Nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu?

Kế hoạch chăm sóc và điều dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường type 2

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn được hoa quả gì?

Phân biệt tiểu đường type 1 và type 2: Cái nào nguy hiểm hơn?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Bị tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn rau gì tốt?

Tiểu đường thai kỳ sinh xong có tự hết không? Bao lâu hết?

Chỉ số đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường?

Bị tiểu đường thai kỳ có uống sữa được không? Loại nào tốt?

Phân biệt tiểu đường type 1 và type 2: Cái nào nguy hiểm hơn?

Để phân biệt tiểu đường type 1 và type 2, các chuyên gia thường dựa vào những tiêu chí như độ tuổi mắc bệnh, khởi phát, biểu hiện lâm sàng, kháng thể… Vậy cụ thể những cách phân biệt, so sánh tiểu đường type 1 và type 2 như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.

I/ Cách phân biệt tiểu đường type 1 và type 2

Các cách phân biệt tiểu đường type 1 và type 2
Các cách phân biệt tiểu đường type 1 và type 2

Tiểu đường hay đái tháo đường là một bệnh lý khá phổ biến, xảy ra khi cơ thể bị thiếu hormone insulin, gây ra sự rối loạn chuyển hóa cacbonhydrat, mỡ, protein dẫn đến lượng đường trong máu luôn cao.

Bệnh được chia thành 2 loại là tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2. Nếu như tiểu đường type 1 chỉ chiếm khoảng 10% thì tỉ lệ người mắc bệnh tiểu đường type 2 lên đến 90%. Đây là bệnh gần như không thể chữa khỏi, tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát nó bằng cách áp dụng các biện pháp chữa trị phù hợp.

Để có thể đề ra được phác đồ điều trị chính xác, hiệu quả, chẩn đoán đúng bệnh nhân đang mắc bệnh tiểu đường type 1 hay type 2 là điều vô cùng quan trọng. Để phân biệt tiểu đường type 1 và type 2, các chuyên gia thường dựa vào những đặc điểm sau đây:

1. Nguyên nhân mắc bệnh

Một trong những cách phân biệt tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2 là dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Tiểu đường type 1 do virus gene hoặc do cơ chế tự kháng thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt insulin. Nếu bị đái tháo đường loại này, cơ thể sẽ không có khả năng tự sản sinh insulin, do đó cần điều trị bằng cách bổ sung insulin. Tình trạng này còn được gọi là bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin.

Với bệnh tiểu đường type 2, nguyên nhân thường là do suy giảm chức năng của thận, làm giảm sự tiết insulin hoặc làm giảm chức năng của insulin trong cơ thể.

Thông thường các trường hợp này không cần phải tiêm trực tiếp insulin mà chỉ cần dùng thuốc đúng theo sự chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, có chế độ ăn uống khoa học thì sẽ khắc chế được sự phát triển của bệnh. Do đó, tiểu đường type 2 còn được gọi là bệnh không phụ thuộc insulin.

2. Độ tuổi xuất hiện

Nếu như tiểu đường type 1 thường gặp ở những người trẻ, có độ tưởi dưới 30 và gầy thì tiểu đường type 2 lại gặp nhiều ở những người trưởng thành, thường trên 30 tuổi, thể trạng béo, thậm chí rất béo.

Dựa vào các triệu chứng khởi phát để chẩn đoán các loại bệnh tiểu đường
Dựa vào các triệu chứng khởi phát để chẩn đoán các loại bệnh tiểu đường

3. Phân biệt tiểu đường type 1 và type 2 thông qua các triệu chứng khởi phát

So sánh tiểu đường type 1 và type 2 ta thấy các triệu chứng khởi phát của chúng cũng khác nhau. Ở bệnh tiểu đường type 1, các triệu chứng xuất hiện rầm rộ với các đặc điểm: Ăn nhiều, uống nhiều, gầy nhiều, đái nhiều, khát nhiều.

Với tiểu đường type 2, triệu chứng khởi phát diễn ra chậm, không rõ, thậm chí không có triệu chứng gì. Bệnh nhân thường sẽ phát hiện ra bệnh lúc đi khám sức khỏe định kỳ hoặc đi khám vì một biến chứng nào đó do bệnh gây ra.

4. Dựa vào biểu hiện lâm sàng

Một trong những cách thường áp dụng để phân biệt tiểu đường type 1 và type 2 là dựa vào biểu hiện lâm sàng của bệnh. Cụ thể:

Bệnh tiểu đường type 1 có các biểu hiện:

  • Sút cân một cách nhanh chóng
  • Uống nước nhiều
  • Tiểu tiện nhiều
  • Gầy nhiều

Bệnh tiểu đường type 2 có các triệu chứng:

  • Bệnh diễn tiến âm ỉ, các triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng.
  • Người bệnh có thể trạng thừa cân, béo phì.
  • Trong gia đình có người đã từng bị mắc bệnh đái tháo đường type 2. Có nghĩa bệnh có thể có khả năng di truyền.
  • Gây nên hội chứng buồng trứng đa nang
  • Đặc tính dân tộc, gây ra tỉ lệ mắc bệnh rất cao
  • Dấu gai đen (Acanthosis nigricans)

5. Phân biệt tiểu đường type 1 và type 2 dựa vào lượng C-peptid

Xét nghiệm C-peptid để phân biệt tiểu đường type 1 hay tiểu đường type 2
Xét nghiệm C-peptid để phân biệt tiểu đường type 1 hay tiểu đường type 2

Đo C-peptid ở những bệnh nhân tiểu đường sẽ thấy bệnh tiểu đường type 2 có lượng C-peptid bình thường hoặc tăng. Trong khi đó, tiểu đường type 1 có hàm lượng thấp hoặc không đo được.

6. Nhiễm ceton, tăng ceton trong máu, nước tiểu

Nếu vẫn còn băn khoăn không biết bệnh tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2 khác nhau như thế nào, chúng ta có thể dựa vào đặc điểm ceton trong máu hoặc nước tiểu. Với người bị bệnh tiểu đường type 1, khi đo lượng ceton trong máu, nước tiểu sẽ dương tính, có trường hợp còn bị nhiễm toan ceton nặng. Trong khi đó, tiểu đường type 2 thường không có.

7. Phân biệt tiểu đường type 1 và type 2 dựa vào sự xuất hiện các kháng thể

Để phân biệt tiểu đường type 1 và type 2, người ta thường dựa vào các kháng thể. Nếu xét nghiệm các kháng thể như Kháng Glutamic acid decarboxylase 65(GAD 65), kháng đảo tụy (ICA), kháng Tyrosine phosphatase (IA-2), kháng Insulin (IAA), kháng Zinc Transporter 8 (ZnT8) kết quả dương tính thì bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tiểu đường type 1. Trường hợp xét nghiệm các kháng thể trên cho kết quả âm tính, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 2.

8. Sự hiện diện của các bệnh tự miễn

Người bị tiểu đường type 1 thường có sự xuất hiện cùng với các bệnh tự miễn. Còn đối với các trường hợp mắc bệnh tiểu đường type 2 hiếm khi gặp phải tình trạng này.

9. Các bệnh lý đi kèm

So sánh bệnh tiểu đường type 1 với tiểu đường type 2 ta thấy, những người mắc bệnh tiểu đường type 1 rất ít khi mắc phải các bệnh lý đi kèm khi chẩn đoán như rối loạn chuyển hóa lipit, béo phì, tăng huyết áp. Nhưng nếu phát hiện các bệnh  này khi chẩn đoán tiểu đường thì cần phải tìm các bệnh lý khác đồng mắc.

Ngược lại, với người mắc bệnh tiểu đường type 2 họ thường mắc các bệnh lý đi kèm. Đặc biệt là hội chứng chuyển hóa.

10. Biện pháp điều trị tiểu đường type 1 và type 2

Vì tiểu đường type 1 khác tiểu đường type 2, do đó phương pháp điều trị cũng khác nhau. Do đó phân biệt tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2 sẽ giúp xác định được các phương pháp điều trị chính xác nhất. Cụ thể như sau:

*) Đối với bệnh tiểu đường type 1:

Tiêm insulin là phương pháp điều trị bắt buộc đối với bệnh nhân bị tiểu đường type 1
Tiêm insulin là phương pháp điều trị bắt buộc đối với bệnh nhân bị tiểu đường type 1

Bắt buộc phải sử dụng insulin. Sử dụng insulin nhân tạo có tác dụng thay thế hormone mà cơ thể ít hoặc không thể sản xuất. Hiện nay, có 4 loại insulin được dùng phổ biến gồm:

  • Insulin tác dụng ngắn. Khoảng 30 phút sau khi dùng, insulin sẽ phát huy tác dụng. Hiệu quả kéo dài khoảng 6 – 8 giờ.
  • Insulin tác dụng trung bình bắt đầu hoạt động khoảng 1 – 2 giờ sau khi sử dụng. Tác dụng của nó kéo dài từ 12 – 18 tiếng.
  • Insulin tác dụng dài bắt đầu phát huy tác dụng sau khi tiêm khoảng vài tiếng. Hiệu quả kéo dài khoảng 24 tiếng hoặc lâu hơn.
  • Insulin mang lại tác dụng nhanh. Loại này thường sẽ hoạt động trong vòng 15 phút sau khi dùng và hiệu quả của nó kéo dài khoảng từ 3 – 4 tiếng.

*) Đối với tiểu đường type 2:

Chỉ sử dụng thuốc viên hoặc tiêm insulin tùy vào thời điểm phát bệnh hoặc có triệu chứng. Quan trọng hơn là phải xây dựng được một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Trường hợp không thể giảm lượng đường trong máu bằng lối sống khoa học, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc. Dưới đây là một số loại thuốc đái tháo đường được dùng để làm giảm đường huyết:

  • Thuốc có tác dụng ức chế alpha-glucosidase
  • Sulfonylureas
  • Thiazolidinedione
  • Nhóm thuốc Biguanide
  • Nhóm thuốc ức chế men DPP 4
  • Meglitinide
  • Thuốc có tác dụng giống như hormone glucagon
  • Chất ức chế SGLT2

II/ Tiểu đường type 1 hay type 2 nguy hiểm hơn?

Bệnh tiểu đường có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong cho bệnh nhân
Bệnh tiểu đường có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong cho bệnh nhân

Để trả lời được câu hỏi tiểu đường type 1 và tiểu đường tuyp 2 loại nào nguy hiểm hơn thì chúng ta cần nắm được bản chất của nó. Thực chất, tiểu đường type 1 là do sự tự miễn dịch mà tuyến tụy sản xuất được ít hoặc không sản xuất. Bởi các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy đã bị phá hủy, do đó người bệnh phải tiêm insuin suốt đời. Loại này cũng không có cách nào để phòng ngừa, tập thể dục và thay đổi chế độ ăn uống sẽ giúp hạn chế được bệnh.

Các triệu chứng của bệnh cũng thường khởi phát đột ngột, cấp tính, dễ gây biến chứng tăng đường huyết do nhiễm toan Ceton hoặc tăng áp lực thẩm thấu. Nếu không được xử lý kịp thời, có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, khi được phát hiện sớm, có thể hạn chế được nhiều biến chứng hơn so với tiểu đường type 2.

Ngược lại với tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 thường được phát hiện ở những người thừa cân. Với loại này, tuyến tụy vẫn có thể sản xuất insulin nhưng không đủ hoặc cơ thể không thể đáp ứng với insulin như bình thường. Khác với tiểu đường type 1, các triệu chứng của tiểu đường type 2 khởi phát từ từ, ít khi bị nhiễm toan. Các tổn thương vi mạch dễ xuất hiện sớm và trong máu có nồng độ insulin luôn tăng hoặc bình thường.

Chính vì những đặc điểm trên mà bệnh tiểu đường type 2 thường được xem là bệnh lối sống. Bởi những người ít vận động, thừa cân thường có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Những biến chứng thường gặp có thể là mờ mắt, suy thận, tim mạch, họa tử chân tay…

Mặc dù có những đặc điểm khác nhau nhưng cả 2 loại tiểu đường đều có nguy cơ cao dẫn đến tử vong. Do đó, nếu đã bị tiểu đường, người bệnh cần xác định là phải sống chung với bệnh suốt đời. Đồng thời, cần tuân thủ việc dùng thuốc, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để hạn chế sự diễn tiễn của bệnh.

III/ Chế độ ăn uống và tập luyện của người bị bệnh tiểu đường

Nên xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để làm giảm sự diễn tiến của bệnh
Nên xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để làm giảm sự diễn tiến của bệnh

Phân biệt tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2 sẽ giúp việc điều trị mang lại tác dụng tốt. Tuy nhiên, dù là mắc bệnh loại nào thì bệnh nhân cũng cần phải chú ý thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp để ổn định đường huyết cho bản thân. Dưới đây là một số điều cần lưu ý:

  • Chia các ăn lớn thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, nên chia thành 1 – 3 bữa phụ để tránh tăng đường huyết.
  • Chỉ nên dung nạp một lượng tinh bột ổn định, phù hợp với từng người. Tốt nhất là nên thay thế bằng các loại thức ăn ít chất bột đường để tốt cho cơ thể.
  • Sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như ăn nhiều rau xanh, các thức ăn giàu omega – 3 như cá hồi, óc chó, hạt chia… để tốt cho tim mạch.
  • Không nên ăn vội vàng. Ăn chậm, nhai kỹ sẽ tốt cho cơ thể hơn.
  • Nên ăn uống đều đặn và đúng giờ. Tránh bỏ bữa, kể cả khi bệnh nặng cũng không nên bỏ ăn.
  • Dùng các loại sữa ít béo, chứa đường palatinose, các chất xơ hòa tan vì chúng sẽ không làm tăng đường huyết.
  • Chỉ ăn đúng với lượng thực phẩm được sử dụng trong ngày. Lượng thức ăn này bao nhiêu còn tùy thuộc vào giới tính, chiều cao, cân nặng, cường độ lao động…
  • Trường hợp có sử dụng các loại thuốc hạ glucose trong máu, cần tuân thủ sự chỉ định của bác sĩ.
  • Bệnh nhân bị tiểu đường nên thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao để tăng sức chịu đựng cho tim. Điều này nhằm kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể được tốt hơn.
  • Mỗi ngày nên luyện tập ít nhất 30 phút mỗi ngày, tập luyện hàng ngày để đem lại hiệu quả tốt nhất.
  • Trước và sau khi tập, bệnh nhân nên kiểm tra đường huyết để có sự điều chỉnh thuốc hoạc bổ sung thêm thức ăn khi cần thiết.
  • Nên chọn các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân. Nếu có biến chứng như tim mạch, thận thì không nên tập những động tác có cường độ cao.

Trên đây là những điều cần biết về bệnh tiểu đường type 1 và type 2. Nếu chưa biết tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2 khác nhau như thế nào thì bài viết trên đây sẽ giúp bạn giải đáp được điều đó. Tuy nhiên, dù là mắc bệnh loại nào cũng gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Do đó, cần khám và điều trị sớm để tránh gặp phải biến chứng.

Cùng chuyên mục

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên sinh thường hay sinh mổ?

Có thể thấy rằng tiểu đường thai kỳ là một trong những căn bệnh phổ biến đối với các mẹ bầu. Nếu bệnh không được kiểm soát tốt có thể...

Bị tiểu đường thai kỳ có ăn khoai lang được không?

Tiểu đường thai kỳ có ăn khoai lang được không? Là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ bầu. Bởi vì đây là một loại thực phẩm dễ ăn, lại...

Bệnh tiểu đường: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh tiểu đường là một bệnh lý tương đối phổ biến ở Việt Nam. Bệnh khởi phát ở nhiều nguyên nhân khác nhau. Người bệnh có thể nhận biết bệnh...

Sau khi xét nghiệm mẹ nên biết cách đọc kết quả chính xác

Nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu?

Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh thường gặp khi mang thai, nếu không sớm phát hiện, điều chỉnh chế độ ăn uống, kiểm soát lượng đường huyết trong máu...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn