Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

9 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

VTV2 chia sẻ bài thuốc “đánh bại” bệnh dạ dày hiệu quả từ thảo dược

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Thuốc dạ dày viện 354 (Bình Vị Nam): Công dụng, cách dùng

Bị đau dạ dày có uống được chè vằng không, tại sao?

Đau dạ dày có nên uống nước dừa, cam, gừng, trà sữa…?

Làm nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc được không?

Nội soi hiện nay là phương pháp chẩn đoán được sử dụng phổ biến và đem lại kết quả chẩn đoán chính xác nhất về các bệnh lý về đường tiêu hóa, dạ dày, thực quản, tá tráng, ruột non…Vậy làm nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc có được hay không?

Bệnh đau dạ dày và viêm đại tràng là 2 căn bệnh về đường tiêu hóa xảy ra phổ biến nhất hiện nay. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính, thậm chí có bệnh nhân còn mắc cả hai bệnh cùng một lúc khiến tình trạng sức khỏe giảm sút nhanh chóng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Chính vì vậy, nhiều người thắc mắc không biết liệu có thể thực hiện cùng lúc phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc được hay không?

Tại sao lại mắc cùng lúc 2 bệnh viêm đại tràng và đau dạ dày?

Đây là thắc mắc chung của rất nhiều người bệnh. Theo sự lý giải của các chuyên gia thì khi mắc bệnh đau dạ dày lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng viêm đại tràng. Nguyên nhân chủ yếu là do:

Nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc
Nội soi là phương pháp chẩn đoán bệnh phổ hiện nay
  • Axit dạ dày có nhiệm vụ hỗ trợ nghiền nát thức ăn cũng như tiêu diệt hết các loại vi khuẩn có trong thức ăn. Điều này đảm bảo thức ăn khi xuống ruột non sẽ không còn vi khuẩn có hại nữa. Tuy nhiên, khi người bệnh uống thuốc kháng axit hoặc trung hòa axit sẽ khiến dạ dày không còn axit nữa nên gây ra mất câng bằng và gây ra rối loạn tiêu hóa.
  • Việc sử dụng kháng sinh theo phác đồ trị bệnh viêm dạ dày, đặc biệt là bị nhiễm vi khuẩn HP thì còn dùng nhiều kháng sinh hơn nữa. Tác dụng của kháng sinh sẽ tiêu diệt số lượng lớn vi khuẩn cả lợi lẫn hại và vô tình gây ra những tổn thương cho đường ruột, đại tràng.

Vì vậy, khi mắc bệnh viêm dạ dày cũng sẽ rất dễ mắc thêm bệnh viêm đại tràng khiến tình trạng sức khỏe ngày càng tệ hơn, phải chịu đựng các cơn đau nhiều hơn.

Tuy nhiên, người bệnh cũng không cần phải quá lo lắng khi mắc cùng lúc cả hai bệnh. Vì thực chất nếu xét từ nguyên nhân gây bệnh thì cả 2 bệnh lý đều xuất phát từ việc ăn uống không hợp lý, có những thói quen không lành mạnh hoặc do tác dụng phụ của thuốc…

Phương pháp nội soi dạ dày là gì?

Nội soi dạ dày là phương pháp kiểm tra dạ dày thông qua việc thăm khám trực tiếp phần trên của ống tiêu hóa bao gồm các bộ phận như dạ dày, thực quản, tá tràng, hành tá tràng…

Khi thực hiện, bác sĩ sẽ tiến hành đưa một ống nhựa nhỏ, mỏng khoảng 1cm có gắn chiếu sáng và camera thu hình vào bên trong dạ dày thông qua đường miệng của người bệnh. Khi vào bên trong, ống nội soi sẽ kiểm tra một lượt các tổn thương và hiển thị kết quả trực tiếp lên màn hình được kết nối sẵn bên ngoài.

Nhờ vào ống nội soi có kích thước rất nhỏ, dễ dàng đi sâu vào bên trong ống tiêu hóa nên có thể phát hiện được những tổn thương dù là nhỏ nhất bên trong dạ dày, thực quản. Từ đó, giúp bác sĩ có cơ sở chắc chắn để kết luận bệnh lý một cách chính xác nhất như do trào ngược dạ dày thực quản hay các bệnh lý nào khác.

Khi quyết định thực hiện nội soi dạ dày khi phát hiện các triệu chứng về tiêu hóa thì tùy vào tình trạng sức khỏe và sự lựa chọn của người bệnh để thực hiện nội soi dạ dày qua đường miệng hoặc đường mũi, nội soi không đau (có gây mê) hoặc không gây mê…

Nội soi đại tràng là gì?

Nội soi đại tràng là phương pháp hữu hiệu nhất để phát hiện và ngăn ngừa sớm bệnh lý ung thư trực tràng. Nhờ vào việc phát hiện những bất thường, tổn thương như xuất hiện dị vật, viêm loét, tổn thương, có khối u, polyp hay những vị trí bị chảy máu…

Từ đó, giúp bác sĩ có cơ sở để chẩn đoán bệnh chính xác, tầm soát ung thư đại tràng và sớm phẫu thuật cắt bỏ những tổn thương của quá trình tiền ung thư hay các khối u nhỏ, lành tính…

Khi được chỉ định thực hiện nội soi đại tràng, bác sĩ sẽ tiến hành đưa một ống nội soi mềm, mỏng, nhỏ có gắn camera thu hình vào bên trong đại tràng, bao gồm các vị trí như trực tràng, đại tràng xuống, đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng Sigma, manh tràng hay phần cuối của ruột non.

Nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc được không?
Người bệnh có thể thực hiện nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc

Ống nội soi này có đặc điểm rất mềm, nhỏ bằng ngón tay trỏ và có chiều dài khoảng 130 – 180cm. Phần đầu có gắn camera nhỏ để khi vào bên trong sẽ ghi lại hình ảnh của đại tràng và truyền hình ảnh ra bên ngoài máy tính đã được kết nối sẵn. Thông thường, phương pháp này sẽ được chỉ định thực hiện trong những trường hợp cần khảo sát bên

Ống nội soi là một ống nhỏ mềm bằng khoảng ngón tay trỏ, có chiều dài từ 130 – 180 cm. Một camera nhỏ được gắn ở ngay đầu ống giúp bác sĩ quan sát và ghi hình trong lòng đại tràng. Phương pháp này thường được chỉ định để khảo sát toàn bộ đại tràng và đoạn cuối cùng của ruột non.

Cũng tương tự như nội soi dạ dày, người bệnh có thể tự lựa chọn hình thức nội soi có gây mê hoặc không gây mê. Nếu có gây mê thì trước khi tiến hành nội soi cần phải xét nghiệm máu, điện tâm đồ để đảm bảo an toàn.

Có nên làm nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc không?

Theo thông tin từ các chuyên gia thì người bệnh hoàn toàn có thể thực hiện nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc. Ưu điểm của việc này đó là tránh tình trạng phải gây mê 2 lần và tổng thời gian nội soi sẽ ngắn hơn khi nội soi đơn lẻ dạ dày hoặc đại tràng. Tuy nhiên thay vào đó thì thời gian gây mê sẽ lâu hơn khoảng 12 – 20 phút.

Vì vậy, tùy vào tình trạng sức khỏe cũng như sự lựa chọn của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp nội soi và trị bệnh phù hợp. Bên cạnh việc điều trị theo phác đồ thì người bệnh cũng có thể kết hợp điều trị bằng thuốc kèm theo như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, ngăn ngừa tiêu chảy, táo bón…để đạt hiệu quả trị bệnh tốt hơn.

Người bệnh cần chuẩn bị gì trước khi nội soi gây mê?

Trước khi thực hiện nội soi gây mê thì người bệnh sẽ được khám tiền gây mê. Trong đó gồm:

  • Nội soi dạ dày có gây mê: phải nhịn ăn ít nhất 6 tiếng và nhịn uống 2 tiếng khi nội soi. Lưu ý không dụng các loại thức uống có màu như café, trà, rượu…
  • Bắt buộc phải làm sạch ruột trước khi gây mê.
  • Những người bệnh có kèm theo bệnh lý về hô hấp hay tim mạch cần thực hiện một số xét nghiệm liên quan để đánh giá tình tình trước khi nội soi.

Một số lưu ý sau khi thực hiện nội soi

Bên cạnh việc thực hiện nội soi, chẩn đoán bệnh, uống các loại thuốc giảm đau, kháng sinh…thì người bệnh cũng cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt lành mạnh. Điều này sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.

Nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc có được không?
Chăm sóc bản thân bằng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp sau khi nội soi, chẩn đoán và trị bệnh
  • Ăn nhiều rau xanh, củ quả, trái cây để bổ sung chất xơ, tránh táo bón. Nên tránh những loại thực phẩm nhiều tinh bột, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp…vì rất dễ gây khó tiêu và ảnh hưởng đến đại tràng, dạ dày.
  • Những loại thức ăn sống như gỏi, sashimi, nem chua, dưa muối…đều nên tránh sử dụng.
  • Tránh càng xa càng tốt các chất kích thích như café, rượu bia vì những loại thức uống này gây kích thích rất nhiều đến dạ dày và đại tràng.
  • Khuyến khích nên ăn sữa chua thường xuyên. Vì trong sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, kích thích dạ dày hoạt động hiệu quả và ức chế sự phát triển của cái vi khuẩn có hại.
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe, tinh thần thoải mái, giảm stress, nâng cao sức đề kháng để giúp đẩy lùi bệnh tật tốt hơn.

Hy vọng rằng bài viết này đã giải đáp phần nào thắc mắc của độc giả về vấn đề “Làm nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc có được không?”, từ đó có những thông tin cần thiết và trị bệnh hiệu quả hơn.

Cùng chuyên mục

Cách chữa đau dạ dày bằng quả sung hiệu quả nhanh chóng

Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa bệnh đau dạ dày hữu hiệu, một trong những phương pháp không thể bỏ qua đó là phương pháp chữa đau dạ...

Dấu hiệu viêm loét dạ dày nặng – Biến chứng và cách trị

Hiện nay, số người mắc các chứng bệnh về dạ dày ngày càng chiếm một số lượng lớn. Căn bệnh dạ dày và những biến chứng của nó khiến cho...

Mẹo chữa đau dạ dày bằng mật ong đơn giản, hiệu quả

Sử dụng mật ong để chữa đau dạ dày là phương pháp vô cùng hiệu quả, được nhiều người tin dùng và áp dụng. Tuy nhiên kết hợp mật ong...

Chữa vi khuẩn HP bằng thuốc nam có hiệu quả không?

Khuẩn HP được biết đến với cái tên đầy đủ lả Helicobacter Pylori - là một trong những nguyên nhân gây nên các bệnh viêm loét, ung thư dạ dày…...

Đau dạ dày: Vị trí đau, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Đau dạ dày (tên gọi khác là đau bao tử) là một loại bệnh rất phổ biến hiện nay. Bệnh do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác...

Đau dạ dày từng cơn – Cảnh giác kẻo nhập viện

Dạ dày là một trong những cơ quan quan trọng trong cơ thể con người. Dưới nhiều tác động của chế độ dinh dưỡng và môi trường, bộ phận này...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn