Phong thấp ra mồ hôi tay chân nguyên nhân do đâu? Điều trị thế nào?

Bệnh phong thấp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh phong thấp trong Đông y và các bài thuốc chữa trị từ gốc

Bệnh phong thấp ở trẻ em có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

7 Cây thuốc nam chữa bệnh phong thấp theo kinh nghiệm dân gian

Cách chữa bệnh phong thấp đau nhức khớp bằng lá lốt

Mắc bệnh phong thấp nên ăn gì và kiêng gì tốt cho người bệnh?

Phong thấp ra mồ hôi tay chân nguyên nhân do đâu? Điều trị thế nào?

Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân là bệnh lý xảy ra hầu hết ở mọi lứa tuổi, mặc dù bệnh không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ nhưng lại khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu bởi tay, chân lúc nào cũng luôn trong tình trạng ướt, dính. Và phong thấp ra mồ hôi tay chân nguyên nhân do đâu là một trong những thắc mắc xoay quanh bệnh lý này.

Phong thấp ra mồ hôi tay chân nguyên nhân do đâu?

Cả trong Đông y và Y học hiện đại đã xác định nguyên nhân gây bệnh phong thấp ra mồ hôi tay, chân bằng cách đưa ra những lý giải như sau:

Theo lý giải của Đông y

Theo Đông y, tình trạng tay, chân thường xuyên ra nhiều mồ hôi là do chứng phong thấp gây ra. Tình trạng này xảy ra do dương khí thoát ra ngoài (hay còn gọi là dương hư) dẫn đến làm tắc nghẽn hoặc bị rối loạn đường dẫn khí trong cơ thể, nhất là bộ phận tay, chân. Chính vì vậy mà vùng gan bàn tay và bàn chân bị lạnh, toát mồ hôi.

Ngoài ra, theo lý giải Đông y, tình trạng phong thấp đổ mồ hôi tay chân còn là do sự thay đổi về tâm chí của con người như rơi vào tình trạng lo âu, bị căng thẳng hay xúc động mạnh,… Bên cạnh đó, môi trường quá ẩm thấp và khí hậu lạnh cũng dễ dẫn đến chứng đổ mồ hôi ở tay chân nhiều.

Phong thấp ra mồ hôi tay chân
Phong thấp ra mồ hôi tay chân là do ảnh hưởng từ bên ngoài lẫn bên trong tác động nên

Theo lý giải của Y học hiện đại

Nguyên nhân gây ra bệnh phong thấp mồ hôi tay chân là do sự rối loạn hệ thần kinh giao cảm gây ra, kích thích dẫn đến cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi hơn mức bình thường. Ngoài ra, tình trạng này còn được gây ra bởi những nguyên nhân khác như:

  • Khối u di căn chèn ép vào thần kinh tuỷ sống.
  • Bệnh về thần kinh giao cảm, cảm xúc.
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hoặc mãn kinh.
  • Do vị giác.
  • Do uống thuốc hạ nhiệt salicylat quá liều.
  • Yếu tố môi trường, thời tiết khí hậu nhiệt đới.

Triệu chứng của bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân

Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và rất khó để xác định đâu là nguyên nhân chính gây bệnh. Người mắc bệnh phong thấp thường đổ nhiều mồ hôi vào mùa hè và tay chân lạnh ngắt vào mùa đông.

Tuy nhiên, triệu chứng ra nhiều mồ hôi ở tay chân cũng tương tự như các bệnh lý khác như tiểu đường, cường giáp, suy giảm hormone sinh lý. Vì vậy, để phân biệt thì bạn cần chú ý đến những triệu chứng sau đây:

  • Đầu tiên, biểu hiện rõ nét và dễ dàng nhận biết nhất chính là lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân đổ mồ hôi, tuỳ theo từng người mà lượng mồ hôi tiết ra nhiều hay ít và đôi khi lượng mồ hôi có thể chảy thành nước nếu ra nhiều.
  • Khi tiết ra mồ hôi ở lòng bàn chân thì sẽ khiến cho chân có mùi khó chịu. Nhất là mỗi khi vào mùa hè, lượng mồ hôi đổ nhiều tạo ra cảm giác bất tiện cho bản thân cũng như người đối diện.
  • Tâm lý luôn trong tình trạng căng thẳng và xúc động mạnh cũng khiến cho lượng mồ hôi bị tiết ra nhiều hơn khiến bạn không thể kiểm soát được.
  • Người bị mắc bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân còn biểu hiện ở tình trạng rộp, các đầu ngón tay và ngón chân đều bị bong tróc da, nhất là vào thời điểm có khí hậu lạnh.
  • Bên cạnh các triệu chứng ra mồ hôi ở tay chân thì người bệnh còn có thể kèm theo các biểu hiện ra mồ hôi nhiều ở da đầu hoặc toàn thân.

Điều trị bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân

Khi phát hiện ra những triệu chứng điển hình trên thì người bệnh cần đi thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt để bệnh có thể nhanh chóng được khắc phục. Để chữa bệnh, các bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân chính gây bệnh để từ đó chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp để điều trị bệnh phong thấp đổ mồ hôi tay chân như: Sử dụng thuốc tây y, đông y, các bài thuốc dân gian,… Trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào thì bạn cũng cần phải đến kiểm tra kỹ tình trạng mắc bệnh để lựa chọn cách điều trị phù hợp.

1. Điều trị phong thấp ra mồ hôi tay chân bằng Y học hiện đại

Dưới đây là một số phương pháp điều trị mồ hôi tay chân bằng Y học hiện đại mà bạn có thể tham khảo như:

Sử dụng thuốc tây

Dựa trên mức độ đổ mồ hôi tay chân cũng như các triệu chứng khác của bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp nhằm làm giảm lượng mồ hôi tiết ra và giúp người bệnh bớt khó chịu. Các loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn gồm có:

  • Thuốc bôi ngoài da: Sử dụng thuốc bôi ngoài da sẽ có tác dụng bịt kín lỗ chân lông để từ đó làm giảm tiết mồ hôi tay chân hiệu quả.
  • Thuốc kháng cholinergic: Loại thuốc này có tác dụng ức chế quá trình vận chuyển acetylcholin của hệ thần kinh thực vật giúp ngừng thực hiện hoạt động vận chuyển cholinergic và giúp làm giảm mồ hôi tay chân hiệu quả.

Mặc dù sử dụng thuốc tây điều trị sẽ mang đến hiệu quả nhanh, thế nhưng kết quả sẽ không duy trì được lâu dài. Không những vậy, trong quá trình sử dụng, thuốc có thể sẽ gây ra một số tác dụng phụ như khô miệng, hạ huyết áp tư thế, táo bón, mờ mắt,…

Phong thấp ra mồ hôi tay chân
Thuốc bôi ngoài da và thuốc kháng cholinergic thường được bác sĩ kê đơn để chữa phong thấp đổ mồ hôi tay chân

Điều trị phong thấp ra mồ hôi tay chân bằng điện Ion

Đây là phương pháp sử dụng dòng điện có cường độ thấp nhằm ức chế hoạt động của tuyến mồ hôi. Khi đó, người bệnh sẽ được ngâm chân bằng một loại dung dịch có dòng điện 15 mA ở tay hoặc 25 mA ở chân trong thời gian khoảng 20 – 40 phút.

Phương pháp này mang đến hiệu quả khá tốt và đòi hỏi người bệnh cần phải thực hiện nhiều lần cho đến khi chân tay hết mồ hôi. Mỗi tuần duy trì thực hiện đều đặn 1 lần để phòng ngừa bệnh tái phát lại.

Điều trị phong thấp ra mồ hôi tay chân bằng tiêm Botox

Botox là một chất độc thần kinh bảng A, khi tiêm chất này vào cơ thể sẽ làm tê liệt dây thần kinh cũng như giúp ngăn chặn hoạt động của chất acetylcholin để giảm tiết mồ hôi.

Tuy nhiên, lưu ý rằng phương pháp này chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn. Vì vậy, trong quá trình điều trị thì người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với một số tác dụng phụ như yếu cơ, gây khó khăn trong kiểm soát vận động và giảm thị lực.

Phẫu thuật trị phong thấp ra mồ hôi tay chân

Có thể nói, đây là cách điều trị phổ biến đang được nhiều bệnh nhân lựa chọn để có thể chấm dứt tình trạng ra mồ hôi ở tay chân. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật cắt bỏ hạch giao cảm để điều trị tăng tiết mồ hôi.

Tuy nhiên phương pháp này tốn khá nhiều chi phí và có thể gây ra nhiều rủi ro như da khô quá mức hoặc tăng tiết mồ hôi bù trừ ở các vị trí khác.

2. Điều trị phong thấp ra mồ hôi tay chân bằng Đông y

Điều trị phong thấp ra mồ hôi tay chân bằng Đông y giúp mang lại hiệu quả cao và an toàn hơn so với Tây y. Hiện nay có 3 cách điều trị theo Đông y, gồm có:

Sử dụng bài thuốc Đông y

Tuỳ theo thể bệnh mà các lương y sẽ kê các bài thuốc khác nhau. Những bài thuốc này có tác dụng đi sâu vào căn nguyên của bệnh và giúp điều trị dứt điểm.  Cụ thể:

  • Thể Tỳ vị nhiệt thấp: Chỉ định sử dụng bài thuốc Tam nhân thang gia thêm bạch truật.
  • Thể Tâm thận âm hư: Chỉ định sử dụng bài thuốc Lục vị địa hoàng hoàn gai thêm ngũ vị và mạch đông.
  • Thể Tỳ vị hư hàn: Chỉ định sử dụng bài thuốc Lý trung thang gia thêm ô mai.
  • Thể Tâm dương bất túc: Chỉ định sử dụng bài thuốc Quế chi thang gia.

Phương pháp châm cứu

Phương pháp châm cứu này sẽ tác động lên các huyệt đạo tại đường kinh tâm có tác dụng điều hoà và ổn định tinh thần cũng như kiểm soát quá trình tiết mồ hôi. Thông thường, những huyệt đạo được châm cứu ở đường kinh tâm bao gồm:

  • Huyệt tỷ du
  • Trung quản
  • Khúc trì
  • Hợp cốc
  • Âm lăng tuyền

Phương pháp bấm huyệt

Phương pháp bấm huyệt sẽ tác động lên dây thần kinh nhằm giúp ổn định tinh thần và làm giảm tiết mồ hôi. Khi đó, các lương y sẽ tiến hành thực hiện xoa bóp bấm huyệt vào các huyệt tại đường kinh tâm tác động vào để làm giảm sự tăng tiết mồ hôi.

Lưu ý rằng, khi lựa chọn thực hiện các phương pháp theo Đông y, người bệnh cần lựa chọn những phòng khám hoặc cơ sở uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả cao.

Phong thấp ra mồ hôi tay chân
Bấm huyệt là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả tích cực trong Đông y

3. Điều trị phong thấp ra mồ hôi tay chân bằng các bài thuốc dân gian

Bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị trên, người bệnh cũng áp dụng các bài thuốc dân gian để kiểm soát bệnh phong thấp ra nhiều mồ hôi ở tay chân. Phương pháp này được đánh giá là an toàn và lành tính, tuy nhiên hiệu quả mang lại chậm hơn so với phương pháp khác, đòi hỏi người bệnh cần phải kiên trì thực hiện.

Lá dâu tằm điều trị phong thấp ra mồ hôi tay

Theo Đông y, lá dâu tằm có vị đắng, tính hàn, có tác dụng phân tán nhiệt nên thường được dùng để điều trị bệnh phong thấp đổ mồ hôi tay chân.

  • Nguyên liệu chuẩn bị: 1 nắm lá dâu tằm + Hạt sen + 1 lít nước.
  • Thực hiện: Rửa sạch hạt sen và dâu tằm. Sau đó, cho tất cả các nguyên liệu trên đun sôi cùng với nước cho đến khi hạt sen mềm. Người bệnh có thể dùng nước này để uống hàng ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm hẳn.

Muối biển điều trị phong thấp ra mồ hôi tay

Với khả năng kháng khuẩn, chống viêm, muối biển có tác dụng khử mồ hôi và làm sạch tay chân. Đồng thời giúp cải thiện tình trạng phong thấp ra mồ hôi gây khó chịu, tạo cảm giác thoải mái, giúp người bệnh ngủ ngon hơn.

  • Nguyên liệu chuẩn bị: 5g muối biển + 1 lít nước ấm.
  • Thực hiện: Hoà tan muối biển cùng với nước ấm và sử dụng nước muối ấm này để ngâm chân trong vòng 20 phút. Nên áp dụng cách này đều đặn 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối để cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Lá lốt điều trị phong thấp ra mồ hôi tay

Lá lốt có vị cay nồng, tính ấm thường dùng để điều trị chứng đầy hơi, khó tiêu. Ngoài ra, lá lốt còn có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh phong thấp, giúp điều hoà hoạt động của tuyến mồ hôi cũng như giảm tăng tiết mồ hôi ở tay, chân.

  • Nguyên liệu chuẩn bị: 1 nắm lá lốt + 2 chén nước.
  • Thực hiện: Sau khi rửa sạch lá lốt thì cho vào nồi cùng hai chén nước và tiến hành sắc thuốc cho đến khi nước cạn còn khoảng 1 chén nước. Chắt lấy nước cốt để uống mỗi ngày một lần vào buổi tối sau khi ăn, hoặc người bệnh cũng có thể cho thêm lá lốt vào khẩu phần ăn để tăng hiệu quả chữa bệnh.

Lá chè xanh điều trị phong thấp ra mồ hôi tay

Phong thấp ra mồ hôi tay chân
Ngâm chân bằng lá chè xanh giúp cải thiện triệu chứng ra mồ hôi tay chân

Trong lá chè xanh có chứa hoạt chất tanin có tác dụng làm se khít lỗ chân lông nhằm ngăn chặn tiết ra tuyến mồ hôi.

  • Nguyên liệu chuẩn bị: 1 bó lá chè xanh tươi + 2 lít nước.
  • Thực hiện: Đầu tiên, bạn cần rửa sạch lá chè xanh, tiếp đến cho lá chè xanh vào đun sôi với nước. Sau đó đem nước trà xanh pha loãng với nước để tắm hoặc ngâm chân.

Phòng ngừa bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân

Trong quá trình điều trị bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân thì người bệnh cũng cần phải lưu ý những cách phòng ngừa bệnh sau đây:

  • Trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần phải kiểm soát cảm xúc như lo lắng, mệt mỏi, căng thẳng, run rẩy,… Vì chúng đều là những tác nhân khiến cho chứng ra mồ hôi tay chân tiết ra nhiều hơn.
  • Cần chú ý giữ ấm cho lòng bàn tay và bàn chân kể cả những người đã khỏi bệnh.
  • Nên chọn mua các loại mỹ phẩm chăm sóc da tay và chân bằng các loại phấn bột thay vì sử dụng kem dưỡng.
  • Cần bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin cùng khoáng chất như đậu phộng, hạt bí ngô, thịt bò, thịt cừu,…Các loại thực phẩm này sẽ giúp giảm thiểu tình trạng tay chân tiết ra nhiều mồ hôi.

Bệnh phong thấp ra nhiều mồ hôi tay chân mặc dù không gây nguy hiểm đe doạ đến tính mạng, nhưng nó sẽ khiến cho nhiều người bệnh cảm thấy phiền phức. Vì vậy, khi phát hiện bản thân có những biểu hiện trên thì cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám, điều trị nhằm ngăn ngừa được tình trạng tay chân tiết ra nhiều mồ hôi.

XEM THÊM:

Cùng chuyên mục

Bệnh phong thấp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh phong thấp (phong tê thấp) là tên gọi dân gian để chỉ các triệu chứng đau nhức xảy ra ở cơ bắp, gân và khớp. Theo dân gian, chứng...

Bệnh phong thấp trong Đông y và các bài thuốc chữa trị từ gốc

Các bài thuốc Đông y chữa bệnh phong thấp có tác dụng chính là trừ thấp, khu phong, tán hàn, bồi bổ khí huyết và hành khí. Áp dụng các...

Bệnh phong thấp ở trẻ em có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Bệnh phong thấp ở trẻ em là tình trạng khớp xương của trẻ bị viêm nhiễm dẫn đến tổn thương. Đây không phải là bệnh lý xảy ra phổ biến,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn