Trầm cảm cười là gì? Dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị

Tìm hiểu phương pháp chữa trầm cảm bằng diện chẩn

Các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh trầm cảm hiện nay

Trầm cảm cấp độ 3 (giai đoạn nặng): Nhận biết và điều trị

Bệnh trầm cảm có tái phát không? Nguyên nhân và cách xử lý

Bệnh trầm cảm: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Các dấu hiệu trầm cảm nặng và biện pháp điều trị

Trầm cảm ở tuổi dậy thì: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Trầm cảm nặng có thể gây mất trí nhớ

Trầm cảm ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm: Triệu chứng và chữa trị

Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm là hai căn bệnh chồng chéo lên nhau khiến cho người bệnh luôn rơi vào trạng thái khó chịu, chán nản, mất tập trung, luôn lo sợ, hoang mang. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ những đối tượng gặp phải cả hai trường hợp bệnh về tâm lý quái ác gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và cả tính mạng của bệnh nhân.

Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm
Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm là hai căn bệnh chồng chéo lên nhau khiến cho người bệnh luôn rơi vào trạng thái khó chịu, chán nản, mất tập trung, luôn lo sợ, hoang mang

Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm là gì?

Rối loạn lo âu là hiện tượng bệnh mà các bệnh nhân luôn trong trạng thái lo lắng, sợ hãi thái quá đối với bất kì vấn đề gì đang xảy ra. Hầu hết những sự lo sợ, hoang mang của người bệnh thường không xuất phát từ các nguyên nhân cụ thể hoặc những tình huống hết sức bình thường và vô lý. Hiện tượng này sẽ lặp đi lặp lại và kéo dài liên tục khiến cho các hoạt động hàng ngày hoặc mối quan hệ xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bệnh lý này thường sẽ đi kèm với nhiều căn bệnh khác như rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống, rối loạn nhân cách hoặc trầm cảm.

Trầm cảm là một bệnh lý liên quan đến tâm thần hiện đang gia tăng tỉ lệ người bệnh. Chứng bệnh này khiến cho bệnh nhân bị ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và cảm xúc, họ thường xuyên có suy nghĩ tiêu cực, bị quan, khí sắc buồn bã, không muốn giao tiếp, trò chuyện với những người xung quanh, mất dần các hứng thú về những hoạt động yêu thích trước đây. Khi tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến công việc, sức khỏe và cả tính mạng của người bệnh.

Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm
Rối loạn lo âu là hiện tượng bệnh mà các bệnh nhân luôn trong trạng thái lo lắng, sợ hãi thái quá đối với bất kì vấn đề gì đang xảy ra.

Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm tuy là hai căn bệnh khác nhau nhưng lại có mối quan hệ mật thiết. Rất nhiều người bệnh mắc đồng thời cả hai chứng bệnh này khiến cho cơ thể bị suy nhược, tinh thần giảm sút, tâm lý chán nản, nhiều nguy cơ dẫn đến việc tự sát. Khi người bệnh mắc phải chứng rối loạn hỗn hợp lo âu thì các triệu chứng không quá chênh lệch, nên khó có thể chẩn đoán chính xác là tình trạng lo âu hay trầm cảm cao hơn. Căn bệnh này nếu không sớm phát hiện kịp thời và có phương pháp điều trị thích hợp sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng.

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm

Có rất nhiều nguyên nhân để gây ra tình trạng rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm, bên cạnh đó hai căn bệnh này cũng có một số nguyên nhân tương đồng. Một số lý do thường gặp đối với những bệnh nhân bị mắc chứng rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm như:

Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm
Công việc, gia đình, học tập, tình cảm gặp nhiều khó khăn, vấp ngã, biến cố trong thời gian dài cũng khiến cho bạn dễ gặp phải tình trạng rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm.
  • Do di truyền: Những đối tượng có người thân trong gia đình, cha mẹ đã có tiền sử hoặc đang gặp phải chứng trầm cảm, rối loạn lo âu thì sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn so với những người bình thường.
  • Áp lực, căng thẳng kéo dài: Công việc, gia đình, học tập, tình cảm gặp nhiều khó khăn, vấp ngã, biến cố khiến cho tinh thần bị ảnh hưởng và chịu nhiều áp lực trong thời gian dài cũng khiến cho bạn dễ gặp phải tình trạng rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm.
  • Yếu tố nhân cách: Chứng bệnh này sẽ có khả năng cao gặp phải ở những đối tượng có những tính cách như thường xuyên lo lắng, cẩn thận, chi ly quá mức hoặc những người dễ bị kích động và tổn thương.
  • Ảnh hưởng từ môi trường sống: Yếu tố gia đình, môi trường xung quanh cũng là nhân tố gây ảnh hưởng nhiều đến tâm lý.
  • Lạm dụng nhiều thuốc an thần, chất kích thích: Việc thường xuyên sử dụng bia rượu, thuốc lá, ma túy hoặc uống thuốc an thần cũng khiến cho bộ não bị tác động và càng bị suy yếu các chức năng.

Bên cạnh đó, bệnh rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm còn khả năng gặp phải ở những trường hợp như:

  • Phụ nữ sau sinh: Đối với những phụ nữ đang mang thai hoặc sau khi sinh sẽ dễ bị thay đổi nội tiết tố, tâm lý. Do đó, cơ thể sẽ dễ nhạy cảm và xúc động mạnh đối với các tình huống xảy ra xung quanh. Cũng chính vì thế, số lượng người mắc bệnh trầm cảm sau sinh cũng chiếm tỉ lệ cao.
  • Những đối tượng tự khoảng 15 đến 30 tuổi chiếm tỉ lệ người mắc bệnh rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm nhiều hơn so với những độ tuổi khác. Những người này thường xuyên phải chịu nhiều áp lực từ học tập, công việc, gia đình, tình yêu,…
  • Những bệnh nhân đã có tiền sử mắc bệnh rối loạn nhân cách, rối loạn lo lắng sẽ có nguy cơ cao gặp phải chứng bệnh này.
  • Những người có tính độc lập quá cao, thiếu tự tin, bi quan, thường xuyên tự ti, mặc cảm về bản thân.
  • Các đối tượng đã từng bị lạm dụng sức khỏe, tinh thần, thể xác, tình dục,…

Các triệu chứng của rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm

Những người gặp phải tình trạng bệnh rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm thường sẽ xuất hiện cả hai triệu chứng của bệnh trầm cảm và lo âu. Tỉ lệ các triệu chứng gần như tương đương nhau và xuất hiện xen kẻ.

1. Một số triệu chứng của bệnh trầm cảm

Đối với những bệnh nhân trầm cảm sẽ rất dễ quan sát bởi họ luôn có trạng thái buồn bả, khí sắc u sầu, chán nản và thường xuyên khó chịu, không muốn giao tiếp với những người xung quanh. Các tình trạng đặc trưng này sẽ kéo dài liên tiếp trong nhiều ngàu hoặc vài tuần. Bên cạnh đó, người bệnh còn kèm theo một số dấu hiệu để nhận biết như:

Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm
Đối với những bệnh nhân trầm cảm sẽ rất dễ quan sát bởi họ luôn có trạng thái buồn bả, khí sắc u sầu, chán nản và thường xuyên khó chịu, không muốn giao tiếp với những người xung quanh
  • Cơ thể mệt mỏi, không có năng lượng, luôn uể oải, không muốn làm bất cứ việc gì.
  • Trí nhớ suy giảm, khó có thể tập trung và đưa ra quyết định cụ thể.
  • Có thể chán ăn hoặc ăn không kiểm soát, từ đó cân nặng cũng thay đổi.
  • Khó ngủ, ngủ không ngon giấc, thức khuya dậy sớm.
  • Thường xuyên đau nhức chân tay, nhức đầu, chóng mặt, chuột rút.
  • Luôn có suy nghĩ tiêu cực, mất niềm tin vào tương lai.
  • Không còn hứng thú đối với những hoạt động xung quanh, kể cả những việc đã từng yêu thích trước đây.
  • Tâm trạng bồn chồn, khó chịu, dễ nổi giận.
  • Cảm thấy có lội, bản thân vô dụng.
  • Suy nghĩ đến cái chết, muốn tự sát và có ý định làm hại những người xung quanh.

2. Một số dấu hiệu nhận biết của rối loạn lo âu

Biểu hiện đặc trưng để có thể nhận biết chứng bệnh này đó là sự lo lắng cứ kéo dài liên tục khiến cho cơ thể dần bị suy nhược gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp phải một số dấu hiệu cụ thể như:

Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm
Biểu hiện đặc trưng để có thể nhận biết chứng bệnh này đó là sự lo lắng cứ kéo dài liên tục khiến cho cơ thể dần bị suy nhược
  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, đầu óc trống rỗng khó có thể tập trung.
  • Tim đập nhanh, căng cơ và thường có tình trạng nghiến răng.
  • Thường xuyên khó ngủ, ngủ không sâu giấc, đôi lúc không ngủ được.
  • Luôn cảm thấy khó chịu, tâm trạng bồn chồn, lo lắng.
  • Dễ hoảng loạn và sợ hãi.
  • Không thể kiểm soát được những sự lo lắng, kinh sợ.

Các triệu chứng của bệnh rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm là sự kết hợp của cả hai căn bệnh cùng tồn tại trong cơ thể, không có chứng bệnh nào biểu hiện nổi bật và riêng biệt hơn.

Chẩn đoán rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm

1. Lâm sàng

Tiêu chuẩn triệu chứng: Đối với những bệnh nhân bị bệnh rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm thì các biểu hiện của hai chứng bệnh sẽ tồn tại song song và không có triệu chứng nào nổi bật, riêng biệt để có thể chẩn đoán.

Đối với trường hợp bệnh nhân có lo âu và mức độ trầm cảm ít hơn thì có thể xem xét để đặt ra một chẩn đoán khác về chứng rối loạn ám ảnh hoặc rối loạn lo âu. Tuy nhiên, trong trường hợp cả hai triệu chứng của trầm cảm và lo âu đều đã trở nên nghiêm trọng thì sẽ ưu tiên chẩn đoán trầm cảm trước. Trong đó, phải có đủ các triệu chứng thần kinh tự trị như khô miệng, run, sôi bụng, đáng trống ngực,…

Tiêu chuẩn loại trừ: Có thể loại trừ chẩn đoán nếu bệnh nhân có biểu hiện lo lắng, lo âu quá mức nhưng không có dấu hiệu của các triệu chứng thần kinh tự trị. Ngoài ra, khi các triệu chứng đã đáp ứng đầy đủ nhưng không xuất hiện một các liên quan và chặt chẽ với những sự thay đổi của sinh hoạt đời sống thì có thể chuyển sang chứng rối loạn sự thích ứng.

Chẩn đoán xác định:

Việc chẩn đoán sẽ dựa vào các yếu tố như:

  • Có biểu hiện về sự lo lắng kéo dài trong một thời gian.
  • Khí sắc thường trầm buồn, ủ rủ, chán nản.
  • Ăn không ngon miệng, chán ăn.
  • Bồn chồn, căng thẳng, khó chịu, rất khó để thư giãn.
  • Trí nhớ suy giảm, mất tập trung
  • Ngại giao tiếp, không còn hứng thú với những hoạt động bên ngoài.
  • Cơ thể có những triệu chứng như khô miệng, run, ngực đánh tróng, sôi bụng, mất hứng thú trong quan hệ tình dục,…

2. Cận lâm sàng

Trắc nghiệm tâm lý:

  • Các nhóm trắc nghiệm đánh giá lo âu như Zung, Hamilton lo âu,..
  • Các nhóm trắc nghiệm đánh giá trầm cảm như Beck, Hamilton trầm cảm,…
  • Các nhóm trắc nghiệm đánh giá nhân cách như MMPI, EPI,..
  • Các nhóm trắc nghiệm đánh giá rối loạn giấc ngủ như PSQI,…

Xét nghiệm máu: Các chuyên gia sẽ thực hiện sinh hóa, huyết học, vi sinh (VGB< HIV, VGC)

Xét nghiệm nước tiểu, huyết thành, tìm chất ma túy để có thể chẩn đoán giang mai.

Một số xét nghiệm chuyên khoa khác có thể được yêu cầu thực hiện như:

  • Điện tâm đồ, siêu âm ổ bụng, XQ tim phổi, siêu âm tuyến giáp.
  • Điện não đồ, lưu huyết não.
  • CT, MRI,…
  • Xét nghiệm hormone tuyến giáp.

Chẩn đoán phân biệt:

Khi các triệu chứng của lo âu hoặc trầm cảm có dấu hiệu nặng nề hơn thì cần phải phân biết với rối loạn lo âu lan tỏa và trầm cảm. Còn khi các triệu chứng của cơ thể chiếm tỉ lệ nhiều hơn thì nên phân biết với các triệu chứng cơ thể không thể giải thích. Khi người bệnh có tiền sử trong một giai đoạn hưng cảm như nói nhanh, dễ bị kích thích, tăng khí sắc thì nên phân biệt với chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực.

Các chữa trị rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm

Tùy vào mức độ và thể trạng của mỗi bệnh nhân mà sau khi thăm khám và chẩn đoán, các bác sĩ sẽ tư vấn và lựa chọn biện pháp điều trị thích hợp nhất. Đối với tình trạng rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm thường sẽ có các cách điều trị như liệu pháp tâm lý, sử dụng thuốc và kết hợp với các cách hỗ trợ tại nhà.

1. Liệu pháp nhận thức hành vi

Hình thức điều trị này cũng là một trong các phương pháp được áp dụng nhiều nhất và mang lại kết quả rất tốt cho người bệnh. Trong liệu pháp này các bác sĩ tâm lý sẽ tiến hành điều trị bằng các trò chuyện để bệnh nhân có thể định hướng rõ về các suy nghĩ, hành vi của mình, từ đó tự ý thức và nhận biết được những vấn đề thực tế, giúp giảm bớt các sự lo lắng, suy nghĩ tiêu cực.

Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm
Trong liệu pháp này các bác sĩ tâm lý sẽ tiến hành điều trị bằng các trò chuyện để bệnh nhân có thể định hướng rõ về các suy nghĩ, hành vi của mình

Khi áp dụng liệu pháp điều trị này đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì để được các bác sĩ theo dõi và định hướng tốt nhất. Phương pháp này tập trung vào việc giúp cho bệnh nhân gỡ bỏ các khúc mức, vượt qua nổi sợ, sự lo lắng và những bất an trong suy nghĩ. Đồng thời, các chuyên gia sẽ đồng hành và giúp cho người bệnh đối mặt với những nỗi sợ của mình, từ đó biết được những hành vi thái quá để tìm ra hướng khắc phục và ngăn chặn kịp thời.

2. Sử dụng thuốc tây

Đối với những trường hợp bệnh nặng thì ngoài các biện pháp hỗ trợ tâm lý thì người bệnh còn được chỉ định sử dụng một số loại thuốc đặc trị. Một số loại thuốc ức chế hấp thu serotonin chọn lọc (SSRI) như Citalopram, Escitalopram, Fluoxetine, Fluvoxamine, Sertraline,…Còn đối với thuốc ức chế tái hấp thu norepinephrine serotonin (SNRI) thường sẽ được chỉ định sử dụng các loại như Desvenlafaxine, Duloxetine, Venlafaxine, Levomilnacipran.

Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm
Đối với những trường hợp bệnh nặng thì ngoài các biện pháp hỗ trợ tâm lý thì người bệnh còn được chỉ định sử dụng một số loại thuốc đặc trị

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần phải có sự chỉ định và hướng dẫn cụ thể của các bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc về sử dụng hoặc ngưng sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Trong thời gian sử dụng thuốc các bệnh nhân sẽ được chuyên gia theo dõi để biết được sự cải thiện của bệnh. Nếu trong một thời gian sử dụng mà thuốc không có công dụng thì bác sĩ có thể hướng dẫn đổi sang loại khác.

Mặc khác, thuốc tây tuy có công dụng nhanh chóng và hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm hiệu quả. Nhưng khi người bệnh sử dụng thuốc trong thời gian dài hoặc lạm dụng thuốc quá nhiều sẽ có nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, trong thời gian sử dụng nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường thì cần phải thông báo ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ và xử lý kịp thời.

3. Hỗ trợ điều trị tại nhà

Ngoài các biện pháp điều trị bằng liệu pháp tâm lý hay sử dụng thuốc tây thì bản thân người bệnh và gia đình cũng nên hỗ trợ rèn luyện sức khỏe, thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày để giúp bệnh tình được nhanh chóng cải thiện hơn. Những người thân trong gia đình hoặc bạn bè nên chú ý quan tâm và cùng giúp cho người bệnh xây dựng được lối sống lành mạnh, điều này cũng góp phần làm cho các triệu chứng của chứng rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm được thuyên giảm.

Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm
Thiền cùng là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm hiệu quả ngay tại nhà.

Một số thói quen cần rèn luyện ngay tại nhà như:

  • Thường xuyên tập thể dục để giúp cho cơ thể được khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng và giúp cho tinh thần được thư giãn tốt hơn. Người bệnh nên dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày để vận động, thực hiện những bài tập phù hợp với cơ thể.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh cũng góp phần giúp cho tinh thần và thể chất được cải thiện. Người bệnh nên chú ý bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, chất xơ,…Hạn chế sử dụng các thức ăn có dầu mỡ, chất béo, cay nóng, chiên lại nhiều lần.
  • Dành thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức. Bệnh nhân nên tập thói quen ngủ trước 23 giờ hàng ngày và ngủ đủ 8 tiếng. Việc này sẽ giúp cho bộ não được thư giãn, tránh tình trạng căng thẳng, mệt mỏi. Đối với những trường hợp người bệnh bị khó ngủ nên áp dụng các biện pháp hỗ trợ tự nhiên, tránh sử dụng thuốc an thần sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và nguy cơ làm bệnh trở nặng.
  • Chủ động giao tiếp với những người xung quanh để giải tỏa các áp lực, khó khăn. Đồng thời, giúp cho tâm trạng được cải thiện, giảm bớt các triệu chứng buồn chán, tự ti, có lỗi.
  • Tham gia các hoạt động tình nguyện, hoạt động đội nhóm để linh hoạt hơn, tiếp xúc được với nhiều người xung quanh và giải tỏa các áp lực, hạn chế bớt các thời gian rảnh.
  • Người thân trong gia đình cũng nên chú ý và cùng tham gia các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh để đồng hành và theo dõi. Do người bệnh thường có xu hướng muốn kép mình, ngại giao tiếp và lười vận động nên có khả năng sẽ bỏ cuộc giữa chừng. Vì thế sự đồng hành và hỗ trợ của người thân sẽ làm động lực cho bệnh nhân nổ lực.

Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm là một trong những chứng bệnh nguy hiểm nếu người bệnh không sớm phát hiện và có biện pháp điều trị thích hợp. Khi nhận thấy các triệu chứng đặc trưng của trầm cảm hoặc lo âu kéo dài, bạn nên nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và hỗ trợ chữa trị kịp thời, hạn chế các nguy cơ xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cả tính mạng của con người.

Cùng chuyên mục

Rối loạn lưỡng cực

Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn lưỡng cực là một trong những dạng trầm cảm của bệnh tâm lý phổ biến. Đây là một dạng rối loạn đặc trưng mà theo sau đó có...

Bị trầm cảm nên ăn gì và kiêng gì

Bị trầm cảm nên ăn gì và kiêng gì tốt cho tình trạng bệnh?

Để duy trì một sức khỏe thể chất và tinh thần khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh trầm cảm thì việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học là điều...

Bệnh trầm cảm có tự khỏi được không?

Bệnh trầm cảm có tự khỏi được không? là thắc mắc của hầu hết những người bệnh. Cũng bởi khi tình trạng trầm cảm nếu kéo dài sẽ gây ảnh...

Trầm cảm nặng có thể gây mất trí nhớ

Ít ai biết rằng trầm cảm nặng có thể gây mất trí nhớ, khiến con người mất tập trung, mất ngủ, căng thẳng, lo lắng,… Đây là bệnh lý cần...

Trầm cảm ở tuổi dậy thì: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Trầm cảm ở tuổi dậy thì chủ yếu xuất phát từ những áp lực, căng thẳng của việc học tập hoặc sự thay đổi về hành vi, hormone, môi trường...

Bệnh trầm cảm: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh trầm cảm là căn bệnh quái ái có thể cướp đi sinh mạng của vô số người. Bệnh lý này gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến tâm lý, sức...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn