu giúp tác động lên các huyệt vị trên cơ thể từ đó giúp sữa chữa sự mất cân bằng năng lượng trong cơ thể. Tuy nhiên, chỉ nên châm cứu tại các trung tâm y học cổ truyền, các bệnh viện lớn bởi các chuyên gia có tay nghề cao. Hơn nữa, không nên áp dụng liệu pháp này khi bạn có chứng rối loạn đông máu, đang đeo máy tạo nhịp tim hoặc đang mang thai.

Điều trị bằng thuốc

Đau đầu do viêm xoang có thể cải thiện bằng việc sử dụng các loại thuốc điều trị. Có thể kể đến như:

1. Thuốc kháng histamin

Có tác dụng ngăn chặn histamin tự do trong cơ thể, ngăn ngừa cơ thể tiết ra chất này để phản ứng các dị nguyên, tránh các triệu chứng như ngứa mũi, chảy nước mũi, hắc xì… Các loại histamin thường được sử dụng là cetirizine, fexofenadine, loratadine. Tuy nhiên, khi các loại thuốc này có một nhược điểm là dễ gây buồn ngủ khi sử dụng. Nếu bạn bị đau đầu do viêm xoang với nguyên nhân chính là do dị ứng mùa thì các loại thuốc như thuốc như xịt mũi corticosteroids, fluticasone hoặc triamcinolone khá thích hợp.

2. Thuốc thông mũi

Có 2 dạng thuốc thông mũi thông dụng hiện nay:

  • Thuốc dùng tại chỗ, dùng cách 12 tiếng một lần, chỉ sử dụng trong 3 – 5 ngày, nếu lạm dụng sẽ gây ra tác dụng phụ.
  • Thuốc thông mũi dạng uống, dùng 1 – 2 lần/ngày, có thể kết hợp với một số loại thuốc kháng histamin như cetirizine, fexofenadine, loratadine. 

3. Thuốc giảm đau

Các loại thuốc giảm đau chỉ có tác dụng giảm đau đầu do viêm xoang trong thời gian ngắn. Có thể sử dụng mà không cần kê toa, tuy nhiên chỉ có thể làm giảm đau, không chữa được tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Thành phần chính của các thuốc này là acetaminophen, aspirin, ibuprofen, naproxen hoặc hỗn hợp của chúng. 

Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Nguyên nhân gây đau đầu do viêm xoang là do lớp niêm mạc trong xoang bị viêm do dẫn đến xoang không tiết ra được dịch nhầy gây áp lực và đau ở vùng xoang. Tình trạng này có thể gây sưng, viêm quanh mắt, khó thở tức ngực, sốt cao kéo dài. Nên thăm khám bác sĩ ngay khi có các triệu chứng như:

  • Đau đầu dữ dội, đau đột ngột, kéo dài hoặc càng ngày càng có xu hướng tăng
  • Đau đầu dữ dội nghiêm trọng hơn những cơn đau đầu bạn thường bị
  • Đau nặng đầu, kéo dài 
  • Sốt, buồn nôn và nôn, cứng cổ (dấu hiệu của bệnh viêm màng não)
  • Thay đổi giọng nói, mất thị lực, mất sức, mất thăng bằng, người mệt mỏi, có cảm giác kim châm ở tay hoặc chân (dấu hiệu đột quỵ)
  • Đau một bên mắt, mắt đỏ (dấu hiệu tăng nhãn áp góc đóng tính)
  • Đau đầu sau khi bị chấn thương ở đầu.

Như vậy, có thể nhận biết nhức đầu do viêm xoang thông qua các triệu chứng đi kèm cùng cơn đau đầu. Mặc dù không quá nguy hiểm, nhưng nếu cơn đau kéo dài, đau đột ngột, dữ dội, tốt nhất bạn nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp xử lý kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Mẹo dùng lá trầu không chữa viêm xoang cực đơn giản

Với đặc tính chống viêm và kháng khuẩn cực mạnh, lá trầu không được xem là vị thuốc hỗ trợ chữa viêm xoang hiệu quả và được lưu truyền rộng...

Học cách trị viêm xoang bằng giấm táo theo dân gian

Những người bị viêm xoang sẽ thường đối mặt với các triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, mũi chảy nước, đau nhức xoang, chảy mủ gây khó thở,... Bên...

Những điều cần biết về điều trị viêm xoang bằng phương pháp khí dung

Điều trị viêm xoang bằng phương pháp khí dung có tốt không?

Điều trị viêm xoang bằng phương pháp khí dung là một trong những phương pháp điều trị tại chỗ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Chỉ cần nắm...

Mách bạn cách chữa viêm xoang bằng ngó sen ít ai biết

Áp dụng cách chữa viêm xoang bằng ngó sen, người bệnh sẽ cải thiện được các triệu chứng ngứa mũi, đau nhức, sưng tấy niêm mạc mũi, dịch nhầy,… do...

Cách chữa viêm xoang từ củ gừng bạn không nên bỏ qua

4 Cách chữa viêm xoang từ củ gừng bạn không nên bỏ qua

Chữa viêm xoang từ củ gừng là cách được nhiều người áp dụng. Với đặc tính ấm, nóng, chống viêm, gừng giúp người bệnh giảm các triệu chứng khó chịu...

Mẹo chữa viêm xoang bằng quả mướp

Mẹo chữa viêm xoang bằng quả mướp ít ai biết

Quả mướp không chỉ được sử dụng như một món canh, món rau để ăn hàng ngày, thì rất ít ai biết rằng mướp còn được dùng để hỗ trợ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn