Rôm sảy có lây không? Có tự khỏi không? Bao lâu thì hết?

Rôm sảy là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị

Bệnh rôm sảy bội nhiễm có nguy hiểm không?

Bà bầu bị nổi rôm sảy có nguy hiểm không? Chữa trị thế nào an toàn?

Rôm sảy ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn

Trẻ bị rôm sảy nên tắm gì nhanh khỏi?

Mẹo tắm mướp đắng trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh

Trẻ bị rôm sảy nên ăn và kiêng ăn gì tốt?

Bé bị rôm sảy có mủ mẹ nên làm gì?

Mẹo trị rạn da bằng cà chua bạn nên thử

Rôm sảy là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị

Rôm sảy là tình trạng da bị viêm rất dễ mắc phải vào mùa hè và nó có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh có thể không gây đau đớn nhưng lại khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và thậm chí đau rát làm ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sinh hoạt của người mắc bệnh. Để tìm hiểu, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách chữa trị hiệu quả.

Rôm sảy là gì?

Rôm sảy hay còn gọi là phát ban nhiệt, tình trạng này thường xảy ra trong điều kiện thời tiết nắng nóng và ẩm ướt. Rôm sảy phát triển khi tuyến mồ hôi tiết ra quá nhiều khiến cho lỗ chân lông bị bít tắc do bụi bẩn và nhiễm khuẩn. Từ đó, khiến tuyến mồ hôi bị ứ đọng lại trong ống tuyến bài tiết mồ hôi ở da hoặc tại ống tuyến bị vỡ gây rôm sảy.

Rôm sảy là gì?
Rôm sảy là tình trạng da bị viêm dễ mắc phải vào mùa hè và nó có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi

Bệnh rôm sảy có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Tuy nhiên, tình trạng này thường dễ xảy ra ở một số đối tượng như:

  • Trẻ nhỏ: Ở trẻ em do ống tuyến mồ hôi chưa phát triển hoàn chỉnh lại thêm thời tiết mùa hè nắng nóng dễ gây kích ứng khiến cho tuyến mồ hôi tiết ra nhiều.
  • Bà bầu: Khi mang thai, thân nhiệt cơ mẹ bầu sẽ tăng lên nhiều so với bình thường khiến cho da không thể thoát mồ hôi.
  • Mẹ sau sinh: Sau khi sinh, cơ thể của người mẹ thường ra nhiều mồ hôi. Đặc biệt là trong giai đoạn ở cử, rất dễ khiến cho rôm sảy phát triển.
  • Người lớn tuổi bị bại liệt: Thường sẽ phải nằm trên giường trong một thời gian dài, điều này khiến cho mồ hôi tiết ra quá nhiều cùng với sự bít tắc lỗ chân lông do bụi bẩn rất dễ khiến cho rôm sảy hình thành ở lưng.

Nguyên nhân gây rôm sảy

Rôm sảy thường xuất hiện khi ống dẫn mồ hôi bị tắc, cản trở mồ hôi thoát lên bề mặt da. Lượng mồ hôi nếu không được thoát ra ngoài sẽ gây ra tình trạng da bị sưng, nổi mẩn đỏ, ngứa và viêm da. Bên cạnh đó còn có một số yếu tố góp phần dẫn đến tình trạng này là:

  • Ống dẫn mồ hôi chưa hoàn thiện chức năng: Đối với trẻ sơ sinh hoặc một số trẻ nhỏ thì ống dẫn mồ hôi vẫn chưa phát triển đầy đủ. Chúng có thể dễ dàng vỡ và giữ lại mồ hôi dưới da. Tình trạng này có thể phát triển trong tuần đầu tiên của cuộc đời, nhất là trẻ sơ sinh được sưởi trong lồng ấp, mặc quần áo quá ấm hoặc bị sốt.
  • Thời tiết khí hậu: Sống ở vùng có khí nhiệt đới nóng ẩm khiến cho hoạt động bài tiết của da gặp khó khăn và khi đó tuyến mồ hôi hoạt động quá sức sẽ dẫn tới tình trạng rôm sảy.
  • Hoạt động thể chất: Thường xuyên tập thể dục với cường độ cao, làm việc quá sức, tham gia thể thao hoặc các hoạt động thể chất ra nhiều mồ hôi thì sẽ rất dễ bị nổi rôm sảy.
  • Nằm lâu trên giường: Rôm sảy cũng có thể xảy ra đối với người nằm trên giường trong một thời gian dài hoặc sử dụng chăn điện, nhiều đệm sẽ khiến cho bệnh nhân bị đổ mồ hôi.
  • Quá nóng: Nếu đi ngủ mặc quá nhiều quần áo hoặc đắp chăn quá nóng cũng có thể gây ra tình trạng rôm sảy.
  • Phản ứng thuốc: Một số loại thuốc kê toa cũng có liên quan đến rôm sảy như thuốc chữa Parkinson hoặc thuốc làm thay đổi sự cân bằng của chất lỏng cơ thể (thuốc nước, thuốc lợi tiểu, thuốc an thần). Các loại thuốc này thường có xu hướng khiến cho các triệu chứng của rôm sảy phát triển.

Triệu chứng bệnh rôm sảy

Ở bất kỳ đối tượng nào thì bệnh rôm sảy cũng đều có những dấu hiệu biểu hiện thường gặp là:

  • Nổi các nốt mẩn đỏ: Trên da xuất hiện các nốt mẩn đỏ hoặc mụn nước mọc nhỏ bằng đầu đinh ghim và chúng thường nổi thành từng đám hoặc rải rác ở toàn thân.
  • Vị trí dễ mọc rôm sảy: Ở người lớn thì rôm sảy xuất hiện chủ yếu ở sau lưng, hai bên thắt lưng, mặt ngoài cánh tay, cẳng tay, cẳng chân, ở mặt trước đùi, cổ, vai hoặc ngực. Đôi khi những nốt mẩn đỏ này cũng có thể mọc ở nách, nếp gấp của da và hang. Còn đối với trẻ nhỏ thì rôm sảy thường mọc ở trán, đầu hoặc ở cả thân người.
  • Viêm nang lông: Đây là tình trạng khiến cho người bệnh có nguy cơ bị nhiễm trùng.
  • Ngứa ngáy: Rôm sảy cũng khiến cho người bị có cảm giác ngứa ngáy, đau rát và có thể chảy mủ.

Bên cạnh đó, tùy theo mức độ sâu của các ống dẫn mồ hôi bị chặn mà người bệnh cũng có thể gặp một số triệu chứng khác nhau tùy theo từng kiểu rôm sảy như:

  • Rôm sảy dạng tinh thể: Tình trạng này thuộc loại nhẹ nhất của bệnh rôm sảy, ở dạng này, các ống mồ hôi tại lớp trên cùng của da cũng bị ảnh hưởng khiến cho cơ thể người bệnh xuất hiện những nốt mụn nước cùng với bóng nước gây dễ vỡ.
  • Rôm sảy gai: Đây là tình trạng xảy ra sâu bên trong da, người bệnh sẽ có vết sưng đỏ trên da. Vì là vùng ảnh hưởng sâu bên dưới da nên sẽ gây ra cảm giác châm chích rất khó chịu.
  • Rôm sảy mủ: Trên da người bệnh sẽ mọc những nốt đỏ hoặc mụn lông ngay chính giữa. Các mụn lông này có thể sẽ bị vỡ ra gây chảy máu, chảy mủ và kèm theo tình trạng xuất hiện các ban đỏ gây ngứa ngáy, đau rát và có nguy cơ nhiễm trùng da.
  • Rôm sảy sâu: Có thể nói đây là tình trạng nặng nhất và thường xảy ra ở những người bị mắc rôm sảy đỏ. Tình trạng này đã ảnh hưởng đến lớp hạ bì sâu nhất bên trong da khiến cho mồ hôi xâm nhập vào bên trong da gây nhiễm trùng và da trở nên có màu đỏ như da gà.
Rôm sảy là gì?
Những nốt mụn nước nhỏ, đỏ là dấu hiệu rôm sảy thường gặp phải

Cách trị rôm sảy hiệu quả

Hầu hết các trường hợp bị rôm sảy có thể sẽ tự hết chỉ sau vài ngày nếu biết cách chăm sóc da luôn được khô thoáng và mát mẻ. Dưới đây là một số biện pháp giúp loại bỏ được các triệu chứng rôm sảy ở cả người lớn và trẻ em như:

1. Điều trị rôm sảy bằng thuốc

Đối với bệnh rôm sảy, người bệnh không cần phải can thiệp quá nhiều mà chỉ cần làm mát da và tránh tiếp xúc với sức nóng. Đối với các dạng rôm sảy ở mức nghiêm trọng hơn thì có thể bạn sẽ được yêu cầu sử dụng thuốc mỡ bôi ngoài da để làm giảm bớt sự khó chịu và giúp ngăn ngừa biến chứng như:

  • Calamine: Đây là một loại thuốc bôi ngoài da có công dụng giảm ngứa, khó chịu ngoài da và đồng thời còn làm khô các mụn mủ hoặc đã bị chảy nước. Sản phẩm chỉ được sử dụng ngoài da và cần phải cẩn thận khi thuốc dính lên mắt và miệng.
  • Thuốc bôi chứa Steroid: Loại thuốc bôi này giúp mang lại hiệu quả nhanh hơn so với uống thuốc điều trị. Đối với trẻ em, trước khi dùng thì nên thử lên da trẻ một lượng mỏng và nhỏ trước khi bôi rộng khắp trên bề mặt da. Lưu ý, không nên quá lạm dụng thuốc này trong một thời gian dài vì sẽ khiến rạn da hoặc mỏng da.
  • Kem dưỡng chứa Lanolin: Đây là một loại thuốc mỡ có chứa thành phần từ mỡ cừu có khả năng tránh được các tác nhân gây kích ứng da và thành lập nên màng bảo vệ da. Sản phẩm này phù hợp với mọi lứa tuổi, loại da và không gây kích ứng da.

Trong trường hợp bị rôm sảy cùng với các triệu chứng của bệnh kéo dài hơn một vài ngày kèm theo những biểu hiện sau đây thì người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ như:

  • Da sưng đỏ, đau nhiều và cảm thấy nóng quanh khu vực bị ảnh hưởng.
  • Bị sốt hoặc ớn lạnh.
  • Vùng bị tổn thương có kèm theo chảy mủ.
  • Xuất hiện các hạch bạch huyết ở nách, cổ hoặc hang.

2. Điều trị rôm sảy bằng phương pháp dân gian

Bên cạnh việc sử dụng thuốc bôi tại chỗ, bạn cũng có thể tận dụng các nguyên liệu tự nhiên sẵn có tại nhà đễ hỗ trợ điều trị bệnh rôm sảy như:

2.1. Chữa rôm sảy bằng lá trầu không

  • Công dụng: Lá trầu không có đặc tính chống viêm và có chứa hoạt chất phenol có tác dụng khử khuẩn, tiêu thũng, chống ngứa và giúp làm tăng sức đề kháng cho da.
  • Thực hiện: Rửa sạch một nắm lá trầu không rồi vò để lọc lấy nước cốt. Sau đó pha cùng với nước tắm hoặc đun sôi với nước, chờ cho đến khi nguội vớt bỏ bã rồi dùng để tắm.

2.2. Chữa rôm sảy bằng dầu dừa

  • Công dụng: Dầu dừa có chứa nhiều hàm lượng canxi, magie cùng các vitamin A, D, E, K giúp làm mềm da, chống khô da, nứt nẻ, cải tạo vùng da tổn thương và giúp da được phục hồi nhanh chóng. Đồng thời, dầu dừa còn được dùng để trị bệnh rôm sảy nhẹ.
  • Thực hiện: Thoa dầu dừa trực tiếp lên vùng da bị rôm sảy, sau đó mát xa nhẹ nhàng để cho tinh chất dầu dừa thấm sâu vào da và để khô một cách tự nhiên.

2.3. Chữa rôm sảy bằng lá trà xanh

  • Công dụng: Các hoạt chất có trong lá trà xanh có khả năng kháng viêm và ức chế vi khuẩn phát triển một cách hiệu quả. Do đó, tắm bằng lá trà xanh sẽ giúp giảm mụn rôm, ngứa ngáy và giúp da sạch sẽ hơn.
  • Thực hiện: Vò lá trà xanh tươi và hãm qua một lần với nước đầu rồi bỏ đi. Sau đó, đổ thêm nước thứ hai vào nồi và đun sôi. Chờ cho hỗ hợp nguội dần thì sử dụng để tắm trực tiếp.

2.4. Chữa rôm sảy bằng khổ qua

  • Công dụng: Mướp đắng có chứa tinh chất có lợi cho làn da với tác dụng diệt khuẩn và hỗ trợ điều trị bệnh rôm sảy. Đồng thời, trong mướp đắng còn chứa nhiều vitamin C, protein, lipid,… giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và ngăn ngừa được tình trạng viêm nhiễm hiệu quả.
  • Thực hiện: Bạn chỉ cần thái lát hoặc xay nhỏ mướp đắng, bỏ hạt để đun với nước sôi. Chờ cho nước nguội rồi dùng để tắm, mỗi ngày có thể thực hiện từ 1 – 2 lần giúp mang lại hiệu quả.

2.5. Chữa rôm sảy bằng nha đam

  • Công dụng: Nha đam không chỉ được biết đến với công dụng giữ ẩm và làm đẹp cho da mà còn có khả năng chống viêm, dị ứng và giúp mau lành các vết thương. Do đó mà nha đam mang đến một công dụng tuyệt vời trong việc chữa bệnh rôm sảy.
  • Thực hiện: Sử dụng phần gel của lá nha đam tươi để thoa trực tiếp lên vùng da bị rôm sảy và giữ nguyên khoảng 15 – 20 phút thì rửa lại với nước sạch.
Rôm sảy là gì?
Sử dụng các mẹo tự nhiên không chỉ giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả mà còn đảm bảo an toàn cho da

Các biện pháp phòng ngừa bệnh rôm sảy

Để phòng ngừa bệnh rôm sảy hiệu quả thì bạn cần nên lưu ý những điều sau đây:

  • Hạn chế làm việc và hoạt động thể thao quá sức vì có thể sẽ khiến cho cơ thể toát nhiều mồ hôi.
  • Khi thời tiết oi bức thì có thể sử dụng điều hòa hoặc quạt, tắm nước mát để làm mát cơ thể và cho da luôn được khô thoáng.
  • Vào mùa hè nên lựa chọn quần áo mỏng, nhẹ và thoáng mát với chất liệu mềm. Tránh mặc các loại quần áo may từ chất liệu nóng, gây bí và khiến cho da khó thấm mồ hồi.
  • Nên thay các loại xà phòng tắm được chiết xuất từ các chất tự nhiên không gây kích ứng cho da.
  • Tránh sử dụng kem bôi, các loại mỹ phẩm hoặc thuốc chữa bệnh rôm sảy có thành phần chứa dầu hoặc khoáng dầu vì có thể sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông khiến cho mồ hôi không thoát ra được.
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp thanh nhiệt giải độc như rau xanh, đỗ đen, cam, táo,… Hoặc bổ sung các loại thức uống mát cho cơ thể như nước rau má, nước chanh, nước cam, bột sắn dây, chè đậu đen,…

Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp cho bạn có thêm kiến thức về bệnh rôm sảy cũng như cách phòng bệnh hiệu quả. Mặc dù đây là bệnh viêm da không gây nguy hiểm cho người bệnh, nhưng nếu được xử trí đúng cách và sử dụng đúng loại thuốc thì bệnh rôm sảy sẽ nhanh chóng được điều trị dứt điểm.

Cùng chuyên mục

Bệnh rôm sảy bội nhiễm có nguy hiểm không?

Rôm sảy bội nhiễm là tình trạng tổn thương da bị viêm nhiễm do nấm và vi khuẩn (chủ yếu là tụ cầu vàng). Tình trạng này xảy ra do...

Bà bầu bị nổi rôm sảy có nguy hiểm không? Chữa trị thế nào an toàn?

Bà bầu thường bị nổi rôm sảy do thân nhiệt cao hơn người bình thường, mất cân bằng nội tiết tố và vệ sinh cơ thể không đúng cách. Các...

Rôm sảy ở trẻ em là gì?

Rôm sảy ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn

Rôm sảy ở trẻ em là hiện tượng phổ biến, thường xuất hiện trong thời tiết nắng nóng. Tuy là bệnh lý da liễu lành tính nhưng tình trạng này...

Rôm sảy có lây không? Có tự khỏi không? Bao lâu thì hết?

Tình trạng rôm sảy xuất hiện trên da khiến bé bị ngứa ngáy liên tục, ngủ không ngon, quấy khóc, khó chịu,… Vậy bệnh rôm sảy có lây không? Khoảng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn