Khi nào nên phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng?

Cách khắc phục đau lưng do thoát vị đĩa đệm đơn giản

Tìm hiểu phương pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân và cách khắc phục

Bị thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không?

Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc

Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Lời khuyên từ bác sĩ

Bệnh thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Triệu chứng và cách điều trị

Phương pháp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Phồng (Lồi) đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Phồng (Lồi) đĩa đệm là một hiện tượng xảy ra khi cột sống bị suy yếu do quá trình bị lão hóa. Tình trạng này sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức khiến cho khả năng vận động bị hạn chế. 

Phồng (Lồi) đĩa đệm
Phồng (Lồi) đĩa đệm là một hiện tượng xảy ra khi cột sống bị suy yếu do quá trình bị lão hóa.

Phồng (Lồi) đĩa đệm là gì?

Đĩa đệm là một tấm đệm có vị trí nằm giữa các đốt sống để giảm bớt những áp lực, giảm xóc khi cơ thể hoạt động. Mỗi đĩa đệm có hình tròn, phẳng, đường kính trung bình khoảng 2.54 cm và độ dày khoảng 0,5cm.

Tình trạng phồng đĩa đệm hay còn gọi là lồi đĩa đệm là hiện tượng mà phần nhân mềm bên trong của đĩa đệm bị thoát khỏi ra bên ngoài nhưng vẫn còn ở bên trong của bao xơ. Khi xuất hiện các chỗ phồng này sẽ làm cho những rễ thần kinh xung quanh chịu nhiều áp lực hơn từ đó gây ra tình trạng đau đớn lan sang các bộ phận khác, đặc biệt là phần lưng.

Tình trạng bị phồng đĩa đệm chủ yếu sẽ xuất phát do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Bên cạnh đó, nếu cơ thể gặp phải một số chấn thương, hoặc các bệnh lý tiềm ẩn, béo phí cũng có khả năng cao bị phòng đĩa đệm. Đa phần các trường hợp bị lồi đĩa đệm sẽ gặp ở phần cột sống thắt lưng. Khi tình trạng này kéo dài và không được khắc phục kịp thời sẽ khiến cho cột sống cổ bị ảnh hưởng và gây ra triệu chứng đau đớn ở các phần như cánh tay, cổ, ngực, vai. Một số trường hợp nghiêm tọng hơn có thể làm vỡ các lớp bao xơ từ đó gây nên bệnh thoát vị đĩa đệm.

Phồng (Lồi) đĩa đệm
Tình trạng phồng đĩa đệm hay còn gọi là lồi đĩa đệm là hiện tượng mà phần nhân mềm bên trong của đĩa đệm bị thoát khỏi ra bên ngoài nhưng vẫn còn ở bên trong của bao xơ.

Tình trạng phồng (lồi) đĩa đệm sẽ thường gặp ở những đối tượng trên 40 tuổi. Thông thường các bệnh nhân này sẽ không có nhiều triệu chứng về lưng, chủ yếu sẽ được tình cơ phát hiện thông qua MRI. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ khiến cho tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng, nguy cơ tiến triển thành thoát vị đĩa đệm tăng cao.

Các loại phồng (lồi) đĩa đệm

Dựa vào nhiều yếu tố khác nhau mà y học đã chia thành 3 loại phồng đĩa đệm:

  • Phồng đĩa đệm đốt sống cổ: Đây là tình trạng phồng đĩa đệm ở cột sống cổ từ C2 đến C7. Người bị bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng như đau cổ mãn tính, cơn đau có thể lan đến cánh tay.
  • Phồng đĩa đệm thắt lưng: Tình trạng phồng (lồi) xảy ra ở những đốt sống như L4 – 5 hoặc L5 – S1 thấp hơn so với cột sống.
  • Phồn đĩa đệm sau các chấn thương: Khi đĩa đệm gặp phải những chấn thương hoặc những vết rách nhỏ cũng có khả năng khiến cho phần nhân mềm tác động và gây áp lực lên bao xơ. Nếu vết rách quá lớn và khiến cho nhân mềm thoát ra khỏi bao xơ sẽ khiến cho tình trạng bệnh tiến triển nhanh đến thoát vị đĩa đệm.

Nguyên nhân bị phồng (Lồi) đĩa đệm

Đĩa đệm là phần giúp phân tách các đốt sống và duy trì được độ linh hoạt của các khớp sống. Bộ phần này sẽ thay đổi kích thước để có thể hỗ trợ được những chuyển động của cơ thể như uốn cong, xoay,…được diễn ra dễ dàng hơn, hạn chế tối đa tình trạng ma sát. Tuy nhiên, trong một số hoạt động quá mức cũng có thể khiến cho đĩa đệm bị chèn ép và đẩy ra bên ngoài, gây nên tình trạng phồng đĩa đệm.

Phồng (Lồi) đĩa đệm
Nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây nên tình trạng phồng đĩa đệm đó chính là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể

Nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây nên tình trạng phồng đĩa đệm đó chính là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Ngoài ra, cũng có một số lý do khiến cho tình trạng này xuất hiện như:

  • Do di truyền
  • Tư thế xấu
  • Béo phì, thừa cân
  • Người có bệnh lý về đĩa đệm
  • Những đối tượng thường xuyên nâng vật nặng
  • Trong quá khứ đã từng bị chấn thương
  • Những người lười vận động
  • Chơi những môn thể thao

Theo thời gian, các đĩa đệm cột sống sẽ bị tác động và dần yếu đi. Quá trình lão hóa cũng từ đó gia tăng khiến cho tình trạng phồng đĩa đệm càng trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, tình trạng này cũng sẽ phụ thuộc vào khu vực bắt đầu bị lão hóa. Nếu nhân mềm hoặc nhân tuy bắt đầu lão hóa trước thì tình trạng phồng đĩa đệm sẽ ít xảy ra. Thế những khi bao xơ bắt đầu bị thoái hóa, nhân mềm sẽ dần dần bị thoát ra bên ngoài nên có khả năng cao sẽ bị lồi đĩa đệm.

Triệu chứng của phồng (Lồi) đĩa đệm

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng phồng đĩa đệm mà các triệu chứng biểu hiện cũng có phần khác nhau. Trong đó, có một số trường hợp các người bệnh sẽ không có những dấu hiệu nhận biết khi bệnh vừa mới phát. Sau một thời gian bệnh bắt đầu tiến triển thì bệnh nhân sẽ xuất hiện một số triệu chứng như:

Phồng (Lồi) đĩa đệm
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng phồng đĩa đệm mà các triệu chứng biểu hiện cũng có phần khác nhau.
  • Bàn chân và chân bị tê và yếu đi
  • Cơ lưng bị co thắt
  • Đau thần kinh tọa
  • Đau lưng, khi hắt hơi hoặc cử động các cơn đau sẽ nặng nề hơn
  • Khả năng phối hợp tứ chi bị suy giảm
  • Bàng quang và ruột giảm dần khả năng kiểm soát
  • Khó khăn trong việc vận động đầu gối, chân, mắt cá chân
  • Đau hoặc ngứa ran bàn tay, ngón tay, cổ, vai, cánh tay.

Bên cạnh đó, tình trạng phồng đĩa đệm cũng có khả năng cao là dấu hiệu ban đầu có chứng thoát vị đĩa đệm. Một số triệu chứng có liên quan như:

  • Ngứa ran hoặc tê ở chân.
  • Tình trạng đĩa đệm gây chèn ép lên các dây thần kinh sẽ làm cho người bệnh cảm thấy đau đớn.
  • Cơ yếu, các tín hiệu ở não sẽ bị gián đoạn.
  • Bàng quang hoặc ruột sẽ gặp một số vấn đề

Tuy nhiên để có thể biết được chính xác tình trạng bệnh và điều trị phù hợp bạn nên tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoe để được thăm khám và hỗ trợ tốt nhất.

Chẩn đoán phồng đĩa đệm

Trước khi tiến hành thực hiện các phương pháp xét nghiệm, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra về tiền sử bệnh lý cũng như các triệu chứng hiện tại mà bệnh nhân đang gặp. Tùy vào từng mức độ nghiệm trọng của triệu chứng mà các chuyên gai sẽ đề nghị biện pháp chẩn đoán thích hợp.

1. Khám sức khỏe

Những thao tác để tiến hành khám sức khỏe chẩn đoán bệnh phồng đĩa đệm sẽ được thực hiện như sau:

  • Dùng tay để cảm nhận: Các bác sĩ sẽ sử dụng tay để gây áp lực hoặc sờ nắn cột sống để có thể xác định được độ nhạy cảm của đĩa đệm.
  • Sức mạnh của cơ bắp: Để xác định được sức mạnh của cơ bắp các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thần kinh. Việc kiểm tra sẽ thực hiện bằng cách yêu cầu bệnh nhân đưa chân hoặc cánh tay sang một bên, về phía trước để dễ dàng quan sát độ rung, các cử động bất thường.
  • Kiểm tra những chuyển động: Bệnh nhân sẽ được chỉ định hướng cổ công về phía sau, phía trước và sang hai bên hoặc nâng chân. Nếu các hoạt động này khiến cho các cơn đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn thì có nhiều nguy cơ bệnh nhân đang bị thoát bị đĩa đệm.
  • Kiểm tra phản xạ: Khi rễ thần kinh bị kích ứng có thể làm suy giảm các phản xạ ở chân và tay. Lúc này các bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên môn để gõ vào bất kì khu vực nào đó để quan sát được phản ứng của bệnh nhân.

2. Xét nghiệm chẩn đoán

Sau khi tiến hành thăm khám sức khỏe, các chuyên gia sẽ bắt đầu thực hiện một số xét nghiệm để có thể xác định được vị trí phồng của đĩa đệm hoặc sự chèn ép xảy ra ở các rễ thần kinh. Một số xét nghiệm sẽ được thực hiện như:

Phồng (Lồi) đĩa đệm
Sau khi tiến hành thăm khám sức khỏe, các chuyên gia sẽ bắt đầu thực hiện một số xét nghiệm để có thể xác định được vị trí phồng của đĩa đệm.
  • Chụp MRI cột sống: Thông qua hình ảnh công hưởng từ MRI các bác sĩ cso thể đánh giá được sự liên kết của các đĩa đệm, đồng thời biết được độ dày cùng với hydrat hóa kết cấu đĩa đệm.
  • Chụp CT hoặc chụp tủy đồ: Để tạo ra được những hình ảnh bên trong các đĩa đệm và cột sống đang bị ảnh hưởng, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang. Một số trường hợp việc chụp tủy đồ có thể được tiến hành ngay trong quá trình chụp Ct để có thể xác định rõ cấu trúc của cột sống.

Cách điều trị phồng (Lồi) đĩa đệm

Mục đích chính của việc hỗ trợ điều trị tình trạng phồng đĩa đệm đó chính là giảm bớt các triệu chứng đau đớn, ngăn ngừa hiệu quả những triệu chứng lây lan. Tùy vào từng mức độ và thể trạng của mỗi người mà các bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp nhất. Đối với những tình trạng bệnh nhẹ đa phần không cần áp dụng các biện pháp điều trị. Tuy nhiên khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng đến đời sống, gây khó chịu cho người bệnh thì bạn cũng có thể áp dụng các biện pháp sau:

1. Sử dụng thuốc

Để khắc phục tình trạng đau đớn bạn có thể sử dụng một số loại thuốc không kê đơn như naproxen hoặc ibuprofen. Tuy nhiên, bạn cũng không được quá lạm dụng những loại thuốc này, chỉ nên sử dụng chúng trong một thời gian ngắn để hạn chế tối đa các tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân.

Đặc biệt, người bệnh tuyệt đối không sử dụng các thuốc chống viêm không steroid trên 10 ngày khi chưa có chỉ định và sự đồng ý của bác sĩ. Cũng bởi vì khi sử dụng loại thuốc này trong một thời gian kéo dài sẽ làm gia tăng các nguy cơ chảy máu hoặc mắc các chứng bệnh liên quan đến tim mạch.

Phồng (Lồi) đĩa đệm
Để khắc phục tình trạng đau đớn bạn có thể sử dụng một số loại thuốc không kê đơn như naproxen hoặc ibuprofen.

Đối với các trường hợp bệnh nhân gặp nhiều cơn đau liên tục và mức độ đau nghiêm trọng hơn sẽ được bác sĩ kê đơn hướng dẫn sử dụng một số loại thuốc giảm đau theo thoa. Bên cạnh đó, để hỗ trợ giảm co thắt cơ, người bệnh còn được hướng dẫn sử dụng một số loại thuốc giãn cơ như Tramadol, Duloxetine, Pregabalin, Amitriptyline.

2. Dành thời gian để cơ thể nghỉ ngơi

Để có thể giảm tình trạng sưng và đau nhức người bệnh sẽ được bác sĩ khuyên dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn trong vài ngày. Khi gặp phải những cơn đau đớn gây khó chịu bạn cần tránh tập luyện thể dục, hoạt động quá sức hoặc thực hiện các việc bưng bê, nâng vật nặng. Sau khoảng 1 đến 2 ngày nghỉ ngơi bạn nên chú ý vận động nhẹ, hoạt động vừa phải để hạn chế tình trạng bị cứng khớp hoặc các vấn đề về cơ sinh học.

Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể dùng đá để chườm hoặc chườm nóng lên các phần bị đau nhức. Các triệu chứng sẽ được cải thiện và giảm dần khi bạn thực hiện phương pháp này thường xuyên, tốt nhất nên chườm luân phiên giữa nóng và lạnh để giúp tình trạng phồng đĩa đệm được khắc phục tốt hơn.

3. Vật lý trị liệu

Một số bài tập trị liệu đúng cách cũng sẽ giúp cho các triệu chứng của bệnh phồng đĩa đệm được cải thiện nhanh chóng. Bạn có thể tìm đến những chuyên gia vật lý trị liệu để được hướng dẫn thực hiện một số động tác để cải thiện sức khỏe cơ, đồng thời hỗ trợ giảm đau.

Phồng (Lồi) đĩa đệm
Một số bài tập trị liệu đúng cách cũng sẽ giúp cho các triệu chứng của bệnh phồng đĩa đệm được cải thiện nhanh chóng

Một số phương pháp vật lý trị liệu có thể áp dụng được như:

  • Kích thích điện cơ
  • Áp dụng các bài tập kéo căng để giúp cơ linh hoạt hơn
  • Chườm nóng hoặc lạnh
  • Thực hiện một số bài tập đơn giản tại nhà như đi bộ, đạp xe đạp.

Tuy nhiên, các phương pháp này cần có sự hướng dẫn cụ thể của chuyên gia để đảm bảo tính an toàn khi áp dụng. Các nhà vật lý trị liệu cũng có thể hướng dẫn có bạn các tư thế, cách thức nâng đồ vật để không gây ảnh hưởng đến đĩa đệm.

4. Tiêm ngoài màng cứng

Nếu đã tiến hành áp dụng các cách điều trị trên nhưng tình trạng phồng đĩa đệm vẫn chưa được cải thiện thì các bác sĩ có thể sẽ tiến hành tiêm thuốc steroid vào không gian ở xung quanh của các dây thần kinh cột sống. Biện pháp này có thể giúp cho người bệnh di chuyển thuận tiện hơn, đồng thời giảm sưng và đau hiệu quả. Trong trường hợp các triệu chứng của bệnh không thuyên giảm thì các bác sĩ có thể sẽ đề nghệ bệnh nhân tiến hành phẫu thuật, tuy nhiên trường hợp này hầu như không xảy ra.

Cách phòng ngừa phồng đĩa đệm

Tình trạng phồng đĩa đệm hiện không có biện pháp có thể phòng ngừa tất cả các nguy cơ gây bệnh cũng bởi phần nhân mềm có thể tự thoát ra do quá trình lão hóa.  Mặc dù thể, bạn cũng nên thực hiện một số cách phòng tránh sau để hạn chế tốt nhất các nguy cơ mắc bệnh.

  • Thường xuyên vận động và thực hiện các bài tập căng cơ phù hợp với sức khỏe khi phải ngồi làm việc, học tập trong thời gian dài.
  • Giữ cân nặng ở mức vừa phải để không làm cho đốt sống chịu áp lực quá lớn.
  • Để tăng cường các cơ xung quanh cột sống bạn cần duy trì thói quen hoạt động, rèn luyện thể chất.
  • Tránh vận động, ngồi, nằm sai tư thế để không gia tăng các áp lực lên cột sống.

Phồng (Lồi) đĩa đệm là một tình trạng xảy ra chủ yếu là sự lão hóa tự nhiên của cơ thể. Hiện tượng này sẽ làm cho người bệnh gặp phải nhưng cơn đau, gây ảnh hưởng đến hoạt động, sinh hoạt hàng ngày. Do đó, khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh bạn cần tìm đến bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị nhanh nhất.

Cùng chuyên mục

mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện Viết Đức

Tìm hiểu “mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện Việt Đức”

Tìm hiểu mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện Việt Đức sẽ giúp người bệnh có được sự chủ động trong lựa chọn địa chỉ điều trị bệnh. Các...

Phồng đĩa đệm L4 - L5 là tình trạng thường gặp, chiếm tỷ lệ cao trong cộng đồng, có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi

Phồng đĩa đệm l4-l5 nguy hiểm không? Cách điều trị

Phồng đĩa đệm L4-L5 là tình trạng thường gặp, có tỷ lệ rất cao trong cộng đồng, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, bởi đây là vùng dễ...

3 bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất

Bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm giúp tận dụng được tối đa hoạt chất và nguồn nhiệt của dược liệu. Từ đó, làm cho tình trạng đau nhức,...

10 bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm thường bắt nguồn từ các dược liệu dễ tìm thấy trong vườn nhà như cây chìa vôi, đu đủ xanh, lá...

Bị phồng đĩa đệm nên ăn gì và kiêng ăn gì tốt cho quá trình điều trị là thắc mắc chung của nhiều người

Bị phồng đĩa đệm nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Phồng đĩa đệm là tình trạng thoát vị đĩa đệm ở mức độ nhẹ, khi nhân nhầy vẫn còn trong bao xơ và chưa lệch hẳn ra khỏi vị trí...

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên tập thể dục không?

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên tập thể dục?

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên tập thể dục không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Nếu bạn cũng đang băn khoăn về vấn đề này,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn